“Mất gốc”, phúc đáp

Nguyễn Tài Ngọc

 

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm

 

Một tháng trước đây khi viết bài “Mất gốc”, tôi không nghĩ ǵ nhiều về nó cho lắm v́ đối với tôi, nó cũng như những bài khác tôi viết. Thật ra, nó là một loại văn tôi thường tránh không muốn viết: tranh luận. Tranh luận th́ thế nào cũng phật ư người không cùng quan điểm với ḿnh. Ḿnh thích mầu xanh, người khác thích mầu đỏ. Cứ khăng khăng giữ lập trường của ḿnh mà người khác không đồng ư th́ thế nào ḿnh cũng bị cho ăn búa, nhất là với một đề tài sốt dẻo hơn tin chợ Thuận Phát bán sale ba đô-la một thùng xoài.

Người Việt chúng ta hung hăng không thua ǵ người Đại Hàn nên tôi đă trông đợi ḿnh sẽ là vật tế thần sau khi bài viết được phổ biến, nhất là sau khi tôi khám phá ra mấy mươi trang web đăng bài của tôi trên Internet, và báo chí Việt Nam in lại bài này khắp nơi, từ Santa Ana, San Jose, San Diego…, đến Las Vegas, Arlington -Virginia, Úc-Đại-Lợi….

Trong bài viết, tôi nêu ra cái xấu của người Việt Nam nên 100% tôi đă nghĩ  là sẽ bị xài xể suốt sáng sớm sương xuống xập xương sườn, thế nhưng điều tôi hoàn toàn không trông đợi là trong 24 emails của người tôi không quen biết gửi trực tiếp  đến tôi, 21 người đồng ư với quan điểm của bài viết, ba người không. Dĩ nhiên là làm ǵ mà đời sống trên đời đơn giản như thế được: tôi nhận thêm bốn email của các bạn chuyển tiếp email của những người khác bàn căi với nhau về bài “Mất gốc” trong nhóm bạn của họ, và vài người có ư kiến phê b́nh… kém xây dựng bài viết của tôi.

Trong ba email bất đồng ư kiến, anh Hoài Châu ở Việt Nam viết dài nhất, tŕnh bày ư tưởng tranh luận của anh trong ôn ḥa. Tôi đă xin phép để copy lại email của anh dưới đây:

Anh Ngọc,      

Tôi nhận bài mất gốc của anh khi hai anh chị bạn gởi cho tôi, có lẽ anh chị ấy thấy bài anh viết quá hay nên có ư gởi cho tôi.

Tôi đọc bài của anh đến hơn ba lần, lần nào cũng thấy buồn vời vợi, buồn v́ ư nghĩ của anh khác với ư nghĩ của tôi. Tôi không dám đánh giá ư nghĩ của anh là không đúng, mà ư nghĩ của anh là không cùng ư nghĩ của tôi, và tôi chưa chắc ư nghĩ của tôi là đúng hơn anh. Nói như vậy để anh thông cảm với bài viết này cho anh.

Anh viết cách đây 36 năm anh mới 17 tuổi  anh đă leo được lên hạm đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ rời Việt Nam. Anh ở trại tị nạn một thời gian ngắn và anh định cư ở Hoa Kỳ, sống một cuộc sống khác. Lúc anh đặt chân lên hạm đội 7, tôi đang ngồi một ḿnh trên sân thượng của nhà tôi -nhà tôi ở đường Phan Văn Trị, Quận 5-  nh́n thấy hàng chục chiếc trực thăng bay từ Sài G̣n ra biển đông, đầu óc tôi đầy ư nghĩ đi hay ở lại và đi th́ đi làm sao và ở lại th́ như thế nào? Tôi không may mắn như anh tôi không có đường đi và tôi cũng không có tiền sau này để lên tàu vượt biên, v́ tôi nghèo, v́ tôi là thầy giáo với đồng lương ít ỏi tôi không đủ năm, mười lượng vàng để ra đi. Và tôi đă chọn ở lại, tôi chọn cái bất hạnh sẽ đến với tôi v́ tôi biết tôi và người chiến thắng không cùng một suy nghĩ v́ trước đây không cùng một chiến tuyến.

Lúc đó tôi lớn hơn anh mười một tuổi, với cái tuổi này tôi biết nhận định thế nào là cuộc chiến tranh tại Việt Nam, nó khốc liệt như thế nào, chắc anh không thấy mỗi buổi sáng hàng chục xác chết trần truồng được kéo ra trưng bày, hàng đêm tiếng pháo nổ, sáng hôm sau vài người chết trên ḿnh với bản án là làm tay sai cho đối phương. Anh không biết, một người vợ trẻ mới vừa lấy chồng ngày trước, ngày hôm sau phải quấn khăn tang trên đầu v́ chồng đă chết và trên khăn tang của người đàn bà này c̣n lấp lánh dấu ái ân … C̣n nhiều lắm, c̣n nhiều cảnh thảm khốc mà tôi đă nhận biết, chắc có lẽ anh đă biết và đă quên. Trong bài anh có viết anh thấy người tài xế hút xăng trong xe Jeep để đi bán, anh thấy muốn khỏi gác nhân dân tự vệ phải đóng tiền, anh thấy người thiếu phụ phải trả dây chuyền vàng để có sữa cho con bú, nhưng anh không thấy hàng vạn người thức trắng đêm đối diện với cái chết từng ngày từng giờ, anh không thấy người trồng lúa phải cày trên mảnh đất khô cằn đầy bom đạn để làm ra hạt lúa cho chúng ta ăn, anh không thấy hàng tấn bom đạn dội xuống làng mạc, anh không thấy người ta chia rẽ nhau khi họ là cùng chung da vàng mũi tẹt.

Tôi đă đi rất nhiều nơi trên thế giới, Châu Á có, Châu Âu có, nhưng Châu Mỹ th́ chưa đến, nhưng tôi cũng đă tiếp xúc nhiều với người Mỹ, họ có người xấu nhưng không có nghĩa là xấu hết, họ tốt đấy chứ, người Việt của chúng ta đâu phải xấu hết phải không anh ? Tôi đi trên đường phố Paris, tôi bị một người Pháp gọi tôi là “nhaque”. Anh biết Nhaque là ǵ chớ, nhưng đâu phải tất cả những người Pháp đều gọi tôi như thế, họ tôn trọng tôi khi ngồi vào bàn đàm phán thương mại, họ chỉ cho tôi cách ăn miếng phô mai mốc mà bạn tôi cho là thối. Tôi rất cảm động khi thấy một người Việt Nam ở Pháp, bỏ cả công việc dẫn tôi t́m nhà người quen, họ chẳng quen biết ǵ với tôi trước đó, họ c̣n mời tôi ăn một tô phở tại quận 13 Paris mà giá là 6 Euro. Với 6 Euro này tại Việt Nam tôi phải ăn được 10 tô phở.

Người Việt Nam tốt đấy chứ, đâu phải họ toàn nói dối để lấy tiền mua đồ cứu trợ, phải không anh Ngọc?

Đi đâu xa Việt Nam tôi đều nhớ cái mùi thơm của nước mắm, cái mùi thum thủm của mắm ruốc quê tôi, cái mùi khó ngửi của trái sầu riêng và cái mùi mạ non, cái mùi hoa cau lúc tôi đi dạy học ở Thủ Đức, cái chiếc chiếu thơm lừng mùi cói mới dầu tôi đang nằm trên tấm nệm êm ở khách sạn 5 sao tại Paris hay ở Tokyo, tôi nhớ đến chén cơm với cá lóc nướng trui, mặc dầu tôi đang ăn sushi ở Nhật Bản hay hambơgơ của nước Mỹ.

Cảm ơn anh khi đọc xong bài này.                                    

HOÀI CHÂU

Ban đầu khi viết xong, tôi không có ư định bàn thêm về đề tài này, để cho mọi người tự do tranh luận với bạn bè của ḿnh, hoặc đăng ư kiến của họ lên trang web nào đó. Thế nhưng khi nhận email của anh Hoài Châu, một bài viết tôi rất ngạc nhiên và khâm phục v́ có giọng điệu từ tốn trong ư tưởng mạch lạc biện luận, tôi nghĩ tôi nên phổ biến lư luận của anh để người đọc thấy rơ là người Việt chúng ta có quan điểm khác nhau về đề tài “Mất gốc”, và tôi có được cơ hội giải thích ư tưởng của tôi cũng như trả lời những điểm chính yếu của những email bất đồng ư kiến với tôi.

Tôi xin tóm tắt những điểm đó, và trả lời từng điểm một. Trước khi trả lời những điểm này, tôi muốn nhấn mạnh là trong  tất cả email bất đồng quan điểm viết trực tiếp đến tôi hay do người khác chuyển tiếp từ một nhóm người bàn căi với nhau, không một ai phủ nhận những chuyện về cá tính xấu của người Việt tôi đă nêu ra trong bài “Mất gốc”:

1.  Ông Nguyễn Tài Ngọc là người mâu thuẫn, chê bai người Việt nhưng chính ông ta tham lam tiền bạc, muốn thành phần quá khích giết để vợ được tiền bảo hiểm:

-Phải thú nhận là tôi hoàn toàn ngạc nhiên khi có người buộc tội tôi về điểm này. Anh này một là chưa có cô nào chịu lấy, hai là nếu đă lập gia đ́nh rồi th́ chắc bị vợ đ́ truyền kiếp,  hận đời đen bạc nên không có đầu óc khôi hài. Đối với những người như thế này th́ tôi xin nhận tội cho yên cửa yên nhà v́ bàn căi là vô ích. Vâng, tôi là người mâu thuẫn và tham lam, không chối vào đâu được.

2.  Tác giả có tính xấu, vạch áo cho người xem lưng:

-Thứ nhất, tôi viết bài này bằng tiếng Việt Nam. Thế giới không ai đọc tiếng Việt nên không thể nói tôi vạch áo nói tính xấu của người ḿnh cho cả thế giới biết.  Thứ hai, câu thành ngữ “vạch áo cho người xem lưng” nghĩa là nói cái xấu của ḿnh, gia đ́nh ḿnh, bạn bè ḿnh cho người ngoài biết (họ không biết cái xấu của ḿnh, gia đ́nh ḿnh, bạn bè ḿnh). Tôi nghĩ là không một người Việt nào mà không biết tính xấu của người Việt Nam -bằng chứng là những người ở đây  rơ ràng  không phủ nhận những việc tai nghe mắt thấy tôi đă đưa ra-, th́ làm sao có thể nói tôi “vạch áo cho người xem lưng” ?

Tôi đồng ư có những trường hợp ta không nên vạch áo cho người xem lưng, nhưng cũng có những lúc ta phải vạch áo như ở đây v́ nếu không nh́n nhận có một vấn đề cần sửa đổi th́ ḿnh lại quét bụi dấu dưới gầm giường, không bao giờ cải tiến được. Có thể tôi dở, nhưng nghĩ măi mà tôi không t́m ra câu thành ngữ  tương tự trong tiếng Anh. Tôi chỉ nghĩ được người Mỹ có câu này mà người Việt ḿnh không có: “The buck stops here” (Đồng đô-la ngừng ở đây). Câu này nổi tiếng từ khi  Tổng Thống Harry Truman khắc hàng chữ này bằng gỗ, để trên bàn giấy của ḿnh. Nó có nghĩa là trách nhiệm ngừng ở bàn Truman, không chuyển tiếp đến người khác. Nếu có ǵ không đúng  hoặc sai th́ đổ lỗi cho ông ta, đừng đổ lỗi cho ai hết. Hai câu thành ngữ này cho thấy sự khác biệt giữa phong tục Việt Nam và Hoa Kỳ. Trong khi người Mỹ thẳng thắn đứng ra nói là trách nhiệm của ḿnh đừng đổ lỗi cho ai, th́ người Việt chúng ta lại trốn tránh trách nhiệm không t́m giải quyết cho một vấn đề khó xử, đem dấu nó đi để người khác không thấy, thế là xong!

3.  Có bao nhiêu gương thành công của người Việt Nam mà tác giả không đưa ra (thí dụ ngoài đường của Montreal, một số đông pharmacies là của người VN…):

-Tôi viết lại định nghĩa chữ “Mất gốc” theo tự điển Việt Nam xuất bản ở Hà Nội:  Mất gốc: Không giữ được bản chất, cái tốt đẹp vốn có của ḿnh do nguồn gốc dân tộc, giai cấp”. Cái tốt đẹp ở đây, nếu tôi hiểu không lầm là bản chất đạo đức. Thành công về sự nghiệp, tiền tài, cơ sở…là về vật chất, không  liên hệ ǵ đến việc mất gốc. Nếu nói nhiều tiệm thuốc Tây của người Việt ở Montreal thành công để ḿnh hănh diện cho cái gốc Việt Nam, th́ chẳng lẽ người Việt nghèo khó không thành công làm ḿnh hổ thẹn hay sao? Tôi thêm một thí dụ nữa  (chỉ là thí dụ thôi, không phải là sự thật nên các tiệm thuốc Tây Việt NamMontreal đừng vội lên án tôi): Thí dụ một tiệm thuốc Tây dùng phương pháp bất chính để thành công. Như thế th́ chúng ta có hănh diện không?  Hai thí dụ này cho thấy đạo đức, không phải vật chất hay thành công trên đường đời, là quan trọng. Căn bản đạo đức là cái “tốt đẹp” trong định nghĩa của “Mất gốc”.

4.  Ông Nguyễn Tài  Ngọc là người nhỏ hẹp, chỉ nói cái xấu mà không nói đến cái tốt của người Việt Nam:

-Hăng của tôi sản xuất máy hàn. Mỗi năm vài lần khi kỹ sư họp lại để cải tiến máy dùng bền bỉ hơn để khách hàng không than phiền máy hư và gửi trả lại, họ không để ư đến những bộ phận tốt  mà chỉ chú trọng đến những bộ phận thường làm hỏng máy: PCBoard, resistor, capacitor, transformer..., thay thế nó hoặc cải tiến thiết kế để máy chạy bền bỉ hơn.

Khi máy vi tính, xe hơi… bị hư hỏng, chúng ta mang đến tiệm sửa th́ thợ  không để ư đến những chỗ tốt đẹp mà chỉ lo t́m nguyên nhân và bộ phận nào làm cho máy ngừng chạy để có thể sửa cho nó chạy trở lại.

Tôi và một vài người chỉ là một thiểu số rất ít nói lên cái xấu của người Việt Nam (xin click vào đây để đọc thêm bài của ông Phan Nhật Nam phân tích tính ác và sự xấu của người Việt:  http://www.saigonocean.com/gocchung/html/PNN-hayvatbo.htm). Ngược lại, tuần nào tôi cũng nhận nhiều email tâng bốc người Việt, thế giới hănh diện v́ người Việt... Chương tŕnh nhạc Asia và Paris By Night đă có nhiều chủ đề ca tụng nhạc sĩ Việt Nam, vinh danh người lính VNCH, ca tụng thành quả của người Việt, và như tôi đề cập, PBN có chương tŕnh “hănh diện tôi là người Việt Nam”. Để cho đại đa số khác nói tốt về người Việt Nam. Tôi  không cần viết thêm làm ǵ, quá dư thừa. Ng̣i bút của tôi chỉ là một cây sậy trong rừng rậm khi nói về tính xấu của người Việt Nam.

Nếu những người viết email chỉ trích bài viết “Mất gốc” chỉ nói đến cái xấu, không đề cập đến cái tốt của người Việt, mà  sau khi xem PBN “Hănh diện tôi là người Việt Nam”, không viết email cho PBN than phiền PBN chỉ nói đến cái tốt mà không đề cập đến cái xấu (hay không thấy cái xấu), th́ lời phê b́nh của họ không công bằng, không khách quan.

Cộng đồng nào cũng có người tốt và người xấu. Tôi chỉ nêu ra những cái xấu của người Việt Nam để chúng ta biết mà sửa đổi. Nói lên cái xấu không có nghĩa là tôi phủ nhận cái tốt v́ người Việt tốt đẹp có chứ sao không. Bản thân tôi biết hai bác sĩ Việt Nam, một là bác sĩ kiêm mục sư đi du học sang Mỹ từ năm 1970, hiến dâng cả cuộc đời và gia đ́nh anh ta đi chữa bệnh cho người nghèo ở Pakistan và Mông Cổ 20 năm nay. Mỗi lần trở lại Mỹ nghỉ “dưỡng sức” ngắn hạn vài tháng, gia đ́nh anh  chỉ ở mướn apartment v́ không có tiền mua nhà. Nhà thường trực của anh là một cánh đồng bên Mông Cổ với một clinic nhỏ để chữa bệnh cho dân nghèo bên ấy. Người bác sĩ thứ hai khi sang đây sau tháng Tư 1975, t́nh nguyện ở lại trại đến khi người tỵ nạn cuối cùng rời trại, không màng đến việc ḿnh bị lỗ lă trễ năi so với người khác trong việc gây dựng lại đời sống mới trên nước Mỹ. Anh ta ra trường, mở pḥng mạch, rất nhiều bệnh nhân nghèo đến khám anh ta không tính tiền, đôi lúc cho thuốc -của các hăng gửi đến anh ta quảng cáo- miễn phí. Hoàn toàn khác hẳn với một vài bác sĩ Việt Nam dưới Santa Ana  tôi thấy đăng quảng cáo trên báo chiêu dụ bệnh nhân: “Điều kiện dễ dàng cho người trả tiền mặt” !  Nhiều người không nghèo biết anh ấy v́ tin đồn, tham lam đến pḥng mạch nói là ḿnh nghèo để khỏi trả tiền. Họ lạm dụng đến nỗi vợ anh ta, làm việc không lương cho chồng, bực ḿnh nghỉ việc không làm v́ không thuyết phục được chồng là nhiều bệnh nhân khá giả lợi dụng ḷng tốt của bác sĩ.

Nếu có ai khen hai anh bác sĩ này làm cho người Việt ḿnh danh tiếng vẻ vang, tôi chắc chắn 100% câu trả lời của hai người ấy là: “Không, việc tôi làm chả có ǵ quan trọng; thấy người nghèo khổ th́ bổn phận của ḿnh là phải giúp họ, thế thôi”. Cái nghĩa cử giúp nhân loại của họ đến từ căn bản đạo đức của con người,  không phải v́ họ nghĩ họ là người Việt Nam. Căn bản đạo đức đó bao gồm sự khiêm nhường nên  thứ nhất, họ nghĩ việc làm của họ không quan trọng, và thứ hai, họ không cần quảng cáo phô trương “tôi làm chuyện tốt v́ tôi là người Việt Nam”. Người Nhật đă chứng minh cho ta thấy là không cần tuyên truyền rầm rộ, chỉ cần  hành động thiết thực mà họ đă làm cả thế giới kính phục cá tính vượt mọi sức tưởng tượng của dân chúng  Nhật Bản, có một không hai trên thế giới. Tôi quả chắc anh bạn bác sĩ kiêm mục sư tôi biết không cần ai viết quảng cáo  anh là một trong những người Việt Nam tốt v́ anh ta theo lời Chúa dậy của  Kinh Thánh trong Tân Ước, Ma-Thi-Ơ đoạn 6 câu 2: “Vậy, khi ngươi bố thí, đừng thổi kèn trước mặt ḿnh như bọn giả h́nh làm trong nhà hội và ngoài đường để được người ta tôn kính. Quả thật, ta nói cùng các ngươi, bọn đó đă được phần thưởng của ḿnh rồi”.

Lập trường  sống trong đời của tôi là đen trắng, không có mầu xám tro dung ḥa ở giữa. Và giống như người Mỹ  khi có một vấn đề cần cải tiến, tôi t́m hiểu khuyết điểm để sửa đổi. Sửa đổi cá tính của người Việt cũng như thế: t́m cái xấu mà phân tích, không cần phải liệt kê thêm tính tốt. Kinh Thánh cũng có một đoạn khuyên răn chúng ta không nên ở trạng thái dung ḥa, trong Khải Huyền 3:15-16: “…ngươi không nóng cũng không lạnh. Ta ước ǵ ngươi một nóng, hai lạnh, không hâm hẩm. V́ ngươi hâm hẩm, không nóng cũng không lạnh, ta sẽ nhả ngươi ra khỏi miệng ta”.

Một vài người vội lên án tôi là muốn mất gốc Việt để theo Mỹ khi nêu lên cái xấu của người Việt. Tôi nghĩ họ đă đọc phớt qua, hoặc không hiểu lời kết luận. Tôi copy lại kết luận của bài viết “Mất gốc”:

Theo tự điển Tiếng Việt của Nhà Xuất Bản Khoa Học Xă Hội, “mất gốc” là không giữ được bản chất, cái tốt đẹp vốn có của ḿnh. Nếu những kinh nghiệm với người Việt Nam trên đây tôi đă chứng kiến trong cuộc đời được gọi là tốt đẹp, th́ vâng, xin cho tôi mất gốc.

Câu cuối cùng tôi viết bắt đầu bằng chữ “Nếu”. Nó nằm trong thể nghi vấn, không phải là thể xác định.

Và cuối cùng, sau khi viết xong bài “Mất gốc”, tôi đă trông đợi số người viết email phản đối sẽ nằm trong phần đa số, thế nhưng như tôi đă tŕnh bày, tôi rất ngạc nhiên khi tỷ lệ số người đồng ư so với  bất đồng quan điểm là 7 /1 (tôi nhấn mạnh xác suất này không khoa học một tí nào v́ nó chỉ dựa trên email của người tôi không quen biết viết cho tôi, và không kể những người không đồng ư với tôi viết riêng cho nhóm bạn bè của họ).

Thật là phấn khởi cho tôi khi biết số người nhận thức được cá tính xấu của người đồng hương nằm trong đa số thầm lặng, the silent majority. Họ vẫn c̣n giữ được cái bản chất, cái tốt đẹp vốn có.

Họ cũng chưa mất gốc, giống như tôi.

 

Nguyễn Tài Ngọc

http://www.saigonocean.com/

 

May 2011