Vái Trời Ông Địa 

 

Hàng quán, tiệm ăn Việt Nam ngoài việc cung ứng cho khách hàng những món ăn đặc sắc hợp khẩu c̣n có vài đặc điểm khác biệt với nhà hàng Mỹ: mấy cô cậu bồi bàn quần áo xốc xếch mặt mày hầm hầm đằng đằng sát khí như vừa bị bồ bỏ,  bàn ghế, tường, gạch, nhất là toilette không bao giờ sạch,  và đặc biệt ở nhiều tiệm trong một góc tường thường có bàn thờ cúng ông thổ địa hay ông Thần Tài.

Khi nói đến ảnh hưởng văn hóa, không cần học đến bằng tiến sĩ cử nhân hay cử tạ, chúng ta có thể nói rất tự tin với lời giải thích được 20 điểm trên 20 là phong tục thờ ông thổ địa này phát xuất từ nước Trung Hoa. 1000 năm đô hộ nên văn hóa họ ra sao là chúng ta thu nhập tất cả. Thậm chí sau khi dành được độc lập, thay v́ cắt đứt tất cả ảnh hưởng Trung Hoa để thoát ly một dĩ văng  bị kềm kẹp, người Việt Nam ta vẫn hồ hởi theo họ. Họ làm điều ǵ th́ ta làm theo đều đó. Họ khạc nhổ đầy đường, ta khạc nhổ đầy đường. Họ sinh sống dơ bẩn, ta sinh sống dơ bẩn. Họ tin vào điều ǵ th́ ḿnh tin theo điều đó. Họ tin vào ông Táo, ta tin vào ông Táo. Họ tin vào ba ông Phước Lộc Thọ, ta tin vào ba ông Phước Lộc Thọ. Họ tin vào ông Thần Tài th́ ta cũng tin vào ông Thần Tài.  Việt Nam nó biến hóa ra thành ông thổ địa.

Theo Wikipedia, Thổ Công hay ông Địa là một vị thần được dân gian thờ cúng rất quan trọng. Vị thần nầy trông coi gia đ́nh, dự định họa phúc. Gia đ́nh muốn được b́nh an và ruộng vườn muốn được sung túc th́ phải cúng  Thần Thổ Công trông coi và pḥ hộ. Theo mô tả th́ ông Địa trắng nơn, bụng phệ.  Ông Địa mang nữ tính v́ người ta cho rằng Như Nguyệt là hiện thân của ông Địa.

Thần Tài th́ theo tập tục dân gian, đem lại tài lộc cho mọi người. Thông thường những nhà kinh doanh thương măi rất quư trọng ông Thần Tài, khi lập bàn thờ th́ ông Địa và ông Thần Tài được thờ chung với nhau.

Xuống Santa Ana ăn tiệm, tôi thấy nhiều nhà hàng Việt Nam để bàn thờ ông Địa/ ông Thần Tài ở một góc tiệm. Bàn thờ là vài miếng gỗ đóng lại sơ sài sơn mầu đỏ chói, với một vài h́nh tượng hay h́nh vẽ. Trên mâm bàn thờ là một b́nh để cắm hương và một vài đĩa thức ăn cúng như cam  chuối, trứng luộc. Ở một nhà hàng tôi đến ăn, bà chủ ra đốt hương cúng. V́ mặt phải đối diện bàn thờ, bà ta thật sự quay mông trước mặt tôi (tôi là khách hàng mà bà ta xem không ra ǵ), miệng cúng lẩm bẩm những ǵ tôi không nghe rơ, có lẽ là cầu ông Địa cho bà ta có khách hàng sộp như  tôi sẽ cho tiền bồi dưỡng hậu trước khi về (bà ta sai bét, khách hàng bị bà chủ nhà hàng cho ngắm mông trắng trợn bất hợp pháp như thế th́ đời nào cho tiền bồi dưỡng hậu).

Những người thờ ông Địa chắc có lẽ chưa bao giờ tiếp xúc với đất đai. Tuần nào tôi cũng làm vườn, đất đai nhà tôi tương đối sạch sẽ nhưng lúc nào tôi cũng phải mang bao tay v́ đào đất lên là có bao nhiêu con giun đất trông rợn người. Tôi sợ giun đất c̣n hơn là vợ tôi sợ chuột. Nó lúc nhúc, nhờn nhợt trông rợn cả người. Ấy thế đâu phải chỉ có giun từ đất mà ra. Nào là chuột chết, sóc chết, thỏ chết... thây xác vữa thối, không có ánh nắng đốt cháy thịt rữa và mùi hôi th́ tôi đă dọn lên nhà lầu chọc trời ở New York để sống, càng xa mặt đất chừng nào th́ tốt chừng nấy. Đấy là chỉ nói đất đai ở nhà tôi. Nói đến những chỗ đất khác như nơi đổ rác,  những chỗ chôn xác chết tập thể như thời Hitler giết triệu người dân Do Thái, những nơi cống rănh śnh lầy hôi thối, những nơi nóng hơn địa ngục như trong ḷng hỏa diệm sơn, ông Địa vào đó không đầy vài sao sẽ biến thành heo quay..., nếu có ông Địa thật sự th́ ông Địa sẽ xấu xa bẩn thỉu lắm, tại sao lại thờ?

Ông Địa mập ù, tṛn trịa. Ngày xưa người ta nghĩ mập mạp là hiện tượng của sự giầu có, chứng tỏ người đó không đói có tiền mua thức ăn vô giới hạn. Ai cũng muốn biểu tượng mập v́ nó tượng trưng cho sự phúc hậu. Thế nhưng bây giờ chúng ta ở thế kỷ 21, ai cũng biết mập là không tốt. Dân chúng Mỹ mỗi năm tiêu cả tỷ đô-la để chống mập. Mập tạo ra đủ mọi vấn đề nan giải cho cơ thể: gây ra bệnh đái đường, cao máu, mất ngủ, các bệnh liên quan đến tim, xương cốt nhức mỏi không chịu được sức nặng.., ấy là chưa kể c̣n phải tốn tiền mua thức ăn, sắm quần áo mới, hay nếu ṿng số hai càng ngày càng bành trướng không giới hạn th́ bị vợ hăm dọa bỏ đói không nấu cơm cho ăn như trong trường hợp tôi. Biết như thế th́ tại sao lại vẫn thờ ông Địa mập?

Tôi có thắc mắc là ông Địa ở đâu? Lúc nào ông ấy cũng mặc áo mỏng manh hở rốn th́ chắc chắn là không thể nào ở xứ lạnh như Canada hay Alaska. Ông ta sẽ chết v́ lạnh cóng. Ông ta cũng không thể nào ở những quốc gia miền xích đạo nóng chẩy mỡ, nắng đốt da bánh lọt. Những người Phi Châu ai cũng ốm nhách đen ng̣m, không mập ph́ trắng bóc như ông ta.  Ông Địa cũng không thể nào ở Mỹ v́ gần ba trăm năm trước, dân da trắng di cư từ Âu châu sang, không biết ông Địa nên làm ǵ mà có ông Địa ở Santa Ana? Hay là vào tháng 4 năm 1975, ông Địa theo chân trăm ngh́n người tỵ nạn khác di tản từ Sàig̣n sang Mỹ? Nhưng nói như thế th́ cũng chỉ là một giả thuyết không có bằng chứng thực thụ v́ biết đâu có thể là ông ta vượt biên, bị bắt lại rồi chết dần ṃn trong khám?

Tại sao người ta cúng ông Địa hay ông Thần Tài? V́ ai cũng muốn tiền của, giầu sang, sung sướng đến cho ḿnh, cho dù phi lư đến đâu. V́ họ không phải tốn sức lao động  nhấc một viên gạch, quét một đống rác, hay lau một căn pḥng. V́ họ không tốn một đồng xu cắc bạc, không, đính chính, họ tốn vài xu mua mấy nén hương, mấy trái trứng hay quả chuối. V́ kiến thức họ giới hạn, không biết đâu là thật, đâu là chuyện hoang đường. Nếu phải tốn công của để không biết có gặt hái được kết quả hay không, chẳng hạn như ai tin ông Địa/ông Thần Tài mỗi tháng phải đóng 100 đô-la, hay mỗi tuần phải ra công viên nhặt rác làm sạch thành phố th́ tôi bảo đảm sẽ không c̣n ai tin vào ông Địa nữa. Điều ǵ không tốn một giọt mồ hôi mà được lợi đến cho ḿnh th́ ai cũng hồ hởi muốn làm. Tôi không biết giả thuyết của tôi có đúng hay không: Đạo Khổng ngày xưa là nền tảng văn hóa chính trị của Trung Hoa, của Việt Nam nhưng bây giờ không ai tin nữa v́ theo Khổng Tử mệt quá:  kẻ sĩ sau khi tu thân th́ phải hành đạo, phải bỏ tài sức của ḿnh để trị quốc rồi b́nh thiên hạ. Tốn công mệt sức phục vụ xă hội th́ theo làm ǵ khi ở đây không cần làm ǵ hết, đốt vài nén hương, cúng vài trái chuối, tốn vài xu mỗi ngày là ḿnh được tiền của dồi dào?

Tại sao chúng ta lúc nào cũng muốn cầu khẩn người khác, Đấng Thiêng Liêng nào khác, ông Địa hay ông Thần Tài nào khác cho chúng ta cái này hay cái nọ? Đổi ngược lại vị trí, nếu chúng ta là ông Địa, ngày nào cũng có triệu người xin xỏ lắm mọi thứ th́ ta có cho hay không? Nếu chúng ta có mười đứa con, trăm người họ hàng, ngh́n người bạn bè xin tiền bạc của cải ngày này qua tháng nọ th́ chúng ta có cho hay không? Nếu chúng ta nói không, ḿnh chỉ cho một vài lần giúp lúc ban đầu rồi để họ độc lập tự lo lấy cho bản thân họ về sau th́ tại sao ta lại cầu xin ông Địa mỗi ngày? Khổng Tử có câu: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân - Điều ǵ ḿnh không muốn th́ đừng làm cho người khác”. Cùng một ư đó, nếu ḿnh mong mỏi ông Địa/Thần Tài cho ḿnh bổng lộc th́ tại sao ḿnh không là người cho người khác bổng lộc? Kinh Thánh trong sách Công Vụ Các Sứ Đồ đoạn 20 câu 35 nói  rằng: “Cho có phước hơn nhận lănh”.  Ta nên cho để người khác được sung sướng, hạnh phúc. Hơn nữa, nếu không có người cho th́ làm ǵ có người lănh? V́ vậy thay v́ xin ông Địa, ḿnh nên là ông Địa, cho người khác.  

Bây giờ mỗi lần bước vào tiệm ăn nào có bàn thờ ông Địa là tôi quay gót trở ra t́m tiệm ăn khác. Tuy rằng tướng tá tôi không phục phịch giống ông Địa cho lắm, tôi muốn cho chủ nhà hàng biết người làm cho nhà hàng giầu không phải là tượng sành ông Địa/ông Thần Tài vô tri vô giác trong góc kẹt mà là khách hàng, là tôi.  Nếu nhiều khách hàng ông Địa như tôi không đến ăn th́ cửa tiệm sẽ ế ẩm đóng cửa. Hàng quán đóng cửa th́  không những ông Địa mất chỗ bàn thờ mà cả hăng làm bàn thờ ông Địa cũng sập tiệm theo. Chỉ khi nào đoạt đến giai đoạn như thế th́ những người thờ ông Địa mới nhận thức được việc thờ phượng ông Địa, ông Thần Tài là mê tín, là phi lư. Phong tục và văn hóa  nước Việt Nam lúc bấy giờ mới thoát khỏi được cái ṿng luẩn quẩn u mê ngu muội.

 

Nguyễn Tài Ngọc