Không thua lần nữa

 

Tôi với nó đứng đương đầu nhau ở trước cửa nhà tôi vào một buổi sáng Thứ Bẩy thật sớm trước khi tôi đi đánh tennis. Hai bên cách nhau chỉ khoảng chừng năm thước là nhiều lắm. Ánh mắt tôi trừng trừng chỉ muốn chực ăn tươi nuốt sống nó, trong khi nó nh́n tôi với cặp mắt phớt tỉnh Ăng-Lê, không xem tôi ra thống chế ǵ cả. Tôi không nhớ có gặp nó chưa v́ đồng bọn nó trông giống nhau không mấy sai biệt. Nếu mầu da nó khác th́ c̣n có thể đoán chứ nếu da nó giống nhau th́ chỉ có Chiêm Tinh Gia Huỳnh Liên hay Thầy Ba Cầu Bông mới có thể nhận định đứa nào là đứa nào. Lần đầu tiên khi tôi thấy nó ở nhà tôi, v́ nó là người lạ mặt nên nó bỏ chạy nhanh như tên bắn, nhưng chỉ vài ngày sau là nó quay trở lại. Đă biết được đường đi nước bước nên bây giờ nó gan cùng ḿnh không c̣n sợ tôi một tí nào. Cho dù tôi có vào garage lấy một cái cây để chuẩn bị cho cuộc chạm trán, nó xem tôi như ne pas, mặc dù rằng tôi trở lại đứng sừng sững trước mặt nó. Khi tôi tiến lại gần không những nó không bỏ chạy mà c̣n rảo con ngươi  nh́n tôi với ánh mắt khinh thị như thách thứ đố tôi thử  đến gần xem ai biết tay ai.  Lần đầu tiên tôi gặp một kẻ thù, một đối thủ quá lợi hại, không có cách nào tiêu diệt được nó: Nó là một con thỏ trong số cả chục, trăm con xâm chiếm phá hoại sân cỏ khu nhà chúng tôi ở.

 

Câu chuyện bắt đầu mười năm về trước khi chúng tôi mua căn nhà này ở dưới chân núi. Simi Valley nằm ráp gianh Los Angeles về phía Tây Bắc, chung quanh là núi bao bọc.  Gần dưới chân núi chỗ nào c̣n thoai thoải có thể xây cất được th́ các nhà thầu mua đất xin phép thành phố xây nhà. Khu nhà tôi là dẫy đất sát núi cuối cùng hướng Đông Bắc thành phố cho phép xây. Không như nhiều nhà nằm bên trong, nhà tôi nằm ở ṿng đai bên ngoài, vườn sau nhà giáp đồi núi. Lần đầu tiên đến xem nhà khi c̣n đang xây, cha con, vợ chồng thấy khung cảnh núi non hùng vĩ th́ bụng rất ư là thỏa dạ. Chúng tôi nghĩ rằng sau một ngày làm việc cực nhọc hay một ngày học ở trường đầu óc căng thẳng, về nhà thấy cây cỏ núi non th́ đầu óc sẽ thoải mái yên tịnh, nhất là vào mùa lạnh sáng sớm trời mù sương thấy vài con nai trên đồi ăn lá cây, khung cảnh thật  nên thơ. Có ai ngờ đâu sau khi dọn vào nhà, h́nh ảnh nên thơ ấy được thay vào bằng cảm tưởng hăi hùng khi thấy bao nhiêu là côn trùng, chuột bọ, rắn rít từ trên đồi xuống. Nó giống như là khi c̣n tuổi yêu đương ḿnh gặp và thương một cô gái đẹp. Lúc chưa lấy th́ ḿnh mơ mộng h́nh ảnh cô gái đẹp ấy, nhưng đến khi lấy cô ta về nhà rồi th́ mới khám phá ra cô ta là bà chằng: Nên thơ th́ có nên thơ, Hăi hùng th́ vẫn ngay đơ hăi hùng!

 

Ở Việt Nam tôi chỉ thấy chó mèo, gà vịt, cóc nhái. Sang Mỹ th́ thấy thêm nai, sóc, quạ, rắn, chồn hôi. Thế nhưng dọn đến đây tôi mới thấy những con vật  sống  trong rừng núi như chó rừng, nhện tarantula, một loại sóc đào đất gopher, chim cú, một loại chuột vĩ đại possum, và rắn rung chuông. Mỗi một con thú  đem đến một nhức đầu riêng nhưng con nào ḿnh cũng t́m được biện pháp đối phó. Nhện tarantula di chuyển chậm chạp nên giết nó dễ dàng. Con chim cú ban đêm đậu trên nóc ḷ sưởi hú “cú, cú”, tiếng hú theo ống ḷ sưởi vang vọng trong pḥng khách nghe như tử thần đ̣i mạng, rợn người hơn nghe tiếng khóc ai oán của người thân trong Nghĩa Trang Quân Đội. Ban đêm dù buồn ngủ đến đâu tôi cũng phải mở cửa ra ngoài mở ṿi nước xịt cho nó bay đi chỗ khác. Làm vài lần như thế nó sợ, ít khi trở lại. Cóc thi nhau khua vang trong đêm như là ca sĩ dở hát chuyên nghiệp karaoke chờ tối  đến ra tŕnh diễn bắt người khác phải nghe. Cũng may là Nam California bị hạn hán mấy năm liên tiếp không c̣n nước nên chỗ tôi ở chỉ c̣n vỏn vẹn vài con, không như mấy năm trước ban nhạc của chúng nó đông gấp trăm lần dàn nhạc của Paris By Night. Con quạ ban ngày và con chồn hôi ban đêm là hai kẻ cướp bất lương tâm đến ao cá (tôi đào quá nông) ăn cá của tôi không giấy phép. Mua bao nhiêu cá là chúng nó ăn hết đến bấy nhiêu nên tôi không mua cá nữa, thế là xong. Tôi tưởng tiếng Việt chúng ta nghèo nàn nên ḿnh đặt tên con quạ theo tiếng nó kêu “quạ, quạ”, thế nhưng tiếng Mỹ họ gọi quạ là crow (crô). Tôi lắng nghe tiếng nó kêu th́ phải công nhận là quạ Mỹ nó kêu nghe cũng hao hao “crô, crô” thật. Giống như tiếng gà gáy ḿnh nghe ó ̣ ̣, người Pháp họ nghe ra là “cocorico”. Điều này chứng tỏ là thú vật tùy theo quốc gia mà nói tiếng khác nhau. Thảo nào khi tôi về Việt Nam, chó nó cứ đến tôi gác chân lên đái, tôi hét đuổi nó: “Go away!” (Đi chỗ khác!), nhưng nó không hiểu tiếng Anh, cứ tự nhiên như người Hà Nội đứng đái vào tôi xè xè. Chó rừng ban đêm xuống ăn chó con của chủ nào xấu xố buổi tối quên đem nhốt vào nhà để nó đi lang thang qua khỏi hàng rào sắt giới hạn phạm vi đồi núi. Con gopher sống dưới đất, đào đất không khác ǵ đường hầm Củ Chi, chi chít c̣n hơn ngơ hẻm ở SàiG̣n. Sáng ra nh́n đất hay băi cỏ của ḿnh bị nó đào lởm chởm bao nhiêu lỗ, phùn đất lên chung quanh c̣n hơn ổ cát quân đội th́ bảo đảm ai có tu sắp sửa lên niết bàn cũng phùng mang trợn mép nổi cơn nóng giận. V́ nó đào hầm sống tận bên trong ḷng  đất nên ở Mỹ họ bán một dụng cụ to bằng chiếc đèn pin, ḿnh bỏ bốn cục pin to vào rồi chôn nó xuống đất. Cứ mỗi vài phút nó phát ra tiếng rung một lần. Tiếng rung này như làn sóng radar, lan tràn khắp ḷng đất. Tưởng tượng đêm nào cũng như đêm nào đang làm t́nh với vợ, nó giật ḿnh hết hồn v́ nghe tiếng đất rung chuyển như đạn pháo kích th́ cho dù nhà có đẹp đến đâu nó cũng phải đăng bảng bán nhà dọn sang khu đất bên cạnh không có tiếng đất rung để phá hoại bên ấy. Chuột th́ tuy rằng cũng có con to (lần đầu tiên trong đời tôi mới thấy chuột to ở Mỹ), nhưng phần đông là loại chuột nhắt, ḿnh có thể mua thuốc giết chuột cho nó ăn để giết nó. Tôi t́m trên internet, mua hai hộp “hành quyết” chuột. Bên trong hộp có một tấm thép, khi bật điện lên th́ điện truyền vào. Ban đêm thép hay không thép mặt đất nh́n như nhau. Em chuột nào mắt quáng gà v́ trời tối thui, bước từng bước từng bước thầm đặt bàn chân năm ngón lên tấm thép th́ điện giật nó chết ngay lập tức. Lối giết chuột này tối tân và nhân đạo hơn lối ở Việt Nam nhiều. Tôi nhớ ông Năm đối diện nhà tôi ban đêm bẫy chuột trong nhà, sáng sớm nào cũng ra đứng trước cửa với cái bẫy chuột với một con chuột to khổng lổ to bằng cánh tay bị nhốt chạy lăng xăng trong cái hộp gỗ. Thế rồi tay phải cầm nắp hộp, ông ta cứ lắc lên lắc xuống theo chiều cao thấp liên tục. Con chuột trong hộp bị văng lên đụng nắp hộp, rớt xuống đụng đáy hộp, cả trăm lần khủng hoảng như thế đến khi ông Năm mệt thở hổn hển sắp sửa bị tai biến mạch máu năo th́ óc con chuột cũng vừa nứt ra trăm mảnh, tiêu nhị tỳ trong bẫy. Lối giết chuột này quá “dă man” thế mà tại sao Hiệp Hội Nhân Quyền Thế Giới ngày xưa không than phiền ông Năm mà cứ than phiền chính quyền Việt Nam Cộng Hoà đối xử ngược đăi với tù nhân chính trị!

 

Rắn với loài người th́ đă thù nhau từ thuở khai thiên lập địa. Theo Kinh Thánh, con rắn dụ dỗ bà Ê-va ăn trái cấm nên h́nh phạt của Đức Chúa Trời là làm hai bên thù nghịch nhau khi Ngài phán với con rắn: “Ta sẽ làm cho mày và ḍng dơi mày cùng người nữ thù nghịch nhau. Người sẽ giày đạp đầu mày, c̣n mày sẽ cắn gót chân người.” (Sáng Thế Kư 3:15). Từ bé đến lớn tôi chẳng bao giờ biết con rắn rung chuông là như thế nào. Dọn đến đây mới biết cái đuôi của nó lắc nghe tiếng xè xè làm đầu óc ḿnh hồn vía lên mây, gặp nó là chạy bay vào nhà t́m xẻng để nhân dân tự vệ. Một năm đầu tôi giết hai con rắn vào sau vườn nhà. Từ đó tôi phải mua lưới sắt bọc chân dưới hàng rào sau đồi th́ mới không có rắn vào sân nữa. Trước mặt nhà tôi là một cặp vợ chồng Mỹ gốc Armenian, anh chồng lười biếng tối ngày nhờ tôi làm những chuyện nhỏ nhặt rất nhiều lần khiến tôi đôi lúc cũng đâm ra bực bội. Một hôm đang rửa xe trước cửa nhà, vợ chồng anh ta mở cửa đứng phía bên trong, hét to lên:

 

- David, làm ơn đến đây dùm.

- Có chuyện ǵ vậy? Tôi hỏi.

- Có con rắn! Con rắn! Vừa nói cô vợ vừa chỉ xuống đất trước nhà.

 

Chồng cô ta cũng hét lớn:

-Nhanh lên David! Nhanh lên!

 

Nghe đến rắn và giọng hai người hốt hoảng, tôi tưởng là con rắn to cỡ con trăn anaconda ở Ba-Tây nên vội vàng bỏ dở việc rửa xe, vào garage lấy cái xà-beng chuẩn bị làm thịt con rắn rồi đem dâng cho mấy ông bợm rượu Việt Nam làm lễ tế thần. Thế nhưng khi bước sang đứng trước cửa nhà họ, tôi chẳng thấy một con rắn nào hết nên cất tiếng hỏi:

 

- Rắn đâu?

- Kia ḱa, nó đang nằm cuộn tṛn kế tấm thảm trước cửa đi vào. Cô vợ nói.

 

Theo tay hướng cô ta chỉ, tôi thấy một con rắn thật. Sở dĩ tôi không để ư thấy lần đầu v́ tôi  định bụng sẽ mục kích một con rắn lớn vô tiền khoáng hậu, dữ dằn như loại rắn trong hai câu thơ của Lê Quư Đôn: “Thẹn đèn hổ lửa đau ḷng mẹ, Nay thét, mai gầm rát cổ cha”, ai ngở thân nó to chỉ bằng ngón tay út, dài độ bốn tấc, nhỏ tí chẳng cần tôi đụng đến, để cho chúng nó văi trong quần. Tôi nói:

 

- Con rắn nhỏ xíu, vợ chồng cô tự lo lấy một ḿnh. Chồng cô giết nó được.

- Ồ, không được đâu, chồng tôi sợ rắn.

- Nếu chồng cô (anh chàng này to xác, mập hơn tôi 80 pounds là ít) không lo được th́ cô lo lấy một ḿnh.

 

Và với nụ cười mỉm chi, tôi mang xẻng về nhà tha tội cho con rắn, để vợ chồng họ xử lấy. Một con rắn bé tí mà anh chồng to xác “nhơng nhẽo” không dám đụng phải nhờ đến người khác th́ nếu rắn có cắn anh ta về chầu Diêm Chúa, tôi cũng được lợi lây khỏi có người quấy rầy ḿnh nữa.   

 

Từ lúc người ta bắt đầu dọn vào ở, gặp rắn đến đâu là giết đến đó nên số rắn ḅ vào sân hay trên  đường cũng đă bớt khá nhiều. Chúng nó chỉ c̣n ở trong phạm vi núi non của nó, ít xâm nhập đến khu nhà cửa.

 

Bao nhiêu thú vật tôi đều có biện pháp đối phó, trừ con thỏ. Cả người lẫn thỏ đều có giang sơn riêng biệt, ai cũng có đất đai sinh sống, không ai cần xâm phạm khu của ai. Khu nhà cửa nguời ta ở phía Nam. Khu núi non phía Bắc th́ trùng trùng điệp điệp, tha hồ cho thú vật rừng núi sinh sống kể cả thỏ. Thế nhưng thay v́ mạnh ai nấy sống, bầy thỏ đến quấy nhiễu người ta v́ đất rừng núi thiếu mưa nên cỏ cây vàng héo, trong khi khu dân cư cây cỏ xanh ŕ. Chỗ chúng tôi ở ngày xưa cũng đất cày lên sỏi đá, nhưng nhờ gia công thi của, làm việc mệt nhọc và tưới nước phun tự động hằng ngày, chúng tôi biến đất khô cằn thành băi cỏ xanh ngát. Mấy con thỏ quỷ gió lười biếng không cần biết cỏ xanh không phải của nó, đua nhau sang phần đất người để ăn cỏ. Đă không biết xấu hổ đi cướp của người khác, chúng nó lại chơi đ̣n tiểu nhân, không dám đến ăn cỏ giữa ban ngày khi người ta có nhà mà chỉ ra ăn cỏ ban chiều chập choạng tối khi phần đông mọi người vào nhà ăn cơm rồi không ra ngoài sân nữa. Hoặc chúng nó đến  ăn lúc sáng sớm khi b́nh minh chưa ló dạng, mọi người c̣n ngủ. Nó đánh kiểu du kích như thế, băi cỏ lại thuộc loại án binh bất động nên khắp mọi nơi bao nhiêu là nhà cửa với cỏ lởm chởm như đầu con nít có ghẻ ngày xưa trong xóm Bàn Cờ của tôi.

 

Thỏ trên núi xuống ăn cỏ không phải là không có thương vong: Người ta lái xe trên đường nên khi nó băng qua đường, nhiều con anh dũng hy sinh đền nợ nước v́ xe cán chết, sinh Bắc tử Nam. Đă thế, chúng tôi có một đồng minh bất đắc dĩ tiếp trợ mà chúng tôi không bao giờ xin cứu viện: mấy con chó rừng. Tụi nó ăn chó mèo con lẫn thỏ. V́ thế, trong khi chúng tôi ngủ th́ nhờ những quân vụ càn quét chiến dịch Phượng Hoàng như thế này của mấy con chó rừng mà số địch quân thỏ cũng bị ảnh hưởng trầm trọng.

 

Tính tôi hiền lành không muốn giết súc vật nên thay v́ giết thỏ, tôi mua lồng bắt gài bẫy nó rồi lái xe  chở nó ra khu núi hoang vu khác thả nó đi hồi chánh để cho nó thấy ḿnh là người hiền lành không muốn khiêu khích ai và cũng chẳng muốn giết bóc ai. Cho dù tôi biết việc làm của tôi không hiệu quả v́ chỉ cho nó th́ giờ củng cố lực lượng rồi đâu cũng vào đấy,   lại t́m đường đi trở lại khu nhà cửa t́m cỏ để ăn, ít ra tôi cũng chặn đứng sự tiến quân của tụi nó trong một thời gian ngắn hạn nào đó.

 

Tuy rằng hầu hết mọi người ai cũng muốn lũ thỏ biến mất không bao giờ trở lại, có một thiểu số vài người nằm vùng như cô Debra sát bên nhà tôi lại mua thức ăn cho nó ăn, và để nước ra cho nó uống. Băi cỏ sau nhà của cô ta v́ thế thỏ ăn loang lỗ. Cô ta là một trong những người yêu súc vật vô giới hạn, khi đi làm ở nhà bật máy lạnh cho hai con mèo v́ sợ tụi nó bị nóng nên đối với cô ta, ưu tiên số một là thỏ chứ không phải sân cỏ sau nhà.

 

Tôi tiến thêm một bước nữa. Tuy rằng bốn chân chưa thay đổi vị trí và mắt vẫn nh́n tôi, đầu nó ngoảnh ra phía sau  trong tư thế sẵn sàng bỏ chạy. Lại thêm bốn mắt -không, ba mắt, v́ nó nh́n chỉ có một bên- lạnh lùng nh́n nhau một chập nữa cho đến khi tôi giơ cánh tay cầm cây gậy lên th́ nó vụt biến mất sang nhà cô Debra bên cạnh.

 

Sự tổn hại về tinh thần lẫn vật chất mà thỏ gây ra cho tất cả mọi người không phải là ít. Tôi đă tốn bao nhiêu sức lao công chiến trường phục hồi lại cả hai sân cỏ trước và sau vườn của nhà tôi. Thỏ ăn phá đến đâu, tôi sửa đến đấy. Đă thế bây giờ tôi c̣n phải thuyết phục những người như cô Debra đừng nh́n cái vỏ bên ngoài của mấy con thỏ, thấy nó xinh quá mà không thấy cái độc hại giết người của nó ở bên trong. Tôi không biết phải tốn bao nhiêu năm nữa, không biết có phải đến ngày tôi ngủm củ tỏi hay không nhưng lần này tôi nhất định trường kỳ kháng chiến với lũ thỏ, không để nó cướp đi vật tôi là sở hữu chủ,  hoặc đe dọa tôi phải dọn nhà lánh nạn đi nơi khác.

 

 

Nguyễn Tài Ngọc