Ngưỡng cửa thiên đường

 

 

Ngồi ở bàn gặm ổ bánh ḿ thịt trong tiệm bán bánh ḿ Tân Hoàng Hương Bakery góc đường Euclid và Edinger, trong mười lăm phút quan sát tôi để ư khách đến mua thức ăn lúc nào cũng xếp hàng dài ra đến tận cửa. Giống như những tiệm bán bánh ḿ khác ở Santa Ana, Garden Grove, Westminster… miền Nam California hay San Jose, Milpitas, Fremont… miền Bắc California, khách hàng vào sẽ thấy ngay h́nh chụp và số gọi mua của đủ loại bánh ḿ: thịt nguội, thịt nướng, thịt gà, xíu-mại… treo trên một bảng to tướng sau quầy tính tiền. Và giống như những hàng bánh ḿ khác, tiệm này cũng bán mọi thức ăn lặt vặt như xôi chè, cháo, bún thịt nướng, cơm b́ chả sườn nướng... Bán bánh ḿ th́ điều tiên quyết phải sản xuất bánh ḿ. Ở đây họ cũng có khả năng đó v́ bên trong là ḷ nướng bánh ḿ.

 

V́ một lư do ngẫu nhiên, cả hai vợ chồng tôi đều thích ăn bánh ḿ. Tôi thích ăn bánh ḿ thịt nguội. Trong sự cương quyết t́m cho ra tiệm bán bánh ḿ thịt nguội ngon nhất thế giới Việt Nam Cộng Ḥa, mỗi lần khám phá nơi nào có tiệm bán bánh ḿ là chúng tôi đáp xe đ̣ lục tỉnh đến nơi để điều tra hư thực. Vài tuần trước anh vợ tôi cho biết ở trong khu shopping này có hai tiệm bán món ăn tôi thích: bánh cuốn và bánh ḿ. Hôm nay nhân dịp có việc đi xuống Santa Ana, tôi tạt vào đây mua cả hai. Tiệm bánh ḿ Tân Hoàng Hương bên trong có năm ghế cao, loại ngồi ở quầy rượu và hai bàn, mỗi bàn bốn ghế. Bên ngoài tiệm họ để thêm bốn, năm cái bàn tṛn nhỏ và khoảng mười hai cái ghế nữa.

 

Chiếc bàn bốn ghế thứ nhất ở bên trong đă có một cặp vợ chồng ngồi nên vợ chồng tôi đến ngồi ở chiếc bàn bốn ghế thứ nh́. Thay v́ ngồi đối diện thẳng mặt, chúng tôi ngồi đối xéo nhau. Năm cái ghế cao loại quầy rượu chỉ có một người ngồi, bốn ghế kia vẫn c̣n trống. Trong lúc vợ chồng tôi vừa ăn vừa nói chuyện th́ một cậu bé nhỏ loắt choắt  -tôi đoán 16 tuổi là cùng-  sau khi đă lấy món cơm b́ chả sườn nướng cầm trong tay, đi đến hướng bàn chúng tôi. Bốn ghế cao sau lưng tôi vẫn c̣n trống không ai ngồi nên tôi rất ngạc nhiên anh ta dừng ở bàn tôi, đặt đĩa cơm sườn nướng trên bàn phần ghế bên cạnh và hỏi vợ tôi:

 

-Em ngồi đây được không chị?

-Em cứ ngồi không sao. Vợ tôi trả lời. Thật sự là đang khi  hỏi anh ta đă tự động  kéo ghế ra để ngồi rồi.

-Dạ ở bên ngoài mấy ông đó hút thuốc quá em chịu không nổi nên em muốn ngồi ở bên trong.

 

Nói xong, anh ta mở miếng plastic mỏng bọc đĩa sườn nướng, đổ nước mắm đều lên cơm, cắn miếng thịt nhai ngấu nghiến một cách ngon lành. Tôi ngồi yên lặng để vợ tôi nói chuyện với anh ta v́ tôi vẫn c̣n ngạc nhiên gặp một người quá tự nhiên vô tư lự đến ngồi xen vào bàn chúng tôi,  không đến ngồi ở   những chiếc ghế cao để khỏi làm phiền ḷng ai.

 

-Em làm ở siêu thị ngay đây nè chị. Ngừng nhai cơm một tí, anh ta bắt chuyện, chỉ tay về cái chợ Việt Nam duy nhất nằm trong khu phố plaza này.

-Cái ǵ? Em nh́n thấy trẻ măng, 15, 16 là cùng mà sao đi làm được? Cậu ta đă nhỏ con, gương mặt lại c̣n non choẹt, trông không quá 16 tuổi nên vợ tôi hỏi lại.

-Dạ hổng có đâu chị. Em coi vậy chứ 30 tuổi rồi. Hổng biết sao mà em ḍm trẻ vậy đó, ai gặp em cũng nói vậy. Vừa nói dứt câu, anh ta mở miệng cười h́ h́. Với gương mặt thân thiện, vẻ mặt hiền lành và với giọng nói chân thật của người miền Nam, tôi cảm thấy mến anh ta ngay.

-30? Vậy em có vợ con chưa? Tôi hỏi.

-Dạ chưa.

-Lúc anh 30 tuổi, bằng tuổi em bây giờ, anh đă có ba vợ, năm con rồi em biết không?

-Haha. Thiệt vậy sao? Anh nói vậy không sợ vợ anh la sao? Em chưa lấy vợ v́ em mới qua đây có chín tháng.

-Làm sao em biết chị này là vợ anh? Lỡ chị ấy là bồ của anh th́ sao?

-Ờ, cũng có thể vậy. Nhưng anh ḍm thấy già rồi, bây giờ là vợ con đùm đề chứ bồ ǵ nữa.

 

Cậu này láo toét thật, chưa ǵ đă chê tôi là già.

 

-Em tên ǵ? Tôi hỏi.

-Dạ em tên Ngân. Anh biết không, em qua đây mới có chín tháng mà em đă đậu bằng lái xe rồi đó. Em thi bằng viết một lần đậu liền. Ở Việt Nam em hổng học một chữ tiếng Mỹ nữa đó nhe anh.

-Wow, giỏi quá vậy. Em thi viết tiếng Việt hay tiếng Anh? (Ở California, quyển Cẩm Nang Lái Xe in bằng tám thứ tiếng khác nhau: Anh, Mễ-Tây-Cơ, Trung Hoa, Phi-Luật-Tân, Nga-Sô, Đại Hàn,  Ấn Độ và Việt Nam. Người ở những nước này khi thi viết có thể yêu cầu thi bằng ngôn ngữ nước của họ thay v́ bằng tiếng Anh).

 

-Em thi tiếng Việt. Có mấy câu tiếng Mỹ như trong mấy cái bảng đi đường th́ người ta để nguyên tiếng Mỹ chứ hổng có dịch ra tiếng Việt. Nhưng thi cũng dễ thôi v́ ba em cho em copy mấy cái đề abc khoanh của những người đă thi trước. Em chỉ cần học và nhớ câu trả lời đúng.

-Ai dậy em lái? Vợ tôi hỏi.

-Dạ, ba em. Em thi có một lần là đậu liền đó chị. Ba em sợ em luôn. Mấy người Việt Nam mới qua như em thi lần đầu ai cũng rớt hết, có một ḿnh em vô thi là đậu liền.

-Giỏi quá. Mới qua chín tháng đă đậu bằng lái xe. Rồi em đi làm bằng ǵ? Ba em chở hả?
-Dạ hổng có, em ở với thằng em em chớ không ở chung với ba em. C̣n ba má em th́ ở Săng-Bẹc. Em lái xe đi làm.

 

Vợ tôi nghe không hiểu Săng-Bẹc là ở đâu, hỏi lại Ngân:

-Em nói em ở đâu?

-Dạ Săng-Bẹc, cách đây chừng một tiếng lái xe đó chị.

 

Tôi ở miền Nam California đă lâu nên hầu như không thành phố nào mà tôi không biết. Thế nhưng nghe đến “Săng-Bẹc”, nghĩ măi tôi vẫn không h́nh dung được cho đến khi cậu ta nói khoảng cách th́ tôi đoán ngay ra tên thành phố cậu ấy ám chỉ:

-San Bernadino! Tôi nói với vợ tôi.

 

Người Việt Nam nói tiếng Anh đă không phát âm vần cuối của một chữ, thí dụ như book, họ đọc là búc thay v́ búk(ơ ) (âm gió), c̣n có một thói quen tôi rất bực ḿnh là tự động bỏ không đọc phần sau của những chữ có liên âm: Los Angeles  họ đọc là Los, San Francisco đọc là San Fran. Thí dụ: Anh đi đâu? Tui đi Los, Tui đi Săng-Frăng. V́ thế thay v́ đọc cả chữ San Bernadino, cậu này bỏ hết ba âm sau -nadino-, mà chỉ đọc hai âm đầu: San Ber. San Bernadino phát âm tiếng Anh là Sen-Bơơ-Na-Đi-Nô. Nếu cắt ba âm cuối th́ c̣n San Ber, phát âm đúng là Sen-Bơơ, nhưng quen với phát âm tiếng Việt, cậu ta đọc San Ber thành Săng-Bẹc! Đọc kiểu này th́ không những người Mỹ b́nh thường mà ngay cả người đoạt giải Nobel Văn Chương tiếng Anh cũng không thể nào hiểu anh ta nói ǵ.

 

-Em ở gần đây với em trai của  em. Nó qua Mỹ trước em mười năm rồi.

-Ủa sao vậy? Sao em không ở với ba má em?

-Trời ơi, chỗ ổng bả ở xa thành phố, buồn hiu hà. Em trai em nó ở ngay khu Việt Nam đường Bolsa vui hơn nên em ở với nó. Hồi đó ba má em qua Mỹ trước, ba chị em em ở lại Việt Nam. Rồi ba má làm giấy tờ bảo trợ tụi em. Thằng em em nhỏ nhứt không có gia đ́nh nên mười năm trước nó qua Mỹ. Chị  em lấy chồng, có một đứa con  nên không đi được, phải ở lại bổ túc hồ sơ thêm chồng con. C̣n em lúc đó trong tuổi nghĩa vụ nên cũng không đi được.

-Tuổi nghĩa vụ là bao nhiêu?

-Dạ từ 18 đến 27. Lúc đó em 20 nên em bị kẹt lai mười năm ở Việt Nam.

-Em ở nhà đi lính?

-Dạ số em có Trời Phật pḥ hộ hay sao đó, em hổng có đi nghĩa vụ.

-Sao vậy?

-Lúc em lên tŕnh diện, ông Phường Trưởng kêu tên mỗi người ra đứng một bên xếp hàng để leo lên xe. Xe đậu ngay đó, gần lắm anh. Đến phiên em, ổng đọc tên em, ngừng lại một chút rồi ổng hỏi: “Phải mày chơi với thằng Danh không? Đặng Thành Danh?”. Em nói dạ đúng rồi, Đặng Thành Danh là bạn em. Ổng mới nói: “Đặng Thành Danh là con tao. Thôi tao cho mày về, khỏi đi nghĩa vụ. Lấy cái xe gắn máy trong nhà tao đi về, rồi có ǵ thằng Danh qua lấy lại”. Em  mừng quá, ổng hổng bắt em đi nghĩa vụ mà c̣n cho em lái xe gắn máy về nữa, nhưng em đâu biết lái xe gắn máy nên nói ổng dạ thôi em đi bộ về được. Ổng nói: “Mày không lái xe được th́ tao cho tiền mày đi xe về”. Em cũng từ chối luôn, đâu dám lấy của ổng, nói là em có tiền rồi.

-Wow, em may quá hả? Vợ tôi nói.

-Số em hổng biết sao mà đi đâu cũng được hên đó chị. Ở Việt Nam th́ không đi nghĩa vụ, qua đây thi lái xe một lần là đậu. Rồi khi vừa có bằng lái xong là siêu thị này mới mở, em vô nộp đơn liền. Kế nhà em cũng có hai vợ chồng vô nộp đơn cùng một lúc, rồi biết bao nhiêu người khác nộp đơn, vậy mà rất nhiều người và hai vợ chồng đó hổng được kêu mà họ lại kêu em.

-Hai người kia bao nhiêu tuổi?

-Dạ chắc cũng 55, 56.

-55, 56 người ta không mướn là phải. Già quá rồi. Làm việc tay chân th́ cần người trẻ hơn chứ.

-Họ trả em mấy đồng một giờ? Vợ tôi xen vào.

-Dạ 8 đô-la một giờ.

-Có bảo hiểm ǵ không?

-Dạ không. Mướn em vô xong, họ cho em làm ở hàng cá. Em về nhà gọi điện thoại nói chuyện với má em, nói là em có việc làm nhưng làm nghề chặt cá. Em rầu quá v́ từ thuở cha sanh mẹ đẻ đến giờ có khi nào em cầm con dao đâu, huống chi là chặt cá!

-Nhưng họ có chỉ cho em cách cắt cá không?

-Dạ có chứ. Má em nói là tùy ư em, nhắm làm không được th́ nghỉ. Em nghĩ th́ cũng lo thiệt, nhưng đây là việc làm đầu tiên, đâu bỏ được. Với lại ở đây ăn không ngồi rồi riết điên luôn anh, nên em nói thôi cố gắng chơi bạo ráng làm thử xem.

-Rồi sao nữa?

-Dạ, đi làm ngày thứ hai rồi ngày thứ ba, hổng bao giờ em cầm con dao mà từ đó em cắt cá thiệt là đẹp! Hai, ba tuần sau là em cắt quá nhuyễn, mấy chú làm với em sợ luôn. Ở hàng thịt có năm người làm, mấy chú kia lớn hết rồi, có con có cháu. Em biết chỉ có một ḿnh em là trẻ nhứt nên mỗi lần có khách hàng mua cá em nói với mấy chú đó là để em lấy cá cho. Cái hồ cá ở trên cao, thành hồ chút xíu. Giầy của ḿnh bự chằng giằng, đứng lên không cẩn thận rồi thêm nước trơn trợt dám té bể đầu. Không có bảo hiểm té là chết nên em mới xung phong lấy cá nếu có khách mua.

-Em ăn xong rồi trở lại làm hả?

-Dạ, trưa nào em cũng ra đây ăn. Phần ăn có 4 đô-la, sườn, b́, chả... đủ hết. Ở đây bán rẻ đó anh. Em mua quen nên mấy chị cho em nửa cái bắp cải nữa. Ăn thịt hổng có rau cải ăn hổng vô.

-Khi em ăn xong, vào làm trở lại, anh theo em mua được không?

-Dạ được chứ anh.

-OK. Cá th́ rẻ, anh trả tiền mua cá nhưng em lấy cua hay tôm hùm cho anh được không?

 

Cậu ta cười một tràng lớn tiếng:

-Haha. Em biết anh nói giỡn, nhưng nói thiệt, hổng được đâu anh ơi. Anh làm vậy th́ chết tía em, người ta đuổi em chết.

-Th́ tía em chết chứ em có chết đâu mà sợ.

 

Vợ tôi cười, hỏi Ngân:

-Em 30 tuổi rồi, có vợ con ǵ chưa?

-Dạ em mới qua, nuôi em c̣n hổng nổi mà làm sao có bồ hay có vợ được chị. Ba má em mua cho em cái xe cũ ba ngàn, tiền bảo hiểm xe mỗi sáu tháng là $390 em phải trả. Tiền nhà th́ em hổng phải trả v́ em ở chung với thằng em em, nhưng cũng phụ nó chút đỉnh trả tiền điện nước. Nó qua đây mười năm trước em, làm nghề buôn bán địa ốc cũng khấm khá nên có tiền trả tiền nhà chớ em làm ǵ có tiền mà trả anh.

-Vậy chứ lúc ở SàiG̣n em có bồ không?

-Thiếu cha ǵ anh. Ở SàiG̣n em công tử lắm. Em ăn không ngồi rồi, tiền th́ ba má gởi về nên em hổng học cái ǵ hết, chỉ đi ăn chơi. Em cũng quen nhiều con bồ nhưng em đâu có ngu, quen để đi chơi chứ hổng có lấy. Lấy vợ th́ ḿnh bị kẹt lại hổng đi được sao. Con nhỏ cuối cùng em quen cũng lâu, ba năm có. Vậy mà lúc đi Mỹ, em xù nó liền.

-Anh thấy có những người Việt vừa mới sang Mỹ, thế mà ba, bốn  năm sau đi làm kiếm đủ tiền là về lại Việt Nam chơi. Em có tính về không?

-Thôi anh ơi. Người ta ai muốn về chứ em hổng muốn về.

-Sao vậy?

-Em đi chơi nát nước rồi. Với lại ở Việt Nam nóng quá. Ở đây mát lạnh sướng hơn. Em hổng có tính về liền đâu.

 

Nói chuyện đến đây, Ngân cũng vừa ăn hết phần cơm, chuẩn bị vào làm việc trở lại:

-Em phải vô sớm v́  anh bảo vệ dặn em mua cơm dùm ảnh. Tội nghiệp ảnh phải coi chừng hàng, không đi mua đồ ăn được nên nhờ em mua mang về cho ảnh.

-OK, bye Ngân. Anh chị rất vui nói chuyện với em.

-Dạ, em cũng vui biết anh chị. Bye anh. Bye chị.

 

Và với lời chào tạm biệt, Ngân trở lại công việc làm. Ăn bánh ḿ xong, chúng tôi đến siêu thị Ngân làm để đi chợ. Đứng ở hàng rau nh́n sang, tôi thấy Ngân khoác đồng phục trắng ở hàng cá, đang phục vụ một bà khách hàng. Bà ta nói:

 

-Lấy cho chị con cá này đi em.

-Dạ. Ngân nhanh nhẩu leo lên hồ cá, lấy lưới vớt một con cá đem xuống.

 

Ở các hàng cá trong siêu thị Việt Nam, khách hàng chỉ con cá sống c̣n bơi trong hồ mà ḿnh muốn mua. Người bán hàng sẽ vớt cá ra, cắt vẩy, làm cá sạch sẽ rồi đem chiên lên tại chỗ, đưa cho ḿnh cá đă chiên sẵn. Ḿnh mang cá về nhà không phải làm ǵ hết, chỉ có việc ăn nên bà khách hàng nói với Ngân:

 

-Chiên lên cho chị nhe em.

-Dạ, được chị.

 

Và với câu trả lời, Ngân cầm con cá đập mạnh xuống đất cho nó chết. Nhặt cá lên, bàn tay trái giữ cá trên thớt, bàn tay phải cầm dao, Ngân chặt đuôi cá, làm vẩy, lưỡi dao đi thật là nhuyễn.

 

Nh́n Ngân làm việc, tôi không thể nào không so sánh trường hợp đến Mỹ lần đầu tiên của tôi và Ngân: Khi tôi gia nhập vào đời sống Mỹ tháng 7 năm 1975, trừ vài học sinh tỵ nạn Việt Nam giống như tôi ở Trung học và khi về nhà gặp gia đ́nh, mọi người khác tôi giao dịch và sinh hoạt trong đời sống hằng ngày, tất cả tôi phải dùng tiếng Anh. Xem báo tiếng Anh. Xem TV tiếng Anh. Đi chợ, đi xe bus,  nói chuyện tiếng Anh. Thi bằng lái xe tiếng Anh. Cả ngày ở ngoài đường trên xứ người không thấy bóng dáng một chữ Việt, ngoại trừ những lúc tra tự điển. V́ thế, tôi cũng như bao người khác bắt buộc phải học tiếng Anh để bảo đảm cho sự sống c̣n trong đời sống. Bây giờ những người Việt Nam mới qua như Ngân, ở khu phố đông người Việt Nam ở California như Santa Ana, Garden Grove, Westminster, San Jose …, sáng dậy bật tin tức xem đài Việt Nam, thi lái xe đề thi in bằng tiếng Việt Nam, đóng tiền bảo hiểm xe gọi nhân viên nói tiếng Việt Nam, muốn mở dịch vụ điện thoại th́ đến gian hàng Việt Nam, ăn uống vào tiệm Việt Nam, xem tin tức mua một tờ báo 25 xu cũng tiếng Việt Nam, đi làm như Ngân trong môi trường bạn đồng nghiệp toàn là người Việt Nam, khách hàng đến mua cũng nói tiếng Việt Nam, hoá đơn điện thoại gửi đến nhà bằng tiếng Việt Nam, nhức đầu cần đi bác sĩ th́ đến văn pḥng bác sĩ Việt Nam,  lái xe đến cây xăng đổ xăng cũng là người Việt Nam, đi chợ tiếng Việt Nam, về nhà bỏ DVD vào máy xem Paris By Night, hay xem phim bộ cũng là tiếng Việt Nam, mua vé máy bay đến tiệm du lịch người Việt Nam, ra quán cà phê ngồi chung quanh toàn là người Việt Nam, tất cả các cửa hàng in chữ quảng cáo bằng tiếng Việt Nam …, 24 tiếng đồng hồ một ngày một người được bao bọc trong một môi trường chữ nghĩa toàn là tiếng Việt Nam!

 

Không cần học tiếng Anh, không cần nói tiếng Anh, một người Việt Nam vẫn có thể sinh sống không mấy khó khăn ở đây. Thảo nào một số đông người Việt Nam sang Mỹ những năm về sau này, như Ngân, chẳng cần nhọc ḷng học tiếng Anh làm ǵ, dù rằng chỉ để hiểu một vài câu sơ đẳng như: Welcome, you are now in the United States of America.

 

 

Nguyễn Tài Ngọc