Tiễn con đi nghỉ hè

 

Phi trường LAX Los Angeles sáng sớm cuối tháng 7 vào mùa hè năm nay trời lạnh hơn mọi năm làm tôi có cảm tưởng như Los Angeles vừa mới bị động đất, tách rời khỏi California trôi lên gần Bắc cực. 5 giờ sáng tôi đă thức dậy để chở cậu con trai, chị nó và ba người anh em họ hàng đi phi trường đáp máy bay viếng Hawaii một tuần. Dân ở thành phố lớn lúc nào  cũng có lợi. Tuy rằng đông đúc chật chội nhưng máy bay đi khắp mọi nơi với rất nhiều tuyến đường bay trực tiếp, khỏi phải đổi máy bay ở các thành phố tiếp nối làm ḿnh có lúc phải chạy vắt chân lên cổ để bắt kịp chuyến bay kế tiếp, hay có lúc ngồi chờ dài cả mơm khiến tuổi thọ lẫn nhan sắc bị ảnh hưởng khá ư trầm trọng.

Tôi thích phi trường Los Angeles v́ các hăng hàng không nằm gần bên nhau. LAX  có số  máy bay lên xuống nhiều thứ ba trên nước Mỹ, sau Atlanta và Chicago, nhưng diện tích LAX tương đối nhỏ, chạy xe  quành một ṿng là ḿnh đă đi hết tất cả các trạm hăng máy bay. Ở  những phi trường rộng kinh khiếp như Denver -DEN, Dallas Fort Worth -DFW, Houston -IAH, Atlanta -ATL, Chicago -ORD, New York –JFK, hành khách phải dùng …space shuttle Columbia để đến trạm chuyển tiếp. Texas đất đai rộng răi thẳng cánh hỏa tiễn bay chứ không phải c̣ bay, phi trường ở hai thành phố Dallas và Houston rộng đến nỗi khi vào restroom, hành khách phải đứng dậy đi bộ năm mươi thước đến bức tường bên kia để lấy giấy toilette v́ restroom quá vĩ đại.

Chạy xe ṿng lên tầng thứ nh́, tôi ngừng xe ở Delta Airlines. Mở cửa sau của xe van, lấy hành lư ra cho mỗi đứa, tôi chào giă biệt. Con gái đầu của tôi lớn nhất, 25 tuổi, làm nhiệm vụ hướng dẫn viên cho cả đám trong chuyến đi. Mấy đứa kia tuổi vào khoảng 20, 21. Chỉ có cậu con trai út của tôi là nhỏ nhất, lần đầu tiên đi chơi xa một ḿnh không bố mẹ. Nó mới lên 17 tuổi, bằng tuổi tôi khi rời SàiG̣n vào ngày 29-4-1975. Tôi ôm nó từ giă, dặn nó đến khách sạn ở Hawaii th́ điện thoại báo cho tôi biết.

35 năm trước đây tôi cũng là một cậu con trai 17 tuổi rời gia đ́nh đi phiêu lưu. Ngày xưa c̣n bé tính tôi đă độc lập nên lần này khi nó đi, tôi chỉ đưa một valise trống  cho nó, nó muốn mang theo quần áo ǵ th́ tự túc lo lấy. Tôi chỉ đưa nó cho một cây đèn pin nhỏ v́ khi đi leo núi ở hỏa diệm sơn Diamond Head (không c̣n hoạt động) ở Waikiki, có một đoạn đường đi trong hang đá tối om không có đèn, bên ngoài người ta bán đèn pin cho du khách. Sáng sớm hôm đi, tuy tự tin biết nó sắp xếp mang đủ thứ cần dùng, tôi nghĩ nó đă quên đôi dép sandal nên tôi nhét vào valise nó một đôi dép, sợ rằng đi đến nơi có biển mà nó chỉ mang giầy, quên mang dép.

Nó với tôi cùng 17 tuổi nhưng đó chỉ là điểm tương đồng duy nhất. Tôi rời SàiG̣n trong hăi hùng, nó rời L.A. trong vui sướng hào hứng. Tôi lớn lên trong hoàn cảnh nghèo khó, đi học đạp chiếc xe đạp lạch cạch. Có những lúc xe vỡ lốp chưa có tiền vá, không có tiền đi xe lam hay xe bus, phải đi bộ đến trường. Đi bộ từ trường gần hăng bia Con Cọp cạnh sân vận động Cộng Hoà về nhà gần chợ Bàn Cờ  trong những buổi trưa nắng chói chan nếu không có quần áo mặc bảo đảm mông phát ra lửa. Nó ở đây 16 tuổi rưỡi đă có chiếc xe hơi lái xe đi học v́ vợ chồng tôi đều bận đi làm, không đưa đón nó được. Tôi lớn lên trong những đêm hè thiêu đốt ngủ trên gác, mái ngói không có một lớp trần nhà chống nhiệt, nhà không có máy lạnh, lăn lộn thao thức  trong mùng oi bức vừa v́ nóng, vừa bị rệp trong chiếu cắn. Nó lớn lên ngủ mỗi đêm trên giường nệm, trong nhà có máy lạnh, không có muỗi nên tha hồ lăn đâu ngủ đó khỏi cần giăng mùng. Tôi lớn lên trong khói lửa chiến tranh, thấy tận mắt tâm địa con người nhân chi sơ tính bổn thiện nhưng khi nhân thanh niên tính độc ác, hung hăn giết hại người khác chỉ để mang phần lợi về cho ḿnh. Nó lớn lên trong cảnh thanh b́nh, sống trong một xă hội với nhân t́nh từ thiện muốn giúp đỡ người khác. Tôi lớn lên trong những món ăn ngon nhất thế giới Việt Nam Cộng Hoà: cơm chiên nước mắm, bánh cuốn, phở, bún thịt nướng.., sang Hoa Kỳ bao nhiêu năm đến giờ nuốt thức ăn Mỹ đôi lúc vẫn cảm thấy khó khăn. Nó ngược lại lớn lên trong spaghetti, hamburger, khoai tây chiên, bíp-tếch, xem thức ăn Việt Nam là một sự miễn cưỡng như gái về nhà chồng không phải người ḿnh yêu. Tôi lớn lên dáng người mảnh khảnh, ṿng eo thon nhỏ bằng ṿng tṛn của sợi dây thun, hậu quả của sự thiếu ăn ngày qua ngày, tháng qua tháng.  Nó lớn lên bụng ngang ngửa vơ sĩ Sumo  Nhật Bản, người cao sáu trượng, đứng gần mẹ nó không khác ǵ gă khổng lồ và người tí hon, hậu quả của nhà có hai cái tủ lạnh lúc nào cũng đầy thực phẩm, đủ cung cấp cho cả  dân số  Zimbabwe. Tôi lớn lên với hàng trăm ngh́n đồng bào ngậm đắng nuốt cay chua xót cuộc đời mất bố mẹ, mất anh chị em,  mất vợ chồng, mất  ông bà v́ chiến tranh khốc liệt. Nó lớn lên trong đầy đủ t́nh yêu thương của cả gia đ́nh không ai có đời sống bị cướp mất một cách nghiệt ngă. Tôi lớn lên trong sự lo âu không biết tương lai ngày mai như thế nào, thi rớt Tú Tài đi lính ở đâu, Kon Tum hay An Khê? Nó lớn lên không lo sợ tương lai bị đi quân dịch mà chỉ có một việc nó quan tâm mỗi ngày là chiều nay ăn ǵ? Tôi lớn lên mục kích bao nhiêu người cả cuộc đời họ là một sự phấn đấu, không phấn đấu cho đuợc căn nhà to, không phấn đấu cho được chiếc xe đẹp, không phấn đấu cho được tiền trả tiền học cho con,  không phấn đấu cho được tiền may quần áo,  không phấn đấu cho có tiền dư dả mua một bát chè, một ly nước mía, một tách cà-phê, mà phấn đấu cho từng bữa ăn, đi xin ăn từng hột cơm, từng mẩu bánh ḿ, tối đến phấn đấu t́m một góc đường nào đó cho dù hôi hám bẩn thỉu đến đâu, miễn sao được b́nh yên đặt ḿnh ngủ qua đêm v́ họ không có nhà cửa. Nó lớn lên trong nhà cao cửa rộng, không bao giờ sáng sớm mở cửa garage lái xe đi học thấy một người vô gia cư nằm ngủ trước cửa nhà ḿnh. Tôi lớn lên sống qua những ngày đêm đạn pháo kích bắn rớt răi trong thành phố,  bom máy bay oanh tạc nổ xé trời, đạn súng liên thanh vang dội muôn nơi, ḿn đấp mô nổ lật xe đ̣ chở khách…tất cả mọi người mạng sống như chỉ treo mành Thượng Đế dẫn đi lúc nào không ai hay biết. Nó lớn lên trong một quốc gia quá yên b́nh, đêm ra sau nhà nh́n lên trời không thấy ánh sáng hỏa châu, không thấy dấu đạn tên lửa, không thấy khói đen bốc cháy mù mịt mà chỉ thấy trời sáng đầy sao, thỉnh thoảng vài chiếc sao băng từ bên này trời qua bên kia trời  trong màn đêm tĩnh mịch với tiếng kêu của những con ễnh ương văng vẳng xa xa:  Ở nước Mỹ ngay cả cóc nhái cũng có một đời sống an b́nh.

Khó có thể diễn tả cái kinh nghiệm tôi đă trải qua khi c̣n ở Việt Nam cho nó hiểu nên năm nó lên mười tuổi, vợ chồng tôi dẫn tất cả bốn đứa con về SàiG̣n. Bài học lớn nhất cho nó thấy để quư trọng con người và cuộc sống   kinh nghiệm chiến tranh, thế nhưng nó không thấy dấu tích chiến tranh nào trong suốt thời gian 3 tuần ở Việt Nam. Cảnh người vô gia cư đối với nó giống như downtown Los Angeles. Cảnh dân t́nh buôn bán nó thấy không khác    khu Việt Nam  trên đường Bolsa. Từ lúc bắt đầu lớn, nó –và cả ba chị nó- không c̣n xuống khu Việt Nam Santa Ana với vợ chồng tôi nữa, viện lẽ chả có ǵ xem. Ngồi trên xe một tiếng 15 phút lại càng không bơ đối với nó nếu chỉ là đi ăn, v́ nó không hào hứng ǵ với thức ăn Việt Nam.

Khi nói về quê hương, tuy rằng ưu tiên số một trong đời sống của tôi bây giờ là nước Mỹ,  tận đáy ḷng tôi, tôi vẫn c̣n mang gịng máu Việt. Tôi đă cho nó thấy nguồn gốc, nhưng nó là người quyết định đường hướng của đời sống. Mấy năm trước tôi c̣n nhắc nó: “Ngày xưa bố ở Việt Nam…, con nên làm như thế này, thế nọ…”, th́ nó luôn trả lời cho tôi là: “Bố à, con sinh ở Mỹ, con nói tiếng Anh không nói tiếng Việt. Con đang ở Mỹ, không phải ở Việt Nam. Con có liên hệ với ḍng máu  Việt chỉ v́ bố mẹ!” Vài lần đầu nghe nó nói như vậy tôi nghe thấy chướng tai, nhưng suy nghĩ cho kỹ, tôi thấy nó nói đúng. Từ đó trở đi, tôi không bao giờ nhắc lại chuyện ngày xưa ở Việt Nam tôi như thế này thế nọ nữa. Tôi đă hoàn thành nhiệm vụ giáo huấn con cái của tôi, bây giờ tùy thuộc vào nó quyết định.

Việc giáo huấn về cội nguồn không biết tôi có thành công hay không, nhưng việc huấn luyện về tự túc ăn mặc ngay từ lúc tụi nó c̣n nhỏ, tôi nghĩ tôi không phải lo. Khi  , cũng như ba đứa con khác của chúng tôi bắt đầu lớn, mỗi lần đi đâu xa tôi chỉ đưa cho mỗi đứa một cái xách tay trống, và hẹn mấy giờ phải xong. Chúng nó muốn đem theo quần áo ǵ th́ đem, thiếu th́ ráng chịu. Thiếu món ǵ th́ là một kinh nghiệm học hỏi cho chuyến đi tới.

Tôi biết chắc là tôi đă thành công trong việc huấn luyện chính nó phải lo việc sắp xếp hành lư mỗi khi đi chơi xa v́ khi đến khách sạn ở Hawaii, câu đầu tiên nó nói khi gọi điện thoại về cho tôi là:  Bố à, sao bố lại bỏ thêm một đôi dép vào valise con? Con đă có mang một đôi rồi!”

Nó thật sự đă trưởng thành, có thể tự túc lo cho đời sống. Tôi không cần nhắc nhở ǵ thêm cho nó nữa.

 

Nguyễn Tài Ngọc