Từ giă cơi đời

 

 

 

 

Tưởng nhớ anh Phạm Văn Huy, 1957-2011,

Mất ngày Thứ Năm 13-01-2011

 

Mọi việc xẩy ra chung quanh tôi sáng hôm nay dừng hẳn lại vào đúng 6 giờ 5 phút Thứ Năm 13-01-2011. Người bạn đồng nghiệp tôi quen biết từ lúc chúng tôi đi nhà thờ chung với nhau, Huy, vừa nhắm mắt ĺa đời ở pḥng cấp cứu của nhà thương Kaiser ở Woodland Hills sau hơn hai năm chống cự với căn bệnh ung thư phổi.

Tôi biết Huy ba mươi năm trước đây khi cả hai đi nhà thờ Tin Lành Việt Nam North Hollywood. Lúc ấy Huy sang Mỹ một ḿnh, tôi c̣n độc thân nên rủ Huy về nhà sống chung và giới thiệu Huy vào chung sở làm với tôi. Hơn một năm sau th́ tôi lập gia đ́nh, Huy dọn ra ở riêng và vài năm sau cũng lập gia đ́nh với vợ là Thảo. Huy có ba con: hai con trai 22 tuổi, 17 tuổi, và một cô gái út 15 tuổi. 

Ở Mỹ t́m được một người  nào làm việc ở một hăng trong thời gian lâu dài là cả một sự khó khăn, thế nhưng may mắn cho Huy và tôi, cả hai đều là bạn đồng nghiệp cho đến hơn hai năm nay khi Huy cảm thấy xương sườn đau nhói.  Vào nhà thương khám th́ mới phát giác ra Huy bị ung thư phổi. Thời gian ở Việt Nam Huy có hút thuốc lá vài năm, thế nhưng khi tin nhận Chúa th́ bỏ hẳn thuốc lá. Những tế bào ung thư từ thời gian hút thuốc mấy chục năm trước ấy nằm tiềm tàng trong cơ thể Huy, nay lợi dụng kháng thể yếu đuối th́ bắt đầu bộc phát. Tuy được giải phẫu cắt bỏ những tế bào ung thư, phần cancer chính nằm quá gần tim nên bác sĩ không cắt được mà chỉ trông cậy vào hóa liệu pháp chemotherapy để ngăn chận sự bành trướng. Ngoại trừ những tháng đầu trị liệu bị sụt kư và  tóc, lông mày, lông mi của Huy bị trụi lũi, những tháng sau này tóc Huy mọc trở lại,  dung mạo như người b́nh thường, người ngoài không thể nào biết là Huy bị ung thư. Thật sự sau vài tháng trị liệu, Huy thấy khỏe ra nên trở lại đi làm sáu tháng. Hơn một năm nay, tuy rằng không đi làm nữa v́ sức khỏe giảm sút và bị cơn đau hoành hành, Huy vẫn đi nhà thờ đều đặn và thỉnh thoảng vẫn vào sở. Hai tháng trước đây, lần cuối cùng Huy đến sở vào văn pḥng tôi nói  chuyện, tôi c̣n bông đùa với Huy lấy thêm một cô vợ bé để sinh thêm con v́ càng có con nhiều, về già Huy càng có hy vọng không đứa con này th́ đứa con khác sẽ lo cho ḿnh.

Bạn bè trong sở cũng như tôi đều nghĩ Huy có dịp trốn chạy tử thần v́ bệnh nhân ung thư phổi thường chết trong ṿng 3 đến 6 tháng, trong khi Huy vẫn trông thấy khỏe mạnh sau hơn hai năm triệu chứng ung thư bộc phát. Thế nhưng việc phải đến cuối cùng rồi cũng đến: Thứ Tư đi làm tôi được tin chiều hôm trước vợ Huy phải gọi xe cứu thương đi bệnh viện v́ Huy nghẹt thở. Hai giờ trưa hôm ấy tôi vào thăm Huy ở lầu năm khu pḥng cấp cứu của nhà thương Kaiser. Mặt Huy hốc hác hẳn đi, đeo mặt nạ trợ dưỡng khí. Huy đă vào t́nh trạng tim không hoạt động -heart failure-, tim tuy vẫn đập nhưng không c̣n làm công việc b́nh thường là luân chuyển máu trong cơ thể. V́ thế máu và nước -fluids- tích tụ   tay chân làm bàn chân, cổ chân và hai bàn tay Huy phù to. Fluids cũng tràn vào phổi nên Huy thở rất khó khăn, phải đeo ống trợ giúp dưỡng khí ở mũi, và Huy ho liên hồi. Heart failure nếu chỉ bị tim  bên trái hay phải th́ c̣n cứu chữa, đằng này cả tim Huy không hoạt động nên bác sĩ đoán Huy chỉ có thể sống hai ngày nữa là tối đa.

Mắt Huy mở to, và khi tôi chào Huy, xưng tên, Huy ú ớ trong mồm mà tôi đoán là Huy chào tôi. Tôi đến bắt tay Huy, bàn tay Huy siết chặt bàn tay tôi nên tôi biết là Huy vẫn c̣n tỉnh táo. Thảo, vợ Huy ngồi kế bên, và khi tôi vừa mới nói vài lời khuyên nhủ giữ ǵn nghị lực th́ Thảo ̣a lên khóc. Tôi kề sát vào mặt Huy rồi th́ thào: “Ngọc nè Huy, ráng lên”. Vừa nghe xong, tay Huy bấu chặt lấy tay tôi trong khi mắt Huy, không c̣n hồn vía của một người minh mẫn, mở to trừng trừng nh́n vào tôi. Cái bấu tay siết chặt báo cho tôi biết là Huy đă nhận ra bạn, cộng với đôi con mắt to như hột nhăn nh́n vào một chân trời vô định làm tôi ̣a lên khóc. Bao năm tháng ảo vọng cho bạn ḿnh tranh thủ được sự sống  hôm nay sẽ bị chấm dứt v́ cái chết đă chờ ngay ở ngưỡng cửa. Bao năm tháng gặp nhau ở sở bây giờ sẽ vĩnh viễn đôi bên xa cách. Bao năm tháng Huy tiến bước vững chắc trong đời sống mới ở Hoa Kỳ giờ sẽ thay thế bằng viễn ảnh Huy đi vào một phương trời vô định. Bao năm tháng Huy sum họp với gia đ́nh nhưng bây giờ Huy sẽ ở một phương xa không vợ không con. Bao năm tháng Huy làm tṛn bổn phận của một người chồng người cha đùm bọc, che chở cho vợ  cho con th́ bây giờ chính Huy cần được một Đấng Trên bảo toàn. Bao năm tháng vui cười trong hớn hở bây giờ trong khoảnh khắc thay thế bằng tiếng khóc đau thương không thể nào nguôi lạnh. 

Tôi ở với Huy độ hai giờ rồi đi về nhà v́ có hẹn làm kính mắt cho tôi và cậu con trai. Làm kính xong tôi quay trở lại lúc 7 giờ tối th́ Huy đang nhắm mắt. Trong bóng tối, Thảo ngồi kế bên giường tay nắm tay chồng, khóc mếu máo nói chuyện th́ thào với chồng dù rằng những lời Thảo nói chỉ một chiều không hồi đáp v́ Huy nằm không lay động, và không biết Huy có nghe những lời ấy hay không. Vợ Huy ôn lại chuyện t́nh của hai người, cám ơn Huy lúc nào cũng hy sinh thân ḿnh, kham khổ vất vả lao lực t́m miếng ăn cho con, t́m nơi ở cho vợ, bất cứ chuyện ǵ gia đ́nh cần làm Huy đều quản xuyến. Dứt mỗi câu nói là một tràng khóc ngất. Vĩnh viễn xa vời một người thân th́ có khóc cả tuần cả tháng cũng chưa đủ, huống chi người thân là chồng, và Huy chỉ nhập viện hơn một ngày. Tôi ngồi lặng thinh xem vợ Huy ôm chồng khóc lóc mà ḿnh cũng khóc theo. Vợ chồng lấy nhau thề thốt sống chết có nhau, ăn ở với nhau bao nhiêu năm tháng, t́nh yêu thương thắm thiết vun trồng gần một phần tư thế kỷ chia ngọt sẻ bùi để rồi bây giờ một người theo định luật đào thải của Tạo hóa cất bước ra đi. Biết là chuyện phải đến sẽ xẩy đến, thế nhưng làm sao một người có thể sửa soạn ḿnh như thế nào cho vừa đủ để đối phó với cái ngày oan nghiệt trọng đại cuối cùng xuất hiện ngay trước mặt ḿnh.

Buổi chiều khi nhân viên trong sở lượt kéo nhau đến thăm, Huy vẫn c̣n tỉnh táo. Khi từng người xưng tên, Huy giơ cánh tay lên để ra hiệu muốn bắt tay từng người. Không ai biết nói ǵ hơn là vài chữ “Ráng lên”, “Tôi đây”, “Mong Huy sớm b́nh phục” . Nói làm sao được khi biết bạn ḿnh sắp sửa ra đi, nói làm sao được khi chính mỗi người không ngăn được nước mắt, lệ đổ chan ḥa, không c̣n đầu óc nghĩ ra những ǵ thêm để nói? Buổi tối khi những người trong nhà thờ đến thăm, vẻ đuối sức đă hiện ra trên mặt Huy. Vợ chồng anh Nghĩa, chị Ḥa đến thăm,  chị Ḥa nói : “Huy ơi, chị Ḥa nè”. Chỉ sang anh Nghĩa đứng bên kia giường, chị nói tiếp: “Anh Nghĩa đó, Huy thấy không?. Huy xoay về phía anh Nghĩa đứng, chỉ c̣n đủ sức để gật đầu. Khi một số đông con chiên đến, họ đứng quây quần chung quanh giường Huy. Ông Mục sư cầu nguyện cho ư Chúa được nên, một là cất Huy về với Chúa, hay  hai là chữa cho Huy được lành. Tôi thầm nghĩ ngay cả Chúa Jesus khi bị đóng đinh trên cây Thập Tự , đau đớn  c̣n kêu gào đến Đức Chúa Cha tại sao bỏ ḿnh th́ Huy sau hai năm sống dở chết dở với đau đớn cùng cực và những đêm không ngủ được th́ giải quyết tốt nhất cho Huy là để Huy ra đi để  sự hành hạ cơ thể được chấm dứt.

Huy nằm trong trạng thái mắt nhắm lim dim, không thốt một lời cho đến khi ba đứa con của Huy đến vào lúc gần 9 giờ tối. Hai đứa nhỏ ở nhà chờ anh nó đi học ở đại học UC San Diego đáp chuyến xe lửa về nhà rồi cả ba cùng nhau lái xe đến nhà thương. Nghe tiếng con láo nháo gọi tên ḿnh, Huy mở mắt nh́n các con. Cả mấy giờ đồng hồ Huy không nói, nếu có nói th́ chỉ ú ớ trong mồm  người nghe phải đoán ư Huy muốn nói ǵ, thế nhưng khi ba đứa con tụ họp chung quanh đầu giường khóc gọi bố, Huy mở mắt to, lấy hết sức tàn dặn ḍ con cái. Giọng nói của Huy rất rơ, tất cả người trong pḥng đều nghe. Huy nói vài chữ,   phải ngừng lại rít oxygen trong ống thở để thở rồi mới nói ư kế tiếp:

-Bố biết là bố sắp xa các con nhưng ḷng bố rất thanh thản v́ bố biết bố sắp về với Chúa. Bố đă trông đợi ngày này từ lâu nên các con đừng buồn. Các con ở lại nhớ chăm đi nhà thờ mỗi tuần. Gắng học, ráng ngoan cho mẹ vui. Săn sóc mẹ hộ Bố v́ Bố không c̣n gần mẹ nữa. Bố thương các con.

Nói xong, Huy nhắm mắt để lấy lại sức. Thảo ngả người lên Huy, ôm chồng khóc ngất :

-Anh ơi đừng bỏ em.

Huy mở mắt một lần nữa nh́n vợ ḿnh, nói lớn bằng tiếng Anh: I love you wih all my heart!, rồi lại nằm thiếp đi.

Điều tôi vừa mới chứng kiến thỉnh thoảng tôi đọc trong sách mà bây giờ tôi mới biết đó là thật:  người sắp mất thường lấy hết sức tàn để nói hoặc làm một điều ǵ trước khi chết. Rơ ràng ở đây khi gặp con, Huy thu hết nghị lực bộc nói lời nghe thật rơ mà trước đó hằng giờ Huy chỉ ú ớ người khác nghe không hiểu rơ.

Để lại vợ và các con Huy ở lại có th́ giờ riêng tư với Huy, vào lúc 10 giờ 30 tối, tôi và những người trong nhà thờ lái xe đi về nhà.

Vào sở sáng hôm nay, tôi được tin Huy mất lúc 6 giờ 5 phút. Trong một khoảnh khắc sau khi nghe tin Huy mất, tôi không c̣n màng đến tất cả những việc xẩy ra trong cơi đời này. Tin tức chính trị, thể thao, xă hội...,  nhà cửa, xe cộ, máy móc..., t́nh h́nh quốc gia, quốc tế…, tiền bạc, việc làm, đời sống..., tất cả biến mất khỏi trí óc tôi v́ tâm trạng tôi chỉ chú trọng vào mỗi một việc là một người bạn của tôi không c̣n ở trái đất này. Ai biết Huy cũng đều nói là Huy là người chồng trung thành chỉ biết lo lắng cho vợ, Huy là người cha tốt chăm sóc chu đáo cho con, Huy là người bạn tốt sẵn sàng giúp đỡ mọi người không quản nệ hà. Tôi không biết ở nơi phương trời mới những ǵ sẽ chờ đợi Huy, nhưng tôi biết ở trái đất cũ này, Huy đă thành công đóng góp vai tṛ của ḿnh cho gia đ́nh và cho xă hội, để lại tiếng tốt cho hậu thế.

Vài tháng, vài năm nữa khi đến lượt tôi bước vào cơi phương trời vô định ấy, tôi ước ao ít ra tôi cũng sẽ  cố gắng bắt chước được gương sáng của Huy đă làm trong cơi đời này.

 

Nguyễn Tài Ngọc