Hai bà Trưng

 

 

Hơn một tháng trước đây, t́nh cờ hai người tôi quen biết, anh Lê Hân và cô Liên, cô giáo cũ dậy tôi Pháp văn thời Trung học hiện thời đang ở Úc-Đại-Lợi, cùng một lúc gửi cho tôi tin tức một cuộc thi viết về Hai Bà Trưng của hội Phụ Nữ Việt Úc http://www.avwa.org.au/ . Hai người khuyến khích tôi viết bài gửi tham dự. Tôi đă định bụng sẽ viết thế nhưng khi đọc đến phần tiêu chuẩn để lựa chọn:  tưởng mới lạ, súc tích, tính giáo dục cao, gần gũi với con người văn hoá Việt Nam”, tôi nghĩ măi mà không biết “có tính giáo dục cao” là ǵ, có thể dậy bảo hay truyền lại cho các thế hệ sau tôn vinh Hai Bà Trưng dù rằng có vài dữ kiện lịch sử sai lầm?, và khi đọc đến phần sau: gần gũi với con người văn hoá Việt Nam” th́ nhất định bài viết của tôi sẽ bị đánh sổ toẹt. Thứ nhất là tôi không gần gũi với con người Việt Nam: láng giềng tôi là Mỹ trắng, là người Mỹ gốc Ấn Độ, là người Mỹ gốc Canada, và thứ hai,  tôi cũng chẳng gần văn hóa Việt Nam v́ tôi đang ở Simi Valley, California, thuộc Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Cái văn hóa tôi giao dịch hằng ngày không là văn hoá chùa Một Cột, trống đồng Ngọc Lũ, mà là văn hóa của dân da trắng ăn McDonald’s hamburger, mua sắm bẩy ngày một tuần ở những Shopping Center đẹp mắt.

 

Biết chắc rằng nếu viết, bài viết tôi sẽ bị vất vào thùng rác thế nhưng tôi vẫn viết. Khi viết xong, thay v́ nộp bài cho Hội Phụ Nữ Việt-Úc, tôi sẽ nộp cho cô giáo của tôi. Cô tṛ đă biết nhau nên tôi nghĩ v́ t́nh xưa nghĩa cũ của cô giáo và học tṛ, v́ tế nhị không muốn nói thẳng vào mũi cậu học tṛ   nó viết dở quá e rằng tôi sẽ leo lên cây cà chua gieo ḿnh xuống đất tự tử chết, cô sẽ cho tôi điểm cao hơn tất cả mọi người: 100 điểm trên hai mươi.

 

Phụ nữ đấu tranh trong lịch sử Việt Nam chỉ có ba người nổi tiếng: Hai Bà Trưng, bà Triệu, và… bà vợ ông Trung Tá nào đă tạt át-xít vào ca sĩ Cẩm Nhung. Bà tạt át-xít th́ vào Khám Chí Ḥa trong tích tắc, bà Triệu th́ chống cự tướng Lục Dận của vua nhà Ngô chỉ được sáu tháng rồi bị dẹp, trong khi thời gian xưng vương của Hai Bà Trưng tương đối lâu nhất: ba năm.

 

Nước Việt Nam bị Trung Hoa đô hộ 1000 năm, khởi đầu vào năm 111 trước Thiên Chúa giáng sinh và chấm dứt vào năm 939 khi Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán ở sông Bạch Đằng. Các sử gia đă chia thời gian 1000 năm đô hộ này thành ba thời kỳ Bắc thuộc. Lư do ba thời kỳ v́ trong khoảng 1000 năm có hai lần người Việt Nam nổi dậy dành lại tự trị: lần thứ nhất Hai Bà Trưng xưng vương vào năm 40 đến 43, lần thứ nh́ khi Lư Nam Đế lên ngôi 544 cho đến khi Lư Phật Tử đầu hàng nhà Tùy của Trung Hoa vào năm 602. Quư vị để ư tôi viết rơ nhà Tùy của Trung Hoa. Lư do tôi phải nhấn mạnh như thế v́ ngày xưa Tiểu học học lịch sử, thầy giáo, cô giáo dậy nước Việt Nam bị Tầu đô hộ 1000 năm, thế nhưng thầy giáo, cô giáo th́ biết nhà Đường, nhà Minh, nhà Hán, nhà Ngô, nhà Tần…là những đời vua bên Tầu, c̣n học tṛ đần độn như tôi th́ chả đứa nào biết, cứ nghĩ những tên ấy là tên Việt Nam, nên càng học lại càng hoang mang vô bờ bến không biết đâu là Tầu, đâu là Việt. Đây là một khuyết điểm tôi đề nghị Bộ Giáo Dục nên sửa đổi khi dậy lịch sử Việt Nam cho các em cấp Tiểu học. Thay v́ dùng tên nhà Đường, nhà Minh, nhà Hán…, các em sẽ nhầm lẫn tưởng là tên người Việt, th́ nên dùng tên người Hoa rơ ràng để các em biết ngay là ta bị Trung Hoa đô hộ. Tôi viết một thí dụ đơn giản sách lịch sử chúng ta nên dùng như sau đây: “Năm Canh Tuất, vua Dzành Xếng Sáng triệu tập quân sư của ḿnh là Châu Kiệt Quay và Lục Sáng Coóng. Ba người đồng ư gửi hai tướng  Phùng Xám Xuyến và Xây Ửng Thiều đến Chợ Lớn mở tiệm dim-sum…”

 

Tiểu sử của Hai Bà Trưng th́ sách vở hay trên Internet chỗ nào cũng có, tôi viết lại dài đến đâu cũng bằng thừa. Ngày xưa đi học, tôi gan dạ nhiều tối không chịu học trước với hy vọng hôm sau số ḿnh may sẽ không bị thầy giáo gọi lên trả bài. Không thuộc bài th́ sẽ bị đúp zê-rô mà tôi c̣n không sợ chẳng chịu học th́ huống ǵ  bây giờ đi làm  thoải mái vô tư, ở sở Mỹ ông chủ có bắt ḿnh lên trả bài về Hai Bà Trưng đâu mà viết chi tiết làm ǵ, nhớ chỉ mệt óc?

 

Hai Bà Trưng là hai chị em, Trưng Trắc và Trưng Nhị. Khi c̣n bé tôi đă có thắc mắc là tại sao không gọi Trưng Nhất, Trưng Nhị, th́ bây giờ lớn lên, theo Wikipedia Tiếng Việt, câu hỏi của tôi cũng không đến nỗi ngu xuẩn lắm. Theo Phó giáo sư Nguyễn Khắc Thuần trong sách Danh tướng Việt Nam th́ tên của hai bà có nguồn gốc từ nghề dệt lụa truyền thống của Việt Nam. Ngày xưa nuôi tằm, tổ kén tốt người ta gọi là "kén chắc", tổ kén kém hơn người ta  gọi là "kén nh́". Trứng ngài tốt gọi là "trứng chắc", trứng ngài kém hơn gọi là "trứng nh́". Do đó, tên hai bà có lẽ  rất giản dị là Trứng Chắc và Trứng Nh́, phiên theo tiếng Hán th́ gọi là Trưng Trắc và Trưng Nhị. http://vi.wikipedia.org/wiki/Hai_B%C3%A0_Tr%C6%B0ng.

 

Hai bà sinh ở huyện Mê Linh. Người nào c̣n nhớ tượng Hai Bà Trưng ở công trường Mê Linh gần Bến Bạch Đằng dưới thời Ngô Đ́nh Diệm, rồi nhanh nhẩu đoảng vội đoán Mê Linh ở SàiG̣n  th́ nên cần lấy hẹn đi bác sĩ Tâm thần gấp. Mê Linh ở Phong Châu, Hà Nội. (Tượng Hai Bà Trưng sau này bị giật sập, thay thế bằng tượng Trần Hưng Đạo, v́ dân chúng nghĩ vợ ông Ngô Đ́nh Nhu, bà Trần Lệ Xuân, cho tạc tượng Hai Bà Trưng nhưng đầu tượng thật sự là gương mặt của hai mẹ con bà ta). Trưng Trắc là vợ của Thi Sách, Lạc tướng huyện Chu Diên. Thi Sách chống đối  sự cai trị tàn bạo của Thái Thú Tô Định nên bị Tô Định giết để trấn áp tinh thần người Việt.

 

Tháng 2, năm Canh Tư (40), muốn trả thù chồng bị giết, Trưng Trắc cùng với em gái là Trưng Nhị dấy binh, lấy được 65 thành ở Lĩnh Nam. Trưng Trắc tự lập làm vua, xưng là Trưng Nữ Vương. Hai năm sau, nhà Hán sai tướng Mă Viện đem quân dẹp loạn. Năm Quư Măo (43), Hai Bà Trưng không chống cự lại được với quân nhà Hán v́ thế cô, tử trận. Mă Viện, sau khi chiến thắng, cho dựng một cột đồng làm giới hạn cuối cùng của nhà Hán và khắc lên đó ḍng chữ thề: "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt (Cột đồng gẫy th́ nước Giao Chỉ sẽ bị tiêu diệt)".

 

Học lịch sử ở Tiểu học hay Trung học, khi nói về cái chết của Hai bà Trưng và bà Triệu th́ bất cứ sách giáo khoa nào, ngay cả Việt Nam Văn Học Sử Lược của Trần Trọng Kim, cũng đều nói hai bà không chống cự lại địch quân nên gieo ḿnh xuống sông tự tử (trường hợp của Hai Bà Trưng là gieo ḿnh xuống sông Hát). Tôi muốn khuyến cáo cho các độc giả biết là sách lịch sử Việt Nam của ta về thời đại Bắc thuộc đều do Bắc Kỳ viết, mà Bắc Kỳ viết th́ cần đưa ra Hàn Lâm Viện Ḷ Heo Chánh Hưng mổ xẻ. Địch quân dồn ép ḿnh vào đường cùng, không bắt được ḿnh, rồi lúc nào cũng có con sông mầu nhiệm xuất hiện không biết ở đâu ra để ḿnh nhẩy xuống tự vẫn? Chính tay ḿnh giết ḿnh, bảo toàn danh dự,  chứ giặc không thể nào đụng đến ḿnh? Một tuyên truyền quá ấu trĩ, vô lư hết sức. Nếu tự vẫn th́ tại sao không dùng những phương pháp khác như dùng đao gươm kết liễu cuộc đời, uống thuốc giết chuột, kamikaze kiểu  phi công Nhật lái máy bay đâm đầu xuống tầu chiến, hay ăn hai mươi cục xí mụi không uống nước…? Ngược lại với sách Việt, các sử Tầu đều ghi Mă Viện bắt và giết chết Hai Bà Trưng. Có sách c̣n nói Mă Viện chặt đầu, đem thủ cấp hai người về Trung Hoa v́ đây là một tục lệ đánh nhau thời xa xưa.

 

Bổn phận của người viết sử là ghi chép sự việc xẩy ra một cách trung thực, không thêu dệt. Năm 40, tôi cam đoan là không có Thông Tấn Xă Reuters, không có Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA, không có Đài Truyền H́nh Việt Nam Băng Tần Số 9… để ghi lại những sự việc đă xẩy ra trong lịch sử. V́ vậy, nếu không biết Hai Bà Trưng chết như thế nào th́ ta cứ tường tŕnh như thế, cần ǵ phải thêm mắm thêm muối? Việc chết v́ tự vẫn hay bị chặt đầu không thành vấn đề. Cái quan trọng là một người khi đọc lịch sử thấy được ư chí quật cường của người đàn bà Việt Nam nổi dậy chống đối bạo tàn, đem an b́nh tự do đến người đồng hương mà không sợ tính mạng ḿnh bị nguy hại.

 

Trong lời khuyến khích độc giả gửi bài,  hội Phụ Nữ Việt Nam Úc Châu than phiền là cả thế giới biết về  Jeanne d’Arc (Joan of Arc), một gái dân 17 tuổi đă giúp nước Pháp đánh đuổi giặc ngoại xâm Anh, nhưng quá ít người biết đến Hai Trưng của chúng ta: Với mong muốn được thế giới biết đến đức độ tài năng lănh đạo của Hai Bà Trưng, chúng tôi, Hội Phụ Nữ Việt Úc tổ chức một cuộc thi đặc biệt nói về Hai ”. Tôi không hiểu tổ chức một cuộc thi viết bằng tiếng Việt th́ làm sao thế giới -không ai biết đọc tiếng Việt- có thể biết đến Hai Bà Trưng? Bây giờ nói thí dụ nhờ  một phép nhiệm mầu nào ông Đạo Dừa ban cho cả thế giới đọc được tiếng Việt, chẳng lẽ nhờ thần giao cách cảm nên họ t́m ngay được đến website của hội phụ nữ Úc-Đại-Lợi đọc để t́m hiểu về Hai Bà? Thật là một huyền bí của đời sống! 

 

Viết về Hai Bà Trưng với hy vọng cho thế giới biết như biết Jeanne d’Arc th́ giống như viết chuyện khoa học giả tưởng Việt Nam chế tạo phi thuyền phóng lên mặt trăng. Chuyện Hai Bà Trưng xẩy ra gần 1400 năm trước Jeanne d’Arc, lịch sử không ghi chép chi tiết tỏ tường như chuyện Jeanne d’Arc. Khác với Hai Bà Trưng lớn tuổi chín chắn, Jeanne d’Arc chỉ là một cô bé 17 tuổi. Khác với bà Trưng ḍng dơi quan liêu giầu có, Jeanne d’Arc chỉ là một cô gái nhà nông chỉ huy quân đội Pháp chiến thắng Anh Quốc trong trận chiến 100-năm giữa hai quốc gia. Khác với lịch sử Việt Nam mơ hồ bịa đặt Hai Bà Trưng nhẩy xuống sông tự tử, sử gia Pháp tường tŕnh sự thiêu sống Jeanne d’Arc không thêm bớt làm người đọc rung động tâm ḷng, thương cho một cô gái trẻ tuổi gan dạ đă bị người Anh hành quyết, nêu cao sự bất khuất của dân Pháp quyết một ḷng chống cự ngoại xâm.

 

Cho dù lịch sử đă xẩy ra như thế nào đi chăng nữa, dân tộc tính của mỗi quốc gia lúc nào cũng muốn cho thế giới hănh diện về người nước ḿnh, và trong trường hợp Hai bà Trưng của chúng ta, hănh diện về đàn bà Việt Nam. Cái khó là không chỉ v́ một lời nói suông, một câu chuyện xưa, mà người khác kính trọng hay hănh diện v́ ḿnh. Cả hai yếu tố ấy cần ḿnh chứng tỏ là ḿnh có khả năng thực hiện chuyện khác thường trong hiện tại và tương lai, không phải chỉ trong quá khứ.  Không ai có thể phủ nhận nền văn minh quá tiên tiến của người Cam-Bốt vào thế kỷ thứ 12 khi họ xây Đế Thiên Đế Thích. Không ai có thể phủ nhận tài lănh đạo xuất chúng của Thiết Mộc Chân Thành Cát Tư Hăn đă đưa Mông Cổ lên bá chủ Á Châu vào năm 1200. Không ai có thể phủ nhận trong cả ngh́n năm, đế quốc La Mă đưa quân đánh đâu thắng đó, thống trị thế giới. Thế nhưng tất cả đă xẩy ra trong quá khứ. Ư-Đại-Lợi, và nhất là Cam Bốt, Mông Cổ, bây giờ xuống dốc thảm hại so với thời kỳ huy hoàng trong lịch sử của họ. Hăy quên đi ảo vọng, cố khăng khăng nhớ lại một kỷ niệm huy hoàng rồi không làm ǵ trong cuộc sống thực tại để tiếp tục truyền thống hào hùng. Hai Bà Trưng đă cho chúng ta thấy ư chí quật cường của người đàn bà Việt Nam nổi dậy chống đối không sợ áp lực th́ chúng ta phải tiếp tục vun trồng cho các phụ nữ Việt Nam bây giờ noi gương và theo đuổi ư chí của Hai Bà. Thế nhưng phụ nữ Việt Nam không thể nào thành công nếu không có phương tiện; để ư là sự khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thành công một phần là v́ Hai Bà tài giỏi, nhưng phần khác là v́ Hai Bà đă có phương tiện: ḍng dơi quan liêu, có thế lực, và giầu có, ba yếu tố giúp cho cuộc dấy binh đỡ khó khăn.

 

Quốc gia Hoa Kỳ hưng thịnh một phần cũng là nhờ sự đóng góp của phụ nữ. Đàn bà có mặt trong tất cả các lănh vực của đời sống: giáo dục, y khoa, xă hội, quân đội, chính trị, kinh tế. Theo bản tin của tờ New York Times số ra ngày 19 Tháng 9 năm nay, lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, vào khóa học 2008-2009, 50.4% số người đạt bằng Tiến Sĩ (Doctor) là phụ nữ. Nói về bằng Thạc Sĩ (Master) th́ đàn ông Mỹ đă thua xa: phụ nữ Hoa Kỳ chiếm 60%. http://www.nytimes.com/2010/09/20/education/20iht-educBriefs20.html

 

Phụ nữ Việt Nam không thể nào thành công nếu không được đảm bảo môi trường cạnh tranh như ở Hoa Kỳ. Do đó, quốc gia cần ban phát luật pháp bảo vệ nữ quyền b́nh đẳng như nam quyền, và tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ tiến thân ở học đường cũng như nơi làm việc. Phái nữ cần đuợc luật pháp bảo vệ khi bị phái nam đàn áp bất hợp pháp: từ đời sống hôn nhân trong gia đ́nh đến sinh sống trong xă hội. Ngày nào nước Việt Nam c̣n xem phụ nữ là những người làm nghề đầy tớ, chỉ nên ở nhà lo nấu ăn và giặt quần áo cho chồng con, không nâng cao đời sống dân nghèo để phụ nữ phải bán ḿnh kiếm sống, ngày đó chúng ta càng nên quên chuyện Hai Bà Trưng, dù thấp cổ bé miệng, dù phải hy sinh tính mạng, quyết  phất cờ khởi nghĩa chống bạo tàn, chống áp bức, đem tự do đến cho khắp muôn người dân Việt.     

 

Nguyễn Tài Ngọc