The First Amendment – Đạo luật Bổ túc Thứ Nhất

 

 

 

Quốc hội sẽ không tạo luật quư trọng một cơ sở tôn giáo, hay cấm đoán tự do tín ngưỡng, ngăn chận tự do ngôn luận hay thông tin, hay quyền tự do biểu t́nh trong ôn ḥa, và kiến nghị chính phủ sửa chữa những điều khiếu nại.

 

(Congress shall make no law respecting an establishment of religion, or prohibiting the free exercise thereof; or abridging the freedom of speech, or of the press; or the right of the people peaceably to assemble, and to petition the Government for a redress of grievances).

 

Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ với số phiếu gần đồng nhất 8 trên 1 vào ngày Thứ Năm 3 tháng 3 năm 2011 trong vụ án thưa kiện giữa Snyder và Phelps, xử phần thắng về ông Phelps: Đạo luật Bổ túc Thứ Nhất trong Hiến pháp Hoa Kỳ bảo vệ quyền biểu t́nh chống đối của một nhà thờ quá khích tại các tang lễ quân đội, cho dù là hội viên của nhà thờ ông Phelps có chửi mắng, thóa mạ, dùng lời lẽ độc ác  làm tự ái của gia đ́nh Snyder bị tổn thương trong lúc tang gia bối rối.

 

Vợ chồng ông Albert Snyder có một người con trai 20 tuổi, Binh Nhất Matthew Snyder đi lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ tử trận ở Iraq vào ngày 3 tháng 3 năm 2006. Tử thi của Matthew được quân đội mang trở về Mỹ, và gia đ́nh ông Albert tổ chức lễ an táng cho người con trai vào ngày 10 tháng 3 năm 2006 tại Westminster, tiểu bang Maryland.

 

Westboro Baptist Church là một nhà thờ độc lập không giáo phái  do ông Fred Phelps sáng lập ở Topeka, Kansas (tuy rằng tên nhà thờ này có chữ “Baptist”, hội Thánh Baptist Hoa Kỳ tuyên bố hoàn toàn không liên hệ ǵ đến nhà thờ ông Phelps). Tổng số hội viên của nhà thờ là 71 người, phần đông là người trong gia đ́nh của ông Phelps. Nhà thờ này có quan điểm cực kỳ quá khích, chống đồng tính luyến ái, và thường tổ chức biểu t́nh để gây tiếng vang cho nhà thờ họ. Quan điểm của nhà thờ này là chính Đức Chúa Trời giết lính Mỹ ở Iraq và A-Phú-Hăn để trừng phạt quốc gia Hoa Kỳ đă nhượng bộ cho những người đồng tính luyến ái, và nhất là cho phép những người này tham gia vào nghĩa vụ quân sự. Gần đây, gia đ́nh ông Phelps và vài hội viên nhà thờ áp dụng chiến thuật đi đến biểu t́nh ở nhà những gia đ́nh có người thân là lính chết trận ở Iraq hay A-Phú-Hăn. Westboro Baptist Church chọn đến quấy nhiễu đám tang của Matthew Snyder. Ông Phelps và hội viên của nhà thờ đến tận nơi biểu t́nh, hô hào chống đồng tính luyến ái, chống chính quyền Hoa Kỳ, chống Công Giáo, mang những biểu ngữ như: “Đức Chúa Trời ghét anh”, “Anh sẽ xuống địa ngục”, “Cám ơn Chúa cho lính bị chết”, “Cám ơn Chúa v́ ngày 9/11”….  

 

Westboro Baptist Church cũng đăng tải một bài viết trên mạng lưới của họ, cho rằng vợ chồng ông Albert nuôi con Matthew để rồi cho ma quỷ, “dậy Matthew phản nghịch Đấng Tạo Hóa, dậy Matthew ủng hộ một tổ chức ấu dâm (pedophile) lớn nhất trong lịch sử thế giới, hội đoàn Công giáo La Mă dị quái”, và “dậy Matthew thờ thần tượng”.

 

Ngày 5 Tháng 6 năm 2006 và 23 tháng 2 năm 2007, ông Snyder nộp đơn ở ṭa án Tiểu bang Maryland thưa Fred Phelps,  hai con gái Phelps, một người ẩn danh, và nhà thờ Westboro Baptist một tội làm tổn hại thanh danh, hai tội xâm phạm đời tư cá nhân, và một tội cố ư gây đau khổ tinh thần đến người khác.

 

Ngày 31 tháng 10 năm 2007, bồi thẩm đoàn xử các bị can phải bồi thường cho ông Snyder $10.9 triệu đô-la, và sau này ngày 4 tháng 2 năm 2008, một ṭa khác giảm tiền bồi thường từ $10.9 triệu xuống c̣n một nửa, 5 triệu. Phelps chống án, viện cớ Đạo Luật Bổ Túc Thứ Nhất (First Amendment) bảo đảm quyền tự do ngôn luận và biểu t́nh.

 

Ngày 24 tháng 9 năm 2008, Ṭa Kháng Án Liên Bang vùng 4 tuyên bố tuy rằng những biển biểu ngữ và lời hô hào của nhà thờ Westboro gây mích ḷng, thế nhưng quyền bày tỏ ư kiến này được Hiến Pháp Hoa Kỳ bảo vệ v́ đó là những lời tranh luận bàn căi về một vấn đề liên quan đến quốc gia. V́ thế, quyết định của ṭa dưới bị đảo ngược, Phelps không phải trả một đồng tiền bồi thường nào. Lần này th́ đến phiên Snyder chống án đến Tối Cao Pháp Viện.

 

Mỗi một năm v́ th́ giờ giới hạn, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ duyệt tŕnh trên giấy tờ khoảng 50 đến 60 vụ kháng án, và  chỉ nhận nghe xử khoảng 60 đến 75 vụ. Con số này chỉ là 1% đến 2% tổng số kháng án hàng năm (98%  đến 99% phần c̣n lại Tối Cao Pháp Viện không đụng đến, có nghĩa là ṭa dưới xử sao th́ quyết định giữ yên như vậy). Lư do Tối Cao Pháp Viện chấp nhận nghe trường hợp này v́ vụ án hơi phức tạp: Dân chúng có quyền biểu t́nh nơi công cộng, thế nhưng ở đây cuộc biểu t́nh của nhà thờ ông Phelps nhắm vào một đám tang riêng tư gia đ́nh. Nếu họ biểu t́nh ở Ngũ Giác Đài hay Quốc Hội th́ ai cũng đồng ư là nhà thờ ông Phelps có quyền mang biểu ngữ độc hại  đến đâu cũng được. Luật sư của ông Albert bàn căi là Ṭa dưới đă xử ông Phelps phải đền cho thân chủ ông ta $5 triệu là đúng v́ ông Albert là người dân thường, không phải là người có tăm tiếng, và cuộc biểu t́nh nhắm vào một tang lễ tư nhân.

 

Vào ngày 3 tháng 3 năm 2011, Tối Cao Pháp Viện đồng ư với Ṭa Kháng Án Liên Bang vùng 4, kết luận cuộc biểu t́nh này bày tỏ ư kiến phản đối một vấn đề quốc gia, hơn là  chỉ đặc biệt chú trọng vào một cá nhân. Trong quyết định  8 trên 1, Tối Cao Pháp Viện xác định nhà thờ Westboro và ông Phelps có quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ ư kiến, tự do biểu t́nh ôn ḥa  ở các đám tang. Quyết định của Ṭa án dưới bồi thường ông Snyder 5 triệu đô-la dựa trên luật của Tiểu bang Maryland cấm hành động cố ư gây đau khổ tinh thần cho người khác, thế nhưng luật Tiểu bang không thể nào qua mặt được luật Liên bang, tức là Hiến Pháp Hoa kỳ. Đạo luật Bổ túc Thứ Nhất  -The First Amendment-  bảo đảm người dân có quyền phát biểu ư kiến, có quyền biểu t́nh.

 

Tuy rằng Tối Cao Pháp Viện thấu hiểu nỗi căm phẫn và tức giận của gia đ́nh người lính tử trận v́ nhà thờ Westboro đă cố t́nh gây ra nỗi thống khổ tinh thần cho họ, nhà thờ Westboro có quyền biểu t́nh. Hội viên nhà thờ đă tuân theo pháp luật: ôn ḥa, vâng theo mệnh lệnh, quy định của cảnh sát, và đứng ở phần đuờng phố công cộng. Người khác có thể không thích, nhưng nhà thờ Westboro chỉ bày tỏ ư kiến của họ là đạo đức của quốc gia Hoa Kỳ trên đường suy đồi. Rất có thể nhiều người Mỹ cũng đồng ư với quan điểm của nhà thờ Westboro. Tối Cao Pháp Viện kết luận là “Lời nói có sức mạnh vô biên. Lời nói có thể khuấy động dân chúng, có thể làm cho người ta vui hay buồn rầu như trong trường hợp này. Thế nhưng không phải một người đau khổ v́ lời nói nhục mạ của người khác mà Ṭa phạt người nói được. Ṭa phải bảo vệ Hiến Pháp, bảo vệ lời nói, ư kiến về một vấn đề của quốc gia -cho dù có độc hại đến đâu-  để bảo đảm cho dân chúng ai cũng có quyền bày tỏ ư kiến của ḿnh”.

 

Người ta chửi nơi đám tang con ḿnh, ḿnh không làm ǵ được, thế mà Tối Cao Pháp Viện c̣n xử ông Albert phải trả cho ông Phelps $16,000 đô-la tiền phí tổn luật sư!

 

Đó là chuyện xẩy ra ở Mỹ. Cùng một ngày tin tức đăng một chuyện về tự do ngôn luận ở bên Pháp, nhưng kết cục th́ lại trái hẳn với bên Mỹ:

 

John Galliano, 50 tuổi, người Anh là giám đốc thiết kế cho Christian Dior từ năm 1997. Ông ta rất nổi tiếng trong thế giới thời trang. Thứ Sáu vừa rồi, theo lời thưa của hai người, cảnh sát bắt Galliano về tội chửi rủa dân Do Thái trước công chúng. Cũng cùng ngày đó một video ngắn vài phút được phổ biến khắp mạng lưới cho thấy chính Galliano ngồi ở một quán cà-phê ở Paris, chửi rủa dân Do Thái với một vài người đàn bà Ư Đại Lợi gốc Do Thái. Trong video Galliano hét “Những người như tụi bay đáng chết”, “Bố mẹ, ông bà tụi bay đáng cho ngửi hơi gas chết”, và “I love Hitler!”. Christian Dior tuyên bố sa thải Galliano và không muốn dính dáng ǵ đến ông ta nữa. Nhưng đấy không phải là h́nh phạt duy nhất: chính phủ Pháp ra lệnh truy tố Galliano đă dùng lời lẽ “xúc phạm chủng tộc” với h́nh phạt có thể là sáu tháng tù và 22,500 Euro.

 

John Galliano không phải là người tiếng tăm duy nhất bị chính quyền Pháp phạt về tội phát ngôn có hại đến người khác. Brigitte Bardot, cô tài tử Pháp nổi tiếng thế giới, vào tháng 12 năm 2006 viết một lá thơ cho Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ, lúc bấy giờ là Nicholas Sarkozy (lá thư này cũng đăng tải trên website của bà ta), than phiền cay đắng về cách thức dân Hồi giết súc vật vào ngày lễ Eid al-Adha của Hồi giáo. Bà ta nói “không c̣n kiên nhẫn giữ yên lặng để số dân này xỏ mũi ḿnh đi theo, phá hoại dân Pháp, hủy hoại nước Pháp theo phong tục của họ”. Ngày 3 tháng 8 năm 2006, bà bị một ṭa án Paris xử Phạt  15,000 Euro về tội “kích động căm thù chủng tộc”.

 

Đây không phải là lần thứ nhất Brigitte Bardot bị ṭa xử phạt, mà là lần thứ năm. Năm 1997 bà ta bị phạt khi bày tỏ ư kiến của ḿnh trong báo Le Figaro. Năm sau đó , bà ta bị phạt khi than phiền số nhà thờ Hồi giáo càng ngày càng xây nhiều thêm trong khi “chuông nhà thờ Pháp ngày càng yên lặng”.

 

Năm 1999, trong quyển sách “Le Carre de Pluton” (Công trường Pluto), bà ta lại than phiền cách thức người Hồi giết dê, và bị phạt 30,000 francs.

 

Năm 2001, bà ta viết một lá thư tựa đề “Thư gửi cho một nước Pháp đă mất”. Trong đó, bà than phiền “…quốc gia tôi, nước Pháp quê hương tôi một lần nữa đang bị một số quá đông ngoại kiều xâm lăng, đặc biệt là dân Hồi.”

 

Trong quyển sách “Một tiếng hét trong lặng thinh”, Brigitte Bardot cảnh cáo nước Pháp đang bị Hồi hóa, bày tỏ ư kiến của ḿnh về dân Hồi: “Trong ṿng hai mươi năm qua, một xă hội bí mật, nguy hiểm xâm nhập đất nước chúng ta. Không những xă hội này không chịu thích hóa với luật lệ và phong tục của nước ta mà theo thời gian sẽ bắt buộc chúng ta theo phong tục của họ”.  Bà ta bị ṭa Paris phạt 5,000 Euro, cũng về tội kích động căm thù chủng tộc.

 

Hai vấn đề tương tự như nhau:  hai quan điểm bày tỏ ư kiến riêng của người dân về vấn đề chung liên quan đến quốc gia. Một người ở Mỹ có thể nói là ông Phelps và nhà thờ Westboro của ông ta có tội v́ đă dùng lời lẽ nhục mạ người khác, và một người ở Pháp có thể nghĩ là bà Brigitte Bardot đúng khi quan tâm đến số người Hồi đang hủy hoại nước Pháp*. Thế nhưng quyết định ṭa án của hai nơi hoàn toàn trái ngược với ư một người có thể nghĩ**.

 

Điểm quan trọng ở đây là Ṭa án cả hai quốc gia đều xử  vụ án dựa trên hiến pháp quốc gia. Quan trọng hơn nữa, hiến pháp quốc gia là do chính dân chúng thành lập, qua vai tṛ của dân biểu hay nghị sĩ do dân bầu lên. Nếu chúng ta không thích luật này hay luật kia, chúng ta có thể cổ vơ, hô hào người đồng hương đổi luật, chọn những dân biểu nghị sĩ có cùng ư nghĩ với ḿnh để khi đắc cử vào Quốc hội, họ sẽ đổi luật. Đây là một quyền lợi, hay nói đúng hơn nữa, một diễm phúc mà chúng ta, những người Việt ở các nước tự do như Úc, Anh, Canada, Pháp, Mỹ, Đức, Thụy Sĩ, Bỉ, Nhật…được may mắn hưởng thụ mà v́ quen với đời sống tự do, nhiều lúc chúng ta không nghĩ đến. 

 

Đă một lần chúng ta đă quyết đổi mạng để đến một bờ bến tự do. V́ thế mỗi người trong chúng ta ai nấy cũng nên đóng góp phần của ḿnh giúp cho quê hương thứ hai được trường tồn để con cháu ḿnh không phải đối diện với một quyết định sống c̣n như ḿnh đă từng phải đối diện hơn 35 năm trước.

 

Nguyễn Tài Ngọc

March 2011

 

 

*Ở Mỹ mỗi mười năm khi làm thống kê dân số, chính phủ hỏi rất cặn kẽ chi tiết ḿnh người gốc nước nào, đẹp gái con nhà giầu học giỏi hay xấu trai con nhà nghèo học dở, một tháng 30 ngày th́ vợ bỏ đói ḿnh mấy ngày, ḿnh đi massage có mang vợ theo hay là không…, do đó họ biết đích xác bao nhiêu người Mỹ trắng, bao nhiêu người da đen, bao nhiêu người gốc Mễ, bao nhiêu người Việt từ Rạch Giá hay Bạc Liêu ở nước Mỹ. Trái lại,  luật pháp nước Pháp cấm hỏi nguồn gốc công dân khi làm thống kê dân số. Do đó không ai có thể biết chính xác bao nhiêu người Hồi ở Pháp. Tôi có đọc một bản tin trong báo TIME một năm trước đây ước lượng số người Hồi ở Pháp là sáu triệu người.

 

 

**Một trong những biểu ngữ hội viên nhà thờ Westboro mang khi đi biểu t́nh là “God Hates Fags” (Chúa ghét người đồng tính luyến ái). Ở Mỹ quyền bày tỏ ư kiến này được The First Amendment bảo vệ, trong khi ở Pháp sẽ là một h́nh tội v́ vào tháng 12 năm 2004, Quốc Hội Pháp tu bổ hiến pháp quy định ai phê b́nh hay hung bạo với một người khác chỉ v́ họ là người đồng tính luyến ái th́ sẽ bị phạt tội. 

 

 

Tài liệu tham khảo:

Associated Press

 

http://www.citmedialaw.org/threats/snyder-v-phelps

http://en.wikipedia.org/wiki/Fred_Phelps

http://news.yahoo.com/s/ap/20110302/ap_en_ot/eu_france_galliano

http://www.dailymail.co.uk/tvshowbiz/article-1023969/Brigitte-Bardot-fined-12-000-racial-hatred-claiming-Muslims-destroying-France.html#ixzz1FmhDOWWz

http://www.papillonsartpalace.com/brigitte.htm

http://en.wikipedia.org/wiki/Freedom_of_speech_by_country

http://www.constitution.org/constit_.htm