Dollar mất giá?

 

 

Báo New York Times tuần vừa rồi có một bản tin nói về người ở Việt Nam tích trữ đồng dollar v́ đối với họ, đó là phương pháp hữu hiệu nhất chống lại nạn lạm phát:

 

http://www.nytimes.com/2010/07/09/business/global/09dong.html?_r=1

 

Dân chúng và hầu hết các dịch vụ thương mại trong nước, khách sạn chẳng hạn, định giá và trả tiền bằng dollar, không phải bằng đồng Việt Nam. Ai cũng muốn giữ đồng dollar nên các nhà kinh tế học khuyến cáo trong những tuần lễ sắp tới, ngân hàng nhà nước Việt Nam có thể thiếu hụt đồng dollar. Thế giới dùng dollar hay Euro để trả tiền mua nhu yếu phẩm cho nước ḿnh, trong trường hợp Việt Nam th́ nhập cảng máy móc, dầu xăng….Chính phủ nào không có dollar trả tiền th́ sẽ chẳng có nước khác bán hàng hóa cho.

 

Tin tức này làm tôi liên tưởng đến đồng dollar. Gần đây đồng dollar suy thoái so với những đơn vị tiền tệ chính yếu khác trên thế giới như Euro, Bảng Anh, Yen Nhật Bản, Dollar Canada và Úc-Đại-Lợi. Tiền nợ của Hoa Kỳ lên đến 13,100 ngh́n tỷ dollars. Chia số tiền này cho 309 triệu dân Mỹ,  mỗi đầu người thiếu cho cái nợ quốc gia là gần 43,000 dollars.

 

 http://www.usdebtclock.org/

 

Thiếu nợ nhiều như thế th́ một ngày nào đó chắc chắn nước Mỹ sẽ sập tiệm không trả nợ được? Đồng dollar đến một ngày nào sẽ mất giá như đồng Việt Nam?

 

Kinh tế rất khó hiểu, khó hiểu c̣n hơn đầu óc phụ nữ. Tôi muốn đơn giản hóa bằng thí dụ sau đây:

 

Trong một quốc gia chỉ có 5 dollars, người dân sản xuất 5 cái bàn:

-5 cái bàn,  5 dollars. Chia $5 cho  5 cái bàn  = $1 dollar. Do đó mỗi cái bàn giá   1 dollar.

 

Nếu chính phủ in thêm tiền, tung ra thị trường thêm 5 dollars nhưng mức độ sản xuất không thay đổi (đây là một yếu tố tạo ra lạm phát  vật giá sẽ gia tăng):

-10 dollars , 5 cái bàn. Chia  $10 cho 5 cái bàn = $2 dollar. Giá mỗi cái bàn bây giờ là hai dollars, thay v́ một dollar.

 

Nếu mức độ sản xuất gia tăng thêm 5 cái bàn, chính phủ không in thêm tiền th́ ảnh hưởng ngược lại, đời sống mọi người sẽ phong phú hơn v́ vật giá giảm thiểu:

-5 dollars, 10 cái bàn. Chia $5 cho 10 cái bàn = 50 cents. Giá mỗi cái bàn là 50 cents, thay v́ một dollar.

 

Quốc gia nào sản xuất nhiều th́ dân nước ấy sung túc. V́ thế rất dễ hiểu là mười quốc gia sau đây đời sống dân chúng phong phú v́ tổng số lượng hàng hóa và dịch vụ hàng năm đứng hàng đầu thế giới (xác suất của International Monetary Fund, 2009, theo triệu dollars):

 

http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_GDP_(nominal)

1.  Hoa Kỳ                                $14,256,275

2.  Nhật Bản                            $5,068,059

3.  Trung Hoa                           $4,908,982

4.  Đức                                     $3,352,742

5.  Pháp                                   $2,675,951

6.  Anh                                    $2,183,607

7.  Ư-Đai-Lợi                           $2,118,264

8.  Ba-Tây                                $1,574,039

9.  Tây-Ban-Nha                      $1,464,040

10.     Gia-Nă-Đại                      $1,336,427

(Việt Nam đứng hàng thứ 57 với $92,439)

 

 

Trong khi Việt Nam lo gói bánh chưng, bánh dầy th́ nước Mỹ chú trọng sản xuất về ngành kỹ thuật như xe hơi, máy bay, đủ loại máy móc…. Sau Đệ Nhị Thế Chiến, nước Mỹ lại càng phong phú hơn về phương diện nhân trí v́ một số lớn khoa học gia, kỹ thuật gia của Âu Châu sang định cư ở Hoa Kỳ. Sản phẩm Mỹ được khắp quốc gia trên thế giới ưa chuộng và mua dùng. Mua sản phẩm Mỹ th́ phải trả bằng tiền dollar Mỹ. Nước Việt Nam muốn mua máy cày John Deer của Mỹ để khai thác ruộng lúa mà trả bằng tiền Việt Nam th́ mấy con ḅ phải cày 30 đời ông con cháu chắt của nó Việt Nam cũng không mua được. Phải trả bằng dollar. Do đó các quốc gia trên thế giới tích trữ đồng dollar. Buôn bán với nước Mỹ cần dollar, các nước trên thế giới buôn bán với nhau cũng trả tiền bằng dollar hay Euro. Thí dụ như Trung Hoa xuất cảng ba tấn dầu cháo quẩy sang Việt Nam. Dĩ nhiên là Trung Hoa không ngu dại ǵ để Việt Nam trả bằng tiền Bác Hồ. Thay vào đó, Việt Nam phải trả Trung Hoa bằng dollar (hay Euro). Đồng dollar bây giờ mạnh đến nỗi 63% ngân hàng trung ương của các quốc gia trên thế giới dùng dollar là tiền dự trữ thay v́ vàng hay Euro.

 

Chẳng những chính phủ của khắp quốc gia trên thế giới giữ đồng dollar, người dân của họ cũng không tín nhiệm vào tiền nước ḿnh và cũng giữ đồng dollar như bản tin trên. Việc này tạo thuận lợi cho nước Mỹ. Hai thí dụ đơn giản:

 

Thí dụ thứ nhất:

 

Chính phủ Mỹ muốn xây thêm một xa lộ từ Los Angeles đến New York, giá là 1000 dollars.

Chính phủ in tiền giấy $1000 dollars, dùng tiền này để mướn 10 nhân viên xây cất xa lộ.

Lương của mỗi người chính phủ trả do đó là $1000 : 10 = $100.

10 người này dùng $100 dollars qua Việt Nam trả tiền ăn nhậu ở mấy quán nhậu khu  Ngă Ba Chú Ía, trả tiền cho tour du lịch nội địa đi mút chỉ từ Bến Hải đến Cà Mau, đến Đà Nẵng mua mấy tượng đá mài cẩm thạch…, tiêu hết 100 dollars. Những hàng quán ở Việt Nam thu tiền dollar  rồi bỏ vào két sắt giữ, không dùng, chỉ dùng tiền Việt Nam v́ họ biết là đồng dollar không bị lạm phát như tiền Việt Nam.

 

Thí dụ trên cho thấy là chỉ tốn mấy xu tiền giấy mực:

-  Nước Mỹ được thêm một xa lộ từ Los Angeles đến New York.

-  Đời sống 10 người dân Mỹ được phong phú hơn.

-  trong khi người dân Việt Nam giữ $1000 tiền giấy dollar.

 

Thí dụ thứ hai:

 

Chính phủ Mỹ cần $2000 để trả nợ cho các ngân hàng  Mỹ bị khánh tận v́ chính phủ bảo kê các trương mục.

Chính phủ in công khố phiếu trị giá $2000. Ai mua, mười năm sau hoàn lại cho chính phủ th́ sẽ được cả vốn lẫn lời $2200, có nghĩa là được $200 tiền lời trong 10 năm.

Trung Hoa (có tiền dollar nhờ bán computer sang Mỹ) và Nhật Bản (có tiền dollar nhờ bán xe hơi sang Mỹ) mua công khố phiếu này, trả chính phủ Mỹ bằng tiền mặt $2000 dollars.

Thí dụ này cho thấy một lần nữa chỉ tốn vài xu mua giấy mưc, chính phủ Mỹ được 2000 dollars. 

 

Không ai biết được số tiền dollar dân chúng khắp thế giới cất giữ trong nhà là bao nhiêu, nhưng nói về chính thức, hai quốc gia giữ công khố phiếu Mỹ nhiều nhất, Hoa Kỳ thiếu nợ, là Trung Hoa (gần 900 tỷ) và Nhật Bản (gần 800 tỷ). Nếu tất cả thế giới dùng tiền dollar mua hết sản phẩm Mỹ cùng một lúc, hoặc đổi công khố phiếu thành dollar, nước Mỹ sẽ khánh tận. Nó tương tự như một người làm $1000/một năm, mua một cái nhà vay nợ $10000, trả $500/một năm trong 30 năm. Nếu cứ để yên trả $500/một năm th́ người đó sẽ trả hết nợ trong 30 năm, nhưng nếu đùng một cái nhà băng đ̣i trả $10000 một lúc th́ không có cách ǵ người thiếu nợ trả hết.

 

Nước Mỹ là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới, là khách hàng mua hàng hoá của Trung Hoa và Nhật Bản nhiều nhất nên hai nước này nói riêng, và cả thế giới nói chung, không thể nào để cho Mỹ phá sản v́ nếu mất đi khách hàng sộp số một của ḿnh th́ lợi tức quốc gia của họ sẽ bị mất mát trầm trọng. Hơn nữa, hầu hết các quốc gia trên thế giới dùng giá trị đồng dollar để định giá  tiền của xứ họ (đồng Yuan của trung Hoa,  đồng Yen của Nhật Bản, và ngay cả Đồng của Việt Nam là ba thí dụ điển h́nh). Khi giá trị đồng dollar bị suy thoái (thất nghiệp gia tăng, khủng hoảng kinh tế v́ nhà băng khánh tận, tốn quá nhiều tiền yểm trợ chiến tranh A-Phú-Hăn và Iraq, tiền tốn nuôi dân Mễ cư trú bất hợp pháp …), tất cả thế giới sẽ t́m mọi cách cứu văn đồng dollar. Nếu không, số dollar họ nắm giữ sẽ không c̣n giá trị. Thế giới  không thể nào để đồng dollar mất giá, không thể nào để nước Mỹ khánh tận v́ nếu như thế th́ cả hai -nước Mỹ và thế giới- cùng chết.

 

Kinh tế là một đề tài vô cùng phức tạp, khó ai thấu đáo. Thử hỏi bốn ông Tổng Thống Ronald Reagan, Greorge Bush cha, Bill Clinton, George Bush con th́ biết. Kể từ khi Tổng Thống Reagan chỉ định ông Alan Greenspan làm Chủ Tịch Cục Dự Trữ Liên Bang, không Tổng Thống nào dám thay thế ông ta v́ ông ta quá giỏi trong việc lèo lái con thuyền quốc gia ở lănh vực kinh tế. Với một bộ óc siêu việt, Alan Greenspan có thể trở thành một người giầu có đầu tư tiền bạc của riêng ḿnh,  thế nhưng ông ta chọn con đường phục vụ quốc gia, không được chính ḿnh đầu tư tiền bạc của ḿnh v́ e rằng có sự xung khắc về quyền lợi. Tôi dĩ nhiên là không giỏi như Alan Greenspan, nhưng đời sau nếu có trở lại kiếp người th́ cũng không cần giỏi về kinh tế nhưng vẫn có thể hoàn thành giấc mộng trở thành triệu phú: Tôi sẽ là chú Coóng bán bánh ḅ bánh tiêu, biết rằng giá vốn của ḿnh chỉ có 25 xu một cái, nhưng mỗi khi có ai đến mua hỏi giá, tôi sẽ trả lời  một câu giống như nhau:

 

-Pánh P̣ pánh tiêu này may cho nị v́ ngộ mới pán mở hàng. Hôm nay đặc biệc ngộ chỉ pán cho nị dzẻ ơi là dzẻ, mỗi cáy pán pa đô-la thôi. Pán như dzầy là ngộ lỗ lắm há, hổng tin th́ sét đánh ngộ chết liền cho nị xem!

 

Nguyễn Tài Ngọc