Khai bút đầu năm

 

 

Trong ṿng ba tiếng nữa là thành phố Los Angeles, Hoa Kỳ, sẽ ăn mừng Tết Tây. Một năm mới sẽ bắt đầu vào ngày 01-1-2011. Tôi định theo tục lệ của người Việt Nam ḿnh chờ đến quá 12 giờ đêm năm cũ đi qua rồi mới bắt đầu đặt bút viết cho đúng vào thời điểm năm mới; thế nhưng tôi sợ vợ chồng tôi sẽ tính chuyện giờ Tí canh Ba,  tôi sẽ bất tỉnh nhân sự ngủ một lèo cho đến sáng th́ cả năm xúi quẩy canh Hai cũng không có huống ǵ là canh Ba nên phải viết bây giờ rồi kéo dài cho qua đến 12:01 đêm là vừa.

Cũng như mọi năm, mỗi lần đến Tết Tây là bạn bè hỏi nhau ầm cả lên Tết Việt Nam sẽ nhằm vào ngày nào. Vài người đă gửi cho tôi lịch mới năm Tân Măo. Theo âm lịch th́ chưa đến Tết, mùng 1 Tết năm nay sẽ là ngày 3 tháng 2.  Tết âm lịch không rơi đúng vào một ngày cố định mà nó xê dịch loạn xạ cả lên như giờ giấc em hẹn với ḿnh đi chơi ngày xưa, hứng lúc nào em đến lúc đó, không bó buộc theo giờ hứa sẵn dù rằng đă được Ủy Ban Quân Sự Bốn Bên kư kết sẽ thi hành nghiêm chỉnh.  Mùng 1 Tết năm ngoái, 2010,  ngày 14 tháng 2. Năm nay 2011, Tết là ngày 3 tháng 2. Năm tới 2012, Tết sẽ vào ngày 23 tháng Giêng. Tết của người Tầu (Tết Việt Nam bắt chước người Trung Hoa) có thể sai cách nhau 30 ngày từ tháng Giêng đến tháng 2. Ngày Tết di chuyển tứ tung như thế nên ngay cả các học giả của Hàn Lâm Viện Hà Nội cũng chẳng biết Tết là ngày nào, phải đợi mấy nhà sách trong Chợ Lớn ấn bản lịch th́ mọi người mới biết ngày để tính toán ra nhà băng vay nợ để phát tiền ĺ x́. V́ thế,  tôi chẳng hiểu tại sao người Việt Nam chúng ta cứ khăng khăng giữ âm lịch làm ǵ?

Theo truyền thuyết, đời nhà Thương, 1766-1122 trước Thiên Chúa Giáng Sinh, người Trung Hoa  đă phát minh ra âm lịch (Chữ “nhà Thương” này tôi dịch từ chữ “ Shang Dynasty” , là đời những vua nhà Thương cai trị, chứ không phải nhà thương là bệnh viện nên quư vị đừng  hiểu lầm là bệnh viện phát minh ra âm lịch. Bệnh nhân xem âm lịch th́ bảo đảm dùng bao nhiêu xe cứu thương chở ra nghĩa địa cũng không đủ, phải dùng thêm con đ̣ đưa xác v́ bệnh nhân sẽ đến nhà thương khám bệnh mổ xẻ không đúng ngày giờ). Năm  500 trước Thiên Chúa Giáng Sinh th́ người Trung Hoa hoàn hảo lối tính ngày tháng âm lịch. Không như dương lịch dùng mặt trời để tính ngày tháng, người Trung Hoa dùng mặt trăng để tính âm lịch. Lư do dùng mặt trăng th́ cũng rất hiển nhiên: Hăng hiệu đắt tiền Chanel lúc ấy chưa làm kính râm, dân Tầu nh́n mặt trời chói mắt nên đợi đến tối nh́n mặt trăng thấy dễ hơn. Ở đây cũng nên nói thêm là chẳng những người Trung Hoa mà người Hy-Lạp, Do Thái, Hồi Giáo cũng dùng mặt trăng để tính ngày tháng và dùng âm lịch. Hồi giáo hiện thời vẫn dùng âm lịch trong ngành thương mại và để tính ngày lễ hội.

Năm âm lịch cũng có 12 tháng. Tháng bắt đầu thay v́ là ngày số 1 như dương lịch th́ bắt đầu khi trăng mới mọc trong một điểm thời gian nào đó. Do đó, việc thấy trăng là quan trọng. Các nhà thiên văn học không thể ở trong rừng U Minh mà phải lên núi Tà Lơn không mây không sương thấy trăng mỗi đêm để tính lịch. Mỗi tháng chỉ có 29 đến 30 ngày. Một năm âm lịch do đó chỉ có 354.37 ngày. Đây là lư do tại sao Tết Nguyên Đán rơi loạn xạ vào ngày khác nhau v́ một năm dương lịch có 365-1/4 ngày.

Chẳng những ngày tháng âm lịch khó tính, tên năm gọi và giờ giấc th́ chỉ có bác học mới có thể hiểu nổi. Dân ngu chim đen như tôi th́ có học đến rách quần ngồi ở ghế nhà trường cũng chẳng thể nào nhớ hết. Năm 2011 là Tân Măo. Tân Măo là một trong 60 chữ tổ hợp của 10 can và 12 chi.

10 can (Thập Can, Thiên Can) : Giáp, Ất, Bính, Đinh , Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quư.

12 Chi  (Thập Nhị Chi) : Đây là mười hai từ chỉ 12 con vật: Tư , Sửu, Dần, Măo (Trung Quốc là Thỏ), Th́n , Tỵ, Ngọ, Mùi , Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

12 chi này không những dùng để chỉ năm mà c̣n dùng để chỉ phương hướng,bốn mùa, giờ giấc. Giờ giấc th́ như sau đây ( http://vi.wikipedia.org/wiki/M%C6%B0%E1%BB%9Di_hai_con_gi%C3%A1p) :

 

Giờ âm lịch

Giờ dương lịch

Ư nghĩa

11PM đến 1 AM

Lúc chuột hoạt động mạnh

Sửu

1 AM đến 3 AM

Lúc trâu đi cày

Dần

3 AM đến 5 AM

Lúc hổ hung hăn

Măo (Mẹo)

5 AM đến 7 AM

Lúc trăng chiếu sáng

Th́n

7 AM đến 9 AM

Lúc rồng quây mưa

Tỵ

9 AM đến 11 AM

Lúc rắn không hại người

Ngọ

11 AM đến 1 PM

Lúc ngựa có dương tính cao

Mùi

1 PM đến 3 PM

Lúc dê ăn cỏ

Thân

3 PM đến 5 PM

Lúc khỉ thích thú

Dậu

5 PM đến 7 PM

Lúc gà vào chuồng

Tuất

7 PM đến 9 PM

Lúc chó giữ nhà

Hợi

9 PM đến 11 PM

Lúc lợn ngủ say

 

Ở đây nói ra ngoài đề một tí là ta thường nghe câu “giờ Tí canh Ba” nói đùa về thời điểm các cặp uyên ương trao đổi kinh nghiệm chiến trường, hoặc các bậc bố mẹ cần thời gian riêng tư, đóng cửa pḥng đuổi con cái đi chỗ khác chơi. “Canh” là một mộc thời gian hai tiếng đồng hồ. Một đêm có năm canh:

- Canh 1 từ 7 giờ tối đến  9 giờ tối.

- Canh 2 từ 9 giờ tối đến 11 giờ tối.

- Canh 3 từ 11 giờ tối đến 1 giờ đêm

- Canh 4 từ 1 giờ đêm đến 3 giờ đêm.

- Canh 5 từ 3 giờ đêm đến 5 giờ sáng.

 

Như vậy giờ Tí canh Ba cả hai đều chỉ vào khoảng thời gian từ 11 giờ tối đến 1 giờ đêm, khi “chuột hoạt động mạnh nhất”. Tôi đi làm rất sớm, 4:30, 5 giờ sáng đă thức dậy. V́ dậy sớm như thế nên trước 11 giờ tối là tôi đă vào chuồng. Cái giờ Tí canh Ba của tôi là giờ Hợi canh Hai. Chết thật, từ đó đến giờ tôi có biết đâu! Bây giờ đọc sách báo tra cứu mới biết là hơn hai mươi năm nay giờ Hợi canh Hai của tôi đáng lẽ nên làm vào giờ Tí canh Ba! Điều này chứng tỏ là mỗi người chúng ta cần nên đọc sách báo tra khảo để mở rộng kiến thức nông cạn của ḿnh. Nếu đọc sách t́m hiểu sớm như vậy th́ làm ǵ bây giờ tôi cứ đau chân đau tay, nhức lưng nhức bụng như thế này? Giờ Hợi canh Hai của tôi rơ ràng không đúng thời điểm!     

V́ âm lịch tính toán không đúng chu kỳ của trái đất quay chung quanh mặt trời nên vua Julius Caesar của La Mă vào năm 45 trước Thiên Chúa Giáng Sinh phát minh ra dương lịch (Julian calendar). Julius Caesar chia một năm ra 12 tháng. Tháng 2 có 28 ngày (năm nhuận 29 ngày), c̣n 11 tháng kia có 30 hoặc 31 ngày. Lịch này tương đối rất đúng nhưng mỗi năm chậm 11-1/2 phút, và tuy rằng 11-1/2 phút trong 1 năm không có là bao nhiêu,  1500 năm sau, lịch trễ mất 10 ngày. Năm 1582, Đức Giáo Hoàng Gregory thứ 13 cải tiến lịch của Julius Caesar, đặt lại lịch mới cho đúng, ra lệnh cho lịch nhẩy lên 10 ngày và những năm tận cùng bằng hai số không phải chia chẵn cho số 400 mới là nhuận (thí dụ như 1600, 2000), c̣n những năm khác th́ không được (thí dụ như 1700, 1800). Lịch này (Gregorian calendar) tuy rằng mỗi năm vẫn sai 26 giây, thế nhưng phải mất 3,323 năm mới sai một ngày. Dần dần khắp các quốc gia trên thế giới  dùng dương lịch  làm chuẩn.

Tôi đọc sách báo hay thư từ thấy nhiều người cứ cỗ vơ chúng ta không nên dùng thức ăn hay hàng hóa Trung Hoa, thế mà Tết Việt Nam của ta từ văn hoá Trung Hoa th́  lại không thấy ai hô hào sửa sai? Nhật Bản từ năm 1873 đă đổi Tết của họ từ âm lịch sang dương lịch, và họ vẫn nghỉ ba ngày từ 01 đến 03 tháng 1 th́ tại sao Việt Nam ta không làm được?

Khi tôi c̣n trẻ ở Việt Nam vào thập niên 1970, các cô đào Phùng Bửu Bửu, Miêu Khả Tú, Chân Trân đẹp tuyệt vời nên ḿnh c̣n có lư do kỷ niệm Tết Nguyên Đán theo âm lịch, thế nhưng bây giờ các cô ấy đă già hết rồi th́ không c̣n có lư do ǵ ḿnh chịu ảnh hưởng Tết của Trung Hoa nữa. Việt Nam ta đă thành công trong việc biến đổi chữ Hán sang Quốc ngữ, hoàng bào sang áo bà ba, bánh bao sang bánh ḿ thịt, hát bội sang cải lương, vịt Bắc Kinh thành hột vịt lộn.., th́ hy vọng sang năm sau 2011,  chúng ta sẽ không kỷ niệm Tết âm lịch Nhâm Th́n vào ngày 23 tháng Giêng mà sẽ ăn Tết Tây vào ngày 01-Tháng 1- năm 2012, tuy rằng giờ Tí canh Ba của các đôi uyên ương và những cặp vợ chồng vẫn không cần đổi sang giờ dương lịch.

Nguyễn Tài Ngọc

January 2011