Kỷ niệm sinh nhật 100 năm

Cố Tổng Thống Reagan ở Ronald Reagan Library

 

Một tháng trước đây cô con gái thứ nh́ của vợ chồng tôi làm việc ở Thư viện Tổng Thống Reagan Simi Valley thành phố nơi chúng tôi ở, hỏi chúng tôi có muốn dự lễ kỷ niệm Centennial Celebration 100 năm sinh nhật Cố Tổng Thống Ronald Reagan, và nhân tiện xem thư viện mới hoàn tất việc tân trang. Ban đầu tôi đă định không đi v́ tôi không thích đám đông và cũng chẳng thích nghe nhạc. Nó nói hai ngày lễ Thứ Bẩy và Chủ Nhật Thư viện đóng cửa cho du khách, chỉ dành riêng cho quan khách có vé mời, có tŕnh diễn ca nhạc và ăn uống. Phần tân trang của Thư viện th́ tôi sống ở đây lúc nào xem chẳng được, không cần vội đi xem tranh thủ với đám đông, thế nhưng vợ tôi thích đi nên cuối cùng chúng tôi nhận lời, nhờ nó lấy hai vé cho chúng tôi.

 

Ronald Wilson Reagan sinh ngày 06-2-1911, mất ngày 05-6-2004, từng là tài tử Hollywood, Chủ Tịch Nghiệp Đoàn Tài Tử Điện Ảnh Hollywood, Thống Đốc California hai nhiệm kỳ 1967-1975, và là Tổng Thống thứ 40 của Mỹ, cũng hai nhiệm kỳ 1981-1989. Reagan sinh ở tiểu bang Illinois nhưng dọn về Los Angeles, California sinh sống từ năm 1937. Sau khi măn hạn chức Tổng Thống, vợ chồng ông ta về hưu ở Bel Air, Beverly Hills. Reagan thích cỡi ngựa nên hai vợ chồng thường xuyên lui tới một nông trại ở Santa Barbara, cũng do hai người làm chủ. Con đường giữa Bel Air và Santa Barbara (khoảng  cách là 130 cây số) đi ngang qua Simi Valley. Reagan thuộc đảng bảo thủ Republican, dân chúng thành phố Simi Valley đa số cũng là Republican: trong 240 thành phố dân số trên 100,000 dân ở nước Mỹ mỗi  lần bỏ phiếu, dân Simi Valley bỏ phiếu bảo thủ đứng hàng thứ 18. V́ Simi Valley khuynh hướng cực kỳ bảo thủ hợp với Reagan, v́ Simi Valley gần nhà Bel Air của hai vợ chồng và đất đai rộng răi, nên khi một người bạn tặng cho hai vợ chồng một miệng đất trên đồi ở Simi Valley rộng 160 mẫu, Reagan quyết định xây thư viện của ḿnh ở đây. Với ngân khoản 60 triệu dollars tất cả do tư nhân hiến tặng, năm 1991 Ronald Reagan Library and Museum khánh thành. Ngày khánh thành thư viện là lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ năm Tổng Thống Mỹ c̣n sống chụp h́nh chung với nhau: Richard Nixon, Gerald Ford, Jimmy Carter, George Bush và Ronald Reagan.

 

Thông thường ít người bỏ th́ giờ đi thăm viếng thư viện Tổng Thống v́ tốn tiền mà không có ǵ đáng để xem (thư viện  Lyndon Johnson ở Texas vào cửa miễn phí), thế nhưng ngoài Abraham Lincoln Library and Museum ở Springfield Illinois hiện giờ hàng năm có du khách xem nhiều nhất 410,000 người, số du khách đến xem Reagan Library tương đối đông, 336,000 người, nhiều thứ nh́ trên nước Mỹ. Lư do chính yếu là v́ ở đây có chiếc máy bay Boeing 707 Air Force One cũ từng chở bẩy Tổng Thống Mỹ từ năm 1973 đến năm 2000, và chiếc trực thăng Marine One ông Reagan dùng khi tại chức.

 

Theo tờ chương tŕnh th́ Thư viện bắt đầu mở cửa cho quan khách lúc 2 giờ trưa. Thức ăn và nước uống sẽ bắt đầu cùng giờ, phục vụ quan khách liên tục cho đến khi đóng cửa. 7 giờ tối sẽ có ban Beach Boys tŕnh diễn nhạc và sau đó lại có ăn tối, ca nhạc nhẩy đầm. Chuơng tŕnh kéo dài đến 10 giờ đêm. Ở xứ Mỹ 36 năm nhưng tôi vẫn chọn ḿ gói hơn thức ăn sữa Mỹ nên thức ăn Mỹ không có sức thu hút tôi. Ban nhạc The Beach Boys  cuối thập niên 1960 số lượng dĩa nhạc có năm bán gần bằng The Beatles, thế nhưng các ca sĩ chính yếu bây giờ chắc trốn từ trong viện dưỡng lăo ra hát giúp vui nên chúng tôi quyết định đi sớm về sớm, không cần ăn, không cần nghe nhạc.

Đậu ở một nơi parking để được xe bus chở lên Ronald Reagan Library, vừa ngồi vào xe bus tôi đă cảm thấy không yên ḷng ngay v́ khoảng hai mươi khách khứa khác ngồi cùng trên xe bus với tôi là dân Mỹ trắng chững chạc lớn tuổi, đàn ông tất cả mặc áo vest đen, thắt cravate, giầy bóng lưỡng, trong khi đàn bà th́ mặc áo đầm hay quần áo business mặt mày tô son điểm phấn, mang đồng hồ hay ví xách tay đắt tiền. Khi xe dừng ở thư viện, hành khách xuống đứng xếp hàng dài để chờ được gọi vào Thư viện theo thứ tự giờ đến th́ tôi lại càng muốn độn thổ v́ tất cả mọi người mặc quần áo sang trọng như đi dự đám cưới, ngay cả vợ tôi. Chỉ có tôi là mặc áo thun, quần nhiều túi đi leo núi, đứng trong hàng nổi bật lên hẳn rơ ràng như  đặc công khủng bố từ trong rừng U-Minh mới ra. Nói chuyện và nghe những người trong hàng nói chuyện tôi mới biết tại sao họ mặc quần áo lịch sự và sang trọng: quan khách phần đông là nhân viên ngày xưa làm chung ở toà Bạch Cung với Tổng Thống Reagan, ở thủ phủ Sacramento của California khi ông là Thống Đốc, hoặc là những hội viên danh dự của Reagan Library v́ họ cho tiền, tối thiểu một ngh́n đô-la.  Họ đến từ khắp nơi trên nước Mỹ, ở khách sạn qua đêm nên mặc quần áo đẹp là phải. Trong khi tôi th́ lại nghĩ ḿnh đi dự Paris By Night số 1234 nên chả cần diện làm ǵ (Đi xem đại nhạc hội Paris By Night chỉ cần mặc pyjama là đủ v́ vừa xem xong Paris By Night 102, cứ ngồi trên ghế ngủ qua đêm v́ ngày hôm sau họ sẽ hát tiếp luôn Paris By Night 103, ḿnh khỏi cần đi về nhà). 

 

Đây là đất bảo thủ của Đảng Cộng Ḥa Republican nên mọi người phá lên cười khi một nhân viên của Thư viện chắp hai tay vào mồm la lớn:

 

-Xin quư vị lưu ư! Xin quư vị lưu ư! Để hàng đợi được di chuyển nhanh nhẹn hơn, yêu cầu tất cả những ai thuộc đảng Dân Chủ xin bước ra khỏi hàng ra sau đuôi đứng v́ phía trước ưu tiên dành cho những người thuộc đảng Cộng Ḥa.

 

Đứng trong hàng độ 30 phút th́ cuối cùng group giờ của tôi được gọi vào. Tôi xem Thư viện này cả 40 lần là ít, nhất là từ khi con gái tôi làm ở đây v́ người trong gia đ́nh đến xem miễn phí. V́ thế, tôi chỉ để ư đến phần mới tân trang phí tổn 15 triệu đô-la, tiền do tư nhân đóng góp. Ngoài hai chiếc máy bay, pḥng làm việc của Tổng Thống Oval Office, mô h́nh vĩ đại của toà Bạch Cung, phần c̣n lại là xe cộ, h́nh ảnh, đồ đạc, quà tặng của các nguyên thủ quốc gia, kỷ vật trong suốt quăng đời Reagan, diễn tiến quân sự và chính trị trong thời gian ông ta làm Tổng Thống.

 

Ban nhạc The Beach Boys tŕnh diễn trong căn pḥng để chiếc máy bay Air Force One lúc 7 giờ tối. Bây giờ chỉ là 3 giờ trưa nhưng chúng tôi may mắn nghe họ đang hát tập dượt những bài quen thuộc như Good Vibrations, Wouldn’t It Be Nice, I Get Around.  http://www.youtube.com/watch?v=S2WWw7nMhw4

Không  thể tưởng tượng được Mike Love hay Al Jardine, -bây giờ đều 70 tuổi- lên hát những bài họ hát ngày xưa khi c̣n trai trẻ. Nghe mấy ông già tuổi dưỡng lăo hát nhạc trẻ vang bóng một thời làm tôi h́nh dung Thái Thanh hát bài “Khi em hai mươi, anh mới sinh ra đời”… Sau khi The Beach Boys tập dượt, chúng tôi xem chiếc máy bay và vừa định ra sau vườn ăn uống  th́ bỗng nhiên nghe tiếng Lee Greenwood hát bài “God Bless the USA”. Hóa ra Lee Greenwood cũng tŕnh diễn hôm nay.

 

“God Bless the USA” là một bản nhạc nổi tiếng,  http://www.youtube.com/watch?v=hkfokukjVV8, là một thí dụ điển h́nh một người có thể thành triệu phú tương đối dễ dàng trong một chế độ tư bản như Hoa Kỳ. Lee Greenwood là một nhạc sĩ/ca sĩ  country music không nổi tiếng. Năm 1984, ông ta viết và thu dĩa bài “God Bless The USA”. Bài này được đảng Cộng Ḥa chọn hát vào Hội Nghị của Đảng vào cùng năm. Từ đó cho đến giờ, bài này khá phổ thông trên radio và ở những buổi hội họp hoặc nghi lễ khích động ḷng ái quốc. Mỗi lần hát là tác giả được trả tiền bản quyền nên chỉ nhờ một bản nhạc này mà Lee Greenwood thu khá nhiều tài chính. Trường hợp này trái ngược hẳn với văn hóa nghệ thuật Việt Nam: bản nhạc hát làm giầu cho ca sĩ, cho M.C., cho chủ hăng nhạc, cho bầu show, nhưng chính nhạc sĩ viết ra bài nhạc đó th́ nghèo rớt mồng tơi. Tôi nghĩ nhạc sĩ Việt Nam có lẽ nên sáng tác những nhạc phẩm phản ảnh trung thực đời sống thực tế của ḿnh, thí dụ như bài Với sức người sỏi đá cũng thành cơm.

 

Xem tour thư viện xong, chúng tôi vào pḥng tiếp tân ăn chiều. Thức ăn Mỹ cho dù có dở đến đâu nhưng hôm nay được ăn miễn phí, có người hầu bàn, khách khứa vắng hoe 500 chỗ mà có chỉ chừng 50 người v́ mọi người phần đông đợi đến chiều để vào xem ca nhạc, khách ăn uống trong khi có một ban nhạc khác tŕnh diễn cho ḿnh thưởng thức th́ không c̣n ǵ thư giăn hơn nữa. Vợ chồng tôi rất thoải mái ngồi ăn và nghe nhạc. Tổng Thống Reagan đă mất từ năm 2004 thế nhưng khắp nơi hát nhạc tiệc tùng lễ lộc làm ḿnh có cảm tưởng như ông ta vẫn c̣n sống. Khi nghe loáng thoáng cuộc đàm thoại của khách ở đây, ai cũng một ḷng hâm mộ và kính phục Reagan. Không những chỉ có quan khách hôm nay mà thôi, ông  được khắp dân chúng Mỹ yêu chuộng. Trong 44 Tổng Thống Hoa Kỳ, các sử gia liệt Reagan tài giỏi  vào hàng thứ 8 sau Abraham Lincoln, George Washington, Franklin Roosevelt, Thomas Jefferson, Theodore Roosevelt, Dwight Eisenhower, và  Harry Truman (George H. Bush Cha đứng thứ 20, Bill Clinton thứ 23 và George W. Bush Con thứ 37 gần chót).

 

Vào ngày 20-01-1981, Ronald Reagan tuyên thệ nhậm chức khi ông ta 69 tuổi, người già nhất đắc cử Tổng Thống. Với tư tưởng cực kỳ khuynh hữu, ông ta lèo lái con thuyền quốc gia trên con đường bảo thủ, cắt giảm thuế má, chống đối nghiệp đoàn,  nới lỏng luật lệ ràng buộc thương mại kinh doanh, phục hồi kinh tế và tăng cường ngân sách quốc pḥng. Việc Reagan gia tăng quân đội, vơ trang máy bay súng ống, tăng cường đầu đạn nguyên tử khiến Nga-Sô  phải bắt buộc chạy theo là một trong nguyên nhân chính đưa đến sự sụp đổ của Cộng Sản Nga-Sô:   Nga-Sô không thể bỏ tiền nuôi dân và gia tăng ngân sách quốc pḥng cùng một lúc như Hoa Kỳ để rồi như một ván bài poker, không theo kịp đối phương càng lúc càng gia tăng số tiền tố ở những cây bài cuối, Nga-Sô bỏ bài thua cuộc. Chỉ trong ṿng hai năm từ khi Tổng Thống Reagan đến bức tường Đông Bá Linh đọc bài diễn văn nổi tiếng, nói như ra lệnh Chủ Tịch đảng Cộng Sản Nga-Sô: “Mr. Gorbachev, hăy phá sụp bức tường (ngăn chận) này!”, vào ngày 09-11-1989 dân chúng thực sự phá vỡ bức tường ô nhục Bá Linh. Việc chư hầu Đông Đức cuối cùng t́m tự do tạo ra sự sụp đổ dây chuyền của những nước trong khối Cộng sản Nga-Sô và ngay cả chính nước Nga. Sự kiện một số đông quốc gia Đông Âu và các nước trong khối Nga-Sô được biến đổi từ chính thể Cộng Sản sang chính thể tự do là một công tŕnh vĩ đại mà không ai có thể phủ nhận  do phần lớn là nhờ chính sách đối ngoại cứng rắn với yểm trợ của một quân đội Hoa Kỳ hùng hậu do Ronald Reagan chủ trương. 

 

Reagan không những là người có tài lănh đạo giỏi mà c̣n là Tổng Thống duy nhất viết hơn 700 lá thư, thiệp, bày tỏ t́nh yêu thương của ḿnh dành cho vợ trong lúc ông ta làm việc xa vợ. Ông có tài nói năng, nổi tiếng với danh hiệu “The Great Communicator”, và đặc biệt luôn có óc khôi hài. Khi bị anh chàng điên John Hinckley Jr. ám sát bắn một viên đạn vào bên hông, được đưa vào nhà thương mổ để lấy viên đạn ra, trước khi mổ Reagan hỏi đùa với các bác sĩ là: “Tôi hy vọng các anh đều thuộc đảng Cộng Ḥa”. Lúc bà Nancy vợ  ông ta đến thăm, khi kể đến lúc người kia bắn ḿnh,  Reagan nói đùa: “Anh quên cúi đầu tránh”. Vào tháng 4 năm 1984, trước khi đọc diễn văn mỗi sáng trên radio, ông ta nói giỡn: “Kính thưa các quư đồng hương, tôi hân hạnh loan báo cho quư vị biết rơ là tôi vừa kư sắc lệnh khẳng định Nga- Sô sống ngoài ṿng pháp luật. Chúng ta sẽ thả bom Nga-Sô trong ṿng năm phút…”  

Tổng Thống Reagan là người vui tính, khiêm nhường, dễ ḥa đồng với mọi người. Trong thời gian ở ṭa Bạch Cung, rất nhiều buổi ăn tối ông ta không cần người giúp việc dọn bàn ăn cầu kỳ mà chỉ ăn sơ sài để dọn cho nhanh. Ai cần ǵ, liên lạc ông ta sẵn sàng giúp đỡ. Fred Ryan, Giám Đốc Nhân Viên ở ṭa Bạch Cung khi Reagan làm Tổng Thống và cũng ở cương vị đó với Reagan khi Reagan về hưu kể lại một câu chuyện hi hữu: Một ngày sau khi Reagan măn nhiệm rời thủ đô Wahington D.C. về nhà ở Bel Air, Ryan cùng vài nhân viên bận rộn dàn xếp bàn ghế đồ đạc cho văn pḥng mới của Tổng Thống ở tầng cao nhất của Fox Plaza Building Los Angeles th́ Ryan nhận được một cú điện thoại của Cảnh Sát Ch́m bảo vệ Reagan báo cho biết là Tổng Thống sẽ đến trong ṿng vài phút. Theo chương tŕnh th́ hai tuần sau Reagan mới dùng văn pḥng mới nên Ryan và tất cả nhân viên ngày hôm ấy đổ mồ hôi hột cấp tốc xếp đặt bàn ghế,  nối dây điện thọai vào văn pḥng và cất dọn đồ đạc thùng rỗng ngổn ngang, kịp thời cho Reagan dùng khi ông ta đến 15 phút sau đó. Reagan ở văn pḥng độ một giờ rồi đi ra, đưa cho Ryan một tờ giấy ông ta viết tên độ hơn mười người, bảo Ryan dàn xếp giờ hẹn để ông ta gặp. Nh́n sơ qua list tên những người này, Ryan rất ngạc nhiên v́ không nhận ra một ai, cho dù Ryan đă làm cho Tổng Thống hơn bốn năm ở ṭa Bạch Cung. Không tránh khỏi cơn ṭ ṃ, Ryan hỏi Reagan:

 

-Xin lỗi Tổng Thống v́ tính ṭ ṃ của tôi, ông quen những người này ở đâu?

-Họ gọi cho tôi. Reagan trả lời.

 

Hỏi Reagan vài câu nữa, Ryan mới khám phá ra là đường dây điện thoại người ta gọi vào đă bắt nhầm vào thẳng văn pḥng Tổng Thống thay v́ Tiếp Tân,  do đó hễ ai gọi vào th́ Reagan trả lời. Là người thực tế, thay v́ gọi người khác hỏi, Reagan nghĩ ḿnh đă hết làm Tổng Thống nên từ nay không c̣n người giúp việc, chính ḿnh phải trả lời điện thoại. Thành ra khi người lạ gọi vào:

-Hello.Tôi có thể nói chuyện với Tổng Thống Reagan được không?

 

th́ Reagan nhanh nhẩu trả lời:

-Reagan đây.

-Tôi có thể đến viếng thăm ông được không?

-Dĩ nhiên được chứ sao không!

 

Và trong ṿng một giờ đồng hồ, Reagan hẹn sẽ gặp hơn mười người mà ông ta không quen biết!

 

Ai biết Tổng Thống Reagan đều đồng ư là người ta có thể không cùng quan điểm với Reagan con người chính trị nhưng không một ai mà không mến Reagan con người giao tiếp trong xă hội v́ ông ta rất niềm nở với tất cả mọi người.

 

Chúng tôi về nhà tương đối sớm, 4:30 chiều. Chủ Nhật hôm sau, t́nh cờ bật TV lên xem vào lúc một giờ trưa, tôi khám phá ra bao nhiêu đài TV như  CNN, NBC, ABC, phát h́nh trực tiếp lễ mừng sinh nhật 100 năm Tổng Thống Reagan. Thảo nào hôm qua khi ra khuôn viên phía sau của thư viện, tôi thấy họ dựng lên một cái lều khổng lồ với khoảng hơn 1000 ghế ngồi cùng khán đài và màn ảnh truyền h́nh to vĩ đại. Lúc ấy tôi không biết lều dựng lên để làm ǵ, hóa ra là để cho buổi lễ hôm nay. Trong số quan khách tham dự, ngoài gia đ́nh Reagan th́ c̣n biết bao nhiêu là người tai to chức lớn ngày xưa trong Nội Các Reagan: Luật Sư Quốc gia Edwin Meese, Giám Đốc Nhân viên James Baker, Cố vấn Quốc Pḥng Robert McFarlane…Có cả tài tử Gary Sinise, Miss USA, The Beach Boys, Lee Greenwood (sau này lên hát bài “God Bless The USA” một lần nữa).

Tôi đă gặp Miss USA, The Beach Boys, Lee Greenwood hôm qua ở Thư viện. Không ngờ hôm nay những người này đều được tiếp tục mời dự buổi lễ long trọng mừng 100 năm sinh nhật cắt bánh của Tổng Thống Reagan, mà tôi th́ lại không được mời. Chắc   họ vô ư quên không mời tôi. Thế nhưng sự thiếu sót trầm trọng này không thể nào tha thứ được. Vài năm nữa có dịp gặp Tổng Thống Reagan, tôi sẽ mách với ông ấy để trừng phạt những người tổ chức đă quên nghĩ đến việc mời một người khá quan trọng như tôi!

 

Nguyễn Tài Ngọc

February 2011