07-December-1941

 

 

Ngày 07 tháng 12 năm 1941 là một ngày quan trọng trong lịch sử chiến tranh của nước Mỹ: ngày Nhật-Bản tấn công Hoa Kỳ ở Trân Châu Cảng (Pearl Harbor), Hawaii.  Ngày này không những quan trọng v́ nó đánh dấu Hoa Kỳ chính thức tham gia Đệ Nhị Thế Chiến, nhưng cũng quan trọng v́ lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, một quốc gia ngoại bang đem quân giao chiến  ngay trên lănh thổ nước Mỹ. Ở Pearl Harbor, nơi chiến hạm USS Arizona bị Nhật oanh tạc đánh đắm mang theo xác của 1,102 thủy thủ đoàn,  Mỹ đă biến nó thành nơi Kỷ niệm Chiến sĩ trận vong, để luôn tầu dưới ḷng biển mà không kéo lên sửa chữa như bao nhiêu chiến hạm bị đánh ch́m khác.

 

Nhân cơ hội ngày 07 tháng 12, chúng ta nên cùng nhau đọc lại lịch sử Nhật tấn công Trân Châu Cảng.

 

Vào thập niên 1930, Nhật-Bản là một cường quốc có tham vọng làm bá chủ Á Châu. Nhật-Bản đô hộ Đại Hàn từ năm 1910-1945. Năm 1931, Nhật-Bản tấn công quân Trung Hoa ở Manchuria để thăm ḍ t́nh h́nh, và vào năm 1937, Nhật-Bản xua quân xâm chiếm Trung Hoa. Để cắt đứt tất cả những tiếp liệu cho kháng chiến quân Trung Hoa từ miền Nam, năm 1940, Nhật-Bản  xâm chiếm bán đảo Đông Dương: Ai Lao, Cam Bốt và Việt Nam. Nhận thức mối hiểm họa ngày càng gia tăng, Tổng Thống Franklin Roosevelt ra lệnh Hạm Đội Thái B́nh Dương di chuyển đến Hawaii để chuẩn bị chiến tranh, gia tăng quân số ở Phi-Luật-Tân và đồng thời cắt xuất cảng dầu hỏa cho Nhật-Bản. Mối liên hệ ngoại giao giữa Nhật-Bản và Hoa Kỳ ngày càng căng thẳng. Nam Dương, lúc bây giờ thuộc về Ḥa Lan, có nhiều tài nguyên về dầu hỏa nên là nước mà Nhật-Bản lăm le xâm chiếm kế tiếp. Các chiến lược gia Nhật-Bản lúc bấy giờ tiên đoán -sai lầm- là nếu Nhật-Bản xâm lăng Nam Dương và Mă Lai, Hoa Kỳ sẽ nhẩy vào ṿng chiến, nên vào năm 1941, Đô Đốc Isoroku Yamamoto cùng với các Tướng Lănh Hải Quân  âm thầm soạn thảo một cuộc tấn công bất ngờ vào Pearl Harbor. Vào cuối năm 1941, các quan sát viên quân sự Mỹ tin rằng cuộc chạm trán giữa Hoa Kỳ và Nhật-Bản không thể nào tránh khỏi, thế nhưng phần lớn đều sai lầm khi tiên đoán nơi sẽ bị tấn công. V́ Hawaii quá xa, họ nghĩ Nhật sẽ đánh Mỹ ở vị trí gần Nhật-Bản hơn: Phi-Luật-Tân.

 

Nhật-Bản muốn dành yếu tố bất ngờ nên quyết định tấn công Pearl Harbor. Cuộc tấn công ở đây đạt được  hai mục đích: Thứ nhất, ngăn cản Hạm Đội Hoa Kỳ can thiệp Hải Quân Nhật tấn công Nam Dương,  Mă-Lai, và Phi-Luật-Tân. Thứ hai, gây ra một khủng hoảng tinh thần lẫn quân sự trong quân đội cũng như dân chúng để khi Mỹ phục hồi th́ đă quá trễ trong việc can thiệp vào mộng bá chủ Á Châu của Nhật-Bản.

 

Đô Đốc Isoroku Yamamoto một mặt chuẩn bị cho ṭa Đại Sứ Nhật-Bản ở Hoa Thịnh Đốn đánh thông điệp cho Hoa Kỳ tuyên bố ngừng tất cả các điều đ́nh về ḥa b́nh, một mặt trước đó vào ngày 26-11-1941 ra lệnh cho một  hạm đội Nhật-Bản gồm sáu hàng không mẫu hạm, 30 chiến hạm, 20 tiềm thủy đĩnh  rời Nhật-Bản đi Hawaii, đến gần vị trí Tây Bắc Hawaii 360 cây số mà không bị phát giác. Trên sáu hàng không mẫu hạm này là 360 chiến đấu cơ  và 48 máy bay pḥng thủ. Cuộc tấn công được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là tấn công hàng loạt -cả không lực lẫn tiềm thủy đĩnh-  vào tất cả các mục tiêu, ưu tiên là hàng không mẫu hạm và chiến hạm. Giai đoạn thứ hai sẽ tiêu hủy máy bay, tầu chiến mà giai  đoạn thứ nhất c̣n xót lại. Các phi công được lệnh thả bom hoặc rải đạn trên tất cả máy bay đậu trên phi trường để pḥng hờ máy bay có thể cất cánh quay lại tham chiến. Một ngày trước khi thông điệp chấm dứt mọi thương luợng về ḥa b́nh giao đến chính phủ Hoa Kỳ, Nhật-Bản tấn công.

 

Khi 184 chiến đấu cơ đầu tiên rời hàng không mẫu hạm Nhật-Bản bay gần đến đảo Oahu th́ radar Mỹ phát giác. Tuy nhiên người sĩ quan trực lại nghĩ rằng đó là sáu máy bay oanh tạc B-17 của Mỹ đang đến Hawaii từ đất liền nên không để ư. Đến khi các radar từ các chiến hạm ở Pearl Harbor phát giác địch quân th́ đă quá trễ: tổng cộng 353 máy bay Nhật trong đợt tấn công đầu tiên, 7:48 sáng ngày 07 tháng 12,  đă gây thảm họa cho hạm đội Thái B́nh Dương Hoa Kỳ  ở Pearl Harbor gồm 96 tầu đủ loại khác nhau (các hàng không mẫu hạm đă may mắn rời bến không một chiếc nào nằm trong căn cứ).

 

Thủy thủ đoàn bừng tỉnh ngủ trong c̣i hú báo động, bom nổ khắp mọi nơi, đạn súng liên thanh bắn không ngừng. Lính Mỹ hoàn toàn không chuẩn bị: đạn dược vũ khí khoá kín trong pḥng, súng trên tầu chiến không  người vơ trang, máy bay đậu đầu cánh gấp lại, không thể nào cất cánh. Chiến hạm này đến chiến hạm khác bị đánh đắm, không v́ bom từ  trên không th́ v́ thủy lôi của tiềm thủy đĩnh. Chỉ trong ṿng 90 phút, cuộc tấn công chấm dứt : 2,386 người chết, 1,139 người bị thương. 18 tầu, năm là chiến hạm, bị đánh đắm hay thiệt hại nặng, 188 máy bay bị thiêu hủy, 159 bị thiệt hại. Trong số 2,386 người thiệt mạng, gần một nửa là thủy thủ đoàn của chiến hạm Arizona, bùng nổ và ch́m ngay tại chỗ. Phía Nhật-Bản chỉ mất 29 máy bay, một tiềm thủy đĩnh lớn, năm tiềm thủy đĩnh nhỏ. 110 phi công hay thủy thủ thiệt mạng.

 

Bốn ngày sau, ở Âu Châu, Đức Quốc Xă và Ư-Đại-Lợi tuyên bố khai chiến, kéo nước Mỹ tham gia vào Đệ Nhị Thế Chiến.

 

Ngày hôm sau, Tổng Thống Franklin D. Roosevelt tuyên bố 07 tháng 12 là ngày ô nhục, “a date which will live in infamy”. Nước Mỹ cùng quân đội đồng minh Anh-quốc và Nga-Sô chiến đấu với khối Axis Nhật, Đức, Ư, trong bốn năm trời.

 

Ngày 26 tháng 7 năm 1945, Tổng Thống Truman ra tối hậu thư cho Nhật-Bản đầu hàng. Nếu không, khối Liên Hiệp sẽ tấn công Nhật-Bản th́ quân đội cũng như lănh thổ Nhật-Bản không thể nào tránh cảnh bị tiêu diệt hoàn toàn. Thủ Tướng Kantaro Suzuki tuyên bố Nhật-Bản không quan tâm đến lời cảnh cáo của Hoa Kỳ. Ngày 31 tháng Bảy, Hoàng Đế Hiroshito ra lệnh cho quân đội Nhật bảo vệ Hoàng Cung đến giọt máu cuối cùng.

 

Không thuyết phục được Nhật-Bản đầu hàng, ngày 06 tháng 8, Mỹ thả bom nguyên tử đầu tiên ở Hiroshima, giết chết 80,000 người ngay lập tức. Ba ngày sau, ngày 09 tháng 8, Mỹ thả trái bom nguyên tử thứ nh́ ở Nagasaki, giết chết 70,000 người.

 

Ngày 12 Tháng 8, Hiroshito tuyên bố Nhật-Bản đầu hàng sau khi tŕnh bày với quốc dân: “Địch quân hiện thời đă phát minh một vũ khí mới vô cùng lợi hại và nguy hiểm, sức công phá bức tử hằng hà sa vô số người  và gây thiệt hại vô lường. Nếu tiếp tục chiến đấu, chẳng những hậu quả tối hậu là chúng ta sẽ lănh chiến bại và Nhật Bản bị san bằng b́nh địa, mà có thể cuộc chiến sẽ mang đến sự tiêu diệt của cả nhân loại trên thế giới”. Quân đội đồng minh mang các cấp Tướng Lănh, sĩ quan cao cấp Nhật ra xét xử ở ṭa án quân sự: 920 người bị kết án xử tử, 475 người bị chung thân khổ sai, 2,944 người bị án tù  nặng nhẹ khác nhau.

 

Nhật-Bản phải bồi thường chiến tranh cho những nước ḿnh đă xâm lấn, trong số này có cả Việt Nam. Ngày 13 tháng Năm 1959, Nhật-Bản bồi thường Việt Nam $38 triệu đô-la.

 

Ba tháng trước đó, quân đội đồng minh giải phóng Âu Châu, Hitler tự tử. Những năm sau đó, nước Mỹ trích một số tiền khổng lồ để giúp đỡ Nhật-Bản và Đức tái thiết hậu chiến. Tính theo giá trị đồng đô-la vào năm 2005, Mỹ giúp Đức 29 tỷ đô-la, Nhật-Bản 15 tỷ đô-la, để hai nước này phục hồi đất nước.

 

Ông George Santayana có một danh ngôn khá nổi tiếng về lịch sử: "Those who cannot remember the past are condemned to repeat it", “Ai không nhớ quá khứ chắc chắn có khuynh hướng tái diễn lỗi lầm”. Chúng ta đọc lại lịch sử cuộc tấn công Pearl Harbor để tránh vi phạm lỗi lầm của người gây hấn, cũng như xem những người ngoan cố không thấy kết quả thảm hại của sự gây hấn. Ở đây tôi muốn nói đến những người không tặc Hồi quá khích đâm máy bay dân sự vào building ở Mỹ. Hành động này không khác ǵ những phi công kamikaze tự sát của Nhật-Bản dùng máy bay là trái bom khổng lồ đâm đầu vào chiến hạm Mỹ ở trận đánh Okinawa vào tháng Tư năm 1945. Kẻ gian ác gây hấn cuối cùng rồi cũng sẽ thất bại.

 

Chúng ta đọc lại lịch sử cuộc tấn công của Nhật ở Pearl Harbor để thấy cho dù  lính Mỹ có bị giết hại, vũ khí nước Mỹ có bị thảm họa, tài chính quốc gia có bị suy sụp v́ chiến tranh khi  Nhật và Đức mang quân khai chiến, lúc chiến tranh chấm dứt, Hoa Kỳ vẫn sẵn sàng xoá bỏ tất cả hiềm thù, giúp đỡ cho hai quốc gia đối nghịch để hiện giờ cả hai có nền kinh tế đứng hàng đầu trên thế giới.

 

Không gây hấn vẫn chưa đủ, chúng ta nên có ḷng rộng lượng đem t́nh thương xoá bỏ hận thù, giúp đỡ kẻ ngă ngựa mà  không cần biết ơn ta làm có được đền bù hay không, giống như dân tộc Mỹ đă làm ở câu chuyện lịch sử này.

 

Nguyễn Tài Ngọc