HỒI KƯ CHUYẾN ĐI VIỆT NAM

24-Jan – 05-Feb-2008                                                     

 

Thứ Năm 24-Jan-08:

11:00 PM: Chiếc máy bay Boeing 777 của hăng EVA bỏ dần thành phố Los Angeles lộng lẫy như viên kim cương khổng lồ với cả triệu ánh đèn lấp lánh trong bóng đêm. Vợ chồng tôi đang trên chuyến đi du lịch trở về Việt Nam. Chưa đầy hai năm mà chúng tôi đă trở lại Sài G̣n là một chuyện không hoạch định trước, thế nhưng đi th́ cứ đi v́ cái già hồng hộc nó th́ theo sau. Khác với những lần trước đi Việt Nam chọn máy bay Đại Hàn Hàng Không Asiana, lần này chúng tôi chọn hăng hàng không chúng tôi đă dùng lần đầu tiên về Việt Nam: EVA Airlines của Đài Loan. Lư do là v́ thứ nhất tôi không muốn sáng đang ngủ trên máy bay bị đánh thức dậy v́ mùi thơm nồng nặc -thơm hơn cả nước hoa Chanel 5 hay Lancôme-  của rau cải kim chi người Đại Hàn dùng làm điểm tâm ăn sáng, thứ nh́ đi xem phong cảnh thành phố Seoul của Đại Hàn nhiều lần đă quá đủ, và thứ ba là tôi muốn đến Sài G̣n vào ban sáng, không như Asiana đến Sài G̣n vào ban đêm tất cả mọi người c̣n ngủ mà hai vợ chồng lại tỉnh như sáo sậu thức trắng đêm khuya viết lại nhật kư của hai đứa ḿnh dù rằng ngay sau khi đến khách sạn cả hai cố t́nh hưởng tuần trăng mật thứ 35 để cho ḿnh buồn ngủ, cho dù chỉ được có vài tiếng.

Đi lần này tôi đă do dự hơn bao giờ hết v́ chúng tôi hơi mệt mỏi đi quá nhiều nơi trong hai năm.  Nhà chỉ c̣n hai đứa nhỏ, hai cô chị lớn đi học xa. Thế nhưng sau bao lần hai đứa nhỏ ở nhà trấn an rằng tụi nó không đứa nào muốn đi, khuyến khích chúng tôi cứ đi mừng sinh nhật cả hai và “Have a nice time”, bụng dạ tôi cũng hơi an ḷng. Nói nhỏ chứ cô thứ ba cũng đă học năm đầu đại học, cậu con út học lớp 9, tụi nó đă quen nấu ăn một ḿnh ở nhà. Đặc biệt là cậu con út tôi truyền nghề dậy nấu ăn đă tốt nghiệp khóa nấu ăn cao cấp của tôi: biết nấu ḿ gói, cơm chiên, chiên trứng ốp-la, ốp-lết (omelette). Làng xóm của tôi th́ thân t́nh c̣n hơn ở Việt Nam, ai cũng biết ai, một ngày không gặp nhau chào hỏi hello th́ hôm sau đă có người đến gơ cửa nhà xem ḿnh có bị chết bất đắc kỳ tử hay không. Một gia đ́nh hàng xóm cũng đă t́nh nguyện gọi hai đứa qua gia đ́nh họ ăn cơm chiều trong khi chúng tôi đi vắng. Anh tôi th́ ở cách tôi chỉ có 30 phút lái xe nên có ǵ th́ cũng có người lớn giúp đỡ. V́ vậy mà lần này vợ chồng tôi cũng yên ḷng đi chơi.

Nguyên do chính yếu tôi về  Việt Nam lần này là đi dự đám cưới. Chuyến đi xa lần này tôi cảm thấy hào hứng hơn tất cả những lần đi xa khác: tôi trở lại đam mê nhiếp ảnh v́ đây là lần đầu tiên tôi mang theo hai máy ảnh digital SLR –Single lens reflex camera (camera có thể thay đổi ống kính) của Nikon. Ba mươi năm về trước khi c̣n độc thân đi học, tôi kiếm sống bằng nghề chụp h́nh đám cưới. Sau khi lập gia đ́nh, tôi bỏ nghề tài tử đó v́ tính tôi nhút nhát không muốn giao thiệp với người lạ. Năm sáu năm nay khi digital camera ra đời, loại máy digital SLR c̣n đắt khủng khiếp, loại máy nhỏ point-and-shoot (h́nh hiện lên màn ảnh sau camera để dễ chụp) th́ không đẹp và không đủ yếu tố như máy SLR nên cái đam mê chụp h́nh của tôi không c̣n nóng cháy như hoả diệm sơn nữa. Cho đến khi mấy tháng sau này lần đầu tiên  xuất tiền mua chiếc  camera Nikon D40 mà đă thấy ngay sự mầu nhiệm vượt bực của loại máy ảnh SLR, tôi bấm bụng xin giấy phép của Bộ trưởng Bộ Kinh Tế, vợ tôi, mua thêm một chiếc Nikon thứ nh́ nhiều chức năng hơn, D80.  Đă mua máy ảnh  nào phải là thôi đâu, tôi mua thêm nhiều ống kính khác nhau, filter đặc biệt, đèn phụ trội, đồ chống chân tripod, monopod…, bao nhiêu phụ tùng đủ loại khác nữa, nâng tổng số tiền tôi tiêu cho hai bộ máy ảnh gần bằng tổng số tiền ngân sách thâm thủng của quốc gia Hoa Kỳ.

Tiêu bao nhiêu tiền cho máy ảnh cũng không sao nếu cái đam mê của ḿnh vẫn c̣n đó. Tôi c̣n nhớ ngày 30 tháng Tư lênh đênh trên biển trong chiếc xà lan đợi tầu Mỹ đến cứu: trời mưa tầm tă, đạn pháo kích ở trong bờ bắn ra, quần áo tôi ướt đẫm làm người lạnh thấu xương tủy. Lúc ấy tôi chỉ xin Thượng Đế có hai điều: thứ nhất, cho tôi được mạng sống b́nh yên cho dù là ở bất cứ nơi nào, và thứ hai, nếu tôi được định cư ở một xứ tự do, cho tôi một chiếc máy ảnh th́  tôi sẽ thoả nguyện cả cuộc đời. Bây giờ tôi không ở trong con tầu lạnh kinh hồn nhưng ở bên trong chiếc máy bay ấm cúng. Lời ước nguyện khi xưa giờ cũng đă tựu h́nh, không những có  một máy ảnh mà tôi có đến hai chiếc máy chụp h́nh. Cái đam mê chụp h́nh đă nóng cháy trở lại. Nóng như là lần đầu tiên đi hẹn ḥ với vợ mà nàng cho ḿnh nắm tay. Nóng như là tối mùa Đông ngủ nằm ôm hơi ấm vợ. Nóng như bát ḿ gói thơm phức tôi nấu ăn lót dạ khi vợ giận không nấu cơm cho ḿnh. Tôi đă sẵn sàng. Tôi đă chuẩn bị ghi nhận lại h́nh ảnh của SàiG̣n qua ống kính của một đứa con Việt Nam v́ hoàn cảnh bây giờ đă nhận một quốc gia thứ hai  làm quê hương.

Đứng đợi trong hàng dài như con rắn cuốn ṿng từ quầy check-in đến ra tận ngoài đường, tôi để ư không thấy đến một người da trắng. Một cậu bé thật nhỏ người, có lẽ chưa đến vai của tôi, không nhận ra tôi là người Việt Nam cất tiếng hỏi bằng tiếng Anh:

– This line is for EVA flight 15 to Vietnam?

– Yes. Tôi trả lời. The lady inside told me to wait outside in this lane.

– You go to Vietnam?

– Yes.

– What for?

– I go to a wedding.

– You married someone in Vietnam?

 

Anh ta hỏi tôi câu này v́ thấy tôi đứng xếp hàng một ḿnh. Vợ và em gái tôi đứng bên trong nhà ga v́ trời bên ngoài gió thổi lạnh buốt da.

– No, I’m married. I am attending a wedding. How about you? Are you traveling alone? Why do you go to Vietnam?

– Oh, I go see my wife in Saigon.

– Your wife? Tôi trố mắt kinh ngạc v́ anh ta ngoài cái tướng thấp người, trông thật trẻ con, gương mặt non choẹt, không quá hai mươi. Tôi đổi qua nói tiếng Việt v́ bây giờ biết anh ta là người Việt Nam:

– Nh́n thấy trẻ quá mà lấy vợ rồi sao? Em tên ǵ?

– Ủa, anh là người Việt Nam hả? Em không nghĩ anh là người Việt Nam. Dạ, em 36 rồi đó anh, đâu có c̣n trẻ nữa. Em tên Tấn.

– Tôi tên là Ngọc. 36? Tôi cứ tưởng em không hơn hai mươi. Em sang Mỹ lâu chưa, về Việt Nam mấy lần rồi?

– Dạ, em qua Mỹ 15 năm. Về Việt Nam cũng sáu lần.

– Wow, về Việt Nam nhiều như vậy hả? Nhưng cuối cùng rồi cũng cưới được vợ, xem như là mấy chuyến đi Việt Nam cũng hữu ích.

Cậu ta cười:

– Dạ, em có quen một thằng bạn. Nó có một bà cô. Bà cô nó giới thiệu một cô cháu gái cho em rồi tụi em thấy hạp nên sáu tháng trước em về SàiG̣n làm đám cưới. Xa nhau sáu tháng sao thấy   lâu ǵ đâu nên em về chuyến này thăm vợ em đó anh.

– Vợ mới lấy th́ phải đi thăm chứ. Để lâu nó cũ đi th́ sao. Tôi mở miệng cười.

 

Tấn là một trong bao nhiêu đàn ông con trai Việt Kiều ở Mỹ về Việt Nam lấy vợ. Nước Mỹ  này có bao nhiêu nan giải không t́m được câu giải đáp: Làm thế nào rút quân khỏi Iraq? Làm thế nào giảm thiểu số lượng dầu hoả tùy thuộc măi ở các xứ Trung Đông? Làm thế nào quân bằng ngân sách quốc gia? Ấy thế mà riêng đến vấn đề tạo lập gia đ́nh, Việt Nam, cho dù là nước chiến thắng trong trận chiến Việt Mỹ, vẫn không có câu giải đáp bằng đế quốc Mỹ ngụy: Hầu như người dân Việt Nam nào cũng mong có cơ hội lập gia đ́nh với người bên Mỹ để thoát ly đời sống cơ cực ở quê nhà.

 

Trạm chuyển tiếp của EVA là Taipei. Số người già cần xe lăn và gia đ́nh có con nhỏ quá nhiều, nhiều hơn Hàng Không Asiana của Đại Hàn. Tôi khám phá ra lư do nhiều người Việt Nam chọn  máy bay EVA là v́ đợi chuyển tiếp của EVA chỉ trong ṿng hai tiếng và cổng chuyển tiếp giữa máy bay rất gần, không như Asiana chuyến về đợi gần chín tiếng, và chuyển tiếp sang cổng khác đi xa hơn. Vài bà già không đủ già đi xe lăn, không nói tiếng Anh nhưng gan dạ đi về Việt Nam một ḿnh không có con cái, bám lấy tôi để sang cổng chuyển tiếp không lộn chỗ. Nh́n mấy ông bà già lụ khụ đi đứng khó khăn hay phải cần người khác giúp đỡ, tôi thấy triết lư đời của vợ tôi rất là đúng. Phải đi chơi khi c̣n trẻ và có sức khoẻ, cứ dành dụm tiền để đợi đến già mới đi th́ du lịch không c̣n là hào hứng mà là một cực nhọc cho thân ḿnh.

 

Đi hăng hàng không của người Đài Loan, tôi đă hy vọng thức ăn khấm khá hơn các hăng máy bay ngoại quốc khác v́ không có thức ăn nào trên thế giới phong phú và hảo vị bằng thức ăn Tầu, thế nhưng món ăn tối họ đem ra tôi chỉ nếm một miếng mà không thể nào ăn hết. Có thể là tôi nhức đầu đi máy bay nên không thấy ngon, nhưng tôi quả quyết lư do là v́  đầu bếp nấu cho máy bay EVA không mặc áo thun sát nách, không mặc quần xà-loỏn, thỉnh thoảng không vói tay x́ mũi như mấy chú Ba Tầu trong Chợ Lớn nên thức ăn nuốt không vào. Đă vậy, mấy tiếng sau họ lại c̣n cho ăn điểm tâm bằng …ḿ ly. Thật là ngộ nghĩnh khi thấy cả trăm hành khách mỗi người một ly ḿ ly trong tay. Nếu biết trước sẽ được ăn một món điểm tâm rẻ tiền như thế, tôi đă bảo vợ tôi nấu cho tôi nguyên một nồi phở rồi mang lên theo máy bay để ăn sáng.

 

Chiếc máy bay đáp xuống Taipei sau hơn 14 tiếng bay. Không biết sau 1975 th́ người Việt Nam họ gọi Taipei ra làm sao, nhưng tôi nhớ trước 1975 ḿnh gọi Taiwan là Đài Loan, c̣n Taipei là Đài Bắc. Phiên âm từ Taiwan ra Đài Loan nghe c̣n được, chứ Taipei mà lại diễn âm ra Đài Bắc th́ tôi không hiểu tại sao. Chắc có lẽ cùng một người diễn âm chữ America thành “Á-Mễ-Lị-Cơ” trong Việt Nam Văn Học Sử Yếu của ông Dương Quảng Hàm diễn âm chữ Taipei thành Đài Bắc. Là xứ nhược tiểu không dùng Anh hay Pháp Văn là sinh ngữ chính cũng khổ. Có những chữ phiên âm quá sát như New Zealand bây giờ họ gọi là Niu Di-Lân th́ tôi dám cá mấy triệu đồng Việt Nam là quen với chữ Niu Di-Lân học từ thời c̣n bé cho đến lúc vào đại học, đến khi thật sự nh́n chữ New Zealand th́ mấy cô cậu học sinh thế nào cũng không biết đó là Niu Di-Lân! Đợi không đầy hai tiếng ở Taipei, chúng tôi chuyển sang  máy bay Airbus A330 đi SàiG̣n.

 

Thứ Bẩy 26-Jan-08:

10:05 AM: Bánh xe máy bay chạm đất phi đạo SàiG̣n. Một tràng pháo tay của hành khách nổi lên. Chắc có lẽ Tấn về SàiG̣n gặp vợ là người vỗ tay to nhất. Chỉ trừ có lần về đầu tiên, c̣n mấy lần khác tôi đến SàiG̣n vào ban đêm nên không thấy ǵ hết. Bây giờ th́ tôi có thể thấy vài chiếc hangar cũ kỹ từ thời 1975 vẫn c̣n đó. Đất đai chung quanh tiêu điều, xa xa vỏn vẹn chỉ có vài chiếc máy bay đậu ở các cổng bay. Bước vào bên trong, ga hành khách mới đă tạo ấn tượng tốt với tôi: To lớn, tân tiến, khoảng khoát, hiện đại hơn ga cũ tôi dùng lần vừa rồi vào tháng 4 năm 2006.  Nhà ga h́nh chữ nhật, trần nhà cao cũng khoảng 15 thước, kiến trúc kiểu tân thời. Nhà ga này mới xây, dự trù sẽ đưa đón từ 8 đến 10 triệu hành khách,  đă được nhà thầu Nhật Bản khởi công xây dựng từ tháng 8 năm 2004, hoàn thành trong hai giai đoạn với giai đoạn đầu khánh thành chuyến bay đầu tiên vào tháng 8 năm 2007. Giai đoạn thứ nh́ sẽ hoàn tất vào năm 2010. Cộng với ga cũ bây giờ chỉ dùng đưa đón khách đường bay nội địa, khả năng đưa đón tổng số du khách của phi trường Tân Sơn Nhất sẽ gia tăng từ 15 đến 17 triệu người. Ấy thế mà cũng chưa đủ cho tương lai. Theo đà tiến triển kinh tế của Việt Nam, con số hành khách dùng phi trường Tân Sơn Nhất ước lượng sẽ  gia tăng lên hơn 20 triệu. V́ thế  vào tháng 4 năm 2006, một dự án xây cất một phi trường quốc tế mới khác ở Long Thành, 50 cây số hướng Đông Bắc Sài g̣n, đă được chấp thuận. Dự án hơn 8 tỷ đô-la này cũng  sẽ dự định hoàn tất trong hai giai đoạn, đợt đầu tiên vào năm 2010, và đợt thứ nh́ vào năm 2015. Khi hoàn thành vào năm 2010, phi trường quốc tế Long Thành sẽ có bốn phi đạo dài 4000 thước, có thể tiếp đón phi cơ khổng lồ Airbus A380. Lúc bấy giờ, cả hai ga mới cũ của phi trường Tân Sơn Nhất chỉ sẽ dùng cho đường bay nội địa. Ga Tân Sơn Nhất cũ tôi dùng hai năm trước làm tôi xấu hổ cho nước Việt Nam bao nhiêu th́ bây giờ  ga mới làm tôi hănh diện cho người ḿnh bấy nhiêu. Một quốc gia có dân số đứng hàng thứ mười ba trên thế giới th́ mọi nỗ lực phải dồn vào công tŕnh kiến trúc phi trường  để khách ngoại quốc có một ấn tượng tốt đẹp cho cả quốc gia khi vừa đặt chân lên nước Việt Nam.

Những lần trước tôi đến SàiG̣n vào ban đêm nên nhà ga tương đối không bận rộn. Lần này đến vào ban sáng nên số hành khách đến từ khắp nơi thật là đông. Từ ngày Việt Nam gia nhập World Trade Organization, số khách đến du lịch càng ngày càng tăng vọt. Tổng số du khách đến Việt Nam năm 2007 là 4,171,564 người, theo thống kê của Tổng Cục Du Lịch Việt Nam. Đây là liệt kê của mười lăm quốc gia có số du khách đến Việt Nam nhiều nhất trong năm 2007:

1.     Trung Quốc      558,719 người

2.     Hàn Quốc         475,535 người

3.     Hoa Kỳ             412,301 người

4.     Nhật Bản          411,557 người

5.     Đài Loan           314,026 người

6.     Úc                     277,300 người

7.     Pháp                  182,501 người

8.     Thái Lan            160,747 người

9.     Kampuchea       150,655 người

10.                        Mă Lai              145,535 người

11.                        Singapore          127,040 người

12.                        Anh                   105,918 người

13.                        Đức                     95,740 người

14.                        Canada               89,084 người

15.                        Nga                    44,554 người            

Nh́n bảng liệt kê trên với bẩy nước có số du khách đến Việt Nam nhiều nhất, loại bỏ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan là những quốc gia có vốn đầu tư thương mại nhiều nhất ở Việt Nam, ta thấy c̣n ba nước Hoa Kỳ, Úc, và Pháp. Tuy rằng tôi không t́m được dữ kiện thống kê chi tiết, có lẽ ai cũng biết đoán biết số lượng Việt Kiều (kể cả Canada với 89,084 người) từ những quốc gia này về quê nhà Việt Nam thật là đáng kể. Một điểm khác đáng nêu ra ở đây là Nga Sô, cùng với Trung Cộng 30 năm về trước là hai nước có nhiều du khách nhất đến Việt Nam, bây giờ chỉ đứng hàng thứ 15 với tổng số du khách trong năm là 44,554 người.  Đây cũng là một điểm so sánh để cho người ta thấy “cường quốc” Nga Sô c̣n nghèo hơn cả quốc gia nhỏ bé Canada về phương diện dân nước ḿnh đi du lịch ở Việt Nam.

 

Chặng đầu tiên khách du lịch phải qua ở bất cứ quốc gia nào là Immigration, ở Việt Nam là Công An Cửa Khẩu. Buổi sáng hôm nay có rất nhiều hàng trống cho du khách nên vợ tôi, em gái vợ tôi và tôi chia ra đứng ba hàng khác nhau. Hai năm trước sau kinh nghiệm bị một anh chàng công an già hằn học, tôi đă tự nhủ nếu có đi Việt Nam th́ sẽ t́m người trẻ mà xếp hàng, v́ thế mà tôi cảm thấy kinh hoàng khi hàng vợ và em vợ tôi là hai người công an trẻ, trong khi hàng của tôi là một người già trạc bằng tuổi tôi. Đứng trước tôi là hai người, khi tôi vào hàng th́ một người vừa xong, đến lượt người đàn bà trước tôi. Tôi khá cao nên tuy rằng người công an ngồi trong quầy cao đến ngực, tôi có thể thấy bàn bên trong đặt máy vi tính  với hai tay của anh ta trên bàn. Đứng cách xa độ hai thuớc đợi đến phiên tôi, tôi thấy người đàn bà tiến đến quầy, đưa cho người công an giấy thông hành của bà ta. Khi người công an mở nó ra, một tờ giấy tiền dollar đă để sẵn ở bên trong rớt ra trên bàn anh ấy. Anh ta sau khi hỏi bà ta một vài điều, đóng dấu và trao trả lại giấy thông hành, nói bà ta đă xong và vẫy tay gọi đến phiên tôi. Tôi bước đến, tŕnh tờ giấy khai báo của chính phủ Việt Nam tôi đă điền trên phi cơ, visa chiếu khán cho nhập cảnh, và giấy thông hành của tôi. Anh ta hỏi tôi đến Việt Nam v́ lư do ǵ, tôi trả lời đi du lịch như đă ghi trong giấy. Anh ta hỏi tiếp tôi sinh ở đâu. Tôi  trả lời, SàiG̣n. Anh ta hỏi địa chỉ tôi ở trong thời gian thăm viếng, tôi trả lời  là tôi đă ghi địa chỉ khách sạn chỗ tôi ở hẳn ḥi trong tờ giấy điền trên phi cơ. Mỗi lần hỏi như thế anh ta đánh máy trong máy vi tính. Viết kể lại th́ nhanh, nhưng trong thực tế mỗi câu anh ta hỏi chậm răi và ngắt quăng. Thay v́ tiếp tục kiểm soát  làm nốt xong cho tôi, anh ta tạm ngừng, nh́n ra những người đứng nối đuôi ở hàng bên cạnh, bảo những người đó chia ra, qua đứng bên hàng của anh ta. Anh ta thật sự tạm ngưng để xem người ta di chuyển qua hàng anh ta thật.  Có lẽ những người đó cũng biết như tôi là có khôn th́ t́m những người trẻ mà tŕnh giấy tờ. Tôi quay qua xem vợ và em gái tôi. Cả hai người đều đă xong và đứng đợi tôi. Cuối cùng khi xem xét xong, thay v́ để lại giấy tờ nhẹ nhàng trên quầy, anh ta thẩy nó chạm vào tay tôi làm tất cả rớt trở lại xuống bàn. Hằn học, anh ta nhặt lại giấy tờ và đặt lại trên bàn cho tôi một lần nữa. Tôi lấy lại giấy thông  hành và đưa cho vợ tôi giữ. Ở những giây phút này tôi cảm thấy phụ thuộc vào vợ tôi hơn bao giờ hết. Tính nàng cẩn thận nên mỗi lần đi máy bay là nàng giữ hết giấy tờ cho tôi, tôi khỏi phải lo nghĩ ǵ cả.

 

Chỗ lấy hành lư bây giờ rộng răi, không có vấn đề ǵ khi t́m hành lư ḿnh trên băng tải hành lư. Tôi gặp lại Tấn, và trong một sự t́nh cờ, valise cuối cùng của tôi nằm trên valise của Tấn. Tôi lấy ra cả hai, giao lại cái của Tấn cho Tấn, chúc Tấn đêm nay động pḥng tốt đẹp rồi đẩy hành lư tiến vể phía cửa đi ra.

 

Trước khi đến cửa là vài trạm khám xét hành lư, Customs, Việt Nam họ gọi là Hải Quan. Ba trạm xét hoàn toàn trống vắng không một du khách nên khi chúng tôi đẩy hành lư vừa đến th́ người ở cả ba trạm vẫy tay, ngoắc lấy ngoắc để chúng tôi như những người đứng mời khách vào tiệm ăn ở Việt Nam:

– Anh chị đến hàng này nè.

Tôi đang thắc mắc về sự tiếp đón niềm nở này th́ trong chốc lát tôi t́m ra lư do tại sao. Em vợ tôi đẩy xe valise ra một hàng. Tôi và vợ tôi dùng hàng kế bên cho đỡ mất th́ giờ.

– Anh có ǵ khai báo không anh?

– Tôi không có mang quà cáp ǵ quá quy định ngoại trừ chiếc máy vi tính  tay mà tôi sẽ mang trở lại Mỹ, không để ở đây.

Khi hai cái valise vừa qua khỏi máy rọi th́ một anh cất tiếng:

– Anh có hai cái máy vi tính chứ không phải một.

Tôi nh́n lại hai cái valise. Một cái là của tôi và một cái là của em vợ tôi. Cô ta cũng mang một cái máy vi tính  về VN. Lúc lấy hành lư ra, tôi sơ xuất cứ chồng lên xe mà không để ư valise nào của ai.

– Ồ , xin lỗi anh . Máy vi tính  đó là của em tôi. Cô ta ḱa, đứng ngay hàng kế bên. Lúc đó em tôi đă xong.

– Anh biết là luật bắt khai báo rơ ràng. Giọng anh ta trở nên hằn học.

– Tôi không để ư, không nghĩ là quan trọng nên chất đại valise lên xe mà không biết của ai…

– Anh làm như vậy gây ra rắc rối trở ngại. Giọng anh ta trở nên quát tháo. Tôi cũng nổi sùng:

– Anh nói rắc rối cái ǵ? Có ai sắp hàng ở đây đâu? Cái valise có máy vi tính  này của em tôi, đứng kế bên đây. Tôi không nói láo v́ có thẻ địa chỉ tên nó rơ ràng. Không có một người nào đứng sau tôi hay đứng sau hàng nó. Nếu anh muốn th́ tôi lấy cái valise đem qua hàng bên kia rọi lại chứ có chuyện ǵ mà vất vả?

 

Cô em tôi nghe tiếng căi nhau, biết lư do tại sao, đến nói với tôi đừng nổi nóng, không đáng căi cọ với họ v́ ḿnh đang đi du lịch đừng để mất vui rồi nói vợ tôi đưa cho cô ta một tờ giấy dollar, tôi không biết là bao nhiêu. Sau đó cô ta đến dúi tờ giấy dollar vào tay anh chàng đó. Tờ giấy dollar của đế quốc Mỹ ngụy có phép nhiệm mầu: đang hùng hổ muốn ăn tươi nuốt sống tôi th́ anh chàng Hải quan trở nên nhă nhặn, vẫy tay cho chúng tôi đi qua. Tiến ra cửa mà tôi vẫn c̣n tức giận trong ḷng, bảo em tôi là tại sao ḿnh phải cho họ tiền?

 

Ngoài cổng phi trường Tân Sơn Nhất là một rừng người đứng chen chút nhau chờ người thân từ bên trong đi ra. Vừa bước ra khỏi cửa, cảm giác đầu tiên của tôi là trời nóng. Ai nói đi về tháng Một dịp Tết là mát? Không ai có thể phân biệt sự nóng khác biệt giữa nhiệt độ nước sôi và nhiệt độ nước sắp sôi. Anh của Loan, đă về SàiG̣n trước chúng tôi một tuần, và chị Thúy nói  sẽ đón chúng tôi ở  phi trường. Đang ngó dáo dác với cả trăm khuôn mặt Á Đông, chị Thúy ở đâu trong hàng nhào ra gọi tên chúng tôi:

– Ba! Châu! Ngọc! Loan!

 

Tôi thắc mắc không biết chị ở đâu hiện ra th́ chị bảo chúng tôi rẽ sang phía bên trái (hàng rào đi ra h́nh chữ T, vừa ra cửa th́ đi thẳng nhưng sẽ đến ngơ rẽ chữ T, người ta quá đông, nếu không biết người nhà đợi ở bên trái hay bên phải th́ người đi ra phải chọn một bên để ra). Có ba người lính gác giữ trật tự th́ hai người lại quyết định đi sát theo tôi, một người kéo xe tôi về phía trước, miệng bảo những người đứng đợi vạch đường cho tôi đi, người kia th́ đi kèm bên tôi. Tôi đă có kinh nghiệm bị móc túi ở Paris vào tháng 10 năm ngoái khi bị hai anh chàng Ả Rập theo sát bên ḿnh nên phản ứng đầu tiên của tôi là sờ vào cái ví xem nó c̣n không, và thứ hai là quấn cái dây xách tay máy ảnh một ṿng nữa chung quanh tay tôi, pḥng khi có người cướp giật. Đến gần cuối hàng rào chỗ họ không được rời khỏi khu vực gác, cả hai người đều  nói nhỏ với tôi: “Anh cho quà Tết”. Tôi giả bộ điếc, tiếp tục đẩy xe hành lư ra ngoài để thoát khỏi đám đông th́ hai người lại nhắc tiếp: “Anh xin cho quà Tết”. Tôi lại cố t́nh không trả lời, chân cứ tiến bước nhưng ngoảnh đầu lại sau xem mọi người có đi theo tôi không.

 

Trong chốc lát, thoát khỏi đám đông vô trật tự nhức đầu nhức mông, nhức khắp cả thân ḿnh, chúng tôi đến phía trái cuối đường của nhà ga. Chiếc xe hơi của chị Thúy đă đợi sẵn, anh Khuê gọi thêm một chiếc taxi “bẩy chỗ”. Chất hành lư và tất cả mọi người leo lên hai xe, chúng tôi rời phi trường đến khách sạn. Sau khi để hết valise ở khách sạn, chị Thúy mời chúng tôi đến nhà hàng Tự Do ăn trưa. Một giờ trưa Thứ Bẩy 26-Jan giờ SàiG̣n, 10 giờ tối Thứ Sáu giờ 25-Jan giờ California, sau hơn 24 tiếng  rời nhà và  ngồi trên máy bay, chúng tôi lại có mặt ở SàiG̣n, chưa đầy hai năm từ lần cuối cùng chúng tôi đến đây, tháng Năm 2006.

 

2:30 PM: Trở lại khách sạn sau một buổi ăn trưa no bụng, tôi gọi điện thoại cho anh Sang, chủ một tiệm cho mướn xe gắn máy tôi mướn lần đầu khi ở khách sạn Continental vào năm 2000. Lúc bấy giờ tôi muốn có xe gắn máy chạy mà không biết mướn ở đâu nên nhờ khách sạn t́m dùm. Họ gọi anh Sang, chủ một dịch vụ cho mướn xe gắn máy, và trong ṿng 15 phút anh đến khu tiếp tân của khách sạn để gặp tôi. Anh  nói giá mướn là sáu dollars một ngày, không tiền thế chân (v́ tiền thế chân quá cao, nếu tôi nhớ không lầm là $1800 dollars) nhưng tôi phải đưa anh passport để anh giữ. Tôi nói không thể nào đưa passport cho anh giữ v́ tôi không biết anh là ai. Tôi hỏi anh có nhận copy của passport không th́ anh không bằng ḷng, nói rằng copy vô giá trị v́ tôi có thể giật xe anh mà không trả. Tuy rằng tôi ở khách sạn cả tuần, anh nói tôi phải đưa passport nếu muốn mướn xe v́ tôi có thể trả khách sạn sớm rồi lấy xe của anh đi mất. Hai bên thương lượng không ai chịu nhường ai th́ Châu em vợ tôi đến, nói nhỏ nhẹ: “Em ở khách sạn này, không có giật xe của anh đâu mà anh sợ”. Châu chỉ nói có một câu vỏn vẹn nhưng v́ trước sắc đẹp nghiêng thùng của Châu, anh Sang mất hết trí khôn, đồng ư cho chúng tôi mướn ba chiếc xe gắn máy không tiền thế chân và không trả tiền trước! Từ đó trở đi, mỗi lần về Việt Nam, khi biết Châu muốn mướn xe hay bất cứ người nào từ Mỹ về do “chị Châu” giới thiệu là anh Sang đem xe đến khách sạn giao, không cần giấy tờ ǵ nữa. Sắc đẹp của đàn bà đôi lúc lợi hại vô cùng. Thành ra các ông đừng bao giờ cản nếu vợ ḿnh muốn đến Thẫm Mỹ Viện bà Phước Hạnh để sửa sắc đẹp.

 

Gọi Sang mấy lần mà không ai bắt điện thoại, tôi gọi cho Hồng. Hồng là cô gái kết nghĩa mà chúng tôi gặp lần đầu tiên khi về Việt Nam năm 1995. Hồng là người miền Nam, rất chân thật, có ǵ nói đó, không bao giờ giận lâu, không bao giờ để ǵ trong bụng như người miền Bắc. Khi ở Mỹ, tôi vẫn thỉnh thoảng gọi điện thoại cho Hồng. Một tháng trước đây khi nghe tin tôi về Việt Nam, Hồng hỏi:

 

– Anh về thiệt không?

– Thật chứ.

– Em nhớ anh nói với em là phải có lư do ǵ chính đáng anh mới về Việt Nam mà.

– Đúng rồi. Lần này anh về dự đám cưới. Anh của chị Loan lấy một chị ở Việt Nam.

– Vậy sao? Vậy chứ đám cưới em anh có về không?

 

Nghe Hồng hỏi mà tôi chưng hửng.  Hồng ly dị chồng đă hơn mười năm nay. Một người hiền hậu như Hồng số phận hẩm hiu làm dâu một gia đ́nh Bắc Kỳ mà bà mẹ chồng dữ như Bà La Sát, hơn Bà Phán trong Đoạn Tuyệt của Nhất Linh. Hồng kể có một lần đi tắm quên mang theo quần lót mới để mặc nên gọi chồng nhờ lấy dùm th́ bà mẹ chồng mới bảo con trai: “Tôi sinh anh ra đâu phải để mang quần lót cho vợ!” Ông chồng là người hút sách nghiện ngập, tối ngày say rượu đánh đập Hồng, c̣n đem dao phay sang nhà Hồng hăm chém bố mẹ vợ nữa! Ấy thế mà bà Phán Bà La Sát cứ khuyên nhủ Hồng là vợ phải phục tùng chồng tuyệt đối, lúc nào cũng nên nhịn nhục và chiều ư chồng! Bà Phán số 2 này chắc không đọc chuyện Đoạn Tuyệt của Nhất Linh nên cuối cùng vào một ngày đẹp trời không chịu nổi mắng nhiếc và hành hung của chồng, Hồng xin ly dị làm bà ta tí nữa th́ bị chấn động cơ tim v́ con trai ḿnh bị vợ bỏ.  Hai vợ chồng có một đứa con gái 16 tuổi. Hồng muốn con gái sống với ḿnh nên người chồng cũ vẫn dùng nó làm áp lực để lấy tiền Hồng măi cho đến bây giờ. Từ ngày ly dị đến nay đă gần tám năm, Hồng không hề có ư nghĩ lập gia đ́nh trở lại, chỉ muốn sống độc thân nuôi con và mẹ già.  Tôi biết là một năm nay Hồng có gặp một Việt Kiều người Việt gốc Hoa lớn hơn tôi bốn tuổi (“mà trông trẻ hơn anh nhiều anh Ngọc ơi”, theo lời Hồng) nhưng không ngờ là Hồng lại quyết định lập gia đ́nh.

 

– Đám cưới Hồng anh phải về chứ. Chừng nào?

– Hổng biết. Tụi em đang tính trong ṿng năm nay hay đầu năm tới. Nhưng em hổng có làm rùm beng đâu anh Ngọc ơi. Chỉ làm nho nhỏ giữa hai gia đ́nh và người quen thôi.

 

Lại thêm một chuyện t́nh đẹp Love Story xẩy ra giữa đàn ông Việt Kiều và con gái Việt Nam.

 

– Reng…Reng…

– Alô?

Nhận ra giọng nói của Hồng, tôi trả lời:

– Hồng đó hả? Anh Ngọc nè.

– Anh Ngọc tới rồi chưa? Chị Loan khỏe không anh?

– Đến rồi. Anh Ngọc đă lấy pḥng khách sạn. Bây giờ anh chị lấy taxi đến Hồng nhe.

 

Chẳng phút chốc chúng tôi đă đến nhà Hồng. Đang ngồi bên trong quầy hàng thấy taxi dừng trước nhà, Hồng vồn vă chạy ra vỉa đường chào đón vợ chồng tôi:

 

– Anh Ngọc! Chị Loan! Vui quá há! Vui không chị Loan?

– Hello Hồng. Chà, lúc này có “ổng” rồi nên thấy trẻ hẳn ra nhe.

– Anh nói thiệt không?

 

Vợ tôi xen vào:

 – Hồng thấy trẻ hơn hai năm trước nữa. “Ổng” gọi điện thoại mỗi ngày nên con tim đă vui trở lại rồi phải không?

 

Hồng phá lên cười khoái chí:

– Ừa, ai cũng nói em trẻ ra hết.

– C̣n anh Ngọc, bây giờ em thấy anh cũng giống trong h́nh anh gởi cho em à. Em nh́n anh cũng ...già giống trong h́nh, đâu có trẻ đâu?

 

Hồng đúng thật là người Nam, nghĩ sao nói vậy.

– Mới gặp nhau đă chê anh già rồi. Nhưng anh già không sao. Quan trọng là em hay chị Loan nh́n trẻ là đươc rồi.

 

Vừa bước chân vào nhà, Hồng đă liếng thoắng:

– Anh Ngọc uống nước mía nhe. C̣n chè nữa? Anh muốn chè ǵ?

 

Mặc dù vừa mới ăn cơm trưa xong ở nhà hàng Tự Do với chị Thúy và gia đ́nh, bụng tôi vẫn c̣n dư chỗ khi nói đến chè:

– Mua cho anh chè đậu, chè táo soạn với xinh xa hột lựu.

 

Cô bé người làm của Hồng lúc này đă từ trong bếp ra ngoài chào chúng tôi. Hồng lấy tiền đưa cho nó:

– Con ra sau mua ba ly nước mía, một chén chè đậu, một chén chè táo xoạn, một ly xinh xa hột lựu cho bác Ngọc. Quay qua Loan, Hồng nói tiếp:

– Chị Loan uống nước mía em mua luôn?

 

Loan xua tay:

– Loan uống với anh Ngọc được rồi.

 

Tôi mang ra cho Hồng vài món quà.  Hồng mê nhất mấy cây thoa môi son vợ mua tôi mua đủ thứ mầu khác nhau. Vợ tôi đem tiền dollar mang theo đưa hết cho Hồng giữ. Lần nào cũng vậy, người đầu tiên mà chúng tôi gặp khi đến SàiG̣n là Hồng v́ Hồng giữ tiền dollar rồi đưa tiền Việt Nam cho chúng tôi dùng mỗi lúc chúng tôi cần. Hồng đưa một điện thoại cầm tay cho tôi:

– Cái điện thoại này anh dùng được rồi đó nhe. Hôm qua em bảo bé Năm nó bỏ vô 50,000 đồng. Người ta đang có chương tŕnh khuyến măi. Ḿnh bỏ 50,000 đồng th́ họ cho thêm 50,000 đồng nữa.  Anh có mướn xe Honda chưa? Nếu chưa th́ đừng mướn, em đưa cho anh một chiếc.

– Hồng có dư xe không? Anh không muốn lấy của người nào đang dùng….

– Xe này của thằng Thắng con chị Tư nhưng nó mới mua xe mới rồi nên không ai đi. Nhưng mà em chỉ có dư một cái nón an toàn, tính làm sao bây giờ?

– Anh Ngọc gọi Tùng thử xem . Vợ tôi lên tiếng. Tùng là bạn của em trai của vợ tôi, ở Việt Nam nhưng cũng thường đi sang Mỹ buôn bán.

 

Tôi gọi Tùng, và đúng như vợ tôi nghĩ, Tùng có dư nhiều mũ nên nói sẽ lái xe đến nhà Hồng đưa cho tôi hai cái. Bé Năm đă đi mua chè về cho tôi với ba ly nước mía. Tôi nốc liền hai ly liên tiếp. Hồng nh́n tôi cười rũ rượi:

– Bộ bên  anh người ta không có nước mía hả?

Có chứ. Nhưng anh phải lái xe một tiếng mười lăm phút đến khu người Việt ở Santa Ana. Đă vậy, bên đó người ta bán một ly đến hai dollars, 32,000 đồng. Trong khi ở đây một ly nước mía rẻ quá, có hai hay ba ngàn đồng.

 

Thêm hai cô bé người làm khác đến chào tôi. Hồng nói:

Anh c̣n nhớ Tuyết không? Hồi đó nó làm cho em nhưng bây giờ nó làm cho d́ ba của em gần đây. Nghe anh với chị Loan về nên nó qua chào. C̣n bé Năm th́ anh biết rồi. Cô này là Nguyệt, người cùng làng Hà Tĩnh với Tuyết, làm cho em thay Tuyết.

 

Tôi đứng lên cầm máy ảnh, nói với cả ba đứa theo tôi ra ngoài đường ở trước tiệm để tôi chụp h́nh. Mấy cô bé cười bẻn lẽn nhưng rất hào hứng khi biết được chụp h́nh. Tôi chụp mỗi cô vài tấm mà cô nào cô nấy đứng không yên một chỗ, ngoảnh đầu qua bên này, uốn vai sang bên kia, giơ hai ngón tay h́nh chữ V lên loạn xạ.

– Chừng nào bác Ngọc rửa h́nh? Chụp vừa xong là tụi nó hỏi xôn xao.

– Ngày mai bác sẽ đem lại.   

 

Ăn hết mấy bát chè và uống hết ba ly nước mía, tôi giă từ Hồng để trở về khách sạn. Có tiền Việt Nam, có điện thoại di động, có xe Honda, có mũ an toàn. Chúng tôi không thiếu một món ǵ khác để  hoà đồng vào đời sống SàiG̣n trong mười ngày sắp tới.

 

Tối nay chị Thúy đề nghị cả bọn đi ăn ḿ ở tiệm Hưng Kư trên đường Nguyễn Huệ. Vừa đặt lưng thiếp mắt không đầy một giờ, tôi thức dậy. Khách sạn tôi ở gần Ngă Sáu Phù Đổng Thiên Vương trên đường Lê Văn Duyệt cũ, bây giờ đổi thành Cách Mạng Tháng 8. Ba và anh vợ tôi cùng đi nên chúng tôi thả bộ dần ra Nguyễn Huệ. Con đường này bây giờ trở thành mối giao thông chính yếu của những người ở Quận 3, 10, và Tân B́nh đi vào khu chợ Bến Thành nên đông không thể tưởng. Tượng Phù Đổng Thiên Vương vẫn c̣n đó. Con đường nho nhỏ Ngô Tùng Châu cong queo đi ra nhà thờ Huyện Sĩ vẫn c̣n đó nhưng cũng như Lê Văn Duyệt, nó bây giờ bị thay bằng tên Lê Thị Riêng. Muốn thay tên ǵ th́ thay, nhưng tôi không hiểu tại sao không thay bằng tên nghe mỹ miều một tí mà lại thay bằng những tên nghe không thanh tao một tí nào như Hiền Vương đổi thành Vơ Thị Sáu, đường Công Lư hướng về phi trường Tân Sơn Nhất đổi thành Nguyễn Văn Trỗi, Bùi Quang Chiêu đổi thành Đặng Thị Nhu, Cộng Hoà đổi thành Đại Lộ Nguyễn Văn Cừ, đường Phát Diệm đổi thành Trần Đ́nh Xu….

 

Ngồi ăn trong tiệm ḿ Hưng Kư, và sau này trong hầu hết những tiệm ăn như vậy ở SàiG̣n làm tôi nhức cả đầu v́ hai lư do: ồn ào và nhộn nhịp. Người ra vào đông như mắc cửi và tiếng động th́ từ khắp mọi nơi: tiếng người ta nói chuyện, tiếng nhạc trên máy phóng thanh, tiếng bồi bàn kêu réo bếp đặt phần ăn, tiếng chân ghế kéo nghe kèn kẹt trên gạch xi măng, tiếng bát đũa va chạm chát chúa khi họ lên dọn bàn để vào chậu mang vào nhà bếp rửa, tiếng  xe chạy, tiếng c̣i xe inh ỏi ngoài đường. Ăn xong một bát ḿ, uống hết một trái dừa mà tôi muốn đi t́m chỗ nào mua mấy viên thuốc nhức đầu búa bổ đầu người uống vào cho tâm thần thanh thản một tí.

 

Hơn chín giờ tối, chúng tôi đón taxi tôi đến một pḥng trà nghe anh Elvis Phương hát. Pḥng trà này toạ lạc trong một ngơ hẻm, nhỏ, khung cảnh rất ấm cúng. Mấy năm trước tôi sợ vào trong những quán cà-phê hay pḥng trà ở SàiG̣n v́ người ta hút thuốc nhiều quá. Tối hôm nay tôi ngạc nhiên v́ ít khói thuốc, và v́ không đủ khách: số người chỉ hơn một nửa pḥng. Chương tŕnh vừa mới bắt đầu nên chỉ có ca sĩ địa phương tŕnh diễn. Tuy rằng anh nào hát cũng hay, tôi phải cho điểm A trừ v́ không có đến một giọng nữ nào ra hát. Sau một thời gian ngắn ban nhạc nghỉ là đến lượt anh Phương trong bộ vest đen long lánh, tóc chải mướt như Elvis Presley, gương mặt bao nhiêu năm không thay đổi mấy như những lần tôi thấy anh trên TV.

 

Tôi chỉ đi nghe nhạc khi đến Paris hay SàiG̣n nên đây là lần đầu tiên tôi nghe anh Phương hát. Cảm tưởng đầu tiên của tôi là giọng của anh mạnh kinh khủng, nếu anh hát ở sân túc cầu, không cần hệ thống âm thanh bảo đảm chắc ai nấy cũng đều nghe. Thái Thanh nổi tiếng là tiếng hát vượt thời gian th́ giọng của anh nhất định là vượt bức tường âm thanh. Phải chi mà Tổng Thống Ronald Reagan biết sớm chở anh sang nước Đức cho anh đứng hát trước bức tường Tây Bá Linh th́ nó chắc chắn đă sập rồi, tiết kiệm được bao nhiêu tiền nước Mỹ khỏi củng cố lực lượng quân sự khiến Nga Sô bỏ cuộc không theo kịp, gây ra sự sụp đổ của Đông Âu, của bức tường Tây Bá Linh vào tháng 11 năm 1989. Giọng Thái Thanh nghe the thé như móng tay dài miết trên bảng gỗ th́ giọng của anh Phương ấm cúng vô cùng. Anh hát liên tu bất tận có lẽ cả hai mươi bài trong một giờ đồng hồ. Ngoài giọng hát mạnh vô địch không ai theo kịp, anh c̣n có một cái hay mà hiếm ca sĩ có thể sánh được: anh hát được cả tiếng Anh và tiếng Pháp. Nhất là tiếng Pháp. Vợ tôi ngày xưa học tiếng Pháp ở Regina Paris, rời SàiG̣n qua ở Paris mấy năm nên nghe những bài anh hát bằng tiếng Pháp làm nàng tuy thân thể ngồi đó nhưng tâm hồn thả vào nơi nào trong tiên cảnh.

 

Chủ Nhật 27-Jan-08:

5:00 AM:  Tôi thức dậy không ngủ lại được v́ tiếng xe chạy. Bây giờ chỉ là một giờ trưa ở Los Angeles và là đêm đầu tiên ở SàiG̣n nên có lẽ v́ thế mà cơ thể tôi chưa thích ứng. Vợ tôi vẫn c̣n yên giấc. Nằm trên giường nh́n lên trần nhà, tôi cảm thấy nhớ đến bốn đứa con ở bên Mỹ, nhất là hai đứa nhỏ ở nhà. Mỗi lần đi đâu xa nhà cũng vậy, lương tâm tôi cấu xé xa con, nhỡ có chuyện ǵ th́ ai lo cho tụi nó. Sực nhớ ở dưới quầy tiếp tân có máy vi tính  với dịch vụ Internet, tôi đi thang máy xuống viết email vài ḍng báo cho con là chúng tôi đă đến SàiG̣n an toàn.  Việt Nam bây giờ chỗ nào cũng có dịch vụ bảo vệ. Ṭa nhà  nào cũng có bảo vệ. Khách sạn này v́ thế cũng có bốn anh bảo vệ. Khi tôi xuống ngoài trời c̣n đen ng̣m nên  bốn anh bảo vệ nằm lăn ra ngủ kḥ, người th́ ngoài salon cho khách ngồi, người th́ nằm bên trong quầy tiếp tân. Bảo vệ cái kiểu này tôi cầm dao thiến của quư từng người bảo đảm không một ai hay biết. Đă thế security guard bên Mỹ họ cao lớn như voi, trong khi bảo vệ ở đây có anh nhỏ như chuột, bóp mũi ngạt thở chết ngắt ngay lập tức th́ c̣n ǵ mà bảo vệ ai nữa.

 

9:00AM: Sáng nay tôi gọi taxi đi thương xá Tax trên đường Nguyễn Huệ. So với các quốc gia khác trên thế giới, khách sạn ở Việt Nam không rẻ, nhưng taxi th́ nhất định là rẻ hơn. Đi từ khách sạn của tôi ra Nguyễn Huệ chỉ tốn tiền tối thiểu là 12000 đồng VN (VND). Đưa tờ giấy hai mươi ngàn đồng cho họ khỏi thối lại là chỉ mất có một dollar 50 cents. Ở bên Mỹ mỗi lần leo lên xe taxi tiền tối thiểu phải trả là mười dollars rồi. Thành ra khi nào nắng gắt hay di chuyển nhiều người  là chúng tôi cứ gọi taxi. Nhất là có bẩy người, gọi chiếc taxi “7 chỗ” -nó là một chiếc minivan cực kỳ nhỏ nhưng có chỗ ngồi cho bẩy người, hai lần tôi từ trong bước ra xe bị đụng đầu nháng lửa - tiền tối thiểu mỗi chuyến đi chỉ hơn xe nhỏ có 3000 VND, 15000 VND. Có lẽ không nơi nào hơn rẻ hơn như vậy. Tài xế taxi nào cũng chạy một xuất   24 tiếng liên tục rồi nghỉ 24 tiếng.  Gặp nhiều anh yên lặng th́ không nói ǵ, có những anh là bác sĩ tâm lư học nên nếu ḿnh gợi chuyện, anh ta dù rằng có vợ bé số một dấu ở  Lăng Cha Cả, số hai dấu ở dưới Cầu Ông Lănh, cũng sẽ nói cho ḿnh nghe hết. Chạy taxi ở VN cũng khá tiền, một anh nói với tôi lương trung b́nh tối thiểu khoảng hơn ba triệu VND,  chừng $200 dollars một tháng. So sánh với một cô nha sĩ niềng răng làm professor trong trường đại học lương chỉ có $80 dollars một tháng (lương “cơ bản” -trước 1975 ḿnh gọi “căn bản”-  cộng thêm tiền trợ cấp khó khăn cho Thầy Cô, dẫn sinh viên đi thực tập…), một công chức mới vào nghề lương $35 dollars một tháng, một giáo viên dậy 25 năm trong nghề về hưu lănh được $60 dollars một tháng th́ tôi thiết nghĩ cả nước nên chạy taxi hết cho rồi (GDP của mỗi đầu người ở Việt Nam là $217 dollars/một tháng, so sánh với của Hoa Kỳ là $46,000 dollars/một tháng, theo CIA Factbook)

Chiếc taxi ngừng cho chúng tôi xuống ở thương xá Tax. Không hiểu tại sao tôi thấy khu vực trên đường Lê Lợi từ rạp Vĩnh Lợi cũ (nay đổi thành nhà hàng) đến Quốc Hội và những con đuờng cắt ngang như Nguyễn Huệ, Đồng Khởi (Tự Do cũ), Pasteur, Hai Bà Trưng tôi thấy thật quen thuộc như nhà cũ, không như chính khu nhà cũ ở chợ Bàn Cờ tôi trở về lần nào cũng thấy xa lạ. Có lẽ v́ mấy lần trước về tôi ở  khách sạn Continental. Nhiều người nói SàiG̣n lắm  thay đổi, nhưng đối với tôi sự thay đổi đó quá chậm. Phần lớn những ṭa nhà cũ vẫn c̣n đó, bệnh viện SàiG̣n, chợ Bến Thành, công trường Quách Thị Trang, Hotel Continental, Quốc Hội cũ, tất cả vẫn vậy.  Năm nay về tôi thấy họ đă phá khu bên trong rạp Eden để đổi thành một khu shopping sang trọng. Ṭa nhà góc đường Lê Lợi & Đồng Khởi đối diện Caravelle trở thành tiệm Louis Vuitton. Nhà hàng Givral, Brodard tân trang hoàn toàn. Phần c̣n lại th́ không thấy thay đổi ǵ mấy. Xây dựng phải có máy móc. Cạnh nhà Hồng  họ đang đập bên trong để tân trang. Tôi nh́n mấy người thợ ốm dơ xương cầm búa đập cho tường vỡ rồi lấy xẻng xúc gạch vỡ đổ đi, công việc tiến hành chậm hơn rùa. Tôi hỏi Hồng họ phá như vậy đă bao nhiêu lâu rồi? Hồng nói gần ba tháng. Ba tháng của bao nhiêu công thợ mỗi người  cầm búa  phá từng viên gạch nhỏ. Ở bên Mỹ họ đem xe có cục sắt phá nhà to khổng lồ đến, đung đưa nó vài cái là cả nhà sập trong  vài giờ đồng hồ, khỏi tốn sức lao động của bao nhiêu anh Tuấn chàng trai nước Việt. 

 

Thương xá Tax nếu tôi nhớ không lầm th́ có bốn tầng, tầng trên cùng là nhà hàng mà sàn nhà lẫn tường gạch và bàn ghế không duy tŕ, trông hạ cấp. Họ cũng cố gắng giữ sạch sẽ những cửa tiệm bên trong, nhưng so với những khu shopping mới như Saigon Centre, Diamond Plaza hay Eden Plaza th́ chỗ này sang trọng không bằng. Giữa thương xá Tax ở tầng trệt là một khán đài trang trí với biểu ngữ Tết với các em bé múa hát cùng Bạch Tuyết theo điệu nhạc Disney. Các bố mẹ đứng ṿng chung quanh chen lấn nhau chụp h́nh và quay phim con của ḿnh.  Hai tượng h́nh to lớn của Mickey Mouse và Minnie Mouse mỗi cặp đứng một đầu giữa thương xá để quan khách đến chụp h́nh. Cô bé Bạch Tuyết cầm microphone hỏi  các em bé quây quần chung quanh là các em có thích Mickey Mouse không th́ câu trả lời của các em vang lên như tiếng sấm: “Dạ thích!  Tư bản ngày xưa bị đánh đuổi nhưng bây giờ trở về đứng chễm chệ nơi thanh thiên bạch nhật.

 

 

11:30 AM: Chúng tôi gọi taxi đi đến quán 3 Miền ăn trưa. Chiếc điện thoại di động Hồng đưa thật là hữu dụng. Mọi người cứ đi đâu th́ đi nhưng nhờ có điện thoại nên việc liên lạc hẹn nhau đi ăn là chuyện dễ dàng. Tôi quá tự tin cho kiến thức phong phú của tôi về Việt Văn, không nghĩ gặp chữ Việt Nam nào mà tôi không hiểu, đến khi có dịp phải t́m lại số điện thoại của một missed call -“cuộc gọi nhỡ”- trong điện thoại di động, tôi phải cười thầm cho sự ngu xuẩn của ḿnh v́ nhiều chữ  không hiểu:

– Quản Lư cuộc (Call registry)

– Tin nhắn thoại (Voice mail)

– Cấu h́nh (Profile)

– Cài đặt âm (Tone setting)

– Cài đặt cuộc gọi (Phone setting)

 

Quán 3 Miền toạ lạc trên đường Trần Quốc Thảo, xưa là Trương Minh Giảng (Đường Đoàn Thị Điểm kế bên bây giờ đổi thành Trương Định), ở trong hẻm, do em của Trịnh Công Sơn làm chủ. Cái vẻ tầm thường bên ngoài của một căn nhà trong hẻm che đậy sự cổ kính của bên trong. Ngay trước cửa triển lăm một chiếc xe thổ mộ. Khách bước qua một cầu nhỏ với ao cá kiểng, tượng Phật, trống đỏ treo lủng lẳng trên trần để vào bên trong là khung cảnh lịch sự, kín đáo và yên lặng của một nhà hàng. Thêm nhiều đồ cổ chưng bày rải rác khắp nhà hàng. Lần đầu tiên tôi được nếm thử nhiều món ăn Huế   lạ mồm, trong một nhà hàng yên lặng và ấm cúng. Một buổi ăn trưa đầy thích thú.

 

 6:30 PM: Chị Lan hẹn sẽ đến khách sạn rồi cùng chúng tôi đi taxi đến pḥng trà anh Duy Quang nghe nhạc. Cô em vợ tôi chỉ có một ngày ra nắng đă ngă bệnh, rát cổ nên ở lại ngủ dưỡng sức. Xuống gặp lại chị Lan ở quầy tiếp tân, cả hai bên đều mừng rỡ gặp lại nhau. Chị vui tính, nói năng hoạt bát và trên môi lúc nào cũng nở một nụ cười. Chị đă email tôi vài tuần trước khi đi là để dành tối nay để đi nghe anh Quang hát. Hai năm gặp lại nhau cũng không thấy chị mấy ǵ thay đổi.

 

Pḥng trà anh Quang ở gần phi trường, tuơng đối rộng, và v́ chị Lan đă gọi bảo anh Quang giữ ghế cho chị. Chúng tôi cùng với bốn người bạn khác nữa của chị Lan, ngồi ở trên ghế hàng đầu. Anh Quang mở pḥng trà này có lẽ chỉ một năm nay thôi. Hai năm trước tôi về anh có một chỗ khác ở trong SàiG̣n nhưng bây giờ th́ đă dẹp. Những ca sĩ thường trực của pḥng trà hát tương đối hay. Tối hôm nay anh có mời hai cô nào đoạt giải ca hát năm nào đó đến hát một vài bài, thành ra cộng với ca sĩ thường trực của pḥng trà,  kể cả Yến Xuân là vợ mới cưới của anh Quang, số ca sĩ khác biệt lên hát thật là nhiều. Có một nam ca sĩ thường trực của pḥng trà, giọng anh ta hát th́ thật là hay nhưng tội nghiệp anh là ca sĩ trời cho xấu, chỉ nghe  chứ không thể nào nh́n  anh hát được. Ấy thế mà anh c̣n lên hát bài “Anh biết em đi chẳng trở về”. Điệu này anh mà có tái giá với vợ Hai, vợ Ba th́ anh khỏi cần hát “Anh biết em đi chẳng trở về” v́ họ cũng sẽ đi luôn.

 

Ca sĩ chính yếu luôn luôn hát phần cuối. Anh Quang  lên hát độ bẩy, tám bài nữa. Cuối cùng th́ anh hát một bài của Phạm Duy mà nhà nước vừa mới cho phép hát. Mới xuống SàiG̣n mà hai đêm đầu đêm nào chúng tôi cũng đi nghe nhạc đến 12 giờ khuya mới về lại khách sạn.

 

Thứ Hai 28-Jan-08:

5:00 AM: Ngủ chỉ có vài tiếng, tôi lại thức giấc thật là sớm. Xuống dưới quầy tiếp tân đọc email và xem tin tức, tôi xách máy ảnh đi chụp quang cảnh SàiG̣n vào lúc sáng sớm, và nhân tiện, t́m chỗ nào mua xôi. Vừa bước ra trước  khách sạn, quẹo về phía bên trái hướng Chợ Bến Thành th́ đă có một anh ngồi trên chiếc xe gắn máy hỏi tôi có đi xe ôm không. Tôi ngạc nhiên v́ trời vẫn c̣n tối nên hỏi anh ta ngồi chờ khách từ bao giờ. Anh ta nói là khoảng chừng một tiếng. Bước đến Ngă Sáu Phù Đổng Thiên Vương, vài quán cà-phê  đă bắt đầu bày dọn bàn ghế ra cho khách ngồi. Một hai người lại hỏi tôi có đi xe ôm không nữa. Bây giờ th́ tôi mới để ư là rất nhiều xe gắn máy đậu rải rác, có người ngồi trên xe đợi khách để chở đi xe ôm. Trên đường thỉnh thoảng có những xe gắn máy chở kiện hàng vừa to, vừa cồng kềnh, vừa cao khều, ba thước cũng không chừng, che kín người lái xe không thấy đâu hết. Sau này một anh tài xế taxi bảo tôi là chở quá tải như thế ban ngày gặp Công An họ sẽ phạt nên đó là lư do tại sao người ta di chuyển trong đêm sớm. Nếu di chuyển ban ngày th́ khi thấy Công An từ xa, họ sẽ rẽ sang đường khác.

 

Đi gần hết con đường cách Mạng Tháng 8 mà chả thấy xôi đâu, tôi quay trở lại đi về phía bên phải của khách sạn, hướng về vườn Tao Đàn.  Trời lúc này đă sáng, thành phố đă nhộn nhịp xe cộ. Qua khỏi con đường Nguyễn Du th́ một cô, tuổi có lẽ từ 40 đến 45, mặc áo thun, quần đùi, chân mang giầy thể thao, hỏi tôi:

– Anh muốn đi vào vườn Tao Đàn phải không?

– Dạ vâng. Tôi trả lời.

– Cái cổng hướng này họ đóng rồi v́ họ đang chuẩn bị hội chợ Tết. Anh có muốn đi vào th́ đi theo em.

– Cám ơn Cô. Tôi quay người trở lại để đi cùng hướng với cô ấy, hướng về đường Nguyễn Du.

– Anh là Việt Kiều về chơi hả?

– Dạ, tôi đến đây hôm Thứ Bẩy.

– Anh ở đâu?

– Tôi ở bên Mỹ, thưa cô.

– Anh ở gần đây hả?

– Vâng, tôi ở khách sạn gần đây, không xa lắm. Tôi trả lời, chủ tâm rơ ràng không muốn cho cô ta biết ḿnh ở khách sạn nào. Cô đi tập thể dục hả?

– Dạ đúng rồi. Sáng nào em cũng đến đây tập thể dục trước khi đi làm. Sao sáng sớm mà anh đi đâu vậy?

– Tôi muốn đi ṿng ṿng chụp h́nh và nhân tiện muốn mua xôi. Nhà tôi ở bên Mỹ xa khu Việt Nam nên tôi ít có dịp được ăn xôi. Qua đây sáng ra t́m ăn xôi nóng chắc ngon lắm.  Từ năy đến giờ tôi đi mấy con đường rồi mà không thấy chỗ nào bán xôi.

– Xôi th́ lát nữa em dẫn anh đi mua cho. C̣n anh thích chụp h́nh th́ anh có cần người chỉ dẫn đường xá cho anh không?

– Dạ thôi không sao. Tôi biết đường hết ở đây, với lại tôi có cái xe Honda thành ra chỗ nào tôi đi cũng được hết.

– Dây là câu lạc bộ Văn Hóa Thể Dục Thể Thao Nguyễn Du. Em nghe nói ngày xưa chỗ này là hội kỵ mă nuôi ngựa ǵ đó. Vừa nói, cô ta vừa chỉ cho tôi ṭa nhà  bên tay trái. Anh có chắc là không cần người hướng dẫn không?

Chúng tôi bây giờ đă bước vào bên trong sân Tao Đàn. Tôi trả lời cô ta:

– Dạ không sao, tôi đi chụp h́nh một ḿnh chung quanh đây được.

– Như vậy th́ anh cứ đi đâu trong đây th́ đi. Em sẽ tập ở chỗ này...Vừa nói cô ta vừa chỉ cho tôi một nhóm người đang tập thể dục nhịp điệu ở trước mặt. Đúng bẩy giờ th́ anh trở lại đây em dẫn anh đi mua xôi.

– Vâng, cám ơn cô.

 

Tôi bước đi ṿng ṿng trong vườn Tao Đàn . Người tập thể dục khắp nơi, kẻ chạy bộ, người hít đất, người chơi đánh cầu. Người tập thể dục nhịp điệu rất nhiều, uyển chuyển theo nhạc trong radio hoặc theo nhịp đếm của một người qua máy phóng thanh, già trẻ lớn bé đủ loại. Sáng sớm người  ta kéo ra công viên khắp SàiG̣n để tập thể dục và đánh cầu. Lúc ở khách sạn Continental, tôi c̣n thấy mấy đứa trẻ con đá banh trước Quốc hội dọc theo đường Đồng Khởi lúc tờ mờ sáng.

 

Tôi đi măi ra đằng sau sân Tao Đàn, suy nghĩ măi không dám gặp lại cô mới gặp để cô ấy dẫn ḿnh đi mua xôi nên quẹo phải, đinh ninh là con đường ấy sẽ đâm ra đường Nguyễn Du nhưng đi măi không thấy. Biết đụng phải ngơ cụt, tôi đành quay lại dùng con đường đi vào để trở về. Tôi sợ đi trở lại lối đi cũ sẽ gặp cô ta nên cố t́nh t́m lối đi mới, ngoằn ngoèo trở ra. Đến một đoạn tôi hơi hoang mang v́ chung quanh toàn là cây kiểng nên dáo dác ngó chung quanh t́m lối ra th́ không xa lắm, ánh mắt tôi chạm phải một nhóm người tập thể dục nhịp điệu và một người đang dơ tay vẫy loạn xạ để gây sự chú ư của tôi. Tôi nh́n kỹ: Đúng là cô ban sáng! Nh́n đồng hồ chỉ mới có 7 giờ kém 15, tôi vừa xua tay, vừa chỉ vào đồng hồ đeo tay của tôi để báo cho cô biết là chưa đến giờ hẹn. Cô hiểu ư tôi, cười và vẫn tiếp tục tập thể dục. Hú hồn, tôi tiếp tục cất bước về phía bên trong vườn Tao Đàn để cho cô thấy tôi vẫn c̣n ở đây nhưng một khi vừa khuất mắt cô ta, tôi đi như bay trở lại khách sạn.

 

Về lại khách sạn, vợ và mấy cô em đă thức giấc. Tôi kể lại câu chuyện có cô này muốn dẫn tôi đi mua xôi nhưng thay v́ dùng chữ “em” mà cô ấy xưng hô với tôi, tôi thay thế bằng “tôi”. Cô em vợ tôi khi nghe xong câu chuyện, cười và nói thứ nhất, bây giờ buổi sáng chị Loan không cho anh Ngọc  đi chụp h́nh một ḿnh nữa v́ thế nào cũng gặp người khác dụ, thứ hai, chắc tôi dấu Loan cô ấy phải xưng là “em” nhưng tôi nói “tôi” để thấy chuyện nghiêm trọng không có ǵ xẩy ra, và thứ ba, đáng nhẽ ra tôi nên từ chối ngay từ đầu khi cô ta hẹn gặp lại nhau lúc bẩy giờ để cô ta không trông đợi.

 

Ba điều em vợ tôi nêu ra đều đúng. Lần tới có về SàiG̣n nhất định tôi sẽ không cho em vợ tôi đi theo vợ chồng tôi nữa.

 

9:00 AM: Tôi chở vợ tôi bằng Honda đến chợ Vườn Chuối thăm Hồng. Từ nhà cũ của tôi ở Bàn Cờ ra chợ Bến Thành tôi rất quen thuộc nên t́m đường đi không khó. Hơn nữa, tôi có đem theo bản đồ SàiG̣n mua từ chuyến đi trước nên đi đâu cũng không sợ lạc. Chuyến đi Việt Nam lần này tôi có mang theo một xách tay máy ảnh  loại  chuyên nghiệp chứa đựng cả bao nhiêu đồ phụ tùng chụp h́nh, thế nhưng mỗi lần đi Honda th́ tôi bỏ máy ảnh và bản đồ thành phố vào một cái túi xách tầm thường để không gây sự chú ư của quân gian.  Tiệm vàng của Hồng tám giờ sáng là đă mở, đến mười giờ tối mới đóng, 365 ngày một năm, không một ngày nào nghỉ.

 

Để vợ tôi ở lại nói chuyện với Hồng, tôi đi bộ về trường tiểu học và căn nhà cũ ở chợ Bàn Cờ. Con đường Nguyễn Đ́nh Chiểu (ngày xưa là Phan Đ́nh Phùng)  từ Cao Thắng ra đến Nguyễn Thiện Thuật bây giờ là phố bán giầy. Nhiều người cảnh cáo tôi đừng mua dép da ở SàiG̣n v́ sau khi mang chân ḿnh đen thui từ nước nhuộm da nên tôi mang theo đôi dép sandal từ bên Mỹ. Chùa Kỳ Viên Tự hai năm trước tôi về đă phá sập đến giờ vẫn chưa xây dựng lại. Vừa bước chân vào giữa đường ở ngă Tư Bàn Cờ & Nguyễn Đ́nh Chiểu, tôi nghe giọng của một người đàn bà hét lớn:

– Anh Ngọc!

Quay sang hướng tiếng la, tôi thấy một chị chạy Honda lái xe tấp vào góc đường đứng đợi, tay ngoắc tôi liên hồi. Tôi nheo mắt nh́n kỹ xem có nhận ra người đàn bà không, và đồng thời quay người đi trở lại bên này đường. Đến gần người đàn bà th́ chị ta nói với tôi:

– Trời ơi, anh Ngọc! Anh về hồi nào vậy? Anh không nhận ra em sao?

 

Trí óc tôi đang quay phim lại những người đàn bà Á Đông tôi từng quen biết. Cô này mặt nh́n thấy quen nhưng tôi không nhớ gặp ra ở đâu. Tôi biết ngay tôi đang ở trong tư thế kẹt khi người đối diện nhận ra ḿnh mà ḿnh không nhận ra người ta. Mấy năm gần đây khi nói đến người quen, tôi hoàn toàn không nhớ tên của họ, thậm chí cả mấy cô láng giềng bên Mỹ. Suy nghĩ măi mà không nhớ ra, tôi phải xin lỗi:

– Chị nh́n rất là quen nhưng xin lỗi chị v́ tôi không nhớ gặp chị ở đâu.

– Em là Hằng, vợ anh Hải.

– Ồ, Hằng! Bây giờ th́ tôi nhớ rồi. Tôi mới về hôm qua. Hằng đi đâu vậy? Hải đi làm rồi phải không?

– Dạ. Hải đi làm rồi nhưng chút trưa ảnh về. Anh Ngọc ghé qua chơi.

– Ừ, tôi đến chứ.

– Anh Ngọc c̣n nhớ nhà em không?

– Nhớ chứ. Không nhớ th́ tôi cũng có địa chỉ ở trong ví đây. Chốc nữa tôi đến.

 

Chia tay với Hằng mà tôi thấy thật là không tưởng tượng được. Buổi tối hôm mới đến, đặt chiếc máy ảnh lên cái chân ở Toà Đô Chính, đang loáy hoáy ngắm chụp h́nh th́ tôi cũng nghe một tiếng người gọi tôi: “Anh Ngọc!”. Tôi ngạc nhiên ai nhận ra ḿnh trong thành phố cả triệu người ở xứ Việt Nam xa lạ, nhất là tôi vừa bước chân lên đất SàiG̣n th́ hoá ra đó là Tùng bạn của em trai vợ tôi. Tùng cũng ở SàiG̣n. Tôi nghĩ cái cơ hội người nào quen biết gặp lại tôi như là ṃ kim đáy biển thế mà t́nh cờ Tùng lại nhận ra tôi. Bây giờ đến lượt Hằng. Hai lần chứ không phải một lần!

 

Sau khi hứa với Hằng là sẽ đến gặp cả hai vợ chồng trưa nay, tôi đi bộ đến trường Tiểu học Phan Đ́nh Phùng. Ngày xưa tôi học tiểu học ở trường này, nó toạ lạc gần đầu  xóm nhà cũ của tôi.  Những lần tôi về trường một là đóng cửa, hai là học sinh nghỉ học. Hôm nay nh́n vào trường tôi thấy học sinh ngồi che kín cả sân trong bộ đồng phục quần xanh áo trắng, c̣n các cô giáo trong bộ áo dài đỏ vân trắng trông thật là đẹp mắt. Tôi bước vào trong trường, đến gần các em và bắt đầu bấm máy ảnh lia lịa. Các em nhỏ phát hiện tôi chụp h́nh, ùa nhau la lên: “Chú chụp con nè chú”, rồi tranh nhau đứng làm kiểu để cho tôi chụp, tạo nên một khung cảnh hỗn loạn. Tôi ngần ngại các em phá rối trật tự nhưng một cô giáo ngồi cách tôi năm bước chỉ tủm tỉm cười mà không la lối ǵ hết. Tôi đến gần cô giáo ấy bắt chuyện:

 

– Chào chị. Ngày xưa c̣n bé tôi học ở đây.

– Vậy sao? Anh là Việt kiều hả?

Tôi ở nước ngoài, ngày xưa tôi học tiểu học ở đây. Năm lớp nh́ tôi c̣n nhớ tên cô giáo của tôi là Phan Thị Kim Hồng, không biết cô có biết không?

 Dạ, tên đó em nghe không quen. Cô đó dậy anh năm nào vậy anh?

 

Tôi không nhớ rơ cô dậy tôi năm nào nhưng nhớ rơ Tết Mậu Thân tôi đă có đủ sáng suốt cùng bố tôi nghe tin tức đánh nhau SàiG̣n bị bao vây nên nói với cô ấy:

Có lẽ khoảng năm 1968.

Cô ta phá lên cười: 

Trời ơi, lâu dữ quá vậy anh. Em nghĩ không ai c̣n nhớ đâu.

Tôi c̣n nhớ tên ông Hiệu trưởng là Nguyễn Văn Cường…

Cô giáo Thầy giáo ở đây tụi em c̣n trẻ, trên văn pḥng cũng vậy, chắc không ai biết cô giáo của anh đâu.

Nếu vậy th́ quên đi vậy. Bây giờ tôi có thể chụp h́nh các em học sinh được không?

Dạ, anh muốn chụp ǵ th́ chụp, không sao hết. Anh đi vào tuốt bên trong có chỗ ngồi cho phụ huynh và quan khách ngay trước khán đài.

 

Nghe theo lời cô ta, vào bên trong tôi lại có dịp gặp thêm hai cô giáo nữa để tṛ chuyện và những gương mặt trẻ măng hiền lành lại một lần nữa tranh dành nhau, mời mọc tôi để được chụp h́nh. Tôi rời trường đă bốn mươi năm. Trường cũ không c̣n dấu vết v́ dẫy lớp ba tầng này đă được xây lại hoàn toàn mới. Thầy Cô cũng mới, cây cối trồng trong trường cũng mới. Nhưng sân trường vẫn c̣n đó. Kỷ niệm của năm năm tôi cùng các bạn trong lớp nô đùa trong sân trường vẫn c̣n đó. H́nh ảnh của tôi bốn mươi năm trước đây bây giờ thay thế bằng những gương mặt đồng lứa tuổi ranh mănh hơn, dạn dĩ hơn, sáng dạ hơn. Chỉ tiếc rằng sau này khi lớn lên sẽ chỉ có một số nhỏ có cơ hội may mắn được ra ngoại quốc.  Phần đông c̣n lại dù có tài đến đâu đi chăng nữa, cơ hội tiến thân sẽ không được phong phú như ở nước ngoài.

 

– Chừng nào chú mang h́nh cho tụi con? Các cô cậu nhao nhao lên.

– Độ hai ba ngày nữa chú trở lại.

– Ngày mai là ngày học cuối cùng rồi. Tụi con được nghỉ Tết.

– Nếu vậy th́ ngày mai chú trở lại.

– Chú hứa nhe chú.

– Ừ, chú hứa. Nhất định chú sẽ trở lại lúc sáng sớm.

– Tốn bao nhiêu tiền vậy chú? Con muốn trả tiền cho chú.

 

Tôi ngạc nhiên, khâm phục tính nết của cậu bé đứng bên tay phải đ̣i trả tiền cho tôi. Gương mặt nó trông thật là phúc hậu, chắc nó con của một …địa chủ.

– Chú không lấy tiền cháu. Nếu cháu c̣n nhất định muốn trả tiền th́ thay v́ đưa cho chú, ngày mai lấy tiền đó bao một cậu  bạn nào nghèo nhất của cháu ăn cà-rem, được không?

 

Người bạn nghèo nhất 40 năm trước ở trường này là tôi. Ngày xưa đi học không có tiền, lâu lâu khi được bạn bao ăn cà-rem tôi cảm thấy đời hạnh phúc vô cùng. Mai đây sẽ có một cậu bé nghèo như tôi khi c̣n thơ ấu sẽ có cái cảm tưởng hạnh phúc đó khi được cầm cây cà-rem trong tay.

 

Giă từ các cô giáo và các cô cậu trẻ tuổi, tôi đi bộ về căn nhà cũ của tôi. Con đường của trường  Phan Đ́nh Phùng nối dài vào thành một cái hẻm, ngày xưa tôi thấy to mà sao bây giờ lại bé thế. Xóm của tôi cách xóm này hai hẻm. Khi c̣n bé tôi thường tránh dùng con hẻm này v́ mấy đứa ở đây lúc nào cũng t́m đủ mọi cớ để đánh người xóm khác. Một buổi tối tôi chở thằng B́nh tu (gọi nó là B́nh tu v́ nó không ăn đồ mặn mà chỉ ăn đồ ngọt) đi xe đạp đánh ping pong từ Câu lạc bộ thanh niên Duy Tân về. Không biết có đứa nào ở xóm tôi gây hấn mà một lô trẻ kéo ra chận xe đạp của tôi lại, hỏi tụi tôi ở xóm nào. Tôi ngây thơ vừa tiết lộ ở xóm nào th́ cả đám hè nhau vào đánh hai đứa tụi tôi. Cháy nhà ra mặt chuột, thằng B́nh Tu thay v́ ở lại với tôi cùng nhau chiến đấu cho đến hơi thở cuối cùng th́ nó bỏ chạy vắt gị lên cổ, mất cả dép khi có đứa xô xe đạp của tôi đổ xuống. Tối hôm đó tôi về nhà mang đầu máu trong khi nó th́ không hề hấn ǵ, c̣n hỏi tôi có mang về cho nó cái dép không nữa! Hận này tôi làm sao có thể quên được thành ra mấy tháng sau đi gác Nhân Dân Tự Vệ, v́ nó cứ cầm súng chĩa vào mọi người mặc dù ai cũng cảnh cáo nó là không bao giờ được chĩa súng vào người khác nên mọi người xúm nhau lại thi đua đấm đá nó, tôi nh́n mà thật hả dạ!

 

Làng xóm cũ của tôi bây ǵờ đă dọn đi gần hết, chỉ c̣n lại ba, bốn gia đ́nh. Sáng hôm nay tôi không thấy một ai trong xóm. Ra khỏi khu xóm tôi đi bộ về đường Nguyễn Thiện Thuật, ở một ngă tư của hai hẻm là một chợ ngoài trời nho nhỏ, người ta bày bán rau cỏ và cá sống. Thấy một xe nước mía, tôi đến bảo cô bé cho tôi hai ly. Một cậu bé có chiếc Honda Dame cũ bán bưởi với đằng sau là một giỏ bưởi thấy tôi mua nước mía, đến hỏi tôi mua bưởi dùm cậu ấy. Tôi hỏi:

– Em bán một trái bao nhiêu?

– Dạ $5000.

– Một ngày em bán được mấy trái ?

– Dạ chừng hai chục trái là nhiều lắm. Nhưng con phải trả tiền xăng, rồi tiền vốn mua bưởi nữa, lời không được bao nhiêu.

Móc túi ra tờ giấy 20,000 VND , tôi đưa cho cậu bé. Cậu ta lấy bao plastic bỏ mấy trái bưởi vào định đưa cho tôi. Tôi xua tay:

– Chú không lấy v́ chú không có tay cầm. Cho chú chụp một tấm h́nh thôi.

– Chú lấy một hai trái cho con vui…Hay nếu chú không lấy th́ để con bóc một trái ra cho chú ăn liền…

– Không, không được, chú no lắm. Chú chỉ muốn uống nước mía.

 

Tôi uống hai ly nước mía. Cô bé trông thật là hiền hậu, hỏi tôi ở đâu. Tôi nói ngày xưa tôi ở đây và đưa cho cô tờ giấy 50,000 VND, nói cô ấy giữ khỏi thối lại, tôi chỉ xin chụp một tấm h́nh. Ngày hôm sau khi trở lại trường Phan Đ́nh Phùng, tôi quành trở lại đưa h́nh cho cả hai nhưng cậu bán bưởi không c̣n đó. Nh́n h́nh ḿnh cầm trong tay, dấu sau cái cười khúc khích, cô bé thẹn thùng nói:

– Con cám ơn chú.

Trong tư tưởng tôi, tôi muốn ôm chặt cô bé vào ḷng xót thương cho đời sống khổ cực của một người sinh trưởng trong một xă hội nghèo khó, thế nhưng ngoài thực tế, tôi bắt tay cô bé, nh́n thẳng vào đôi mắt bẽn lẽn:

- Cháu buôn bán được nhiều khách nhe. Chú sẽ không trở lại đây nữa….

 

11:00AM : Khi gặp Hằng ban sáng, tôi nói là tôi có địa chỉ của hai vợ chồng. Về trở lại nhà Hồng từ trường Phan Đ́nh Phùng, mở tờ giấy địa chỉ ra, tôi mới thấy là chỉ có địa chỉ của sở Hải trên đường  Bà Huyện Thanh Quan mà không có địa chỉ ở nhà. Tôi gọi số điện thoại ghi trên tờ giấy th́ là điện thoại sở. Họ bảo tôi hôm nay Hải không đi làm. Họ không có điện thoại Hải v́ Hải không có điện thoại, và cũng không biết số nhà Hải ở đâu. Lần cuối cùng tôi thăm Hải ở chung cư Nguyễn Thiện Thuật nên để Loan ở nhà với Hồng, tôi đi t́m nhà Hải một ḿnh.

 

Chung cư Nguyễn Thiện Thuật xây sau biến cố Tết Mậu Thân nên tính đến nay có lẽ ít nhất cũng gần bốn mươi năm rồi.  Tường gạch và hành lang không được duy tŕ trông thật thểm năo và dơ dáy. Cầu thang đóng ghét đen cả tấc, khai sặc mùi nước tiểu. Hầu như nhà nào cũng treo quần áo trước nhà nên một người có cảm tưởng như cả chung cư bao bọc bởi một dây phơi quần áo khổng lồ chạy chung quanh năm sáu ṿng. Dừng chiếc xe Honda trước một chung cư, trong bụng tôi chỉ muốn kêu trời. Tôi tưởng là chung cư chỉ có vài ṭa cao ốc, ai ngờ là có khoảng đến mười chung cư. Tôi chạy xe ṿng ṿng từ chung cư này đến chung cư khác, hỏi đến người này đến người nọ nhưng không một ai biết Hải mập là ai. Chiếc xe Honda làm tôi không thể đi vào từng nhà hỏi nên tôi gửi xe ở một nhà tầng dưới, và như các giáo sĩ Mormon trẻ tuổi đi giảng đạo ở Mỹ, tôi đến từng nhà gơ cửa để hỏi xem có ai biết Hải mập hay không.

 

Đến chung cư thứ ba, sự kiên nhẫn của tôi được trả lời. Một ông già, tôi đoán trạc tuổi tôi nhưng v́ thiếu dinh dưỡng, hay nhậu nhẹt, hay cái nắng của SàiG̣n làm anh ta già hơn 15 tuổi, nói với tôi là “Tưởng ai chứ Hải mập th́ tôi biết”. Anh ta mặc áo, lấy xe và bảo tôi chạy theo đến một căn nhà trong ngơ hẻm ở đường Phan Thanh Giản, bây giờ là Điện Biên Phủ. Vừa nghe tiếng xe và thấy tôi dừng xe trước nhà, hai vợ chồng Hải đang ngồi trước nhà nhâm nhi ly trà nóng, đứng lên bước ra gặp tôi:

 

– Sao mày t́m được thằng anh Hai này dẫn mày đến nhà tao hay quá vậy? Mày về hồi nào vậy Ngọc?

– Tao về hai hôm rồi. Mày thấy tao nghề chưa? Mày ở đâu tao cũng kiếm được mà.

– Ừ đúng rồi. Mày c̣n nhớ hồi đó tao với mày đi t́m bà d́ tao ở dưới G̣ Vấp  không? Quay qua nh́n vợ, Hải nói tiếp ....mẹ., thằng Ngọc này nó hay lắm. Hổng biết số nhà, chỉ biết bà d́ đại khái ở khu đó thôi mà nó đi hỏi một hơi là cũng kiếm ra nhà. Hổng mang nó đi theo là anh cùi đi về rồi.

– Hồi sáng này tao nghe vợ tao nói gặp mày. Bả nói chút xíu mày tới nên tao nghỉ ở nhà luôn. Sao mày lúc này bảnh trai quá vậy? Nh́n thấy đẹp trai ra và to con hơn mấy năm trước. Bên đó bộ mày ăn nhiều thịt lắm sao? Hồi đó gọi tao là Hải mập chứ tao chỉ có cái bụng thôi hà. Đứng kế bên mày coi. Mày bự cũng giống tao chứ có thua chút nào đâu? Tại mày cao quá nên không thấy mày mập, vậy thôi. Tao nhớ hồi đó đi học mày ốm nhách, người có một chút xíu, đâu có cao dữ tợn như bây giờ. Bên đó mày ăn bơ sữa nhiều lắm hả mày? Hồi năy tao nh́n mày đứng xuống dựng cái xe Honda  lên, mày đứng kế bên cái xe mà  tao thấy cái xe có một chút, c̣n mày th́ bự quá trời. 

 

Hải nói luôn một lúc không ngừng. Ngày xưa học trung học ở Hùng Vương tôi có hai người bạn thân cùng tên Hải nên gọi một anh là Hải mập, anh kia là Hải ốm. Ba đứa nhiều lúc đi học chỉ đèo  nhau trên một chiếc xe đạp. Hải mập bấy giờ to con nhất nên chuyên môn là tài xế, Hải ốm ngồi yên sau. Hai thằng ngồi trên yên đàng hoàng. Tôi nhỏ nhất nên ngồi trên cái ống sắt sườn xe đạp ở phía trước, lúc nào cũng phải ngồi chệch mông qua một bên v́ ống sắt tṛn nhỏ quá. Ngày nào vào đến trường bước ra khỏi xe đạp là hai đứa kia đều như Phù Đổng Thiên Vương vươn vai một cái là đứng lên thành một người cao mấy trượng, nói chuyện và đùa giỡn với bạn bè liền lập tức sau khi đậu xe. Trong khi tôi th́ cực nhọc khoèo cái chân ra khỏi thành xe, đứng xuống đất lưng cong c̣n hơn lưng tôm v́ mông đít ê ẩm mất hết cảm giác (lúc này là lúc nên bị bệnh đi bác sĩ chích đít v́ sẽ không thấy đau), người đă nhỏ lại thu giảm bé hơn nữa. Đứng trong tư thế nửa chừng xuân như thế ít nhất cũng phải một phút nữa cho đôi mông  lấy lại cảm giác th́ tôi mới sinh hoạt b́nh thường được. Hải ốm bây giờ ở Canada, tôi ở Mỹ, tuy rằng tôi có gặp cả hai sau 1975 nhưng cơ hội ba đứa gặp lại nhau chắc rất mỏng manh, mà nếu có gặp lại, lần này nhất định tôi không ngồi trên thành xe đạp ở phía trước nữa.

 

Hải ngồi đối diện tôi, cởi trần, sắc diện và tướng tá không phải của một người khỏe mạnh. Trên mặt Hải có những vết bầm tím loang lỗ như bị lên sởi, trước bụng là một khối thịt treo lủng lẳng như cái bong bóng bị x́ hơi.

 

– Mày bị bệnh hả? Tôi hỏi. Nh́n mày h́nh như xuống kư phải không?

– Ừa, tao bệnh lên bệnh xuống cũng mấy tháng rồi. Xuống 10 kư lô. Bây giờ sợ chết nên bỏ nhậu rồi. Ngày nào tao cũng đi bộ một ṿng chung quanh đây. Nhà này là nhà má vợ tao.

 

Căn nhà sơ sài, tiêu biểu của một căn nhà nghèo trong hẻm nhỏ. Nhà không có chiều sâu, khoảng chừng bẩy thước. Cầu thang gác đă choán đi mất một phần ở góc nhà. Ở góc tường kê một TV lỗi thời. Giữa nhà là một tủ buffet, dùng để phân biệt pḥng khách và pḥng ăn. Sau buffet là nhà bếp, một chiếc bàn gỗ sơ sài, mấy cái ghế plastic rẻ tiền mà đi đâu ở Việt Nam, quán ăn, quán cà-phê, nhà người ta ở, ai cũng có, và một cái vơng giăng từ dưới cầu thang gác.

 

 – Tụi tao mới vừa ăn cơm xong. Chỉ vào bàn ăn c̣n nồi cơm, một đĩa rau và một đĩa cá chiên, Hải tiếp:

– Mày ḍm thấy một buổi ăn của tao là giống như vậy đó. Dĩa rau, dĩa cá chiên. Ngày khác th́ có trứng, lâu lâu có thịt heo hay thịt gà nhưng món chính ăn hoài lúc nào cũng là cá. Mày ăn miếng cá đi cho tao vui. Vừa nói nó vừa lấy một miếng cá chiên cho tôi ăn.

– Em đi chợ một buổi có hai chục ngàn hà anh Ngọc. Vậy mà đủ cho hai vợ chồng và hai đứa con.

 

Tôi nghe Hằng nói mà rùng ḿnh. Rùng ḿnh v́ nó làm tôi nhớ lại cảnh một bữa ăn của nhà tôi ba mươi lăm năm trước đây. Ngày nào cũng ăn rau với cá, và v́ thế từ ngày sang Mỹ, tôi không c̣n muốn ăn cá nữa. Ba mươi lăm năm sau ai cũng nghĩ là đời sống sung túc hơn, đặc biệt đối với Hải v́ sau khi miền Nam thất thủ, theo phương diện gia đ́nh có công với cách mạng Hải được đưa ra Bắc học bốn năm luật rồi trở về SàiG̣n làm chức vụ Kiểm sát. Hải tiếp:

– Tao làm Kiểm sát là cũng gần 30 năm rồi. Lương được hai triệu rưỡi một tháng ($140 dollars), coi vậy mà nhiều đó nhe mày. Lương công chức mới đi làm bắt đầu có 550,000 đồng. Vợ tao không đi làm, tao c̣n phải nuôi hai đứa con, chỉ đủ ăn, không có dư. Mày ḍm ra xóm tao coi. Nhà nào nhà nấy cũng lụp xụp, không đủ tiền ăn làm sao mà có tiền sửa nhà phải không mày?

 

Hải vừa nói đến đây th́ một cô bé từ đâu bước vào nhà.

– Đây là Phụng, con gái lớn của tao. Nó mới đi làm cho hăng sữa (tôi không nhớ tên). Mày xem bên đó có thằng Mỹ nào được gả nó dùm cho tao.

 

Cô bé nghe ba nói đến ḿnh ngượng đỏ mặt.

– Tao nói Mỹ nhe mày, da trắng đàng hoàng, chứ tao không thèm gả cho Việt Kiều. Mấy thằng Việt Kiều sạo lắm, tao không chơi. Lúc nào mày rảnh chụp h́nh nó rồi qua bên đó hỏi xem có thằng Mỹ trắng nào chịu nó không…

 

Nói chuyện với vợ chồng Hải mười lăm phút nữa, tôi dúm vào tay Hải một số tiền rồi xin từ giă hai vợ chồng. Ngồi trên chiếc Honda len lỏi theo làn sóng xe cộ trở về Vườn Chuối, tôi bàng  hoàng cho đời sống Hải và cho bao người khác có một hoàn cảnh tương tự. Hải là người có học, bốn năm học luật, hai mươi lăm năm đi làm để bây giờ trở về t́nh trạng lúc khởi đầu, nghèo vẫn hoàn nghèo, lọt rớt ra mắt lưới kinh tế phồn thịnh mà một số đông người ở Việt Nam khác được may mắn dính vào lưới. Người như Hải nếu ở thành phố Los Angeles, nếu là luật sư, hay là cảnh sát với hai mươi lăm năm kinh nghiệm, tiền lương ít ra cũng nằm vào số 10% dân làm nhiều tiền nhất, ít nhất cũng là $60000 dollars, sau khi trừ thuế (cảnh sát Los Angeles làm nhiều tiền v́ nhờ làm ngoài giờ overtime). Tôi và Hải là hai đứa bạn với hai cuộc đời, hai khía cạnh. Khác nhau không phải chỉ vài điểm nho nhỏ mà khác nhau như hai thái cực một ngày một đêm, một trắng một đen. Tôi có thể chào đón tuổi già với đời sống tạm được, hay sung túc so với tiêu chuẩn của vài người khác. Hải ngược lại lo sợ tuổi già đến gần với một viễn ảnh kinh tế ghê rợn. Tôi không cần cơ hội để gầy dựng sự nghiệp.  Hải không c̣n cơ hội thứ hai để làm lại từ đầu.

 

3:00 PM :  Vợ chồng tôi trưa nay được Hồng cho ăn món canh bún mua trong chợ Vườn Chuối, thật là ngon. Lấy taxi ra SaiGon Centre, tôi tháp tùng vợ tôi và mấy cô em đi shopping. Khác với bên Mỹ, tôi thích đi shopping ở SàiG̣n. Lư do? Máy lạnh. Cơ thể tôi từ ngày sống ở California không c̣n thích ứng với những thành phố nóng ẩm ướt như SàiG̣n nữa. Boston, Paris, Montréal, Toronto, Houston.. hay SàiG̣n, đến thăm vào mùa hè là lúc nào mồ hôi tôi cũng đổ ra như tắm. SàiG̣n là tệ nhất. Đi đâu cũng chẩy mồ hôi nên đi chuyến này tôi không c̣n mơ tưởng những hàng gánh, những tiệm ăn cho dù có ngon cách mấy đi chăng nữa (chẳng hạn như là  Quán Ngon)  mà luôn chọn nhà hàng có máy lạnh. Shopping center ở SàiG̣n là nhất. Lạnh mát rượi, vừa có tiệm cho ḿnh xem, vừa có chỗ cho ḿnh ngồi uống nước trong khi vợ đi làm giầu kinh tế cho nước Việt Nam. Có hẹn với bạn Loan là Ngọc Liên ở Quán Bún lúc 5 giờ (cạnh Quán Ngon nhưng có máy lạnh), chúng tôi đi taxi ra Nhà Thờ Đức Bà ngắm cảnh rồi đi bộ từ đấy. Ṭa nhà bên kia đường của Bưu Điện ngày xưa là Bộ Nội Vụ (xưa nữa là Sở Mật Thám “Bót Catinat”), bây giờ là Trụ Sở Thông Tin Văn Hoá. Cũng như bao ṭa nhà trước 1975  đóng giữ vai tṛ quân sự hay chính trị quan trọng, bên ngoài tường có gắn một tấm bảng đá nêu rơ ngày xưa nơi này đóng một vai tṛ nào của chính quyền “ngụy”. Chữ “ngụy” này dùng khắp nơi nên thành một thói quen trong dân gian người miền Bắc khi nói đến chính quyền VNCH trước tháng Tư 1975.

 

8:30 PM: Quán Bún mà ban chiều chúng tôi gặp Ngọc Liên thật là một nhà ăn lư tưởng. Nó có máy lạnh,  bán đắt hơn Quán Ngon mà chỉ  bán bún, không hấp dẫn bằng Quán Ngon với đủ loại chè và thức ăn nên vắng tanh như chùa Bà Đanh. Trong khi khách bên kia lúc nào cũng tấp nập, đến lúc nào cũng phải đợi mệt nghỉ trước khi có bàn, quán này lèo tèo chỉ có vài người. Nhờ thế mà bên trong quán thật yên lặng làm chúng tôi có một buổi nói chuyện thật thoải mái.

 

Về lại khách sạn, tắm rửa đâu đấy cũng 7:30 tối. Tôi gọi Diệp, học dưới tôi một lớp thời Trung học, hẹn gặp ở nhà Hoa. Tôi không muốn gọi Hoa v́ muốn cho nàng ngạc nhiên. Xem đường bản đồ trước khi đi, tôi lại cùng vợ tôi phóng Honda về đường 3 tháng 4 (Trần Quốc Toản cũ), góc đường Nguyễn Kim. Hoa bán trong chợ Nguyễn Tri Phương, bây gị ăn nên làm ra, mới xây lại nhà cao lên bốn tầng. Thật đúng là phi thương bất phú.

 

Thứ Ba 29-Jan-08:

6:30 AM:  Đă hứa với mấy cô giáo và các em học sinh ở trường Phan Đ́nh Phùng là tôi sẽ mang h́nh đến hôm nay nên tôi đă cho rửa hôm qua. Dựng xe Honda trước trường, vài cậu bé nhận diện ra tôi, chạy đến xin h́nh. Tôi vào trong sân trường, nhiều em đi sớm tụ năm tụ ba ngồi bệt xuống đất nên tôi cũng ngồi xuống để nói chuyện. Tôi bày vài tṛ giải trí nho nhỏ xưa như trái đất nhưng rất hữu hiệu trong việc gây thiện cảm với con nít. Chiếc máy ảnh cũng là một dụng cụ làm lôi cuốn trẻ con. Tôi cứ chụp h́nh rồi cho mấy cô cậu xem lại, xem ảnh b́nh thường rồi phóng to vĩ đại lên. Cả đám tranh giành nhau xem với đầy thích thú. Một lúc sau một cô bé hỏi tôi có muốn gặp cô giáo hôm qua không th́ cô ấy dẫn tôi đi. Sau khi tôi nói muốn th́ cô bé dẫn tôi lên lớp của cô Minh ở lầu ba.

 

Gặp cô Minh trong lớp học sáng sớm trống rỗng v́ chưa đến giờ vào lớp, tôi cảm thấy ngậm ngùi v́ tôi nhớ đến cô Phan Thị Kim Hồng dậy tôi năm lớp Nh́. Bốn năm tiểu học tôi không nhớ Thầy Cô nào, ngược lại riêng cô th́ tôi lại nhớ rất rơ. Có một thời gian khá lâu, tôi không nhớ rơ là bao lâu, cô cho tôi ngồi kế cạnh bên cô để giúp cô kiểm soát bài vở của cả lớp đúng hay sai. Thỉnh thoảng sau giờ học cô dẫn tôi đi ăn phở ở một quán phở ở khu nhà bên hông  trường Phan Đ́nh Phùng. Tôi kể câu chuyện này cho cô Minh nghe, và rồi hai người ra hành lang vừa nói chuyện vừa nh́n lũ học sinh nô đùa dưới sân trường trong khi chờ đợi giờ vào học. Một rừng quần xanh áo trắng với những khuôn mặt khôi ngô tuấn tú mà tôi chắc rằng trí tuệ không thua ǵ những em học sinh da trắng ngày xưa đi học tiểu học với con tôi ở bên Mỹ. Thế mà Tạo Hoá lại quá khắc nghiệt không cho các em ở bên này có nhiều cơ hội tiến thân trong một xă hội văn minh như ở Hoa Kỳ.

 

7:00 PM : Bạn vợ tôi hẹn sẽ đến khách sạn gặp nhau rồi đi ăn tối. Sau khi lấy nhau, một điều tôi khám phá về vợ tôi mà trước đó tôi không biết là nàng có rất nhiều bạn: Mỹ, Pháp, Canada, Úc, Việt Nam… chỗ nào cũng có. Tôi th́ ngược lại, ít bạn và do đó giống như bố vợ là bố ḿnh, em vợ là em ḿnh, tôi xem bạn vợ cũng như bạn ḿnh, như là tiền ḿnh cũng như là tiền vợ, hay nỗi đau của ḿnh là nỗi vui của vợ vậy.

 

Ba cô  đă đến và ngồi nói chuyện với vợ ở tôi ở dưới quầy tiếp tân. Trong ba th́ tôi đă gặp hai: Kim Du, gương mặt lúc nào cũng như đă có sẵn một nụ cười nằm ẩn tiềm tàng trong đôi má chỉ chờ có dịp là phá lên cười; Ngọc Hà, thái độ trầm tĩnh, nhà cháy đến mông Ngọc Hà sẽ không ai hay biết; Ngọc Lan, cô Bắc Kỳ dĩ nhiên như bao người Bắc Kỳ khác (kể cả tôi) không thể nào đoán biết cô ta suy nghĩ ǵ về ḿnh . Bảo đảm cả hai chúng tôi người  này đều nghĩ ở trong bụng là người kia gian ác nhưng ai nh́n ở bên ngoài th́ không thể nào biết được: hai chúng tôi tay bắt mặt mừng như bạn láng giềng bốn mươi năm tuy rằng  đây chỉ là lần đầu tiên gặp gỡ.

 

Chúng tôi đi taxi đến tiệm hải sản Hồng Hải trên đường Phạm Ngọc Thạch (Duy Tân cũ). Một cô nữa, Như Nguyệt, nhà đối diện nhà hàng, đi bộ sang nhập bọn. Như Nguyệt là người Nam, một nhà chuyên gia phân tích mổ xẻ chuyện đời không giấy phép hành nghề. Đây là tiệm hải sản nên chúng tôi gọi một lô ốc khác nhau. Cua th́ quán đă xế chiều nên khi gọi th́ chỉ c̣n có một con. V́ tôi là đàn ông duy nhất mấy cô lịch sự nhường cho tôi. Tối nay năm cô xúm lại nói chuyện đời xưa mà bao nhiêu con ốc:  ốc gạo, ốc hương, ốc bưu…, trừ đinh ốc, trở thành người thiên cổ.

 

Thứ Tư 30-Jan-08:

9:00 AM: Sáng nay vợ và mấy cô em lại ra SàiG̣n vào những khu shopping. Tôi đi rửa h́nh. Hầu như cứ hai ngày tôi đi rửa h́nh một lần. Tôi chụp h́nh mọi người khắp nơi nên khi rửa xong tôi quay trở lại đưa h́nh cho họ. Thấy những khuôn mặt sáng hẳn  lên khi xem thấy chính ḿnh trong ảnh là một trong những niềm vui mang cho tôi khi đến Việt Nam. Tôi lấy taxi đi phi trường Tân Sơn Nhất đón chị cả của vợ tôi từ Los Angeles đến.

 

Ai mà không nghĩ Việt Kiều không ảnh hưởng nền kinh tế của Việt Nam, nhất là miền Nam Việt Nam, th́ nên đến phi trường Tân Sơn Nhất một lần cho biết. Việt Nam có ba phi trường quốc tế: Nội Bài, Đà Nẵng, và Tân Sơn Nhất. Hơn 2/3 tổng số chuyến bay quốc tế của cả ba phi trường đáp xuống và khởi hành ở Tân Sơn Nhất. Trước cửa phi trường là cả ngh́n người đông như kiến chờ đợi thân nhân ḿnh trở về từ nước ngoài. Họ đến từ đủ mọi tầng lớp: các cô duyên dáng trong bao chiếc áo dài đủ mầu chào đón ca sĩ hải ngoại về SàiG̣n: buổi sáng hôm nay tôi thấy biểu ngữ chào đón cô Phi Nhung; các anh tài xế trong quần tây áo chemise giơ bảng tên t́m người chở về khách sạn; các thân nhân từ thành thị, thôn quê lên đón người nhà. Họ trong những chiếc áo bà ba, chân mang guốc dép lẹp xep với con nít nằm la liệt hay ngồi bệt xuống nền gạch bông mát rượi trên vỉa hè của phi trường. Nhiều người đem theo thức ăn như xôi, bánh ḿ… ngồi chung quanh dưới đất hay trên chiếc ghế con plastic rẻ tiền chia nhau thức ăn trong khi chờ máy bay đến. Có người đội cả  mũ an toàn không buồn mở ra. Tôi chụp được một tấm ảnh hai bà đang ngồi nói chuyện, một bà với mũ tân thời, bà kia với cái mũ an toàn đỏ chói. Only in VietNam!

 

1:00 PM: Tôi và vợ tôi ghé vào tiệm du lịch của bạn Loan để thăm chị Lan và đưa chị ấy h́nh hôm đi nghe nhạc với anh Duy Quang. Anh bảo vệ bảo tôi vào pḥng khách ngồi đợi. Ở pḥng khách đă có một người đàn ông và một người đàn bà ngồi nói chuyện. Tôi nghĩ họ là khách du lịch nên không để ư đến. Một lúc sau chị Lan ra, nói chuyện th́ chúng tôi được biết Phương Dung  một năm nay không ra sở nữa, công ty có phái một người khác xuống làm Giám Đốc. Khi nói chuyện th́ chị Lan dĩ nhiên gọi tên vợ tôi là Cẩm Loan. Cô ngồi ở bàn từ năy đến giờ nghe tên vợ tôi mới quay qua hỏi:

 

– Ủa, phải Cẩm Loan học ở Regina Pacis không?

– Đúng rồi Cẩm Loan học ở Regina Pacis đây. Vợ tôi trả lời.

– Trời ơi, Lệ Thanh nè. Loan c̣n nhớ Thanh không?

– Thanh đó sao? Loan nhớ chứ. Bây giờ Thanh xưng tên nên Loan mới thấy Thanh  vẫn c̣n có nụ cười giống như ngày xưa. Thanh làm ở đây hả? Đúng là trái đất tṛn.

Chị Lan xen vào:

– Thanh là Giám Đốc mới đó.

Cả ba người đều phá lên cười, đúng là trái đất tṛn. Khi Loan giới thiệu tôi là tài xế của Loan, tôi bắt tay Thanh và lần này mới nh́n kỹ người đàn ông. Hoá ra là anh Phú, làm cho chồng PD, chúng tôi đă gặp với vợ chồng PD vào năm 1995. Quả đất không những tṛn, mà c̣n nhỏ nữa. Anh Phú xin kiếu v́ có việc phải đi. Để ba cô ngồi nói chuyện tán gẫu, tôi vào bên trong văn pḥng gặp lại các em nhân viên cũ. Người ta tính t́nh dĩ nhiên khác nhau, có cô th́ e lệ không muốn chụp h́nh, nhưng cũng có cô th́ như Brigitte Bardot, bắt tôi chụp đi chụp lại. Về SàiG̣n chỉ có những giây phút này làm tôi khoái chí thành ra tôi cứ để máy ảnh của tôi lo liệu lấy, let the camera do the talking.

 

7:00 PM: Tối nay hai họ hàng  trai gái gặp nhau ăn buổi cơm  tối để ngày mai đám cưới mọi người có thể nhận diện được ai là phe ta, ai là phe địch. Nhà hàng là Đồi Xanh, bên Quận B́nh Thạnh,  trước hồ bơi Hải Quân.  Hồ bơi dài năm mươi thước, trước mặt nhà hàng. Hai năm trước tôi không có dịp bơi. Lần này tôi mang theo quần tắm, nhưng hồ bơi không mở v́  đang được duy tŕ.  Tội nghiệp cho bao nhiêu cô gái SàiG̣n mất dịp không được xem cái bụng phệ của tôi biểu diễn một màn ngoạn mục pờ-lông-giông trong cái quần Speedo mầu đỏ tía.

 

Thứ Năm 31-Jan-08:

9:00AM : Hôm nay là lư do tại sao vợ chồng chúng tôi viếng thăm SàiG̣n: Đám cưới anh của vợ tôi. Sáng sớm tôi lấy xe chạy ra một ṿng bến Bạch Đằng. Khung cảnh vẫn sơ xác như hai năm trước. Nước sông SàiG̣n đục ngầu, dọc bờ sông vẫn là cảnh tượng cũ kỹ như trước 1975. Phải cần một kiến trúc sư và tiền vốn đầu tư của tư nhân để biến khu bờ sông thành khu giải trí và đèn đuốc tấp nập.  Ở SàiG̣n quán cà-phê khắp nơi, thế mà không có một quán cà-phê  sang trọng thiết lập ở đây. Tượng Trần Hưng Đạo vẫn c̣n đó, ông ta chỉ tay xuống dưới nước mấy mươi năm mà vẫn không biết mỏi. Sau đó tôi đến tiệm chụp h́nh nhờ mấy em ở đó phục hồi một cái memory h́nh chụp của tôi. Không biết làm sao mà tôi không xem được trên máy ảnh. Cậu bé nói sẽ phục hồi được, và chỉ tính tôi có 20000 VND v́ “tụi con quen chú quá”. Tôi ngạc nhiên, nói chỉ đến đây có vài lần th́ mấy đứa nó quen tôi lúc nào. Cậu bé nói “Mấy năm trước chú có đến tiệm con rửa h́nh”. Tôi giật ḿnh, hai năm trước tôi cũng đến đây rửa h́nh, không ngờ cậu bé này c̣n nhớ tôi. Đến lúc này th́ cô bé ngồi ở quầy xen vào: “Ngày đầu tiên chú bước vô cửa là con nhận ra chú liền, tại chú không nhận ra tụi con thôi”. Điệu này th́ tôi không thể nào làm ǵ mờ ám ở SàiG̣n được, đi đến đâu cũng có người nhận ra ḿnh.

 

Chiếc xe van có năm hàng ghế đón chúng tôi ở khách sạn để sang nhà cô dâu bên Khánh Hội. Tôi thích đám cưới này v́ ba lư do. Thứ nhất: tân thời v́ tôi không thấy trầu cau. Thứ hai: giản dị, hai bên đều không nói nhiều. Thứ ba: nhà cô dâu người Nam nên hai bên nói tôi đều hiểu, không như đám cưới cuối cùng tôi đi dự, nhà cô dâu nói đặc tiếng Huế nặng đến nỗi tôi chỉ nghe lơm bơm tiếng được tiếng không nên không biết họ có ...chửi ḿnh hay không.

 

3:00 PM: Tiên, Hoàng và Phúc rủ chúng tôi đi uống cà-phê trong khi chờ đợi chiều đi đám cưới.  Cả vợ tôi và hai cô em cũng đi theo. Quán cà-phê tương đối hơi sang trọng, tên là Window, trước mặt bên phải của Dinh Độc Lập cũ. Bên trong rộng răi, có ba tầng. Dân số SàiG̣n trên sáu triệu thành ra hàng quán có bao nhiêu cũng đủ khách. Chúng tôi lên trên tầng thứ nh́, ngồi nh́n ra phía trước bên phải là Dinh Độc Lập. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu c̣n sống chắc giận lắm v́ quán cà-phê mở ngay kế bên Phủ Tổng Thống. Ở SàiG̣n hay Paris mới có thú uống cà-phê v́ ngồi uống cà-phê ḿnh thấy sinh hoạt tấp nập ở đường phố trước mặt. Ngồi ở đây nh́n xe hơi chạy trên  đường mới thấy rơ ai đi xe hơi ở Việt Nam phải là dân giầu: Camry bốn máy bán $46,000 dollars, Lexus RX330 $120,000 dollars. Phúc lúc đi ra chỉ cho tôi thấy bàn mấy cô trẻ tuổi vào uống nước chờ khách làm tôi muốn quay vào uống cà-phê tiếp.

 

6:00 PM: Chiều nay là đám cưới ở khách sạn New World. Mấy cô vẫn c̣n trang điểm nên tôi đi bộ đến  New World trước. Khách sạn New World là một trong những khách sạn xây đầu tiên ở SàiG̣n, vẫn là lớn nhất với 550 pḥng, vẫn sang trọng 5-star, toạ lạc trên một dải đất riêng rẽ ở một góc đường  trên đường Phạm Ngũ Lăo. Đám cưới ở Việt Nam lúc nào trông cũng hoành tráng, nhất là đám cưới tổ chức ở nơi đây. Cô dâu mặc áo cưới trông xinh xắn, nhất là khi chụp h́nh chung với mười cô dâu phụ, h́nh rửa ra trông thật spectacular. Ở bên Mỹ mấy khi có cơ hội mặc áo dài nên vợ và mấy cô em gái tôi nhân dịp đám cưới cũng được dịp mặc  áo dài mua tại SàiG̣n, ai trông cũng đẹp (bên Mỹ mấy nàng đi dự đám cưới mặc bikini).  Cả ban nhạc ở vũ trường Tự Do kéo sang đây chơi nhạc tối hôm nay. Chúng tôi gặp lại chị Cẩm Vân và anh Khắc Triệu. Chị Vân vẫn đẹp như hai năm trước. Anh Khắc Triệu vẫn bô giai, tuy rằng với mái tóc dài, anh trông giống mấy ông hải tặc trong Pirates Of the Caribbean. Anh cũng cao như tôi, khác mái tóc dài nên khi tôi vừa gửi h́nh của Loan chụp chung với anh ấy cho chị tôi xem th́ thoạt nh́n h́nh chị tôi tưởng là tôi đứng cạnh Loan nên email trả lời : “Oh my gosh, what did VN do to you?”. Đám cưới ở VN cô dâu chú rể uống champagne và cắt bánh trước, sau đó rồi mới ăn. Chị Vân, anh Triệu, các nam nữ ca sĩ lên hát những bài nhạc Xuân và Ly Rượu Mừng thật hay. Riêng anh Elvis Phương, đặc biệt không bao giờ hát đám cưới, thế mà tối nay anh phá lệ lên hát bài “Oui Devant Dieu” tặng riêng cho cô dâu và chú rể. Đi dự đám cưới mà như là đi dự Paris By Night số 809, nghe các ca sĩ nổi tiếng hát, mà lại c̣n đuợc ăn nữa! Thật không c̣n ǵ sánh bằng. Chỉ có một trục trặc kỹ thuật nhỏ là một anh lên hát tiếng Anh bài Imagine của The Beatles, lời rất đơn giản nhưng tôi nghe mà không hiểu ǵ hết. Nghi ngờ ḿnh bị lăng tai nên tôi hỏi ông Mỹ ngồi kế bên cạnh xem ông ta có hiểu không th́ ông ta trả lời là ông ta cũng không hiểu luôn. Ông ta cứ nghĩ là anh ta đang hát tiếng Pháp!

 

10:00 PM: Sau đám cưới, ban nhạc và cả bọn qua vũ trường Tự Do nghe nhạc. Chỗ này ngồi nghe nhạc là tôi thích nhất, không chỗ nào bằng v́ ghế nệm ngồi thật thoải mái. Mấy ông Việt Kiều vào đây th́ tha hồ mời mấy cô nhẩy hay ngồi chung uống nước. 

 

Thứ Sáu 01-Feb-08:

8:30AM: Chúng tôi đến ăn sáng ở  một tiệm Phở 24 do một người bạn làm chủ. Phở 24 là một chain restaurant, là tiệm phở lư tưởng của Việt Kiều: có máy lạnh, sạch sẽ, giá tương đối đắt đối với dân SàiG̣n  (một tô phở 40,000 VND, khoảng ba dollars), khung cảnh không ồn ào như những tiệm phở khác, chẳng hạn như Phở Pasteur. Có một điểm tôi để ư là đi ăn ở tiệm nào cũng vậy, rau, giá…họ cho ít hơn những tiệm phở ở California. Sau này một ngày trước khi về Lệ Thanh dẫn chúng tôi đến một tiệm như Phở 24 nhưng họ chỉ bán bánh ḿ đủ loại, tên là BamiZon (tôi đoán là chữ viết tắt của BánhḾGịn), tọa lạc ở sau Diamond Plaza. Phở 24 và Bamizon, Việt Kiều về SàiG̣n chỉ cần biết hai tiệm đó là thấy sạch sẽ, mát mẻ, túi tiền rẻ.

 

Thứ Bẩy 02-Feb-08:

7:30 AM: Sáng nay tôi có nhiều chỗ phải đi, chỗ đầu tiên là đến nhà Diệp ở Phú Thọ. Tôi không biết chung cư Phú Thọ ở đâu nên Diệp dặn tôi chạy xe đến góc đường Lê Đại Hành & Nguyễn Thị Nhỏ rồi Diệp ra đón.  Đến nơi, xem bản đồ th́ tôi mới thấy là nó ở cư xá Lữ Gia cũ. Khu chung cư này mới xây, nh́n nó là tôi liên tưởng đến những apartment ở Paris, hoàn toàn không khác một tí nào. Diệp ở lầu ba, nhà bếp kiến trúc theo lối tân thời, và có cả một pḥng nhỏ cạnh nhà bếp để máy giặt. Minh, chồng Diệp, nói với tôi apartment hai pḥng như vậy bây giờ giá khoảng $100,000 dollars. Muốn dùng cầu thang máy phải đóng thêm tiền hàng tháng. Chúng tôi đi ăn sáng ở tiệm Phương Lan trong Phú Thọ, rồi tôi giă từ hai người để đi Bà Quẹo t́m mộ bố tôi.

 

9:30 AM:  Lần cuối cùng tôi đến thăm mộ bố tôi cũng đă lâu, có lẽ mười năm rồi. Nghĩa địa ở Bà Quẹo, nằm trong phần đất của Hội Ṣng Sơn Thái Lăo. Tôi chỉ nhớ mang máng con đường quẹo vào nghĩa địa có một bưu điện ở Ngă Ba đường. Em gái của chị dâu tôi cũng ở Bà Quẹo, nên tôi đến nhà chị ấy rồi đi chung. 40 năm trước khi anh em chúng tôi cùng nhau xây mộ bố tôi, con đường đi Bà Quẹo vắng hoe, nghĩa địa nằm trong một đồng không bát ngát. Bây giờ cả hai con đường đi vào Bà Quẹo, Phạm Hồng Thái xưa nay đổi thành Cách Mạng Tháng 8, và Âu Cơ đông xe không thể tả. Chỉ có trong ṿng hai năm thôi mà tôi thấy số lượng xe cộ nhẩy vọt vượt bực, Mười lăm năm trước đây, tổng số xe gắn máy ở Việt Nam là 500,000 chiếc. Bây giờ con số xe gắn máy đă tăng lên 22 triệu. Năm ngoái tai nạn xe cộ làm 13000 người chết, 80% chết v́ vỡ đầu. Con số này chưa kể 23,000 người ngă bị thưong có ảnh hưởng vĩnh viễn đến óc. V́ thế, cho dù rằng năm năm trước chính phủ đă ban hành luật bắt đội mũ nhưng không thành công v́ người dân chống đối, tháng 12 năm ngoái họ cương quyết thi hành luật bắt người lái xe phải đội mũ an toàn.

 

Xe cộ lưu thông ở SàiG̣n là cả một sự hỗn loạn có trật tự. Người nào yếu bóng vía từ nước ngoài về ngồi đằng sau chiếc Honda cho một người khác chở bảo đảm sẽ chết v́ chấn động cơ tim. Nguời nào không có can đảm, mạnh bạo, hùng hổ, không xem cái chết là thường th́ không thể nào lái xe gắn máy trong SàiG̣n được. Khách sạn tôi ở trên đường Cách mạng Tháng 8 chỉ cách Ngă Sáu Phù Đổng Thiên Vương độ chừng 100 thước. Mỗi lần đi về phía chợ Vườn Chuối, quẹo phải cùng chiều theo chiều giao thông th́ không nói ǵ. Nhưng nếu muốn ra chợ Bến Thành, phải quẹo trái th́ cả là một vấn đề quốc nạn. Chiều giao thông bên trái xe cộ chạy liên tục trờ đến  không một giây phút nào ngừng. Đợi cho nó quang hết th́ đến mười hai giờ khuya. Thành thử ra cho dù có bao nhiêu xe phóng đến, ḿnh cũng rồ máy lao đầu xe vào ṿng chết như những con côn trùng lao đầu vào xe hơi tự vẫn khi ḿnh lái xe ra khỏi thành phố ở bên Mỹ. Mà đâu phải chỉ nh́n có bên trái thôi đâu. Thỉnh thoảng có nhiều xe gắn máy chạy ngược chiều sát lề nữa. Tôi không để ư nên suưt tí nữa th́ đă bị đụng một lần. Do đó phải nh́n bên phải ḿnh trước,  không thấy xe th́ lúc ấy mới xông vào ḍng xe ngược chiều. Sau đó th́ nhắm mắt đọc kinh cầu nguyện….

 

Đút đầu xe ḿnh vào ḍng xe ngược chiều, nhất là khi bao nhiêu xe hơi, xe hàng cứ theo nhau mà lao đầu tới, cơ hội ḿnh bị chết sẽ là 99%. Vấn đề quan trọng là đừng sợ đến độ văi đái ra quần. Phải b́nh thản như không có chuyện ǵ xẩy ra ở chung quanh mà từ từ giảm cái cơ hội bị xe đụng chết đó từ 99% khi mới xông vào ḍng xe ngược chiều cho đến khi nó c̣n 0% khi ḿnh gia nhập đoàn xe cùng chiều bên kia. Giống như người đi bộ, luật quan trọng phải nhớ là không bao giờ được  lùi lại. Chỉ dừng khi thấy không thể nào tiến lên v́ xe quá đông, hay nếu trống chỗ, nhích từng bước từng bước thầm đến phía trước. Xe đi tới gần đến ḿnh, dù rằng  thấy sắp đụng đến nơi như vậy nhưng  ngay cái tích tắc ḿnh thấy sẽ đụng đó, họ sẽ tẻ ra hai bên, một là đằng trước, hai là đằng sau nên không bao giờ đụng ḿnh hết. Cho dù chậm răi đến đâu nhưng dần dần rồi ḿnh cũng tiến xe về phía trước để gia nhập vào đoàn xe cùng chiều bên kia.  Chỉ cần ḿnh khôn khéo hỏi Việt Kiều nào về SàiG̣n một câu th́ tùy theo câu trả lời là ḿnh biết người ấy lái xe gắn máy giỏi hay dở: “Một ngày lái xe gắn máy ở SàiG̣n anh phải thay mất mấy cái quần ướt?”

 

Chợ Bà Quẹo nay đă đổi tên thành chợ Vơ Thành Trang. Chị Hoanh đón tôi ở đấy và sau khi vào thăm nhà gia đ́nh chị, chị gọi một xe ôm - chị không bao giờ lái xe trong đời - đi với tôi t́m nghĩa địa. Con đường Tân Quỳ Tân Qúy nơi tôi nhớ nghĩa địa bố tôi ở đó bây giờ theo chị Hoanh lúc nào cũng kẹt cứng v́ nó dẫn ra quốc lộ số 1, do đó anh tài xế xe ôm nói tôi chạy theo anh đi đường tắt khác. Tôi lạng Honda bám theo anh xe ôm mà tưởng tượng như ḿnh là Robert DeNiro trong cuộc xe đua đứng tim giật gân trên đường phố Nice trong phim Ronin. Anh ta ngừng, tôi ngừng. Anh ta chạy, tôi chạy. Anh ta vượt đèn đỏ, tôi vượt đèn đỏ. Luật giao thông ở SàiG̣n có một điều luật ai cũng biết là không có trong luật giao thông nhưng ḿnh cứ thi hành: Khi kẹt đèn đỏ, nếu thấy an toàn, không có công an th́ ḿnh cứ chạy, nhất là về ban đêm v́ ban đêm ít có công an.

 

Chạy khá lâu th́ chúng tôi đổ ra con đường Tân Kỳ Tân Quư. May là anh tài xế xe ôm người ở đây nên anh chạy xe ra khu nghĩa địa cuối cùng trên đường. Một cảnh tượng hiện ra trước mắt mà tôi không h́nh dung được: bên này đường là nhà ở, bên kia đường trước mặt là nghĩa địa. Đi chỉ vài phút là tôi phát hiện được phần đất của bố tôi nhờ một cái cổng có chữ  Ṣng Sơn Thái Lăo Tương Tế Hội. Kế bên là nhà ở, có một nhà tường cao sơn chữ “Nhà Mát”. Dọc theo đường là bao nhiêu người bày bán hoa giả, mũ an toàn, bóp di động (cellular phone cover), và bóp “xịn”. Tôi để ư bóp xịn để giá bán có 4000 VND, 25 xu tiền dollar. Chẳng nhẽ bóp xịn mà rẻ như vậy? Hay là cho dù bảng hiệu viết sai đi nữa, 40,000 VND, tính ra cũng chỉ có hai dollar rưỡi. Điệu này th́ ai mà thèm mua bóp xịn hiệu Louis Vuitton hay Chanel giá cả ngh́n dollar ở bên Mỹ làm ǵ, mua ở đây cho rẻ. Đậu xe vào gốc cây, để anh tài xế lái xe ôm ngồi giữ xe, chúng tôi đi t́m mộ. Bây giờ th́ đến phần khó khăn thứ hai là có đến cả trăm ngôi mộ, t́m đâu ra đúng ngôi mộ của bố tôi. Ba người chia tay nhau đi đọc tên từng ngôi mộ, và cuối cùng chính tôi là người t́m được mộ bố tôi trước nhất.

 

Tôi ở lại dăm mười phút rồi đi về. Trên đường về, tôi suy nghĩ bông lung. Bố tôi đă một lần bỏ nơi chôn nhau cắt rốn ở ngoài Bắc rồi chết ở trong Nam. Tôi sinh trưởng ở trong Nam, cũng đă bỏ nơi chôn nhau cắt rốn để bây giờ sinh sống ở Hoa Kỳ. Chết là hết, không c̣n quan trọng chôn ở đâu nữa. V́ thế hai vợ chồng tôi đều đồng ư khi chết sẽ thiêu xác rồi vất tro đi luôn, không cần giữ tro làm ǵ. Cái quan trọng là kư ức. Những h́nh ảnh của bố tôi vẫn c̣n trong tôi và dĩ nhiên nó sẽ theo tôi trở về bên Mỹ.

 

11:00 AM: Len lỏi theo cả ngh́n chiếc xe gắn máy dầy đặc trên đường đi từ Bà Quẹo, cuối cùng tôi đến con đường đằng sau trường tôi, Nguyễn Chí Thanh, ngày xưa là Trần Hoàng Quân, nơi có hăng làm bia Con Cọp. Quẹo phải con đường Nguyễn Kim, chẳng mấy chốc xe tôi đă đến cổng sau cũ. Cho xe tiến lên một chút nữa, giữa dẫy lớp học thứ ba và thứ tư là chỗ đậu xe có mái tôn hẳn ḥi. Có đến ba người giữ xe, tuy rằng băi đậu trống trơn. Sáng nay trước khi ghé Diệp tôi đă dừng trước cổng trường để chụp h́nh. Nhà thương Hồng Bàng ở góc đường đối diện trường Chu Văn An  nay đă đổi tên thành Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Mảnh đất nhỏ chạy dài trước trường Hùng Vương chia đôi hai chiều giao thông nay không c̣n đường rầy xe lửa nữa mà thay vào đó là công viên với cây cỏ cắt giữ gọn gàng. Rất nhiều người dùng để đi bộ hay chạy thể thao. Nhà ga xe lửa cuối cùng vào SàiG̣n nay đă dọn ra gần Phú Nhuận nên xe lửa không c̣n vào trong thành phố. Trường Đại Học Y Khoa thời xưa (nếu tôi nhớ không lầm ngày xưa không có Dược) vẫn c̣n đó, chỉ đổi thành Đại học Y Dược. Khu gia binh cạnh bên biến mất hoàn toàn, thay thế vào là nhà cửa mới xây và khu buôn bán thương mại.

 

Hôm nay học sinh đă nghỉ ăn Tết nên trường lớp vắng lặng. Cột cờ đă di chuyển ra phía bên trái của trường nơi dẫy nhà một tầng cũ. Chiếc cờ đỏ sao vàng bay phất phới. Khác với hai năm trước, sân trường đă được trải xi-măng nên nh́n thấy gọn ghẽ, có vẻ của một trường học. Nhưng cũng khác với hai năm trước, một tường tôn xanh lá cây dựng lên giữa dẫy lớp học thứ ba và dẫy thứ tư. Dẫy thứ tư được trưng dụng là kư túc xá cho sinh viên đại học sư phạm sau năm 1975. Nh́n ranh giới chia đôi như vậy, cộng với ở trước cửa trường Hùng Vương bên tay phải họ có một biển đề là Trung Tâm Ngoại Ngữ Đại Học Sư Phạm, tôi dám chắc là trường Hùng Vương trước 1975 bây giờ đă vĩnh viễn cắt ra nột nửa, chỉ c̣n lại ba dẫy lớp ở phía trước. Phần thứ hai ở phía sau gồm có dẫy lớp thứ tư ngày xưa bây giờ là kư túc xá và một ṭa nhà to mới xây chỗ nhà ông Hiệu trưởng Chiến cũ.

 

Nhà ăn, với cái bảng hiệu “Căn-Tin” to ch́nh ́nh vẫn c̣n mở. Tôi vào mua chai nước, ngồi dưới gốc cây, ngắm trường lớp yên lặng, nh́n chữ “Căn-Tin” mà chỉ lắc đầu. Sau mười lăm phút ngồi ngắm pḥng ốc yên lặng không một bóng người, vợ chồng tôi ra lấy xe đi tiếp. Quăng thời gian đi học trung học Hùng Vương của tôi hôm nay theo chữ căn-tin, theo mấy dẫy lớp học vắng lặng, chết nguội lạnh trong ḷng. Trả tiền 3000 VND (20 cents) giữ xe, sau khi nghiên cứu bản đồ, tôi chở vợ tôi phóng Honda về hướng Chợ Lớn.

 

Trước khi đi tôi có email hỏi cô giáo cũ xem nhà cũ của cô ở đâu, có dịp về tôi sẽ tạt ngang để chụp h́nh. Cô đưa địa chỉ cho tôi ở đường Minh Phụng quá chợ B́nh Tây, hướng về Phú Lâm. Bây giờ tôi lái đến đó v́ tôi đang ở gần khu vực nhà Cô.  Con đường Hồng Bàng từ trường Hùng Vương đến Ngă Sáu chỗ đường Minh Phụng thật nhộn nhịp. Bên phải trường Hùng Vương trên đường Hồng Bàng là hai cao ốc to lớn: Hùng Vương Plaza và Thuận Kiều plaza. Thuận Kiều plaza lớn hơn nhiều, có đến ba cao ốc. Bùng binh Ngă Sáu chỗ đường Minh Phụng quá lớn, tôi rẽ nhầm vào sai một con đường, nhưng vừa khi thấy sai, tôi  t́m một con đường hẻm, đoán hướng và trở lại ra đúng đường Minh Phụng.

 

T́m ra địa chỉ của nhà cô không phải là chuyện khó khăn. Tôi dừng xe trước nhà, lôi máy ảnh ra chụp lia lịa. Vài người trong xóm nh́n chầm chập vào tôi nhưng không ai nói ǵ.  Mấy anh làm trong một tiệm sắt gần đó cũng liếc mắt xem tôi nhưng không nói một lời nào. Tôi có cảm giác trống rỗng đứng trước nhà cũ của cô hay của nhà tôi. Tất cả đă bị tước đoạt từ xưa, không c̣n là của ḿnh nữa nên đó là lư do tại sao tâm khảm tôi không c̣n thấy ǵ lưu luyến. 

 

12:00 PM: Tôi lái xe như bay về đường Đồng Khởi. Chị Thúy hẹn 12:30 trưa ở khách sạn Bông Sen, chị mời ăn trưa buffet all you can eat, thức ăn tự chọn. Bây giờ th́ không cần bản đồ, tôi chỉ nhắm hướng về SàiG̣n mà chạy, đi ngang qua bao nhiêu những cơ sở quen thuộc như chợ An Đông, trường Bác Ái (nay đổi thành Cao Đẳng Sư Phạm), trường Trung Thu (nay đổi thành Đại học Sư Phạm) . Chạy xe lắm lúc không nh́n tên đường mà lại tốt v́ nh́n tên mới thỉnh thoảng ḿnh không nhớ tên đường cũ nên cứ cố suy nghĩ đường này ngày xưa nằm ở đâu thành ra lái xe chậm hẳn đi. Thí dụ như con đường Trần Phú, ngày xưa nó là Nguyễn Hoàng  mà tôi lại không nhớ ra. Hay là con đuờng Nguyễn Chí Thanh ở Ngă Sáu Nguyễn Tri Phương, ngày xưa là Trần Hoàng Quân. Trần Hoàng Quân ngày xưa là Đại Tá trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, đổi tên th́ có lư do. Nhưng Nguyễn Hoàng, một trong Chúa Nguyễn cầm quyền ở miền Nam vào thập niên 1600? Hay là tại v́ Nguyễn Văn Thiệu là cháu ba mươi lăm đời của Nguyễn Hoàng?

 

Quán Bông Sen tôi nhớ ngày xưa ăn  buffet  uống nước mía không giới hạn nhưng bây giờ họ chỉ cho mỗi người một ly nước dứa. Ở Việt Nam mà không có nước mía th́ tôi phải trừ năm điểm. Thức ăn ở đây không nhiều, những thức ăn trưng bày là món ăn nấu tầm thường ở nhà. Chỗ lấy thức ăn không rộng, chỗ ngồi cũng chật hẹp. Tóm lại, không đáng để vào ăn lần thứ hai. Khách sạn Majestic cũng có buffet tôi nhớ ngon,  định bụng sẽ đi nhưng loay hoay rồi cuối cùng không c̣n th́ giờ. Đúng ra là không c̣n bụng nào mà ăn nữa, v́ lúc nào cũng ăn vặt bậy bạ ở các hàng quán.

 

5:30 PM: Chiều nay nhóm bạn vợ tôi hẹn gặp nhau ở nhà Phương Dung. PD nổi tiếng trong đám bạn bè như Donald Trump nổi tiếng bên Mỹ. Xuống quầy tiếp tân ngồi đợi vài phút th́ cô bé ở quầy tiếp tân hỏi tôi có phải đang đợi ai đến đón không, tôi trả lời phải. Cô ta chỉ tay ra ngoài nói là “Chú tài xế đó đang đợi cô chú”. Đậu trước sân khách sạn là một chiếc minivan Mercedes năm băng ghế  (loại này thông dụng ở Việt Nam nhưng không thấy ở bên Mỹ). Tôi đang trông đợi chiếc xe hơi Mercedes bốn cửa của PD nên không nghĩ là xe này đến đón  ḿnh. Vợ tôi nhờ anh tài xế đến đón thêm bốn cô khác ở nhà Kim Du rồi đi cùng một lúc cho tiện.

 

Khách đến nhà Phương Dung buổi tối ấn tuợng đầu tiên sẽ thấy là những ngôi biệt thự đồ sộ; thứ nh́ là đèn đuốc đốt sáng khắp mọi nơi; thứ ba là bên trái cổng đi vào là một hồ bơi khá to với đèn mầu đủ loại chiếu sáng cả chục ngọn nước phun lên cao năm, sáu thước; thứ tư là hoa mầu và hoa lan đủ loại; thứ năm là ngoài hồ phun nước c̣n có thêm hồ bơi riêng, hai hồ nuôi cá kiểng; thứ sáu là tôi không nhớ rơ bao nhiêu cái gazebo, nhưng có vẻ như mỗi biệt thự có một cái; và cuối cùng là bà chủ ra chào đón mọi người trong lúc mọi người được người nhà tiếp đăi hors d’oeuvre và rượu khai vị.

 

Chị PD ở Mỹ về và một cặp vợ chồng bạn PD cũng đến ăn tối hôm nay nên cả bọn đua nhau tṛ chuyện ở bàn ăn. 11 giờ 30 đêm cả bọn mới ra về.

 

Một giờ ở nhà PD trên chín từng mây bằng mười tuần về nhà rớt bịch xuống đất. Khách cứ lắc đầu mất hồn mất trí khi nghĩ đến thân phận của ḿnh vướng vào cái ṿng lẩn quẩn không bao giờ thoát ra được: Hôm sau lại phải đi làm với đồng lương ba cọc ba đồng.

 

Chủ Nhật 03-Feb-08:

5:00 AM: Gia đ́nh chị Thanh em chị dâu tôi trong chiếc xe minivan năm băng ghế đến đón chúng tôi ở khách sạn để đi Vĩnh Long thăm anh Huỳnh. Đường đi thường ngày chỉ mất có hai tiếng rưỡi mà lần này mười giờ sáng chúng tôi mới đến nơi. Con đường đi về miền Tây kẹt cứng v́ dân làm việc ở SàiG̣n về quê ăn Tết. Xe gắn máy, xe đ̣, xe hơi, xe tư nhân đổ xô nhau lái về quê làm đường xá không dư một chỗ trống. Chiếc xe gắn máy nào cũng ít nhất là hai người với bị, xách, đèo theo đến mức tối đa. Bé Năm (gọi là bé chứ cô ta đă 23 tuổi rồi) làm cho Hồng cũng đă về quê ăn Tết hai hôm trước. Hồng kể tội nghiệp nó, bao nhiêu đồ đạc trong nhà Hồng vất đi trong năm nó xin Hồng cho nó giữ lại hết: từ mảnh vải vụn đến tờ giấy rách hay cây bút ch́, hay quần áo cũ….Chính bản thân nó đóng bốn cái thùng đồ giữ lại như vậy rồi chiều trước ngày đi xe đ̣ về quê ở Hà Tĩnh, nó nhờ con Nguyệt hai đứa lái xe Honda hai lần ra bến xe đ̣ gửi người ta giữ hộ cho nó trong pḥng vệ sinh để sáng sớm nó đi xe bus tay không ra bến xe đ̣. Tôi thấy rất nhiều vợ chồng trẻ vợ ngồi yên sau quấn đứa con nhỏ xíu ở giữa chân ḷi ra ngoài, chạy như vậy mấy giờ đồng hồ. Một h́nh ảnh tôi thấy hăi hùng nhất là một chiếc xe gắn máy với một đứa bé gái khoảng bẩy tuổi ôm người tài xế, đằng sau là một kiện hàng buộc chặt vào yên sau, ép nó vào giữa. Hai tay siết chặt ba nó, đầu nó áp vào lưng anh ta, đôi mắt nhắm nghiền, căng thẳng cho cuộc hành tŕnh mà tôi không biết là bao nhiêu xa. 

 

Chiếc xe dừng ở một địa diểm trên bờ sông nơi có hai căn nhà mái rơm. Cả hai dều là hai quán nước dă chiến với hai ba bộ bàn ghế bằng plastic rẻ tiền. Sàn nhà chỉ là nền đất đá như chung quanh, không khác biệt. Vài người đàn ông ngừng xe ngồi uống nước. Chỗ này là địa điểm để đi phà qua bên kia sông nên mới có quán nước. Anh Huỳnh và một người khác nữa đă đem ghe ra đón. Những cậu con trai cởi giầy đi trên bùn khiêng đồ từ trên xe xuống ghe, đồ đạc tiếp tế từ thành thị cho anh Huỳnh, kể cả một cái TV 19 inch. Vợ chồng tôi lên ghe đi trước. Những người khác đi phà qua sông rồi đi xe ôm vào nhà.

 

Ngồi trong ḷng chiếc ghe ngắm  anh lái tầu trạc bằng tuổi tôi ở một đầu ghe, chân không mang dép, nước da ngâm đen và sần sùi v́ gian nắng giữ cánh lái motor điều khiển chiếc ghe chạy b́nh bịch trên con sông phù sa đục ngầu, hai bên phần đông chỉ là lá cây, thỉnh thoảng có những ngôi nhà lợp bằng lá dừa nước, tôi không thể nào không so sánh cho những lần tôi di Vegas, ngồi trong chiếc taxi to lớn tài xế là người Mỹ, ngắm hai bên đường thấy sự nguy nga tráng lệ của một thành phố sang trọng bậc nhất với khách sạn vĩ đại có hơn ngh́n pḥng. Cả hai thế giới khác biệt một trời một vực. Đằng sau mỗi căn nhà trên bờ sông là những lưới cá lâu đời cũ kỹ mà nhà nào nhà nấy đặt ở đằng sau nhà với hy vọng khi nước sông lên xuống cá sẽ mắc vào lưới cạn để họ bắt cá ăn. Tôi hỏi anh Huỳnh cá ở đây bắt nhiều không th́ anh nhẩy dựng lên:

 

– Làm ǵ mà c̣n cá nữa. Mười mấy năm trước th́ c̣n có cá chứ bây giờ ai cũng bắt cá, rồi họ cho thuốc giết sâu vào ruộng, cá nó chết hết rồi.

– Anh c̣n nuôi heo để bán không?

– Không ai dám nuôi heo nữa. Heo con bây giờ mua đắt quá. Nuôi cho nó lớn tốn bao nhiêu tiền ḿnh mua thức ăn cho nó, đến lúc bán lời không được bao nhiêu nên bây giờ không ai nuôi heo.

– Vậy th́ làm sao mà sống?

– Th́ đúng vậy đó. Người dân càng ngày càng khổ…

 

Sau 35 phút ghe trôi trên sông, chúng tôi về đến nhà. Nước sông lên xuống nên chỗ bờ bây giờ là đất bùn. V́ vậy mà anh Huỳnh  nói với cậu lái ghe t́m chỗ nào khô khô để “chú thím”  xuống. Tôi nói với anh Huỳnh  không sao, cứ đâm đại vào bờ rồi chúng tôi cởi giầy đi chân không cũng được nhưng cậu tài xế nghe lời anh Huỳnh, chạy lên một tí nữa rồi đâm ghe vào. Bước lên bờ, tôi đă nghe tiếng người từ căn nhà tôi vừa đặt chân lên:

– Ai vậy? Rồi cũng có tiếng người trả lời:

– Bà con của Sáu Huỳnh.

 

Căn nhà của anh Huỳnh với tường gạch, mái tôn (cửa sổ không có cửa, chỉ có vài song sắt v́ anh Huỳnh  nói không có trộm cướp)  là chuyện hiếm có ở đây. Những căn nhà chung quanh toàn lợp bằng lá của cây dừa nước. Ao chỗ này một cái, chỗ kia một cái, loạn xạ không nhất định. Ở dưới quê th́ làm ǵ có dụng cụ mà đào ao?  Sau này tôi khám phá ra đó là những hố bom trước 1975 do máy bay oanh tạc. Nhà nào cũng có đất mênh mông nên ai chết th́ họ chôn ở phía sau đất của ḿnh. Mộ bia do đó loạn xạ khắp nơi, không theo một thứ tự nào cả. Ở đây không có công ăn việc làm nên mấy cô cậu khi lên 15, 16 th́ lên tỉnh thành t́m việc làm hết. Tôi không thấy bóng dáng con gái hay con nít, chỉ thấy đàn ông. Không có tiệm, không có báo chí, không có quán ăn, không có hàng rong, không có chợ búa, không có máy vi tính, không có nhà thương, không có xe đổ rá. Không có một cái ǵ chứng tỏ sự hiện hữu của một đời sống văn minh, ngoại trừ vài chiếc xe gắn máy, TV, và điện thoại.

 

Chị Huỳnh  đă chuẩn bị từ sớm, đổ bánh bèo, chiên con cá tây tượng bắt ở ao lên, cắt mấy khoanh bánh tét chị cũng vừa nấu hôm qua. Mấy cậu con trai đi cùng xe với tôi đă ghé qua chợ mua vài con cá lóc cắm vào que rồi đốt rơm lên nướng.  Anh Chiến đem mấy két bia trên SàiG̣n xuống. Tôi không uống bia, nhưng thèm uống nước dừa. Anh Huỳnh  nói năm vừa rồi không biết có dịch sâu ǵ mà giết chết bao nhiêu là cây dừa. Thảo nào mà lần này khi đi trên sông và lúc vào nhà anh Huỳnh  tôi không thấy nhiều cây dừa nữa. Một buổi ăn trưa thịnh soạn của đồng quê. Anh Huỳnh  hôm nay có mời Phó Chủ Tịch xă và một người nào đó, tôi không nhớ chức vụ là ǵ. Anh phó chủ tịch xă nói với tôi lương một tháng của anh là 800,000 VND, $50 dollars tiền Mỹ.

 

 “Dzô!”, “Dzô!” Mấy ông con trai thi nhau cụng lon rửa ruột với nước bia. Ông Phó Chủ Tịch xă cũng là một trong những người la lớn nhất. Trong vài giờ ăn uống, tất cả quên đi một khoảnh khắc khó khăn của đời sống.

 

7:00 PM: Tôi muốn đi ăn nghêu ở Ngă Sáu Nguyễn Tri Phương mấy lần, nhưng ngày nào  cũng bận. Hôm nay đă là Chủ Nhật, chỉ c̣n tối nay và tối mai, Thứ Ba đă về lại Mỹ. Chị Thúy nghe nói vậy nên ban sáng chị cho người đi mua ốc rồi bảo chúng tôi tối nay đến tiệm ăn ḿnh nấu ốc ḿnh mua th́ sạch sẽ và thoải mái hơn. Thật là may mắn có được một chị dâu như chị. Trong khi mấy người kia suưt soa với món ốc bưu, ốc hương, tôi húp nước mắm  của món nghêu chấm nước mắm mà tưởng như ḿnh về tiên cảnh.  

 

9:00 PM: Chúng tôi đi bộ ra xem khu triễn lăm hoa Nguyễn Huệ rồi lại kéo nhau về vũ trường Tự Do nghe nhạc. Tối nay tôi nghe một nam ca sĩ hát tiếng Anh bài San Francisco của Scott McKenzie mà nhớ California:

If you’re going to San Francisco,

Be sure to wear some flowers in your hair.

If you’re going to San Francisco,

You’re gonna meet some gentle people there…

http://www.youtube.com/watch?v=RKWiwfOhI6U

 

Nếu cô đi San Franscico,

Nhớ cài hoa vào tóc.

Nếu cô đi San Francisco,

Cô sẽ gặp nhiều người hiền ở đấy….

 

Chỉ có một điều là anh ca sĩ hát tiếng Anh bết quá, sặc giọng Việt Nam. Nghe điệu nhạc th́ biết là bài San Francisco, nhưng lắng nghe lời th́ tôi tưởng anh hát nếu cô nào muốn đi Bạc Liêu th́ nhớ đội mũ an toàn.

 

Thứ Hai 04-Feb-08:

8:30 AM: Tôi lái xe ra nhà hàng Tự Do, để xe ở đấy rồi đi bộ ra tiệm sách ở đường Nguyễn Huệ, định mua một bộ tự điển chữ Nôm nhưng anh bảo vệ nói với tôi tiệm sách đóng cửa một tuần ăn Tết. Trưa nay chúng tôi có hẹn ăn trưa, nhưng c̣n lắm th́ giờ nên tôi ra chụp khu triển lăm hoa Nguyễn Huệ một lần cuối cùng. Trên đường đi bộ về, một cậu bé quẩy gánh dừa tươi hỏi tôi mua dừa uống giúp cậu ấy. Tôi xem lại túi tiền, không c̣n tiền lẻ, nên bảo cậu ta tôi không mua. Băng qua con đường có đèn xanh đèn đỏ, cậu ta vẫn bám sát theo tôi, níu áo và nài nỉ tôi mua dừa nữa. Không biết mặt tôi có in chữ Đại Hàn, Nhật Bản, Trung Hoa, Mễ Tây Cơ hay Ả rập không mà tôi để ư những người bán hàng, từ bán hàng rong hay đến mấy cô bán hàng trong những shopping center khi tôi nói không mua th́ họ hay níu kéo áo tôi khi tôi bước bỏ đi. Tôi nói với cậu ta là tôi chỉ c̣n tờ giấy bạc lớn, cậu ta không có tiền thối th́ làm sao tôi mua được nên tôi bước đi. Cậu ta lại bám sát theo tôi, nài nỉ tôi t́m chỗ đổi tiền. Nh́n mấy trái dừa đầy ắp hai bên gánh, tôi nhớ lại ông bán trái cây ở sau nhà Hồng. Hồng kể cho vợ chồng tôi nghe là năm ngoái có một bà xin Hồng cho bà ta ngồi bán trái cây ở phần xi-măng sau nhà. Sau nhà Hồng là một ngơ hẻm, bước vài bước là đến chợ Vườn Chuối nên Hồng cho phép bà ta ngồi bán. Tuy rằng bà ta chỉ có hai rổ trái cây bán cam, na, bưởi.., nhưng nó cũng nặng, bà ta không gánh về nhà được nên sau khi ngồi bán từ sáng đến 5 giờ chiều th́ bà ta bắt ông chồng ra ngồi và ngủ với rổ trái cây cả đêm cho đến sáng hôm sau khi bà ta đến. Hồng kể tiếp:

 

Trời ơi, bà đó bà ác với chồng bả lắm anh Ngọc chị Loan ơi!

– Ác là sao? Tôi hỏi.

– Bả bắt ổng ra coi trái cây cho bả nhưng mà bả hổng lo cho ổng ăn cơm chiều. Em đâu có biết đâu, tới một ngày ổng vô nhà xin em cơm ăn.

– Vậy mà sao Hồng nói bà ta ác? Như vậy có nghĩa là bà ấy nghèo quá không lo cơm cho chồng được chứ.

– Em hổng biết đâu. Em thấy vợ th́ phải có bổn phận lo cho chồng.

– Hồng giải quyết ra sao?

– Th́ em cho ổng ăn chứ làm sao. Nhưng không phải chỉ có một ngày đó thôi. Từ ngày đó cho đến bây giờ mỗi buổi chiều nhà nấu cơm là em nói bé Năm làm cho ổng một chén cơm với thức ăn luôn. Nhiều lúc hết cơm em phải nói bé Năm đi mua cơm cho ổng nữa đó. Thành ra khi không em phải nuôi ổng từ đó đến giờ..

– Rồi ổng đi tiểu th́ sao? Hồng có cho ổng vào nhà không…

– Haha. Không! Chuyện đó của ổng để ổng lo chứ em lo cơm cho ổng ăn rồi.

 

Tôi nói cậu bé theo tôi đến nhà hàng Tự Do rồi chờ tôi. Vào bên trong, tôi nhờ một cô gái đổi tiền và cho tôi mượn một cái ly và muỗng. Trả tiền cho cậu bé chặt một trái dừa và cho cậu ta thêm tiền lẻ, ngồi xuống dưới gốc cây uống ly nước dừa mà tôi nghĩ không biết có bao nhiêu triệu người sống khổ sở ở Việt Nam.

 

7:00 PM: Vợ chồng tôi ăn trưa và ăn tối với chị Lan và Lệ Thanh. Thêm một người bạn mới, thêm ṿng dây liên lạc, thêm một mối bạn thân t́nh. Tiệm bánh ḿ Bamizon ăn trưa và tiệm ḿ Hưng Kư ăn chiều ở Phú Nhuận đều ngon. Lần đi này tôi lái Honda khắp SàiG̣n, từ Bến Hải đến Cà Mau. Tối nay là tối cuối cùng của chuyến đi. Giă từ chị Thúy ở Tự Do, chúng tôi đi dạo SàiG̣n về đêm một lần cuối cùng. Để vợ và em gái ngồi uống nước ở vỉa hè Hotel Continental ngắm cảnh thành phồ về đêm, tôi xách máy ảnh đi chụp h́nh lần cuối. Đường Nguyễn Huệ từ Rex đến đường Bến Bạch Đằng, bây giờ đổi tên thành Tôn Đức Thắng, đông nghẹt những người. Chuyến đi này phần đông tôi tháp tùng vợ và mấy cô em, và v́ tôi ở Ngă Sáu thay v́ ở trung tâm SàiG̣n như Hotel Continental, ít dịp đi bộ lang thang một ḿnh nên ít có mấy anh hoặc cô đến hỏi tôi có muốn đi thăm “mấy em” như những lần trước, tuy rằng tất cả đều bắt đầu bằng một câu hỏi thật là ngu xuẩn:

You Sir…Do you like girls?

Đàn ông mà không thích con gái th́ như đàn bà con gái không thích hột xoàn vậy. N’importe quoi!  Vấn đề là bao nhiêu cử chỉ và hành động của ông chồng Việt Kiều nào ở SàiG̣n lúc nào cũng bị vợ kiểm soát chặt chẽ 24 giờ một ngày bằng máy quay phim video siêu đẳng tối ư hiện đại. Do đó mà lúc nào tôi cũng đành ngậm đắng nuốt cay hát bài Không! để trả lời.

 

Nói đến chuyện trai gái bậy bạ, vợ tôi có một cô bạn bẩy, tám năm trước có một motel nhỏ ở SàiG̣n cho khách mướn, phần đông là Việt Kiều và người ngoại quốc. Cô ấy cũng là người cai quản khách sạn, vốn liếng Anh ngữ lơm bơm chỉ tạm đủ nói chuyện về tính tiền và cho mướn pḥng. Một buổi tối khuya mười giờ đêm một anh xích lô chở một khách ngoại quốc người Mỹ về khách sạn. Anh này muốn dụ ông Mỹ đi gặp chị em ta nhưng không biết tiếng Anh nên hỏi cô bạn vợ tôi hỏi dùm ông ta:

 

– Chị hỏi dùm em ông Mỹ này có muốn đi “phấc” (f--k, tiếng Anh) không?

Cô kia chưa bao giờ biết tiếng này nghĩa là ǵ, nghĩ là anh kia nói chữ fax, nên trả lời:

– Giờ này khuya rồi nên đâu có ai mà muốn phắc (fax, tiếng Anh).

– Chị chưa hỏi mà làm sao biết ông ta muốn phấc hay không?

– Chị biết mà. Không ai phắc giờ này hết.

– Nhưng chị cứ hỏi dùm em….

– Chị đă nói là chị biết mà, người ta chỉ phắc lúc ban ngày thôi. Em đợi đến sáng chị sẽ hỏi ông ấy có muốn phắc hay không.

– Ổng muốn phấc bây giờ chứ ai mà đợi đến sáng th́ phấc ǵ nữa. Chị cứ hỏi đi.

Cô bạn tôi giận quá, quát tháo:

– Giờ này mấy chỗ phắc đóng cửa hết. Nếu mà có mở th́ chỉ có bưu điện mới mở thôi. Mà nếu bưu diện có mở giờ này th́ phắc đắt lắm, họ sẽ tính tiền khẩn cấp….

Anh chàng xích lô cũng tức, cuối cùng phải dùng hai tay ra hiệu, một tay hai ngón làm thành chữ O, tay trỏ kia xuyên qua chữ O để ra hiệu cho cô ta biết phấc là ǵ!

 

10:00 PM: Mấy ngày ở SàiG̣n tôi không xem TV, có xem cũng chả có ǵ hấp dẫn để xem. Có nhiều phim hay show trong dạng thuyết minh, chỉ có một người nói một giọng từ đầu đến cuối, xem  vài giây là tôi không chịu được, phải đổi sang đài khác. Xem chương tŕnh thể thao cũng khó chịu không kém v́ chuơng tŕnh nguyên thủy bằng tiếng Anh, đài VN bật nhỏ âm thanh tiếng Anh lại rồi người Việt Nam nói lên trên giọng người Anh, nghe khó chịu vô cùng. Đă thế, có một  giọng đàn ông người Bắc nói nghe thật buồn ngủ. Tiếng Bắc sau 1975 có vài chữ tôi nghe không hiểu như chữ hoành tráng (nghệ  thuật hoành tráng: nghệ thuật quy mô đồ sộ) hay sự cố (máy xe có sự cố: máy xe bị hư). Tôi th́ biết tiếng Việt cũng tạm đủ, ngược lại chị vợ của tôi là người Nam, lại đi du học từ lúc rất c̣n trẻ, khoảng năm 1966, nên rất nhiều từ ngữ thông thường của người Bắc chị ấy cũng không hiểu. Vài năm trước về Việt Nam đi thăm lại truờng Dược, chị ấy muốn vào bên trong xem. Người bảo vệ nói nếu chị ấy có mang hộ chiếu th́ họ sẽ cho chị vào. Chị hoàn toàn không hiểu hộ chiếu là giấy thông hành, nói với người bảo vệ là chị ấy đâu có ngờ là vào thăm trường đại học là phải mang …chiếu nên chị không mang theo chiếu!

 

Khi người tài xế taxi chở chị và vài người bạn ngoại quốc từ phi trường về khách sạn, anh ta khuyến  khích chị nên đi Vũng Tầu chơi và nên dùng tầu cánh ngầm (hovercraft) đi cho nhanh. Chị không hiểu tầu cánh ngầm là tầu ǵ, chỉ nghe được là tầu ngầm nên dịch với người bạn Mỹ là vài ngày nữa sẽ đi chơi Vũng tầu bằng submarine! Ông bạn Mỹ nghe xong rất ư thán phục nước Việt Nam cực kỳ văn minh, đi từ SàiG̣n ra Vũng Tầu đường sông chưa đầy 50 cây số mà  dùng tầu ngầm!

 

Thứ Ba 05-Feb-08:

Hôm nay tôi dậy sớm, nôn náo không ngủ được. SàiG̣n chuẩn bị chào đón một ngày mới. Tôi chuẩn bị cho chuyến bay đi về nhà. Cả hai vợ chồng tôi đều nhớ nhà, nhớ con. Tôi lên nhà hàng xoay ăn điểm tâm mà biết rằng sáng hôm nay là sáng cuối cùng của buổi du lịch mười ngày ở SàiG̣n. Và cũng như bao nhiêu buổi sáng khi cô bồi bàn hỏi tôi “Chú uống ǵ?” Tôi trả lời “Em cho một ly cà-phê sữa đá”. Vợ chồng tôi không uống cà-phê, nhưng từ buổi đầu tiên lên đây ăn sáng, nghe theo lời của cô em: “Anh Ngọc uống thử cà-phê xem sao”, tôi thử, và thấy cà-phê sữa đá ngon thật. Tôi chắc chắn nó ngon một phần lớn cũng v́ ngoại cảnh chi phối:  khung cảnh yên lặng của nhà hàng trên tầng cao chót vót, nh́n khắp chung quanh thấy nhà cửa tiêu biểu của SàiG̣n, nh́n xuống đường thấy xe cộ ngộ nghĩnh chạy nhộn nhịp không ngừng. Tuy nhiên cái ngoại cảnh ấy: cảnh tượng của thành phố SàiG̣n, cảnh tượng của đất nước VN, dù ngộ nghĩnh đến đâu cũng chỉ gây sự  thú vị trong ḷng tôi một thời gian ngắn rồi biến mất như bao thành phố khác tôi đă từng có dịp đến thăm, nếu chính nó không có những sự thể khác chi phối. Trong một tấm ảnh to lớn với cái phông đằng sau là h́nh ảnh SàiG̣n, con đường Cách Mạng Tháng 8, Ngă Sáu Phù Đổng Thiên Vương với xe cộ nhộn nhịp, tôi thấy thêm được một người chị dâu và gia đ́nh chị dâu, các anh chị hay bạn bè tốt bụng cũ cũng như mới, bao nhiêu tầng lớp người khác nhau tôi có dịp chụp h́nh, những khuôn mặt rạng sáng của các em tiểu học, những đời sống b́nh dị của người dân quê, những đời sống khó khăn của người có đời sống tầm thường.

 

Chuyến đi VN lần này tuy dù chỉ ngắn gọn có mười ngày (khi tôi mua vé máy bay, cô bán vé nói: “Trời ơi, anh về VN mà đi có mười ngày thôi sao anh?”) đă gây cho vợ chồng tôi thật nhiều ấn tượng, thế nhưng tôi vẫn không quên căn nhà cũ của tôi ở chợ Bàn Cờ cùng căn nhà cũ, nhiều ṭa nhà  cũ của gia đ́nh vợ tôi ngày xưa bị lấy mà bây giờ không ai trả. Cuối cùng của cuộc du lịch th́  chúng tôi thực sự nhớ đến con v́ xa chúng nó hơi lâu, nhớ đến căn nhà ḿnh ở bên Mỹ.

 

Khi c̣n bé mới lớn, bố tôi thường cho tôi đọc những mảnh chuyện trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư để tập đọc tiếng Việt Nam. Đến bây giờ tôi vẫn c̣n nhớ nhiều câu chuyện trong quyển sách ấy. Một trong những câu chuyện tôi c̣n nhớ là bài “Chốn quê hương đẹp hơn cả”:

 

Một người đi du lịch đă nhiều nơi. Hôm về nhà, kẻ quen người thuộc, làng xóm láng giềng đến chơi đông lắm. Một người bạn hỏi: “Ông đi du sơn du thủy thế tất đă trông nhiều cảnh đẹp. Vậy ông cho đâu là thú hơn cả?” Người du lịch đáp lại rằng: “Cảnh đẹp mắt tôi trông thấy đă nhiều, nhưng không đâu làm cho tôi cảm động, vui thú bằng lúc trở về chốn quê hương, trông thấy cái hàng rào, cái tường đất cũ kỹ của nhà cha mẹ tôi. Từ cái bụi tre ở xó vườn cho đến con đường khúc khuỷu trong làng, cái ǵ cũng gợi ra cho tôi những mối t́nh cảm chứa chan kể không sao xiết được.

Cũng giống như người đi du lịch trở về quê hương bị  xúc động trong câu chuyện của Quốc Văn Giáo Khoa Thư, tôi cũng bị xúc động khi víếng SàiG̣n. Xúc động  v́ hoàn cảnh thời cuộc khi tôi rời nước ra đi. Xúc động v́ đă vĩnh viễn cắt đứt quyền công dân của quốc gia ḿnh sinh đẻ. Xúc động v́ được nh́n lại căn nhà cũ mái trường xưa. Xúc động v́ gặp lại những người thân thuộc. Xúc động v́ xa rời những người quen mới. Xúc động v́ thấy cũng cùng là loài người do một Tạo hoá sáng tạo thế mà đời sống rất nhiều người ở Việt Nam khổ sở và nghèo đói. Nhưng khác với người ấy, tôi không phải là công dân Việt Nam đi du lịch rồi trở về lại xứ sở của ḿnh. Thời gian tôi ở Hoa Kỳ đă gấp đôi thời gian tôi sinh sống ở Việt Nam. Những người láng giềng thân thiện của tôi bây giờ tên là Shanon, Debra, Peggy, Dr. Cheung, Dr. Pai, chứ không phải là bà Tư, chị Bá, ông Phó Bạc, chú Tám. Bốn đứa con của tôi sinh đẻ ở California, đàm thoại với chúng tôi bằng tiếng Anh chứ không như tôi ngày xưa nói chuyện với bố mẹ tôi bằng tiếng Việt. Hai mươi năm trước tại Los Angeles, trước mặt một ông Thẩm phán toà Liên Bang Hoa Kỳ, tôi đă tuyên thệ trung thành với quốc gia mới của tôi. Mắt nh́n lá cờ Mỹ mười ba sọc trắng đỏ với năm mươi ngôi sao trắng trên nền xanh dương, miệng đọc lời tuyên thệ trung thành Pledge of Allegiance, tai nghe bản nhạc God Bless America của Lee Greenwood, tim tôi đă thật sự xúc động:

http://www.youtube.com/watch?v=-Rnf7DS5YlQ

GOD BLESS AMERICA

If tomorrow all the things were gone I’d worked for all my life,

And I had to start again with just my children and my wife.

I’d thank my lucky stars to be living here today,

‘Cause the flag still stands for freedom and they can’t take that away.

 

I’m proud to be an American where at least I know I’m free.

And I won’t forget the men who died, who gave that right to me.

And I’d gladly stand up next to you and defend her still today.

‘Cause there ain’t no doubt I love this land.

God bless the U.S.A. 

 

From the lakes of Minnesota, to the hills of Tennessee,
across the plains of Texas, from sea to shining sea,
From Detroit down to Houston and New York to LA,
Well, there’s pride in every American heart,
and it’s time to stand and say:

 

I’m proud to be an American where at least I know I’m free.

And I won’t forget the men who died, who gave that right to me.

And I’d gladly stand up next to you and defend her still today.

‘Cause there ain’t no doubt I love this land.

God bless the U.S.A. 

 

-------------------------------------------------------------------------

Nếu ngày mai tất cả những sự nghiệp tôi đă gầy dựng trong đời bị tiêu mất,

Và tôi phải làm lại cuộc đời với vợ và con của tôi.

Tôi cám ơn những ngôi sao may mắn cho tôi sống ở xứ sở này hôm nay,

V́ lá cờ vẫn c̣n là biểu tượng cho sự tự do không ai có thể lấy đi được.

 

Tôi hănh diện là người Hoa kỳ v́ ít ra tôi biết tôi có tự do.

Tôi sẽ không quên những người đă chết để cho tôi quyền tự do ấy.

Hôm nay đây tôi sẽ không ngần ngại đứng sát vai anh chị để bảo vệ nước Mỹ.

V́ chắc chắn không có một sự hồ nghi nào là tôi yêu đất đai này.

Chúa ban phước lành cho Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

 

Từ những hồ ở Minnesota đến các  ngọn đồi ở Tennessee,

Dọc theo những đồng bằng Texas; từ biển bên này đến biển sáng chói bên kia,

Từ Detroit xuống Houston ngang New York đến L.A. ,

Trong ḷng mỗi người dân Mỹ đều có niềm hănh diện,

Đă đến lúc chúng ta đứng lên để nói:

 

Tôi hănh diện là người Hoa kỳ v́ ít ra tôi biết tôi có tự do.

Tôi sẽ không quên những người đă chết để cho tôi quyền tự do ấy.

Hôm nay đây tôi sẽ không ngần ngại đứng sát vai anh chị để bảo vệ nước Mỹ.

V́ chắc chắn không có một sự hồ nghi nào là tôi yêu đất đai này.

Chúa ban phước lành cho Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

---------------------------------------------------------------------------

 

Tôi đă một lần mất hết tất cả trong đời. Tôi đă phải làm lại cuộc đời trở lại từ đầu. Dân tộc Mỹ trong mười sáu năm đă hy sinh đời sống của 58,217 con cháu, 153,452 người lính bị trọng thương, đă tiêu một trăm bốn mươi tỷ đô-la cho chiến tranh Việt Nam, bảo đảm tự do của tôi ngay  giây phút đầu tiên tôi đặt chân lên đất Mỹ ở đảo Guam để tôi có được cơ hội làm lại từ đầu.  Cái nghĩa cử cao đẹp đó ngh́n đời tôi vẫn nhớ, cái ơn cứu sống mạng người ấy suốt đời tôi không thể quên. Giây phút tôi leo cầu thang từ xà-lan lên chiến hạm Mỹ của Đệ Thất Hạm Đội ở ngoài khơi Vũng Tầu trong buổi sáng 30-04-1975 ấy không bao giờ phai nhạt trong trí óc tôi. Một quốc gia không thiếu nợ tôi hay   trăm ngh́n người Việt tỵ nạn khác, đă gửi con em họ cứu sống tôi về đất tự do. Sự xúc động về thăm xứ sở cũ trong ḷng tôi càng ngày càng tiêu cực trong khi mỗi lần đi du lịch ngoại quốc trở về đất nước Hoa Kỳ, đứng trong hàng “Công dân Mỹ” đợi kiểm soát giấy tờ thay v́ đứng ở hàng “Công dân các nước khác”, nh́n lá cờ Mỹ đă cứu mạng sống tôi ba mươi mấy năm trước mà ḷng xúc động của tôi càng ngày càng gia tăng.

 

Người cảnh sát Sở Ngoại Kiều Hoa Kỳ sau khi xem giấy thông hành, trả lại cho tôi, mỉm cười nói với người đồng hương:

- Welcome home, Mr. Nguyen.

Ông ta nói đúng. Tôi đă về nhà. I’m home. Tôi đă về lại quê hương mới của tôi, The United States Of America.  

 

Nguyễn Tài Ngọc