TÔI ĐỌC TIẾNG VIỆT

 

Nguyễn Tài Ngọc

 

 

Tôi ít vào internet đọc website tiếng Việt Nam, lư do là tôi không đọc tiểu thuyết, không nghe nhạc, không muốn xem chuyện vớ vẩn xe cán chó, chó sinh con. Thỉnh thoảng bạn bè chuyển tiếp tin tức liên hệ đến Việt Nam  hoặc chuyện ngộ nghĩnh th́ vào đọc một tí rồi thôi. Tin tức th́ vào website tiếng Anh đọc cho dễ hiểu chứ vào website tiếng Việt ở Việt Nam th́  đọc xong lần nào tôi cũng ngẩn ṭ te. Không biết có phải đỉnh cao trí tuệ của tôi càng ngày càng ch́m xuồng, hay v́ lối dùng văn của những nhà văn bút Việt Nam bây giờ quá siêu phàm  nên dân ngu mông đen như tôi không thể nào thấm nhuần tư tưởng (tác giả t́nh nguyện sửa đổi và tự ư đục bỏ chữ dùng nguyên thủy của câu thành ngữ này, e rằng xâm phạm thuần phong mỹ tục, có hại đến nền văn hóa Việt Nam).  

Nhạc sĩ Anh Bằng viết bài nhạc Nỗi Ḷng Người Đi rất nổi tiếng: “Tôi xa Hà Nội năm lên mười sáu  khi vừa biết yêu, đôi tay ngọc ngà dương gian t́nh ái tôi đong thật đầy”. Trong khi đó, tôi xa SàiG̣n năm lên mười bẩy, không phải khi vừa biết yêu (tôi biết yêu năm lên mười một tuổi), nhưng khi vừa học xong chữ nghĩa tiếng Việt Nam, đủ dùng trong cuộc đàm thoại thông thường khi mua bánh ḿ của bà Ba bán bánh ḿ hay mua chè của bà Tôm Càng để họ hiểu mà bán đúng món. Lúc mới sang Mỹ độ vài tháng, tôi quá tự phụ vào sức học của ḿnh,  nghĩ rằng chỉ cần ở Mỹ mười năm sau là tôi sẽ nói tiếng Anh như gió. Ai ngờ rằng cái trí thông minh mà tôi tưởng bao la như hồ bơi Nguyễn Bỉnh Khiêm gần sở thú nó lại nhỏ hẹp như đĩa ḅ khô đu đủ ở bưu điện. 34 năm sau sống trên nước Mỹ, tôi không nói tiếng Anh như gió mà nói tệ như chị Sáu bán bar có chồng là người Phi Luật Tân trong xóm Bàn Cờ cũ của tôi. “Hó ń, Ốp bần đo. Ai guệt loong tai. (Honey, open door. I wait long time)”. Tiếng Anh tôi đă nói dở hơi, tiếng Việt tôi lại ít cơ hội dùng v́ không có môi trường để ḥa đồng nên nó cũng dở hơi không kém, chữ dùng thiển cận, câu văn kém phong phú, về Việt Nam vào tiệm mua đĩa bánh cuốn có thể họ không hiểu mà lại dẫn ḿnh đến cửa hàng đấm bóp cao cấp.

Trong cùng một quốc gia, chữ dùng của địa phương có thể khác nhau (bát/chén, ốm/bệnh, muỗng/cùi-d́a,  đi te rẹt/đi công chuyện), thế nhưng căn bản văn phạm và cấu tạo câu văn không thay đổi. V́ thế mà mặc dù khả năng tiếng Việt của tôi bây giờ xuống c̣n tŕnh độ nguy cập tía em hừng đông đi cày bừa, đọc thấy sự thay đổi trong cách dùng tiếng Việt ở Việt Nam làm tôi  không cách nào tránh khỏi niềm ước ao ra tiệm tạp hóa Chú Quay mua vài viên thuốc an thần búa bổ đầu người uống để khỏi đỡ nhức đầu.

Tôi vào một website thông tin văn hóa Việt Nam đọc một vài bản tin và tiết mục. Không những vài chữ dùng khác lạ mà cách hành văn, cấu trúc câu văn cũng không theo đúng văn phạm Việt Nam: muốn chấm th́ chấm, muốn phẩy th́ phẩy, ư tưởng tối tăm, ngắt quăng loạn xạ. Viết văn b́nh thường cho nhau xem có sai cũng không ai chỉ trích, đằng này là nhà báo câu văn viết không đúng tiêu chuẩn th́ người khác đọc xong sẽ viết lách ra sao?

Tất cả câu văn sau đây tôi trích ra từ một bản tin về băo đến miền Trung với tựa đề “Tối tăm mặt mũi v́ giá đội trời sau băo”.

“Tối tăm mặt mũi v́ giá đội trời sau băo”

Đây là tựa đề bản tin. Tựa đề là tinh túy của bài văn, tại sao dùng chữ tầm thường và dài ḍng “Tối tăm mặt mũi” mà không dùng chữ “khốn khổ”? Tôi đọc chữ “sau băo” mà khựng lại một vài giây v́ tối nghĩa. Tại sao lại không thêm vào mạo từ “cơn” trước chữ “băo” cho sáng nghĩa? Ư tôi nên đổi tựa đề đó như thế này (“giá đội trời” là từ dùng sau 1975): “Khốn khổ v́ vật giá leo thang sau cơn băo”.

Ông Nguyễn Hồng, ở vùng đông Tam Kỳ cho biết, ngôi nhà của ông bị băo cuốn toàn bộ mái lợp. Đă 3 ngày qua túc trực tại xưởng tôn xà gồ trên đường Phan Bội Châu, nhưng ông vẫn không mua được.

Cả mệnh đề “ở vùng Đông Tam Kỳ” là trạng từ bổ nghĩa cho danh từ riêng, Ông Nguyễn Hồng. Ông Nguyễn Hồng ở đâu? Ở vùng Đông Tam Kỳ. Dấu phẩy do đó phải đánh ở sau chữ “Kỳ”, không thể nào sau chữ “biết”. Câu thứ nh́ vừa phạm luật liên tục đọc nghe ngắt quăng, vừa tối nghĩa. Ông vẫn không mua được cái ǵ? Tôn để lợp nhà hay cả một ngôi nhà khác? Ư tôi nên sửa lại như thế này:

Ông Nguyễn Hồng, ở vùng Đông Tam Kỳ, cho biết ngôi nhà của ông bị băo cuốn toàn bộ mái lợp. Mặc dù đă túc trực ba ngày liền tại xưởng tôn xà gồ trên đường Phan Bội Châu,  ông vẫn không mua được một tấm tôn.

“Tuy vậy, do đường bị tắc trong những ngày qua, nên các mặt hàng trên đang thiếu trầm trọng, không có mà bán.”

Câu này luộm thuộm, sao không viết ngắn gọn như thế này:

“Các mặt hàng trên thiếu trầm trọng không có để  bán v́ lư do giao thông gián đoạn.”

“Nóng không kém ǵ vật liệu xây dựng là rau xanh.”

Tôi đọc câu này hai lần mới hiểu ư người viết muốn nói ǵ. Chữ “Nóng” dùng ở đây không phải chữ nóng theo nghĩa nóng/lạnh mà là chữ dịch ra từ tiếng Anh, có nghĩa là cần khẩn cấp. Tiếng Việt ta có chữ “khan hiếm” rất chỉnh, tại sao dùng chữ “nóng” của tiếng Anh, cầu kỳ hóa một câu văn hoàn toàn không cần thiết? Hơn nữa, chữ  này là tĩnh từ, cần phải đi theo một danh từ, sửa lại như sau đây mới đúng:

“Món hàng khan hiếm trầm trọng không kém là rau xanh.”

“Trước t́nh h́nh các mặt hàng thiết yếu trong xây dựng tăng, sáng 1/10, Sở Thương mại đă thành lập các đoàn kiểm tra về giá tại các cơ sở kinh doanh.”

Chữ “xây dựng tăng” phạm luật cân xứng khi viết văn. Nếu chữ trước là danh từ kép th́ chữ sau cũng phải kép. Khi đàm thoại, ta có thể nói “giai nhân đẹp”, “đất đai tốt”nhưng khi viết, ta phải viết “giai nhân mỹ miều”, “đất đai trù phú” để  đọc cho xuông tai.  Tại sao lại có dấu phẩy sau chữ “sáng 1/10” khi câu mới bắt đầu chưa hết ư? Tại sao lại dùng giới từ “về” cho câu văn thêm rườm rà? Ư tôi nên sửa lại như thế này:

“Để đối phó với t́nh trạng vật liệu thiết yếu về xây cất tăng giá, sáng 1/10 Sở Thương mại đă thành lập đoàn kiểm tra giá cả tại các cơ sở kinh doanh.”

“Lăo ngư Lê Văn Hoàn cho biết…”

Tôi để ư người Việt Nam dùng tiếng Hán, tiếng Nôm, tiếng ..Kampuchea đảo ngược vị trí lẫn lộn, không theo một thứ tự nhất định nào. “Lăo”, “Ngư”, cả hai đều là chữ Hán, nhưng không dùng chung với nhau. Tiếng Việt phát xuất từ tiếng Hán nên hai ngôn ngữ có nhiều điểm tương đồng, thế nhưng khi tiếng tĩnh từ bổ nghĩa cho danh từ th́ ta lại giống Pháp, khác hẳn Anh hay Trung Hoa. Ta và Pháp nói : Mây trắng, Nuage blanc, nhưng Anh và Trung Hoa đổi ngược vị trí của tiếng tĩnh từ: White cloud, Bạch vân. Do đó, người đánh cá chữ Hán là ngư ông, ông lăo đánh cá tiếng Hán là ngư phụ. Nếu muốn nói một người già đánh cá th́ dùng chữ Việt “bác đánh cá, ai cũng hiểu, tại sao lại dùng tiếng Hán nửa chừng xuân như thế làm ǵ?

 Ông Nguyễn …… khẳng định sẽ kiên quyết xử lư nghiêm các cơ sở kinh doanh tự ư nâng giá sau băo lũ. Bằng mọi giá sẽ b́nh ổn giá thị trường các mặt hàng thiết yếu.”

Sau 1975, chữ “xử lư” thông dụng hơn chữ “get” của Mỹ. Cái ǵ cũng xử lư, t́nh huống  ǵ cũng xử lư. Vợ chồng tôi ở cách xa Việt Nam nửa ṿng trái đất, thế mà đi Việt Nam về chỉ lần đầu tiên thôi mà cái chữ xử lư nó lây vào vợ tôi như là lây bệnh dịch tả. Khi nghe nàng nói:  Em sẽ xử lư anh”, thế nào hôm đó tôi cũng bị khiển cáo. Do đó,  tôi sợ c̣n hơn  tù nhân sắp sửa bị đem  ra pháp trường hành quyết mỗi khi nghe nàng đề cập đến chữ “xử lư”. Nhưng một hôm sau khi nghe nàng nói “Em sẽ xử lư anh tối nay”, tối hôm ấy từ lúc ăn cơm chiều  đến khi đi ngủ tôi sợ văi đái ra quần, ăn ngủ không yên, không biết sẽ bị nàng chửi như thế nào th́ cái h́nh phạt nàng xử lư đêm hôm đó lại khác, tôi hoàn toàn không bị rủa xả ǵ hết, mà lại ...sướng. V́ vậy, tôi cứ ước mong nàng xử lư tôi măi như thế. Chữ “xử lư” trong câu này tôi nghe không quen tai v́ sống ở hải ngoại. Chữ “nghiêm” sau chữ “xử lư” phạm lỗi cân xứng. Câu thứ nh́ “Bằng mọi giá..” không có chủ từ, do đó phải bỏ dấu chấm trước chữ “Bằng”. Câu này nên đổi:

“Ông Nguyễn ….…  khẳng định sẽ kiên quyết dùng biện pháp nghiêm trọng với   các cơ sở kinh doanh tự ư nâng giá sau băo lũ và bằng mọi cách sẽ b́nh ổn giá thị trường cho các mặt hàng thiết yếu.”

Đây là tựa đề bốn bản tin mà chủ từ đảo ngược, đọc tối nghĩa. Trường hợp đảo ngược này đôi khi được những thi sĩ  điêu luyện dùng trong thơ. Dùng trong văn viết th́ tôi thấy hơi …quái đản, thế mà không hiểu tại sao rất nhiều website Việt Nam lại dùng lối đảo ngược chủ từ này:

-Ngộ nghĩnh chợ Trung thu sớm. (nên viết “Chợ Trung Thu ngộ nghĩnh khai trương” .Tại sao chợ Trung Thu ngộ nghĩnh tôi cũng chả hiểu)

-Gập ghềnh đường đến trường. (nên viết “Đường đến trường gập ghềnh”)

-Tù mù chức trách, thanh tra công vụ không thể nhập cuộc. (Nhà chức trách lờ mờ khiến thanh tra công vụ không thể nhập cuộc)

-Nở rộ phụ huynh sắm máy tính cho trường học.  (Theo một anh bạn tôi ở Việt Nam, “nở rộ” có nghĩa là hào hứng. Thế th́ tại sao không viết  Phụ huynh hào hứng sắm máy tính cho trường học?)

Bốn năm trước khi tôi về Việt Nam, đi xe hơi từ SàiG̣n về Vĩnh Long, trên xa lộ cứ cách nửa cây số là có một bảng to bằng Vạn Lư Trường Thành cắm dọc theo lề đường với hàng  chữ “Luật lệ giao thông bắt buộc phải đội mũ an toàn đối với người lái xe gắn máy”. Một câu thật đơn giản mà họ lại viết quá rườm rà, mệnh đề đổi ngược. Câu ấy đáng nhẽ nên viết như thế này: “Luật giao thông bắt người lái xe gắn máy phải đội mũ an toàn”. Đọc nghe có phải xuôi tai hơn không?

Có nhiều tiếng ngoại quốc dịch ra tiếng Việt Nam tôi đọc nghe không hiểu hay quá ấu trĩ. Các cụ ta ngày xưa không dịch nhưng âm hóa tiếng ngoại quốc, biến “savon” thành “xà-pḥng”, “bougie” thành “bu-gi”, “cyclo” thành “xích-lô”, manchon” thành đèn “măng-xông” …Những chữ ấy thông dụng cho măi đến bây giờ. Không phải chỉ riêng mỗi một nước Việt Nam mới có vấn đề nan giải t́m tiếng nước ḿnh để đặt tên cho một sản phẩm mới của Anh, Mỹ hay Pháp. Chữ “taxi” tiếng Anh được nhiều quốc gia nhất trên thế giới dùng nó là ngôn ngữ riêng của ḿnh. V́ thế mà tôi nghĩ người Việt Nam không nên dịch digital camera là máy ảnh kỹ thuật số,  scanner máy quét, radio là cái đài …..

Chữ  nào của Anh hay Pháp mà ḿnh có chữ tương tự th́ không nên dùng chữ của họ. Ở Việt Nam, trong tất cả nhà ăn ở trường học và bệnh viện, tôi đều thấy có bảng treo hàng chữ : “Căn-Tin”. Tôi thật t́nh không hiểu tại sao ḿnh không dùng chữ “Nhà Ăn” mà lại dùng tiếng ngoại quốc? Nếu muốn dùng chữ ngoại quốc để cho khách nước ngoài hiểu (ở phi trường chẳng hạn), th́ nên dùng chữ cafeteria  v́  “căn-tin” không đúng nghĩa. “Căn-tin” nguyên thủy từ chữ Pháp Cantine, Mỹ viết là Canteen. Cantine  là nhà ăn trong một căn cứ quân sự, hoặc cũng có nghĩa là nhà ăn xây dựng tạm thời trong một trường hợp tai biến khẩn cấp nào đó. Trường học, nhà thương… không phải là căn cứ quân sự, và nhất định nhà ăn bây giờ là vĩnh viễn trong những cơ sở này, không có vẻ ǵ là tạm thời và do đó không thể nào là “căn-tin” được.

Việt Nam bây giờ dùng nhiều chữ lạ nghĩa so với trước 75:

-Khả năng (trước 75: sức có thể làm được, sau 75 : a. có thể xẩy ra (băo có khả năng đổ bộ vào đất liền, khả năng dây điện làm chết em bé học sinh), b. sức có thể làm được)

-Liên hệ (trước 75, liên lạc)

-Biên chế (a. chính thức, b. sắp xếp lực lượng)

-Bức xức (khó chịu, cần giải quyết ngay)

-Sự cố (hỏng, trở ngại, hiện tượng bất thường không hay xẩy ra)

-Tranh thủ (trước 75: cố gắng)

-Hệ quả (hiệu quả)

-Chất lượng (trước 75, phẩm chất)

 

Đă có nhiều email trên Internet giải thích ư nghĩa không chỉnh hoặc không ổn tai của những chữ này và nhiều chữ khác nên tôi không muốn lập lại ở đây, thế nhưng chữ “chất lượng” tôi nghe ngứa tai nhất. Thí dụ như trong câu: “Nhiếp ảnh gia Nguyễn Văn Th́n phản ứng khá gay gắt về chất lượng của những ảnh đă đoạt giải danh dự.”  

Trước 75 người Việt Nam đă dùng chữ đúng nghĩa là “phẩm chất”. Phẩm chất là quality, qualité, không có lượng, không xác định được bằng một con số cụ thể. Lượng là mức độ nhiều ít, có thể xác định được bằng một con số cụ thể, quantity, quantité. Phẩm chất không cần chất lượng để xét đoán phẩm chất. Do đó phê b́nh đến cái phẩm của một vật ǵ mà bao gồm cả chất lẫn lượng là sai hoàn toàn.

Tôi đồng ư chữ quốc ngữ không phong phú nên đôi khi cần chữ Hán Việt để ư nghĩa được minh bạch, thế nhưng  tại sao ḿnh dùng chữ Hán khi tiếng Việt ḿnh không thiếu? Thí dụ như chữ “sự cố”: “Xe tôi bị hỏng”, nghe không rơ nghĩa hơn là “Xe tôi có sự cố” sao? Máy bay của hăng Japan Airlines vừa phải hạ cánh khẩn cấp v́ động cơ trục trặc”, nghe không hay hơn “Máy bay của hăng Japan Airlines vừa phải hạ cánh khẩn cấp v́ động cơ gặp sự cố” sao?

Một chữ Việt Nam nữa tôi thấy hay là “nhà thương” (thương ở đây là thương người, không phải bị thương).  Trước và sau 75 ḿnh đều dùng chữ Hán, “bệnh viện”. Cả chữ hospital của Anh và hôpital của Pháp đều từ tiếng gốc Latin có nghĩa là quư và tử tế với khách thân cũng như khách lạ, như trong chữ Anh hospitality. Hospital là nơi săn sóc bệnh nhân. Chữ nhà thương dịch rất đúng và sát nghĩa, ḿnh không dùng mà lại dùng chữ bệnh viện, đọc nghe rởn da gà như xem chương tŕnh lúc 0 giờ.

Viết văn, nhất là tiếng Anh, mất th́ giờ v́ phải tra khảo tự điển xem chữ viết có đúng chính tả hay không. Người viết cho báo chí hay websites lại càng phải cẩn thận tra cứu kỹ lưỡng chữ dùng trước khi bài viết được đăng tải. Ấy thế mà họ hay ghép một chữ của hai danh từ đơn hay kép khác nhau để thành một từ mới với hai chữ, tôi cắn răng buộc bụng đốt đèn dưới ánh trăng để tra tự điển tiếng Việt của nhà Xuất Bản Khoa Học Xă Hội Hà Nội mà vẫn không t́m ra nghĩa:

-Gói kích cầu (tôi đoán là kích thích nhu cầu?)

-….tạo được đồng thuận (tôi đoán là đồng ư thuận ḥa?)

- Quy chụp, nâng quan điểm là bóp chết sáng tạo! (Quy chụp: Chữ này th́ tôi thua, chụp h́nh để quy y?)

 

Phê  b́nh người viết văn trong nước mà không chỉ trích cái sai của người Việt hải ngoại th́ không quân b́nh. Báo chí Việt Nam ở  đây có một câu làm tôi khó chịu nhất, không thua ǵ chữ “chất lượng”, trong phần quảng cáo bán nhà: “Nhà Bán Bởi Chủ”. Tiếng Việt Nam không có thể thụ động. Ḿnh  nói : “Con mèo ăn con chuột”, không ai nói “Con chuột ăn bởi con mèo”.  Nhà làm sao “bị” bán bởi chủ được? Do đó, phải nói: “Nhà chính Chủ bán”.

Tiếng Việt Nam rắc rối v́ không có sự đồng nhất của mọi người đồng ư dùng theo một tiêu chuẩn nhất định. Thật ra, khó có sự đồng nhất v́ tiếng nước ta nghèo nàn không phong phú như chữ Hán: họ có thể ráp hai chữ để tạo thành một chữ mới (chữ minh –sáng- là do hai chữ nhật –mặt trời-, và nguyệt – mặt trăng- ghép lại), hoặc họ chỉ quẹt thêm một, hai gạch nữa là thành chữ khác (chữ nhất, quẹt thêm hai gạch thành chữ tam). Tôi có ư định tương tự như ông Alexandre de Rhodes, cải cách chữ quốc ngữ lần thứ nh́ cho ngôn ngữ Việt Nam phong phú hơn. Thí dụ như chữ mông, quẹt thêm một gạch tương tự như dấu sắc sẽ trở thành thiếu mông (có nghĩa là xấu), thêm gạch tương tự như dấu huyền trở thành  nhiều mông (mập), thêm gạch tương tự như dấu nặng trở thành xẹp mông (gầy), thêm gạch tương tự như dấu hỏi trở thành đủ mông (đẹp), thêm gạch tương tự như dấu ngă trở thành vỡ mông (đau), thêm gạch tương tự như dấu ê trở thành ê mông (tê)…..Tôi đă chủ tâm hoàn thành việc cải cách chữ quốc ngữ vô tiền khoáng hậu này trong ṿng mười năm nữa, thế nhưng cứ theo đà một tuần vợ tôi đ̣i xử lư tôi mấy lần vào ban đêm th́ đến khi người ở hành tinh khác phát hiện ra trái đất, chưa chắc ǵ tôi đă thực hiện xong hoài băo.

Nguyễn Tài Ngọc