Tôi Đi Xem Dàn Cảnh Chiến Trận Thời Civil War

 

 

Thứ  Bẩy tuần rồi tôi đến thành phố Moorpark xem họ dựng lại vài trận nội chiến thời Civil War của Mỹ. Ngày xưa c̣n bé khi đi học tôi ghét nhất là môn Sử kư (rồi Địa Lư, Sinh ngữ, Toán, Lư Hóa, Vạn Vật, Việt Văn…, tóm lại là môn học nào tôi cũng ghét!). Học lịch sử th́ triền miên là số niên kỷ: triều đại này từ năm mấy đến năm mấy, triều đại khác từ năm kia đến năm kia, và vua chúa tranh giành quyền hành giết bóc nhau loạn x́ ngầu. Lên trả bài cho thầy cô  th́ nhớ thuộc ḷng đọc giỏi hơn vẹt, nhưng vài ngày sau th́ quên hết. Chỉ có chi tiết nào trong lịch sử có vẻ hơi “x́- căng-đan” và khác thường th́ tôi mới  nhớ rất rơ. Chẳng hạn như  bà Triệu quê quán ở quận Cửu Chân, độc thân không lấy chồng, vú dài 3 thước,  hay vua Lê Long Đĩnh, con thứ năm của vua Lê Đại Hành, dâm đăng quá độ khi c̣n trẻ tuổi không đủ sức ngồi chầu mà phải nằm la liệt mỗi khi triệu tập quan liêu họp Hội Nghị Diên Hồng, hoặc tướng lănh nào trí óc tôi không nhớ chứ Nguyên Soái Quân Trần Hưng Đạo th́ tôi nhớ lắm, v́ mặt ông ta lúc nào cũng thấy trên tờ giấy bạc 500 đồng thời Việt Nam Cộng Ḥa.

Năm nào vào tuần lễ kỷ niệm cựu chiến binh ngày 11 tháng 11, hội Rotary Club of Moorpark đều tổ chức diễn lại vài trận chiến thời Civil War. Những năm trước tôi không đi, nhưng năm nay sau khi nhận tờ quảng cáo “Mời quư vị đến xem những buổi dàn trận Civil war lớn nhất trên nước Mỹ tính từ  phía Tây của Mississipi”,  tôi đi xem một ḿnh sau khi đă thất bại nặng nề không khuyết phục được vợ hay bất cứ một đứa con nào đi theo.

Lần đầu tiên đi xem nên tôi không trông đợi cảnh tượng ǵ đăc biệt, đồ sộ, hay khác thường làm ḿnh phải trầm trồ khen ngợi. Nhất là khi tôi mua vé trên internet, thay v́  email vé, lời chỉ dẫn là “in một bản copy chứng tỏ anh đă trả tiền rồi mang đến nơi tổ chức”. Đến nơi khi ch́a cho họ xem bản copy th́  họ đưa lại mỗi người một băng giấy nhỏ luồn qua cổ tay để chứng tỏ là ḿnh đă trả tiền rồi. Nơi tổ chức là một nông trại khá lớn, với cả trăm lều mầu trắng ngà đă dựng lên sẵn. Lều nào cũng có người già trẻ lớn bé, tất cả mặc quần áo vào thời đại 1800, đàn bà trong váy đầm x̣e rộng ở phần chân,  đàn ông hầu hết trong quân phục của lính miền Bắc (Union), hay lính miền Nam (Confederated). V́ muốn cho người đi xem thấy cảnh sống thật sự thời bấy giờ, tất cả đồ dùng đều là ở thời đại đó. Từ cái đèn dầu, bếp núc, soong chảo, đến chậu giặt quần áo, ca nước uống hay sách vở. Thỉnh thoảng có những lều đặc biệt như lều y sĩ với bao nhiêu ḱm búa y học, lều nhà thờ với mục sư hành lễ, lều thợ rèn với đủ thứ dao kéo, lều bán chạp phô với người ra vào mua bán, lều chỉ huy với tướng lănh quân sĩ nhốn nháo..., tất cả tạo nên một khung cảnh thật sống động và trung thực. Thành thử chưa ǵ mà buổi đi xem ngày hôm nay đă tốt hơn tôi dự tưởng.  

Màn chính của buổi tŕnh diễn hôm nay và ngày mai là bốn trận đánh. Khắp nơi là ngựa và lính cả hai bên. Tôi ước lượng số người gia nhập vào khoảng 500 người. “Lính” là dân t́nh nguyện, mỗi người chọn một phe với quân phục và quân hàm khác nhau.  V́ muốn giữ tính chất trung thực của cuộc chiến, tất cả gọi nhau theo chức tước quân đội. Trận chiến Wilderness tôi mục kích hôm nay là một trong những trận chiến lớn nhất thời bấy giờ, do đó không thể nào thiếu người cầm đầu quân đội miền Bắc, tướng Ulysses S. Grant,  và Tướng Robert E. Lee, Tổng Tham Mưu Trưởng của quân đội miền Nam. Hai người giả mà chải tóc, để râu, mặc binh phục  không thua ǵ hai người thật, vẻ mặt oai nghi hùng dũng cỡi ngựa đi qua lại duyệt binh lính của ḿnh.

Buổi sáng họ diễn lại trận đánh Wilderness và buổi chiều, trận Spotsylvania. Sách viết có hấp dẫn đến đâu cũng không bằng xem tận mắt để thấy sự nguy hiểm của chiến tranh: súng cà-nông, súng trường, súng lục  bắn vang ầm lỗ tai, khói tung mịt mù ngập trời, mùi thuốc súng quyện đầy trong không khí, tiếng quân lính la hét trong đau đớn, trong khuấy động tinh thần. Chỉ thiếu cái yếu tố chính của chiến tranh là mùi chết chóc. Tôi nhớ khi c̣n bé ở SàiG̣n đọc tạp chí Thế Giới Tự Do xem một bức tranh ba người Mỹ thời Civil war đang tiến bước. Người ở giữa và cậu bé bên phải vừa đi vừa đánh trống, người bên trái băng quấn đầu máu với bối cảnh đằng sau là chiến tranh khói lửa mù mịt, xác chết lây lất khắp nơi. Lúc đó tôi không hiểu tại sao khi đang đánh nhau th́ tại sao có người đánh trống và thổi sáo? Bây giờ xem họ dàn cảnh đánh nhau thật sự th́ câu hỏi ấy có câu trả lời: tiếng la hét ra lệnh trong trận chiến bị tiếng súng, tiếng đạn nổ át đi mất, nhưng tiếng trống kèn th́ nghe rất rơ. Nó điều động binh sĩ phối hợp đội h́nh  kết nộp đoàn ngũ, và là một liều thuốc kích thích ḷng hăng say chiến đấu của mọi người cùng một ḷng quyết chiến thắng.

Trận chiến Wilderness vào tháng 5 năm 1864 để lại hai bên bất phân thắng bại. Trong tổng số 163,000 binh sĩ, 20,000 người bị thương và 3,700 người tử trận. Một năm sau vào ngày 9-April-1865, Tướng Robert E. Lee đại diện cho quân đội Confederate đầu hàng tướng Ulysses S. Grant tại Virginia, chấm dứt Civil War kéo dài đúng bốn năm trời.

Cuộc nội chiến để lại số lính tử trận nhiều nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Trong tổng số dân 31 triệu người, 625,000 quân lính tử thương. Tại sao anh em một nhà lại giết hại nhau khốc liệt như vậy? Tranh dành đất đai? Không. Tranh dành của cải? Không. Tranh dành danh vọng? Không. Chiến tranh bùng nổ chỉ v́ miền Bắc, dưới sự lănh đạo của Tổng Thống Abraham Lincoln chống đối việc bành trướng nô lệ. Mười một tiểu bang miền Nam không  đồng ư với chính sách này nên  tuyên bố tách rời khỏi nước Mỹ, lập nên Confederate States of America, và bắt đầu tấn công quân đội miền Bắc vào ngày 12-04-1861 tại Fort Sumter, South Carolina. Trong khi quốc gia ch́m đắm trong khói lửa chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc, tháng 9 năm 1862 tổng thống  Lincoln ra lệnh ban phát tự do cho tất cả người nô lệ da đen thuộc các tiểu bang miền Nam của Confederate States of America.    

Cuộc nội chiến của Hoa Kỳ dậy cho ta rất nhiều bài học:

1.     Dân Mỹ sẵn sàng bỏ của cải và  xương máu để bênh vực qưyền lợi của người yếu đuối hơn ḿnh, ở đây là trả lại tự do cho người nô lệ da đen.

2.     Sau khi miền Nam đầu hàng, ngọai trừ 500 người trong cấp bậc chỉ huy bị đem ra ṭa trừng phạt, tất cả quân lính miền Nam được ân xá, ai nấy đều có quyền giữ lại súng ống, ngựa và lừa của ḿnh. Kẻ chiến thắng không mang một hiềm khích hay tư thù nhỏ mọn với người chiến bại.

3.     Ở những chiến trận tôi có dịp thăm viếng tại Virginia hay Pensylvania, những bảng chỉ dẫn hay trong phim thời sự họ đều dùng từ ngữ lịch sự khi đề cập đến tướng lănh và quân đội của cả hai bên, không bao giờ dùng từ ngữ hạ cấp xỉ vả bất cứ một bên nào.

Quốc gia nào mà chẳng có nội chiến? Việt Nam ta cũng thế, nhiều lần chứ chẳng phải một lần: Trịnh Nguyễn phân tranh vua Lê chúa Trịnh cai quản Đàng Ngoài, chúa Nguyễn  bá chủ Đàng Trong. Chiến tranh Cộng Sản,  Cộng Sản phía Bắc, Việt Nam Cộng Ḥa miền Nam. Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ tranh nhau dành quyền hành xem ai là …chủ tiệm phở vào cuối thập niên 1960.  Thế nhưng ấy chỉ là vỏn vẹn một sự tương đồng. Nguyên nhân, cá tính dân tộc, sự phục hồi quốc gia của ta và Mỹ khác biệt một trời một vực. Sự khác biệt đó thể hiện thấy rơ trong t́nh trạng của quốc gia sau chiến tranh. 150 năm sau nội chiến, Hoa Kỳ là cường quốc số một trên thế giới nhờ đức tính nồng cốt của dân t́nh: lănh đạo, bác ái, nhân từ, ái quốc, hy sinh, rộng lượng, không ích kỷ hẹp ḥi. C̣n nước Việt Nam của tôi? Sau hơn 4000 năm văn hiến, nó dở hơi không kém ǵ tôi vậy.    

Nguyễn Tài Ngọc

 

PS: H́nh chụp tôi post ở đây:

http://s775.photobucket.com/albums/yy38/taingoc4/Civil%20War%20Battle%20Re-enactment/