TÂY DU KƯ, Oct-2006

 

 

“Tất cả mọi người đứng yên tại chỗ!” Cùng lúc với tiếng quát tháo của một người  kiểm soát an ninh giao thông TSA ở phi trường, những chiếc máy đẩy băng tải chứa đựng xách tay và vật dụng nhẹ vào máy rọi hành lư cũng ngừng hẳn. Một số nhân viên chạy ra đứng giăng một hàng ngang án ḿnh trước những cửa  máy soi hành khách để ngăn chận không một ai được tiến tới. Mọi tiếng nhốn nháo ồn ào dừng bặt hẳn, nhường lại cho một không gian yên lặng như tờ. Từ chỗ tôi đứng, tôi không thấy ǵ hết mà chỉ nghe tiếng chân người chạy b́nh bịch rồi tiếng hét lớn: “Stop!”. Vợ chồng tôi và hai chị em của nàng đang ở phi trường Los Angeles, ngay trước chiếc máy soi hành khách đợi đến phiên ḿnh trước khi vào khu chờ đợi ở phi trường để đi Paris. Cô nhân viên TSA ở hàng tôi đang đợi giải thích cho tôi biết chuyện không có ǵ quan trọng, có lẽ một hành khách nào đó không hiểu tiếng Anh bước đi trước khi được cho phép. Biến cố September 11 đă thay đổi hoàn toàn đời sống dân chúng Mỹ.  Ngoài sự kiệt quệ về kinh tế hơn hai năm quốc gia mới được phục hồi, việc kiểm soát an ninh nơi phi trường trở nên gắt gao và tốn mất nhiều th́ giờ. Hành khách không những phải cởi giầy, cởi thắt lưng, cởi áo… mà c̣n được rờ rẫm miễn phí, khỏi tốn tiền đi đấm bóp. Thế nhưng quan sát cách thức rờ rẫm của nhân viên TSA hiện thời, tôi thấy họ c̣n rất hời hợt trong việc làm. Công việc này chỉ nên mướn những người đồng t́nh luyến ái th́ việc sờ mó xem hành khách có dấu ǵ trong người bảo đảm sẽ được hữu hiệu hơn. Danh sách những hàng hóa vật dụng cấm đem lên phi cơ ngày càng gia tăng: bây giờ không c̣n ai được mang lên những chai nước mắm, cho dù là nước mắm  Ba Con Cua hay nước mắm Phú Quốc. Hai năm trước một nhân viên trong sở tôi đến phi trường Burbank để đáp máy bay đi thăm bố mẹ anh ta ở Seattle nhân dịp lễ Độc lập 04 tháng 7.  Anh ta mang theo mấy thỏi pháo bông trong valise  mà không nghĩ đến chuyện cấm đoán. Khi họ xem valise và khám phá ra có pháo bông, anh ta bị c̣ng tay và bắt giam ngay tại chỗ  về tội mang chất nổ. Ra toà anh ta vừa bị phạt tiền, vừa bị phạt làm “lao công chiến trường” một trăm năm mươi giờ cho thành phố, vừa bị phạt không được đi máy bay trong một năm, và vừa bị phạt không được lai văng trong phạm vi phi trường Burbank cũng một năm trời.

 

Chiếc máy bay Airbus A340 bay gần 11 tiếng trực tiếp, đâm thủng lớp mây dầy đặc bao phủ Paris, hạ cánh  xuống phi trường Charles De Gaulle lúc chín giờ sáng trong cơn mưa phùn lất phất. Charles De Gaulle là phi trường bận rộn thứ nh́ ở Âu Châu, sau Heathrow của London. Paris, và nhất là London, mùa Đông trời lúc nào cũng mây mù nên đó là lư do tại sao dân Âu Châu thích ánh nắng mặt trời. Mặt tiền của phi trường Charles De Gaulle với những ô xi măng khổng lồ h́nh dạng như con mắt, kiến trúc lỗi thời hơn ba mươi năm nay vẫn không thay đổi. Lớp xi măng bên ngoài không bắn cát cho trắng ra, nh́n cũ kỹ , ảnh hưởng của bao năm thời tiết nắng mưa. Những con đường bên ngoài vẫn chật hẹp, đi sai một trạm phải mất cả mười mấy cây số để quành lại. Tôi rất ngạc nhiên là phi trường không được tân trang hay tu bổ. Nó tạo ra ấn tượng xấu cho cả nước v́ đây là nơi đầu tiên khách ngoại quốc đặt chân lên nước Pháp. Khác hẳn với Đại Hàn. Năm 2001, họ xây phi trường quốc tế mới ở Inchon  để thay thế phi trường Gimpo ở Seoul v́ Gimpo chật hẹp và lỗi thời. Inchon rất khang trang, tân tiến, to lớn, kiến trúc cầu kỳ và đẹp hơn rất nhiều phi trường lớn ở Mỹ. Nó làm cho hành khách thán phục quốc gia chủ lắm tài năng thiết kế được một công tŕnh tuyệt mỹ. Trạm Kiểm Soát Nhập Cảnh Pháp làm việc thật hữu hiệu. Không cần đóng dấu thẻ thông hành, chúng tôi lướt qua không một chút khó khăn. Anh của vợ tôi và con của anh ấy –hai người đi hai xe để có đủ chỗ chở chúng tôi- đă có mặt sẵn ở pḥng đợi. Đẩy hành lư ra ngoài đường đến chỗ đậu xe, tôi ngửi lại một mùi quen thuộc ở Việt Nam: mùi hơi đất nóng ẩm ướt sau cơn mưa: Bienvenue à Paris!

 

Phi trường Charles De Gaulle cách xa Paris chỉ có 23 cây số (14 miles), thế mà khi xe lên xa lộ, cảnh tượng chung quanh vắng vẻ như vùng ngoại ô, khác hẳn với Los Angeles đi 100 cây số vẫn thấy nhà cửa khắp nơi, vẫn c̣n nằm trong thành phố. Đi khoảng hai mươi lăm phút th́ chúng tôi đến khách sạn Le Grand Hotel gần Place De L’Opéra. Cất dọn hành lư xong, chúng tôi lái xe đi xem tháp Eiffel. Đứng trước tháp Eiffel khối sắt khổng lồ cao chót vót, một người khó có thể tưởng tượng là một trăm hai mươi năm về trước người ta đă có đủ tŕnh độ và kỹ thuật xây dựng, và dĩ nhiên là không thể nào không thán phục người sáng tạo, Alexandre Gustave Eiffel. Lại càng khó tưởng tượng hơn khi phần đông dân chúng thời bấy giờ cho rằng cái tháp này thật quái gỡ đến nỗi hơn  ba trăm văn sĩ, họa sĩ, kiến trúc sư nổi tiếng của Pháp đă đồng kư bản thỉnh cầu chống đối việc tiến hành xây dựng đến chính quyền thành phố. Không lần nào đến Paris mà tôi không đến Tour Eiffel. Tục lệ này giống như du khách Việt Nam mỗi lần đến Los Angeles không thể nào mà không ghé Santa Ana thăm viếng Phước Lộc Thọ, hay khi thời c̣n trai trẻ, yêu thầm nhớ trộm cô nào mỗi lần đi học ḿnh nhất định phải đạp chiếc xe cọc cạch qua nhà cô ấy với hy vọng được một lần bắt gặp bóng dáng giai nhân.

 

Ở bốn chân tháp Eiffel đều có những quầy bán vé lên trên cao. Tùy theo hướng nào: Tây, Bắc, Đông, Nam,  mà vé bán cho người đi thang máy lên tầng thứ nhất, thứ nh́, đỉnh chót vót, hay đi bộ lô ca chân. Nh́n những du khách ngoại quốc dưới chân tháp, việc t́m kiếm xem ai là người Mỹ thật là dễ dàng: người nào người nấy hai cặp đùi to như cặp đèn đường, đôi mông phúng phính hơn vơ sĩ Sumo Nhật Bản. Hơn 60% dân số Mỹ bị mập. Tôi có cảm tưởng dân Mỹ đi du ngoạn hôm nay đều nằm trong số 60% đó. Tôi đề nghị nhằm mục đích gia tăng t́nh hữu nghị giữa hai nước Pháp-Mỹ, những du khách mập mạp Mỹ chỉ được mua vé ở chân tháp nơi không có cầu thang máy. Khách phải đi bộ đúng 1652 bậc để lên đến đỉnh.

 

Ngồi trước bực thềm xi măng ở Trocadéro ngắm Tour Eiffel từ đằng xa, trông  những chiếc cờ Pháp bay phất phới ở quầy bán đồ vật kỷ niệm trên con đường trước tháp Eiffel mà tôi cũng có cảm tưởng gắn bó với xứ này: Bố tôi làm cho chính phủ Pháp; sinh ngữ chính thời Trung học của tôi là Pháp văn; vợ tôi ngày xưa là Parisienne trước khi nghe tiếng gọi con tim của chính sách chiêu hồi “Tung cánh chim t́m về tổ ấm”, sang ở với tôi bên Mỹ. Thành phố mơ mộng này dĩ nhiên là có lắm chuyện t́nh. May mắn là chuyện t́nh của chúng tôi không bi đát kiểu “Lên xe tiễn em đi, chưa bao giờ buồn thế. Trời mùa Đông Paris…”,  mà thật là mùi mẫn như Paris có ǵ lạ không em? Mai anh về em có buồn không..” làm vợ tôi sau khi nghe hỏi, vội vă t́m taxi ra phi trường t́m máy bay hướng Mỹ trực chỉ.

 

----------------------------------

 

Sáng nay tôi dậy sớm một ḿnh đi xe điện ngầm metro ra Notre Dame để chụp h́nh. Vợ tôi cùng hai chị em và một cô bạn, Lệ Hoa,  tối qua đi xe hỏa tốc TGV từ Genève đến, hôm nay rủ nhau đi shopping.  Một trong cái thú ở Paris, hay ở bất cứ thành phố lớn nào, là dùng metro. Trạm nào cũng có bản đồ minh bạch, chỉ dẫn rơ ràng đi đâu th́ phải lấy tuyến đường nào, số mấy. Việc di chuyển dưới đường hầm từ khu này đến khu nọ để t́m đúng chuyến xe cũng rất dễ dàng v́ chỗ nào cũng ghi rơ số chuyến xe và hướng chuyến đi. Ở những trạm chuyển tiếp lớn nơi nhiều tuyến đường  gặp nhau, số hành khách rất là đông nên có nhiều người đem nhạc cụ đến hát ḥ xin tiền khách qua lại. Có khi họ họp nhau lại thành một ban nhạc mười mấy người. Một tối dưới metro ở Port D’Ivry trong quận 13, nơi đa số người Tầu ở, có một anh chàng người Hoa ngồi trên ghế đợi đánh đờn c̣ eo éo nghe thật là hay. Sau khi kéo xong một bài, với giọng hát opera to mănh liệt vang dậy cả hầm metro, anh ta hát một vài bài tiếng Tầu. Những hành khách đợi xe điện ai cũng trố mắt nh́n anh ta, một phần v́ lạ, một phần v́ thán phục.  Nghe anh ta hát trước đám đông không một chút mắc cỡ, tôi nhớ đến cách thức người Nhật dậy cho những người làm việc business không sợ hăi khi phải đứng lên nói chuyện trước công chúng: học sinh phải ra đứng ở một góc đường đông nghẹt người qua lại, hát một bài hát ngoại quốc đă được chỉ định sẵn. Khi hát phải hát cho thật lớn -hầu như là hét chứ không hát- để cho một giám khảo trong building đối diện có thể nghe được , không th́ bị đánh rớt. Người nào đă có gan làm như vậy sẽ không sợ hăi ǵ khi phải phát biểu ư kiến trước đám đông.

 

Xe chạy khoảng mười lăm phút th́ đă đến St-Michel. Tôi t́m cầu thang đá đi bộ xuống ḷng bờ sông Seine. Tàu bè qua lại tấp nập. Phần đông tàu chở du khách loại Bateaux Mouches, một hay hai tầng,  Các cậu trẻ con Pháp nghịch ngợm đợi sẵn trên cầu, đợi tàu đi qua ném trứng  xuống du khách. Người nào xui th́ lănh đủ. Cứ độ một block là có một cây cầu bắc ngang. Di tích lịch sử vẫn giữ lại trên hai con đường đi: Mặt đường xưa lát bằng những miếng gạch độ khoảng hai tấc vuông vẫn c̣n tồn tại đến bây giờ. Trên đường phố nhộn nhịp đến đâu th́ dưới ḷng sông này lại yên lặng đến đó: Chỉ có vài du khách đi dạo, thỉnh thoảng có mấy em học sinh tụm hai tụm ba ngồi nói chuyện ngây thơ vô tư lự. Nh́n cái ṿm rộng lớn mặt dưới cầu, con đường đá xưa cũ, những chiếc ṿng sắt tṛn treo lủng lẳng giữa tường đá (ngày xưa dùng để buộc tàu), tôi liên tưởng đến phim tôi xem cuối cùng quay ở đây: Jean Valjean bị thanh tra Javert đuổi đến nơi này trong phim Les Misérables.

 

Chụp xong mấy tấm h́nh, tôi đi trở lên mặt đường phố, đến nhà thờ Notre Dame. Kiến trúc dinh thự của Pháp ngày xưa ảnh hưởng theo hai lối: gothicroman. Gothic của người Đức trông huyền bí, thường có những ṿm nhọn, những cột cao nhỏ như ta thấy trong thành phố giả tưởng Gotham trong phim Batman, trong khi Roman của người Ư La Mă thường có những ṿm cung như Colesium ở Rome. Notre Dame thuộc về loại kiến trúc thứ nhất. Đây là nhà thờ Victor Hugo dùng trong câu chuyện nổi tiếng Thằng Gù Trong Nhà Thờ Đức Bà tôi đọc say mê khi c̣n bé: Quasimoto yêu, bảo vệ, và cho Esmeralda tá túc để nàng khỏi bị nhà cầm quyền treo cổ.

 

Đang loay hoay chụp h́nh th́ chuông điện thoại reo. Anh Nghĩa chồng Trâm Anh hỏi tôi đang ở đâu để anh ta chở đi ăn phở. Tôi hẹn ở góc đường trước mặt nhà thờ, và trong chốc lát xe anh đến, một chiếc xe bên Pháp tôi thích thú mà không ngờ anh có: SMART. Chiếc xe này dung tích máy chỉ là 700cc, dài chỉ có hai thước rưỡi, bằng chiều ngang của một chiếc xe hơi thường. V́ quá nhỏ, nó có thể đậu theo chiều ngang thay v́ chiều dài của con đường. Bên trong hai chỗ ngồi tương đối rất rộng. Tôi tưởng ở Sàig̣n xe gắn máy tấp nập tránh né khỏi bị đụng là tài t́nh không nơi nào sánh bằng, thế nhưng so với Paris th́ Sàig̣n nhất định thua. Xe cộ khi vào bùng binh quá đông, ai cũng muốn đi ra lối riêng của ḿnh. Loạn xạ vô trật tự, xe nào cũng như xe nào bao quanh tứ phía là xe với khoảng cách đôi lúc chỉ bằng ḷng bàn tay, thế mà không xe nào đụng xe nào, không ai cản bước tiến của ai! Đậu xe th́ người bên Pháp nhất định giỏi hơn người bên Mỹ. Mỗi lần đậu là mỗi lần phải đậu song song, chạy tới chạy lui dăm bận để vào cái chỗ thật là nhỏ. Đă thế, rất nhiều xe không có tay lái trợ lực (power steering). Nh́n các cô Việt Nam bên Paris đậu xe mà tôi phục sát đất. Chả bù cho các cô bên Mỹ, chỗ parking nào to bằng sân đá banh mới có thể đậu xe mà không làm trầy trọ xe kế bên.

 

Sau khi ăn phở ở phố Tầu trong quận 13, anh Nghĩa lái xe đến đồi Montmartre, nơi có nhà thờ Sacré-Coeur. Gần hai trăm năm nay, Monmartre vẫn là nơi tập trung của các họa sĩ. Các con đường nho nhỏ xinh xắn lên dốc xuống đồi nhộn nhịp những hàng quán tiệm ăn, bán tranh ảnh, và có lẽ cả trăm người vẽ chân dung. Những người không có sạp treo giấy bút mực vẽ trên cổ, đi ṿng ṿng và nếu có khách, họ đứng vẽ ngay tại chỗ. Đang đi th́ anh Nghĩa kéo tay tôi dừng lại, giới thiệu cho tôi một ông già đang ngồi ở một hàng cà phê, tướng tá thật tráng kiện tuy rằng tóc bạc trắng, với chiếc áo vest mầu xanh dương da trời tươi c̣n hơn những chiếc áo vest xanh tím vàng đỏ của ca sĩ Thái Châu: Monsieur Michou. Chưa kịp nói th́ ông ta sổ một tràng tiếng Pháp tràng giang đại hải. Tôi hoảng hồn, đính chính tức khắc: “Je viens des Etats-Units. Je ne parle pas le Francais.”. Anh Nghĩa ngồi xuống ghế, ông ta quay lại điều chỉnh cái nơ trên  cổ áo anh Nghĩa. Tôi chụp vội một tấm h́nh. Sau khi giă từ ông ta, anh Nghĩa mới giải thích cho tôi là Paris ai cũng biết Monsieur Michou. Ông ta rất giầu có, làm chủ bao nhiêu những nhà hàng show khiêu vũ ở Paris, và là người đồng t́nh luyến ái, anh chàng ngồi kế bên là bồ. Nghe nói vậy tôi mới để ư đến anh chàng Tây trẻ tuổi đẹp trai ngồi kế bên. Uổng quá, nếu đă biết trước th́ tôi đă chụp h́nh cả hai.

 

---------------- 

Paris tháng 10 đă 8 giờ rưỡi sáng mà trời chỉ tờ mờ sáng. Tôi đang ở apartment của vợ chồng anh Nghĩa. Trâm Anh ngày xưa học Regina Pacis với Loan. Hai vợ chồng rất thân mật, niềm nở, và tốt bụng với bạn bè. Trâm Anh vui tính, lúc nào trên mặt cũng có nụ cười. Ấn tượng đầu tiên của tôi khi gặp anh Nghĩa là anh ấy đẹp trai như Hùng Cường. Hai năm trước lúc mới biết anh Nghĩa lần đầu, khi bạn bè gặp nhau, ai nấy anh ấy cũng gọi là Dr. A, Dr. B, làm tôi rất thán phục bạn bè anh ấy toàn là dân trí thức hạng nặng. Sau này tôi mới khám phá ra là gặp ai anh ấy cũng gọi đùa là Doctor. Anh ấy giải thích ḿnh không biết nghề ngỗng người ta, mười người ḿnh gọi Dr. nhiều khi trúng một hay hai không chừng! Nhà anh Nghĩa trên tầng lầu thứ Bẩy trong Paris, đứng trong pḥng khách nh́n xuống đường thật là đẹp. Ở giữa đường họ mới thiết lập một hệ thống xe điện, phần đất trên đường rầy trồng cỏ xanh mướt, nh́n chiếc xe điện chạy ngoằn ngoèo thật là thích thú. Ai có tâm hồn thi sĩ ngồi ở pḥng khách trông ra ngoài thế nào rồi cũng ra ư thơ. Apartment trong Paris rất đắt tiền nên phần đông người Việt Nam mua nhà ngoài Paris như Créteil. Mua apartment không bao giờ bao gồm chỗ đậu xe, ḿnh phải t́m mua riêng biệt. Trong Paris parking giá rất đắt, khoảng 35000 đến 40000 Euros. Người nào không có chỗ đậu xe mỗi lần về nhà là mỗi lần đậu chỗ khác v́ t́m được chỗ trống nào th́ đậu chỗ đó.

 

Cô bé Mai Thi con hai người dậy sớm dẫn tonton Ngọc đi đến tiệm boulangerie để mua croissant ăn sáng.  Người Pháp điểm tâm họ chỉ ăn croissant  hay bánh ḿ baguette với confiture hay bơ. Phần ăn cũng rất nhẹ, không như người Mỹ, ăn trứng với thịt ba rọi hay pancake với thật nhiều mật ong. Khi ở trên máy bay đến giờ ăn sáng, cặp vợ chồng già ngồi trước ghế tôi là người Mỹ. Điểm tâm chỉ có hai món tùy ư ḿnh chọn lựa nên cô chiêu đăi viên đến hỏi : “Bà muốn croissant hay pancake”? Bà Mỹ trả lời: “I want eggs”! Hai chú cháu đi bộ trong khi tôi chụp những cảnh tượng khác ở bên Mỹ. Dọc theo lề đường thường có những trụ sắt (ở Cannes tôi thấy những trái banh sắt) để cản không cho xe cộ đậu lên lề đường.  Những nơi tấp nập dọc theo lề đường có những bao rác trống để vất rác, và toilette để cho dân chúng dùng. Cả hai đều không mất thẩm mỹ lắm, và đều là ư kiến hay.  V́ tất cả đường phố Paris đều có khách bộ hành tấp nập, họ có những xe rửa đường thật là nhỏ chạy hẳn trên lề để rửa đường.

 

Trở lại nhà sau khi ăn mấy cái croissant thơm phức, Trâm Anh chở tất cả đến nhà vợ chồng anh Hưng và Ngọc Lan ở Vauréal . Hôm nay Iron Chef Ngọc Lan trổ tài nấu nướng. Hai tháng email qua lại giữa hai Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Mỹ-Pháp để quyết định xem món ăn hôm nay sẽ là ǵ, thế mà tôi biết đă có sự trục trặc về truyền thông. Tôi không biết ai đánh morse code như thế nào, hay nhờ mấy anh chàng mọi da đỏ nhắn tin bằng đốt khói lửa ra sao mà tuy rằng khi Ngọc Lan hỏi, tôi đă yêu cầu ḿ gói, cơm chiên và chè, thế nhưng chỉ có một món chè là sẽ có hôm nay. Ngọc Lan nấu những món Tây ăn ngon hết sẩy. Sau gần 50 phút lái xe, chúng tôi đến mục tiêu. Không biết bác Hưng có làm cho CIA Pháp hay sợ vợ bé t́m đến nhà mà không một ai, tuy rằng đă gần đến, t́m ra nhà. Phải điện thoại gọi nhờ chỉ đường th́ lúc ấy mới biết lối mà đến.

 

Vừa bước xuống xe th́ anh Hưng và Ngọc Lan đă vồn vă ra đón. Anh Hưng vẫn thế, hai năm không mấy thay đổi. Ngọc Lan là Bắc Kỳ Thị Nghè, tôi là Bắc Kỳ Bàn Cờ, hai người đều dữ ngang ngửa, mấy lần cả hai đă cho khởi sự thế chiến thứ Năm, thứ Sáu trên email nên lần này tôi rất lo lắng cho mạng sống của tôi trên ṿng đất địch, xứ lạ, quê nàng. Bước vào trong nhà th́ mọi món Ngọc Lan đă nấu sẵn, chỉ chờ khách đến. Những món ăn thật là ngon. Một thau chè to tướng một ḿnh tôi đơn thân độc mă ăn gần một nửa. Sáu giờ chiều chúng tôi ra về v́ c̣n phải đi nhà hàng  U AND ME, vừa ăn, vừa nhẩy đầm.

 

Tối hôm qua chúng tôi đă đến nhà hàng này. Mọi người ai cũng thấy vui nên hôm nay trở lại. Nhà hàng này bán cơm tối, nhưng mở đến hai giờ đêm v́ có nhẩy đầm. Tôi thấy cũng có lư, vừa ăn vừa nhẩy cho tiêu cơm. Vừa bước vào độ mười phút th́ có một ông già 65 tuổi lên hát một bài tiếng Anh với giọng Việt Nam pha Pháp pha me chua: “I zzust koll to sei I love zzou..  Zời ơi, 65 tuổi mà c̣n love zzou với love ziếc. Gọi dzồi nói tiếng Anh cái kiểu này th́ em Mỹ nghe làm sao mà hiểu được? Tại sao ở bên Pháp lại gọi em nào bên Mỹ? Hay là v́ t́nh yêu thầm lén ḿnh yêu nhưng sợ em cài số dze nên thay v́ dzám công khai dza.n dzĩ nhưng v́ dzút dzát nên dzẹp tiệm? Bàn chúng tôi có năm cô nhưng chỉ có anh của vợ tôi  và anh Nghĩa biết nhẩy. Tôi th́ chỉ biết nhẩy ḷ c̣. Anh của vợ tôi ít nhẩy nên một ḿnh anh Nghĩa nhẩy với hết năm người. Tôi nói đùa với anh Nghĩa là anh ấy trẻ không tha, già không bỏ. Mọi người ăn uống, nhẩy nhót, lên hát…đến hai giờ rưỡi sáng mới về.

 

-------------------

Đêm qua vừa đặt ḿnh xuống giường th́ đă phải dậy sớm v́ chúng tôi lấy chuyến bay sớm 6 giờ 20 từ phi trường Orly đi Nice. Paris có hai phi trường, Orly và Charles De Gaulle. Mười mấy năm trước khi đến Paris, máy bay tôi đáp xuống Orly. Bây giờ th́ hầu hết tất cả máy bay từ Mỹ chỉ đáp xuống phi trường Charles De Gaulle. Chúng tôi sẽ trở lại Paris mười một giờ tối ngày hôm sau. Phi cơ bay khoảng một giờ ba mươi phút th́ đến Nice. Ở phi trường đợi sẵn chúng tôi là vợ chồng ông bà người Pháp Richard và Michelle. Hai ông bà này nhà ở Cannes, hai năm trước sang Mỹ có ở nhà chúng tôi một tuần nên lần này khi biết tôi đến Cannes, ông bà mời chúng tôi đến nhà ở.  Không muốn quấy rầy, tôi đă email cho ông ta biết tôi sẽ đến Nice sáng nay, lấy xe bus đi xem Monaco buổi sáng, buổi chiều sẽ trở về để ngủ ở nhà ông ta ở Cannes (cách Nice 30 cây số). Hôm sau tôi sẽ đi Nice rồi tối về lại Paris. Ông ta email cho tôi bằng tiếng Anh ấp úng:  “I have car. I will be at the airport 8:20. I will drive you all day, Nice, Monaco, Cannes” !

 

Vừa bước ra nơi để hành lư, tôi dă thấy hai vợ chồng đợi sẵn. Ông Richard cao lớn, tóc bạc phất phơ như Albert Einstein, tướng nh́n như là một nhà thông thái học. Bà Michell tính t́nh vui vẻ và liếng thoắng. “Bonjour Daavid! Bonjour Loan!”  Hai vợ chồng niềm nở chào đón chúng tôi.  Đem valise ra xe, trời bắt đầu đổ cơn mưa. Richard có lẽ là người Pháp duy nhất lái xe Mỹ; không phải một chiếc, mà là hai chiếc; không phải xe nhỏ, mà là xe to: Cadillac và Buick. Tôi không hiểu làm sao một người có thể lái chiếc xe Cadillac quá to trong đường phố Pháp (đặc biệt là trong những nhà parking, chỗ đậu hoặc đường cho xe chạy nhỏ hơn bên Mỹ rất nhiều), nhưng Richard là một người không dễ bị thay đổi ư kiến, ngay cả bây giờ khi xe  phải bỏ garage sửa v́ bị hư: “I zzust love the Cadillaaq.” !

 

Con đường ngoằn ngoèo dọc theo bờ biển từ Nice đến Monaco kẹt cứng. Monaco tuy rằng nằm trên phía Nam nước Pháp nhưng là một quốc gia riêng biệt, nhỏ thứ nh́ trên thế giới (thứ nhất là Vatican), diện tích chỉ có 1.9 km vuông (.74 square mile). Monaco có nhiều triệu phú nhất thế giới trên tỷ lệ diện tích đất đai, không có thuế lợi tức, thế nhưng chỉ có một con đường ra vào mà cứ kẹt xe như thế này th́ không ham. Cảnh trí th́ đẹp xuất sắc. Nhà cửa xây san sát với nhau từ chân núi lên đỉnh núi. Cả Nice, Cannes lẫn Monaco đều có vịnh sâu vào đất liền nên cruise ships vào rất sát bờ.  V́ có vịnh nên có nhiều Mũi (Cape)  đổ dài từ đất liền ra biển. Nhà xây trên Cape nh́n được hai quang cảnh: một hướng ra biển, và một hướng về núi nơi có nhà cửa. Tuy rằng Monaco chỉ cách Nice 20 cây số, xe chạy cũng mất  50 phút. Richard chở chúng tôi đến những chỗ đáng nên xem và sau cùng chúng tôi đến Palais Princier, và Cathedral of St. Nicholas, nơi chôn Công Chúa Grace Kelly . Trong nhà thờ này cũng là nơi chôn của khoảng hai mươi người hoàng tộc khác, kể cả chồng bà Kelly là Hoàng Tử Rainier III. Tuy nhiên chỉ có mộ của bà Kelly là lúc nào cũng để hoa tươi.

 

Trên đường trở về Cannes, thay v́ trở lại  con đường dọc bờ biển, Richard dùng con đường núi đi lên cao để lấy xa lộ phía bên kia núi đi về cho nhanh. Tôi chưa bao giờ ngồi trong xe mà người tài xế lái nhanh và quá bạo phổi – cho đến hôm nay. Dù rằng con đường núi ngoằn ngoèo, Richard qua mặt hết xe này đến xe khác, số tay đổi tới lui không ngừng. Nhiều chỗ nh́n ra ngoài là vực thẳm,  trông thật rợn người. Richard nhà thông thái học tôi nghĩ mấy giờ trước đây bây giờ bỗng dưng làm một màn  Dr.Jekyll and Mr. Hyde để trở thành Richard tài xế xe đua Formula 500. Ai nói không sợ chết th́ xin ngồi vào ghế của tôi bây giờ. Chẳng những có thể sẽ chết bất cứ lúc nào khi hai đầu xe húc đầu vào với nhau: cái từ trên đi xuống dưới, cái từ dưới đi lên trên, mà khi làm autopsy, tuy là ḿnh đă chết nhưng thanh danh sẽ thiệt hại măi măi: quần ướt đũng v́ sợ đái ra quần.  Óc của tôi cứ nhấp nhóa h́nh ảnh xe của bà Grace Kelly rớt xuống vực thẳm cũng trên một trong những con đường này vào năm 1982. Rồi Princess Diana, chết v́ tài xế chạy quá tốc độ đâm vào cột trụ của đường hầm cầu Pont de l’Alma trong Paris năm 1997. Tôi biết sẽ có bạn đọc phê b́nh làm sao một người như tôi, vô danh tiểu tốt, xấu xí, không  phong cấp, chức tước, dám có thể so sánh với Công Chúa xinh đẹp, quyền cao, chức trọng. Điều này tôi hoàn toàn đồng ư. Xin Thượng Đế ngay bây giờ đừng cho tôi giống hai Công Chúa  này v́ như thế  sẽ uổng đi cái vé khứ hồi aller retour từ Nice về lại Paris ngày mai sẽ không ai dùng.

 

Trở về Cannes lúc hai giờ trưa sau khi đi ăn trưa với món steak tartar thịt ḅ sống bầy nhầy người Pháp nào cũng ưa thích (ăn xong ư kiến của tôi về món này là tôi là người Việt Nam) , mắt tôi không mở lên nổi. Đêm qua tôi chỉ ngủ có bốn mươi lăm phút. Hơn thế nữa, bà Michelle không nói tiếng Anh, mà lại nói nhiều hơn ông Richard, làm tôi điên đầu v́ bà ấy nói tiếng Pháp với tốc độ sao xẹt, c̣n tôi th́ nói như ốc ḅ. Nhiều lúc không hiểu tôi cứ “Oui, Oui, Oui” cho xong chuyện, chứ nếu mà nói : “Excuse moi, je ne comprend pas. Parlez lentement, s’il vous plait”, bà ấy lại giải thích nữa th́ có uống bao nhiêu viên thuốc Búa Bổ Đầu Người cũng không khỏi. Hai ông bà quá sốt sắng muốn dẫn chúng tôi đi xem cảnh ở Cannes nữa, nhưng tôi xin phép cho tôi ngủ vài giờ rồi có lẽ khoảng năm giờ dậy đi chơi. Bụng nói thế nhưng tôi nghĩ một khi đặt lưng xuống, tôi sẽ ngủ đến giờ ăn tối luôn, có đi cũng không nổi. Quả đúng như lời, một khi bà Michelle đóng cửa pḥng, tôi lăn đùng ra ngủ say như chết.

 

Chiếc xe chở tôi trên một con đường núi ở Nice trên một khúc cua gắt bay ra khỏi đồi rớt xuống vực thẳm. Tôi thét lên bao tiếng hăi hùng. Nỗi lo sợ bị xe đụng chết khi xe chạy quá tốc độ trên con đường núi đă thành sự thật. Trong tích tắc ngồi trong xe chờ đợi chết khi xe rơi xuống vực thẳm, tim tôi đập loạn xạ, và tôi có cảm tưởng nghẹt thở tuy rằng ḿnh đă  rán há mồm hít thêm không khí.  Đầu óc tôi quay cuồng suy nghĩ . Tôi đă đi Paris mấy lần, lần này không tính toán ǵ hết, bỗng dưng quyết định mua vé đi. Nếu tôi không đi th́ đâu đă chết như bây giờ. Nếu…Nếu  …. Một tiếng “rầm” nổ vang như sấm. Xe tôi đă rớt xuống đất. Tất cả bỗng dưng trở thành một mầu đen ng̣m, yên lặng một cách quái dị.

 

“Knock, Knock” Tiếng gơ cửa làm tôi giật ḿnh thức giấc. Mở mắt lớn ra, tôi đang nằm trong bệnh viện, cửa đóng, và có ai đang gơ cửa. Yên lặng. Rồi vài phút sau lại có tiếng gơ cửa, lần này lớn hơn: “Knock, Knock.”, và rồi : “Daavid, Daavid. Reveillez vous? C’est 5 heures” “David, anh dậy chưa? 5 giờ rồi”. Tiếng bà Michelle kéo tôi về thực tại. Tôi vừa trải qua một cơn mơ! Tôi vẫn c̣n sống! Tôi chưa bao giờ thương ai bằng thương bà Michelle lúc này. Chỉ mấy câu nói vỏn vẹn của bà làm tôi biết ḿnh c̣n sống! Tôi nói với bà ta sau khi ăn cơm tối hăy đi để tôi được tỉnh ngủ. Bà ta OK loạn xạ, và nói với tôi bằng tiếng Anh : “OK, it is up to you” (“Tùy ư anh”).

 

Tắm rửa tỉnh táo, nghỉ ngơi một tí là đến bữa ăn tối. Bữa ăn của người Pháp phong phú và thịnh soạn hơn của người Mỹ. Mở đầu buổi ăn là Les Entrées hay c̣n gọi là Hors d’oeuvre (appetizer): những món ăn nho nhỏ như bánh ḿ với pâté và jambon. Đi đôi với Hors d’oeuvreapéritif , một thứ rượu nhẹ. Sau đó mới đến món ăn chính plat (main course), dùng với rượu loại khác. Kế tiếp là fromage đủ loại (lại rượu khác) , rồi sau cùng mới đến món ăn tráng miệng và cà-phê. Ở Pháp cái ǵ cũng đắt : Một buổi cơm tối ở nhà hàng cho hai người tốn khoảng 80 đến 100 Euro, $96 đến $120 dollars. Một điểm khác biệt giữa Mỹ và Pháp là tiền pourboire (tip) luôn luôn đă tính sẵn ở bên Pháp. Thế nhưng ḿnh c̣n phải để thêm vài đồng tượng trưng trên bàn cho người dọn bàn. Bên Mỹ  ở Las Vegas đi ăn trên sáu người họ tính chung tiền tip trên hóa đơn, c̣n không th́ thường là không bao gồm, ḿnh cho riêng biệt.

 

--------------------

Tôi ngủ được một đêm ngon giấc. Bước ra vườn ngửi không khí trong lành, ngồi trên chiếc xích đu ngắm cây cỏ, tôi rất thích nhà ông bà Richard v́ nó giống như một căn nhà tiêu biểu Pháp trong phim. Bên trong như nhà của Bạch Tuyết và Bẩy Chú Lùn , mầu sắc sơn sặc sỡ. Cửa trước và cửa sau nhà khi mở ra đều thấy vườn  trước mặt với vài chậu hoa để đó đây. Trần nhà có những xà ngang bằng gỗ to vĩ đại, cắt không ngay thẳng như xây vào thời đại không có máy cưa. Trên tường trong pḥng ăn trang hoàng những nồi sành. Pḥng tắm tương đối to so với tiêu chuẩn nhà ở Pháp, có bồn tắm (cái nào cũng cao hơn bên Mỹ rất nhiều, phải dở chân lên thật cao khi bước vào), bồn rửa mặt, toilette, và đặc biệt, có cả bidet, một bộ phận của pḥng tắm giống như toilet nhưng công dụng của nó giống như một bồn tắm nhỏ: người Pháp dùng để rửa của quư hay rửa chân. Rửa của quư trước th́ ngồi đối diện với chỗ ṿi nước bắn ra, của quư sau th́ quay một ṿng 180 độ. Ông Richard làm nghề định giá trị đổ cổ nên trên tường đầy những bức tranh vẽ một hay hai trăm năm về trước. Ông có một thư viện chưng lắm thứ đồ cổ thật ngộ nghĩnh. Ông ta có cho tôi xem một cái bát ở Việt Nam vào thế kỷ 13, t́nh trạng không tốt mấy. Tôi hỏi ông ta trị giá bao nhiêu. Ông ta nói nếu t́nh trạng  hoàn hảo, giá khoảng chừng 8000 Euro. C̣n cái của ông ta đang có chỉ bán được khoảng 10% giá trị.

 

Richard có hẹn làm việc từ  1 đến 6 giờ hôm nay ở Nice. V́ chuyến bay của tôi lúc 9 giờ tối, ông ta chở chúng tôi đến Vieux Nice bỏ chúng tôi ở đó cho vợ và em gái vợ tôi đi shopping, c̣n tôi đi lang thang chụp h́nh. 12 giờ trưa chúng tôi có mặt ở Nice. Năm ngoái vợ tôi và cũng cô em gái đi Paris nhưng không có tôi, cũng xuống Nice và được ông ta chở hai người đến một tiệm ăn, chụp h́nh tôi trông thấy lạ nên lần này tôi muốn ông ta dẫn tôi đến quán ăn đó. Sau khi ăn trưa chung, mỗi người đi mỗi ngă, tất cả hẹn găp nhau ở điểm cũ lúc 6 giờ. Vợ tôi và cô em gái mừng như bắt được vàng, tiến hành shopping. Tôi thả bộ tà tà ra biển. Con đường chạy song song biển ở Cannes hay ở Nice đều có những khách sạn to lớn thỉnh thoảng xen kẽ vào bằng những casino. Tối hôm qua chị em Loan định vào một casino ở Cannes xem nhưng họ không cho vào v́ phải có căn cước, người ngoại quốc th́ phải cho xem giấy thông hành, mà không ai mang theo. Khác với ở Mỹ, con nít mấy tuổi vào casino cũng được, miễn đừng lai văng nơi ṣng bài. Nếu đánh bài mà họ khả nghi không đủ tuổi th́ mới bị xét. Cũng cùng buổi tối ấy ông Richard chở chúng tôi đến xem chỗ họ tổ chức giải Cannes Festival: thật là thất vọng v́ nó chỉ là một building cho mướn để tổ chức hội họp. Chúng tôi cũng được xem đảo Sainte-Marguerite. Trên đảo này vào năm 1669, vua Louis XIV ra lệnh đầy một người tù nổi tiếng nhất trong lịch sử Pháp. Người tù này cả đời phải mang mặt nạ sắt mà cho đến khi chết không ai biết tông tích ông ta là ai: The Man in the Iron Mask.

 

Ở bên Mỹ tôi cứ nghe đồn ầm ĩ là dân Pháp làm ít tiền,  không đủ để mua bikini nguyên bộ nên con gái đi biển chỉ mặc có một nửa mảnh. Hôm nay trời nắng đẹp, tuy không c̣n là mùa hè nữa nhưng thoáng nh́n về hướng biển thấy nhiều người nằm trên biển phơi nắng, tôi sẽ có dịp kiểm chứng điều này đúng hay chỉ là chuyện liêu trai chí dị. Băi biển Nice thấp hơn mặt đường khoảng hai thước, khách bộ hành đi trên cao nắm được yếu điểm quân sự theo dơi được từng cử động của người nằm phơi nắng trên biển mà không sợ bị địch quân phát giác. Xem xét lại chiếc máy chụp h́nh mới mua với ống kính có khả năng chụp gần c̣n hơn viễn vọng kính Hubbles mà tôi mới mua hai tuần trước khi đi Pháp với một ẩn ư đen tối, tôi từ từ đi dạo dọc băi biển với ánh mắt chăm chú vào những thân người trên băi biển, hy vọng là sẽ sớm t́m được người nghèo thiếu áo mặc trong đám người giầu. 50 thước, 100 thước, rồi 200 thước. Vừa lúc tôi hơi thất vọng nghĩ thầm trong bụng Nice là thành phố giầu có nên ai cũng có tiền mua áo th́ trước mặt tôi, tuy khá xa, có một bà không thấy có mảnh dây ở sau lưng. Cầm chiếc máy chụp h́nh đưa ngang lên tầm mắt, tôi để ư mười ngón tay của tôi hơi run run. Run v́ máy h́nh nặng? Run v́ không hiểu từ đâu vợ tôi sẽ xuất hiện với chổi chà trong tay? Hay run v́ xúc động thương hại cho người nghèo nàn không đủ vải che thân? Không thể nào t́m được câu trả lời đột xuất như vậy, tôi đưa máy h́nh lên bấm lia lịa. Cảnh tượng này tái diễn lại khoảng mười lần trong buổi cuốc bộ một cây số của tôi.

      

T́m một băng ghế khuất ánh mặt trời, tôi ngồi xuống thanh tra lại những tấm h́nh ḿnh đă chụp Bài diễn văn “I have a dream” của Martin Luther King bắt đầu văng vẳng trong đầu tôi. Lời th́ là “I have a dream”, nhưng h́nh th́ tôi đang mơ tưởng đến những cô làm kiểu mẫu trong Project Runway. H́nh cô đầu tiên tôi chụp đă hiện ra trên màn ảnh. Cầm chiếc máy chụp h́nh  gần lên mắt để xem, tôi hồi hộp như đang ḍ số xem ḿnh có trúng độc đắc hay không. Khi nh́n rơ h́nh cô thứ nhất, tôi giật bắn người, tí nữa là rớt cả cái máy chụp h́nh. Đó là một bà già khoảng 60 tuổi! Tôi trúng số thật -có người không có mảnh trên- nhưng thay v́ trúng một triệu th́ tôi trúng hai đồng! Vội vă xem người kế tiếp, kế tiếp, rồi kế tiếp nữa: lại 2 đồng, 2 đồng, rồi 2 đồng! Mười mấy năm trước tôi đă bị bốn bà già Tây ở một công viên tại Créteil cho tôi ngắm những kỳ quan cổ lỗ sĩ nhất thế giới nhưng giá trị khảo cổ học lại là vô giá trị, mười mấy năm sau cùng những h́nh ảnh đó lại hiện về quấy phá tôi. Jamais plus jamais…. 

 

Tôi đi bộ trở lại Vieux Nice . Đây là thành phố xưa của Nice với những khối nhà building cắt loạn xạ bằng những con đường chi chít, chiều rộng chỉ vừa đủ chỗ cho một xe hơi chạy. Đường nào cũng lên dốc xuống đồi và ở đâu cũng có hàng quán dầy đặc những người. Phần đông những building sơn màu vàng làm nổi bật màu sắc khác của những hàng quán. Ronin, một phim mà tôi rất thích do Robert DeNiro đóng, với những màn đuổi  xe rượt bắt ngoạn mục và căng thẳng nhất đă quay ở đây. Sáu giờ khi Richard trở lại, chúng tôi đă đợi sẵn để ông chở ra phi trường. Được năm giờ shopping mà cả hai chị em đều than không đủ, lần tới phải trở lại! Khi máy bay trở lại Paris lúc 11 giờ đêm, Trâm Anh ra đón chúng tôi ở phi trường rồi chở đi chợ Tầu ăn tối. Anh  Nghĩa làm việc khuya cũng lái xe đến tiệm ăn gặp chúng tôi. Hai giờ đêm chúng tôi mới trở về nhà.

 

----------------------------

Hai ngày cuối ở Paris chúng tôi đi Bateaux Mouches với Trâm Anh và cháu Mai Thi. Chị em vợ tôi lại đi shopping. Tôi lại dùng metro lang thang trong Paris chụp h́nh. Lần này tôi không đi xem Chateau Versailles v́ đă xem trong những lần trước. Thay vào đó, vợ chồng bác Hưng và Ngọc Lan đă xung phong nghỉ làm một ngày để chở chúng tôi đi xem Chateau Fontainebleau. Một cảnh tượng khó tin nhưng có thật tôi thấy lần này cũng như hai năm về trước: Louis Vuitton là tiệm bán hàng giá rất đắt. Giá bán khắp thế giới đều đồng nhất, không giảm giá trị. Nhưng ở Beverly Hills hay trong Kodak Theater ở Hollywood, khách hàng  muốn mua bao nhiêu th́ mua và không bao giờ phải xếp hàng. Trái lại, tiệm Louis Vuitton chính ở Champs-Élysées th́ khác hẳn: Mỗi người chỉ được mua hai món, và  v́ số người mua quá đông, lúc nào cũng phải xếp hàng dài trước tiệm! Hai năm trước tôi  tháp tùng vợ tôi vào tiệm này. Đứng một lúc chán nên tôi quay trở ra, định bụng sẽ đi ṿng ṿng chụp h́nh. Đi độ nửa block th́ có một ông người Nhật hỏi tôi có thể nào vào trong tiệm mua cho ông ta hai cái ví đàn ông mà ông đă có sẵn một cái mẫu trong tay. Tôi hỏi ông ta tại sao không vào mua th́ ông ta trả lời đă mua hai cái nên khi trở lại họ biết mặt,  không cho mua nữa. Tôi đồng ư. Ông ta đưa cho tôi 600 Euro tiền mặt, mỗi cái là 300 Euro. Tôi không bao giờ biết giá cả của hàng Louis Vuitton là bao nhiêu cho đến lúc đó. Đắt kinh khủng. Nghĩ rằng ông ta bị lừa, tôi rút ra cái ví của tôi, cũng cùng khổ, không phải hiệu Louis Vuitton nhưng giá rẻ hơn rất nhiều, hỏi ông ta: “Sao anh mua làm ǵ đắt vậy? Cái ví của tôi có mười đồng.” Ông ta cười nói ví của tôi “No good. No good.”

 

Tối Thứ Sáu là đêm cuối cùng của chúng tôi ở Paris. Anh vợ tôi đăi mọi người một buổi tiệc tối ở nhà tại Créteil. Chị Hương mà tôi gặp ở SàiG̣n t́nh nguyện chở tôi trở về Paris để cùng với chúng tôi,  anh Nghĩa & Trâm Anh, và một số bạn đến tập nhạc đi ăn cơm tối. Trong số này có hai người nổi tiếng: Vợ chồng anh Trần Quang Hải và ca sĩ Bạch Yến. Lại một đêm nữa hai giờ sáng mới đi ngủ. 

 

------------------

Sáu giờ sáng Trâm Anh đánh thức chúng tôi dậy và sau khi chuẩn bị xong, anh Nghĩa chở chúng tôi ra phi trường bay trở lại Mỹ. Anh Nghĩa quá tốt đi hẳn vào trong phi trường với chúng tôi, dù rằng tôi bảo anh bỏ chúng tôi ngay trước phi trường là được rồi.  Đi Paris lần này tuy hơi mệt mỏi v́ đêm nào cũng thức khuya khá lâu mới đi ngủ, thế nhưng mỗi ngày ở Paris, mỗi ngày ở Nice/Cannes/Monaco  là mỗi một ngày tận dụng từng giờ phút để đi khắp nơi, xem đủ thứ. Chuyến đi lần này thật vui nhộn, tôi rất thích Paris. Dù rằng bao nhiêu vốn liếng Pháp văn học năm xưa đă bay đi hết, vợ tôi nói thông thạo tiếng Pháp nên lúc nào tôi cũng có người bên cạnh cứu nguy. Ngày đầu tiên đến Paris vào uống nước ở một tiệm cà phê, tôi muốn đi toilette. Khi đến trước cửa, có hai  hàng chữ mà khi lướt qua, tôi để ư chỉ có mỗi một chữ jeton. Tôi nhớ lại lần trước có một lần vào quán cà phê đi toilette, vừa bước vào th́ có một bà ngồi ngay trước cửa, và có bảng ghi sẵn phải trả tiền. Toilette bên Pháp nhỏ, ḿnh vào làm chuyện đại sự mà bà ấy cứ canh gác bên kia bức màn sắt thành ra khi xong xuôi đi ra, tôi mắc cỡ vô cùng v́ bà ta biết ḿnh mới làm ǵ. Nh́n chữ jeton, kỷ niệm cũ quay trở lại: tôi phải trả tiền, rồi sẽ có người gác trong toilette. Tôi mở cửa. Qua khe hở của cánh cửa vừa mở khoảng 30 độ, tôi thấy chỗ rửa mặt và cánh tay của một người đàn bà đang bật nước. Không muốn bị mắc cỡ lần thứ hai, tôi quyết định không đi và quay trở lại bàn. Vợ tôi phát hiện được sự hoảng hốt trên gương mặt tôi, hỏi sao tôi không đi? Không muốn nói sự thật với nàng là tôi mắc cỡ, tôi nói là đi phải tốn tiền, nhà ở ngay đầu đường, chốc nữa về đi toilette cũng được. Chỉ dùng toilette thôi mà mất một đồng, đắt quá. Nàng cười ..khinh bỉ cho sự hà tiện của tôi, gọi anh bồi bàn, sổ một tràng tiếng Tây, anh bồi bàn “Oui, madame”, rồi đưa cho nàng một đồng jeton.  Nàng đưa đồng jeton cho tôi, nói là không tốn tiền, muốn dùng toilette th́ hỏi họ sẽ đưa đồng jeton để mở cửa. Tôi trở lại, lần này đọc kỹ chữ viết trên cửa: “Pour notre aimable clientele, un jeton gratuity est disponible à la caisse.”Khách hàng của tiệm chúng tôi xin lấy đồng jeton miễn phí ở quầy hàng.”  Nếu tôi không kinh hoàng khi thấy một tràng tiếng Pháp, đọc chậm chậm th́ chắc chắn sẽ hiểu, và như thế đâu có bị vợ ḿnh khinh bỉ v́ hà tiện! 

 

Cũng như những lần đi Việt Nam, Canada về, lần này tôi cũng quyến luyến Paris. Và cũng như ở Việt Nam và Canada, lư do của sự quyến luyến là của t́nh cảm thân mật, của sự đón tiếp nồng hậu, của sự săn sóc chu đáo của người thân và bạn bè. Nếu không có ông bà Richard và Michelle, không thể nào chúng tôi xem hết cảnh ở Cannes/Nice/Monaco trong hai ngày. Anh của Loan và con trai nghỉ làm để đón chúng tôi ở phi trường cũng như chở chúng tôi đi ṿng ṿng Paris. Chị dâu và cháu của Loan một đêm đi ăn tối với chúng tôi. Chị Hương mà chúng tôi gặp lần đầu tiên ở VN cũng tranh thủ thời gian gặp chúng tôi hai lần. Lệ Hoa ở Genève đáp xe lửa tốc hành lên gặp chúng tôi week-end. Vợ chồng bác Hưng và Ngọc Lan vừa để ra một ngày đăi tiệc, vừa nghỉ làm một ngày chở chúng tôi đi xem Chateau Fontainebleau ở  ngoại ô Paris. Vợ chồng anh Nghĩa & Trâm Anh tuy phải bận bịu với nhà hàng từ 12 giờ trưa đến 12 giờ đêm nhưng  vẫn cố nài chúng tôi đến nhà ở chung cho vui. Ngoài việc tá túc, hai người c̣n thay phiên nhau chở chúng tôi đi ngắm cảnh và đăi chúng tôi ăn đến mấy bận. Điều làm chúng tôi cảm động nhất là sự săn sóc tận t́nh thật chu đáo của mỗi người: đưa phone tay địa phương cho chúng tôi dùng; tôi thích chè th́ có ngay cả một nồi chè; tôi thích bánh ḿ thịt th́ có ngay fromage, xin lỗi, bánh ḿ thịt; tôi bị ho tắt tiếng th́ luôn luôn có người bắt tôi uống thuốc; sáng nào cũng có croissant nóng hổi mới ra ḷ để thưởng thức…

 

T́nh bạn quư báu không chỗ nào bán, t́nh bạn chân thật không thể nào mua. Tôi hy vọng lần tới khi đến lượt chúng tôi đón tiếp các bạn đi du lịch từ khắp phương xa Việt Nam, Úc, Canada, Pháp, Mỹ…đến Đỉnh Gió Hú Simi Valley, chúng tôi sẽ săn sóc các bạn chu đáo như các bạn đă nồng hậu đón tiếp chúng tôi vậy.

 

Nguyễn Tài Ngọc

 

France: Eiffel

 

Monaco

 

With Richard & Michelle in Nice

 

Nice

 

Cannes

 

Fontainebleau