TÔI ĐI XEM ĐAI NHẠC HỘI,

Nov-2008

 

Nguyễn Tài Ngọc

 

Nhạc kịch Việt Nam, nổi tiếng nhất là Paris By Night hay Asia, tương đối được đa số cộng đồng Việt Nam ưa thích. Ở California, khách dùng  dịch vụ du lịch bằng xe bus của người Việt hay xe đ̣ Hoàng chuyên chở khách giữa San Jose và Los Angeles,  ngoài việc được phát ổ bánh ḿ thịt ăn trưa c̣n được xem DVD Paris by Night mút chỉ từ lúc khởi hành đến lúc tới nơi. Người ngoại quốc muốn học nói tiếng Việt Nam chỉ cần đi xe đ̣ Hoàng khứ hồi ba lần, xem hết 100 bộ Paris By Night trên xe là sẽ nói được tiếng Việt nhanh như gió.  Hầu như không nhà nào mà không có DVD của hai chương tŕnh này. Đa số mọi người, kể cả vợ tôi,  ai cũng thích xem ngoại trừ một thiểu số mà tôi là người nằm trong thiểu số đó. Nhưng ở nhà tôi  thiểu số lại là đa số. Cả bốn đứa con và tôi không chịu nổi nhạc kịch Việt Nam nên mỗi lần xem Paris By Night/Asia là vợ tôi phải vào pḥng ngủ đóng cửa lại để âm thanh không thoát ra cả nhà. Tụi nó sợ tiếng rền rỉ eo éo của nhạc Việt Nam c̣n hơn là sợ ăn bánh chưng ba buổi vào những ngày Tết nhất.  DVD c̣n không để ư, huống chi nói đến bỏ tiền mua vé đi xem ca hát thật sự th́ đối với tôi đó là cả một chuyện hoang đường. Ấy thế mà tối nay sau gần hai giờ lái xe trên con đường xa lộ kẹt cứng ngắc ngày thường chỉ mất một tiếng đồng hồ, vợ chồng tôi và vợ chồng anh vợ tôi đến La Mirada Theater để xem một show tương tự như Paris By Night: Đại hội cười ca nhạc Tiếu vương hội.

Chương tŕnh tối nay quy tụ hầu hết những ca sĩ từ Việt Nam. Ngoài Cẩm Vân & Khắc Triệu hai năm rồi về Việt Nam chúng tôi có gặp, nh́n thoáng qua tờ chương tŕnh tôi chỉ biết tên có hai người nữa vào thời đại của tôi là Hương Lan và vợ chồng anh Duy Quang, đủ để cho thấy kiến thức của tôi về ngành ca nhạc Việt Nam nông cạn đến chừng nào. Số lượng ca sĩ và kịch sĩ tối nay khá đông v́ sau này đến 11giờ 30 đêm, tôi khám phá sau khi ngồi hơn bốn tiếng  đồng hồ, cơn bệnh trĩ năng cấp từ sơ đẳng lên thập tử nhất sinh mà chương tŕnh vẫn chưa chấm dứt.

Chúng tôi đến tương đối trễ v́ chỉ c̣n vài phút là chương tŕnh bắt đầu. Giá vé hôm nay chỉ có hai hạng, $100 và VIP $200. Cầm cái vé mời ngồi ở hàng ghế gần hàng đầu, tôi để ư trong rạp khách ngồi cũng gần hết ngoại trừ độ vài chục ghế $200 ở phía trước. Không nói chi đến $200, ngay cả $50 đối với tôi cũng quá đắt chả bao giờ tôi xuất tiền túi ra mua, thế mà dân Việt Nam đi xem chật rạp, đủ cho thấy thị hiếu người Việt Nam hâm mộ nhạc kịch VN biết chừng nào.

Nói đến ca nhạc, có lẽ thời điểm say mê nhất trong cuộc đời là khi c̣n độc thân không lo nghĩ miếng ăn cho cuộc sống, chỉ thả hồn vào những cuộc t́nh lăng mạn. Đây là lư do tại sao hầu hết những nhạc phẩm bất hủ được các nhạc sĩ sáng tác trong giai đoạn thanh niên. Cái thời điểm say mê thứ hai là khi tóc bắt đầu có những sợi bạc trắng, con cái và tài chính đă ổn định nên muốn nghe lại những ca khúc một thời vang bóng để nhớ lại một kỷ niệm vàng son trong quá khứ. Khi tôi c̣n trẻ, gia đ́nh túng quẫn không có TV, không có magnétophone để nghe băng nhạc hát, không có tiền mua báo thường nhật hay báo Văn học nghệ thuật đọc để biết tin tức về ca sĩ nên âm nhạc là một xa xí phẩm mà tôi không bao giờ để ư. Không có lửa th́ không có khói, không có quá khứ th́ không có tương lai. V́ thế mà bây giờ sau hơn hai phần ba cuộc đời của một con người, âm nhạc không đóng một phần quan trọng trong đời sống tôi mà ngược lại đối với tôi âm nhạc chỉ là những tiếng động nhức óc phá tan sự tĩnh mịch của tâm hồn.

Cái tiếng động nhức óc mà tôi lo sợ thật sự xẩy đến khi tiếng đàn và lời nhạc của bài hát đầu tiên bắt đầu. Tệ hơn nữa, bài hát đầu tiên là "Cô Thắm Về Làng", một bài hát xưa nổi tiếng qua hai giọng ca của Sơn Ca và Bùi Thiện. Tôi nhớ bài này rất rơ v́ ở trong xóm Bàn Cờ lao động, ông Trọng bán tem kế bên nhà tôi không biết vợ bé có phải tên là Thắm hay không mà sáng bừng mắt dậy đă nghe ông bật magnétophone Sơn Ca hát, tối trước khi đi ngủ cũng bài đó soạn lại liên tục cứ như thế trong suốt 18 đời vua Hồng Bàng.  Cô Thắm 35 năm trước con bác Năm ở xa mới về dĩ nhiên lúc đó th́ dáng người xinh xao xinh quá trông ngẩn ngơ mấy trai làng ta thế nhưng bây giờ 35 năm sau bảo đảm cô Thắm đáng tuổi bà ngoại anh chàng trẻ tuổi đang hát mà sao anh ta vẫn muốn gặp cô Thắm làm tôi không thể nào hiểu nổi trai trẻ thời nay.

Chương tŕnh đêm nay có đến bốn người làm MC: Trần Quốc Bảo, Thu Phương, Loan Châu và Khánh Hoàng. Cách đây khoảng bốn năm tôi có nghe cô Thu Phương, Bằng Kiều và một vài ca sĩ hát ở Casino Harrah’s, Lake Tahoe.  Tôi không nhớ tên những người khác mà chỉ nhớ hai người này v́ họ là Bắc kỳ chính cống với giọng hát rất mạnh và điêu luyện, vừa nghe là biết ngay có học hát ḥ ở Viện Quốc gia Âm nhạc đàng hoàng chứ không như một số ca sĩ đương thời  phát thân từ đại học karaoke, nổi tiếng v́ có ngoại h́nh khá. Trong bốn người làm MC, cô Loan Châu nói ít, thế nhưng anh Khánh Hoàng người Nam lại nói nhiều. Tôi cảm thấy tội nghiệp cho anh ta v́ so tài ăn nói giữa người Nam và người Bắc với Trần Quốc Bào và cô Thu Phương tối nay, anh ta thua đại bại. Đă thế anh ta c̣n đứng lên phân tích trước công chúng là cả bốn người hôm nay đồng ư khi đứng ra làm MC th́ nên tránh ba chữ D: không nên nói Dài, không nên nói Dai, và không nên nói Dở. Thật sự ra anh ta c̣n thêm chữ thứ tư nữa: theo anh ta phát âm lối người Nam là không nên nói Dzô duyên, nhưng chữ đó bắt đầu là vần V, chứ không phải vần D, nên khi anh ta hỏi khán giả khi không thích người nào th́ hét lớn cái mật hiệu D1, D2, D3..cho người ấy biết th́ mọi ngưởi đều hét lớn phê b́nh anh ta : D3 ! Khác với vợ tôi mê và thán phục khi nghe một người Bắc nói chuyện trước công chúng, tôi tuy sinh trưởng ở SàiG̣n nhưng cũng từ một gia đ́nh người Bắc nên khi nghe một người Bắc nói chuyện, đối với tôi đó là chuyện tầm thường không có ǵ thán phục phải chèo xuồng về quê đem lên năm cần-xé soài tượng đem tặng. Thế nhưng với cô Thu Phương th́ chính tôi cũng phải thán phục. Miệng mồm cô ta nhanh nhẩu soen soét không thua ǵ chị Mimi ở Houston mà qua lần chạm trán đầu tiên, tôi chỉ ú ớ trong miệng v́ chị ta ư tưởng đầy ắp trong đầu, nhiều c̣n hơn tiền giấy năm trăm Trần Hưng Đạo trong Tín Nghĩa Ngân Hàng, mỗi giây chị ấy rỉa cả trăm viên đạn liên thanh làm đối thủ là tôi chỉ có từ chết đến bị thương.

Tôi có cảm tưởng phần lớn các cô ca sĩ trẻ tuổi bây giờ giống như các nhà ảo thuật  đại tài thả khói mù đánh lạc hướng khán giả tập trung vào chỗ khác để không để ư đến sự việc quan trọng, ở đây là ca hát. Cô nào cô nấy với gương mặt tương đối xinh đẹp, mặc quần áo thiếu vải hấp dẫn phô trương một tí ngực hay đùi hoặc xương sườn số 26, nhẩy múa trong khi ca hát. Nó làm tôi nhớ lại đi xem đội banh Lakers đấu bóng rổ: cứ mỗi lần một đội  gọi một phút tạm ngưng đấu là các cô tóc vàng  trong quần áo khêu gợi ra sân múa may khoe khoang da thịt. Khán giả lần nào cũng vỗ tay hoan hô nhiệt liệt, show phụ c̣n hay hơn show chính là trận đấu bóng rổ. Ca sĩ nhẩy càng giỏi th́ khán giả lại càng quên mục đích cô ta ra sân khấu là để hát. Nghe giọng nhiều cô thật là non nớt, không có vẻ ǵ là tập tành mấy mươi năm ở trường âm nhạc cả.  Nam ca sĩ th́ cũng thế nhưng cộng thêm một bất lợi điểm: cậu nào cậu nấy ai ai cũng đều thiếu thước tấc, khác với những nam ca sĩ một dạo nào trước 75. Ra song ca với “em”, mỗi lần hát “anh nhớ thương em” mà phải ngẩng đầu nh́n “em” th́ thật là không có cái oai phong lẫm liệt của Trần Hưng Đạo chỉ tay xuống sông Bạch Đằng một tí nào.

Các ca sĩ hôm nay phần lớn là người Nam từ Việt Nam sang hát nên hầu hết  hát nhạc mộc mạc âm điệu tân nhạc pha cổ nhạc của người miền Nam như bài “C̣n thương rau đắng mọc sau hè” của nhạc sĩ Bắc Sơn hay “Nỗi buồn hoa phượng” của Thanh Sơn; tuy rằng cũng có vài bài khác thuộc thể loại “Tôi bán đường tơ” do vợ chồng Duy Quang và Cẩm Vân & Khắc Triệu hát. Có Hương Lan là có cải lương. Hương Lan bây giờ cũng phải ít nhất là 51 tuổi. Một cô 51 tuổi nhất định đă xế chiều mà vẫn c̣n  hát cải lương chung với một anh chàng trẻ hơn ḿnh với những lời lẽ mùi mẫn của đôi uyên ương trẻ “anh anh, em em” khán giả nghe không chướng tai mà c̣n vỗ tay hoan hô th́ đúng là ngành cải lương thật sự đă hết nhân tài nối giơi.

Có một ban nhạc thanh niên trai trẻ hát không đầy 30 giây là tôi đứng dậy bỏ ra ngoài: rap music. Ḿnh luôn học hỏi cái hay cái lạ, không ai học cái xấu xa bao giờ: thứ nhất, đọc lầm bầm như tụng kinh không phải là nhạc, thứ hai cứ nắm tay vào bộ phận sinh dục rồi kéo lên kéo xuống không những vừa bất lịch sự mà c̣n vừa là vô giáo dục, thứ ba quần áo xốc xếch háng quần dài tận đất không những vô kỷ luật mà c̣n vô ư niệm về thời trang nữa. Tôi không bỏ tiền đi nghe mà c̣n thấy khó chịu bỏ ra ngoài, trong khi người bỏ tiền đi nghe chẳng những không tỏ thái độ bất măn mà c̣n vỗ tay tán thưởng!

Xen giữa những bản nhạc là bốn vở kịch hài. Ở nước Mỹ 34 năm, xem nghệ thuật điêu luyện của họ chọc cười rồi xem người Việt Nam ḿnh đóng kịch hài làm tôi có cảm tưởng như Nguyễn Trường Tộ sau khi du lịch sang các nước Thụy Sĩ, Pháp, về lại nước gửi liên tiếp 30 bản điều trần lên vua Tự Đức xin vua cấp tốc canh tân để bắt kịp xứ người. Người Mỹ chọc cười chỉ cần đứng một chỗ nói năng điềm đạm. Đề tài chọc cười th́ bao quát:  chính trị xă hội, người giầu kẻ nghèo, tổng thống thường dân, tài tử nghệ sĩ. Trong khi hề Việt Nam chọc cười lúc nào cũng la hét, làm bộ làm tịch dơ tay múa chân, nhái giọng phát âm của giới b́nh dân, giả dạng đàn bà, đề tài chọc cười hầu như là lúc nào cũng khai thác vào sự quê mùa mộc mạc. Ấy thế mà khán giả cười nghiêng ngửa. Thảo nào mà học giả Nguyễn Văn Vĩnh đă từng viết một bài nghị luận “Xét tật ḿnh” đăng trong Đông Dương tạp chí trong đó có phần nói về cái tật “Ǵ cũng cười” của người Việt Nam: “An Nam ta có một thói lạ là ǵ cũng cười. Người ta khen cũng cười, chê cũng cười. Hay cũng h́, mà dở cũng h́, quấy cũng h́, phải cũng h́. Nhăn răng h́ một tiếng, mọi việc hết nghiêm trang…”.

Trong tờ quảng cáo chương tŕnh bán vé có ghi rơ hàng chữ: Chương tŕnh được trực tiếp thu h́nh hai xuất 1:30 PM và 7:30 PM. Paris By Night hay Asia làm cũng như thế: Họ làm hai xuất, thu h́nh cả hai để lựa chọn cảnh quay hay nhất rồi thu vào DVD bán sau này. Ở giữa cuối rạp là hai máy thu phim cố định. Trong góc bên phải trước hàng ghế đầu là một cần trục dài khoảng tám đến mười thước với một máy thu h́nh gắn ở đầu trục. Một anh đứng trong góc điều khiển cần trục khi lên cao, lúc xuống thấp. Khi cần trục ở trên cao th́ không nói ǵ, thế nhưng khi nó hạ vị trí xuống thấp song song với đầu người trước hàng ghế thứ nhất, tôi cảm thấy thương hại cho tất cả mọi người ngồi đằng sau nó v́ cái trục dài thọng chắc chắn che mất một phần tầm nh́n vào sân khấu. Cứ tưởng tượng trả giá VIP ngồi ở hàng ghế đầu mà cả suốt buổi tŕnh diễn thỉnh thoảng cái cần trục hạ xuống ngay trước mặt, ḿnh không thấy một phần sân khấu th́ có giận hay không chứ! Cộng thêm vào ba cái máy quay phim cố định là hai người với hai máy quay phim di động. Suốt buổi tŕnh diễn họ cứ đi lên đi xuống, trên sân khấu đi từ trước ra sau, từ phải sang trái, thậm chí có những lúc họ đến gần cách ca sĩ chỉ khoảng chừng hai thước để có một góc quay h́nh kề cận. Những show kịch TV của Mỹ họ phát vé miễn phí cho người ta vào xem để cần có khán giả ủng hộ người đóng kịch, ở đây khách trả tiền không phải là rẻ mà cứ thấy người quay phim đi qua lại nhặng cả lên trên sân khấu, không khác ǵ một buổi tập dợt trước ngày tŕnh diễn.

Nói về đề tài show làm có vẻ không thiện nghệ, tôi ngạc nhiên khi đóng kịch mọi người tay phải đều cầm microphone mà không có microphone nhỏ cài vào áo để hai tay tự nhiên không phải cầm một món ǵ. Vài bài hát, nhất là cải lương, ca sĩ chép miệng theo tape thu sẵn, chứ không hát trực tiếp thật sự. So với những show ngọai quốc mà tôi đă từng có dịp xem ở Las Vegas hay Los Angeles, show VN vẫn c̣n ấu trĩ.

11:30 giờ đêm, sau bốn giờ đồng hồ thưởng thức món ăn tinh thần văn hoá Việt Nam, cho dù show vẫn chưa hết nhưng chúng tôi cũng ra về để ghé Chinatown ở downtown Los Angeles t́m một tô chào ḷng ăn lót dạ v́ chưa ai ăn cơm tối. Húp miếng cháo nóng trong màn đêm yên lặng của Chinatown, tôi nhớ lại thêm một lư do tôi không hào hứng ǵ về ca nhạc khi c̣n ở Việt Nam: ngày đêm đất nước trong khói lửa chiến tranh th́ làm sao người hậu phương có thể vui say trong tiếng nhạc. Ba mươi lăm năm sau, tôi không c̣n ác cảm với âm nhạc v́ âm nhạc chỉ là một phương tiện giải trí, nhất là ở trong nước Mỹ yên lành nhờ những nhà lănh đạo với chủ thuyết nếu có đánh nhau, đem quân đội đánh ở xứ người chứ không bao giờ mang chiến tranh vào trong nước. Đứng trên phương diện khách quan mà nói, buổi đi xem tŕnh diễn ca nhạc tối hôm nay không làm tôi thay đổi ḷng không ham muốn xem nhạc kịch VN. Nói về phương diện âm nhạc, những bài hát sáng tác những năm sau này âm điệu lẫn ư nhạc không thể nào so sánh bằng với các tác phẩm lừng danh của những nhạc sĩ nổi tiếng một thời như Phạm Duy, Nhật Trường, Lam Phương….Nói về kỹ thuật tổ chức, nếu đă bán vé đắt tiền th́ tổ chức thiện nghệ, đừng dây dưa chuyện quay phim.

Ngành ca hát Việt Nam có một điểm đặc biệt là ca sĩ già cú đế đến đâu vẫn c̣n được khán giả yêu chuộng, bằng chứng là khán giả chịu bỏ tiền đi xem. Trừ vài người hát vẫn c̣n hay, phần c̣n lại tôi khi nghe họ hát th́ chỉ muốn gọi  xe cứu thương hay xe chữa lửa đến dập tắt ngọn lửa cho kịp thời. Tôi muốn là người ca sĩ già vẫn c̣n được khán giả ưa chuộng để vợ tôi vẫn c̣n mê trong lâm hồn trận. Tháng tới tôi sẽ ghi tên học hát, hai mươi năm sau khoảng 70 tuổi tôi trở thành ca sĩ nổi tiếng th́ chắc vẫn c̣n sớm chán…..