TÔI LÀ CA SĨ

 

Nguyễn Tài Ngọc

 

 

Không hiểu tại sao sáu, bẩy năm trở lại đây tôi không c̣n kiên nhẫn nghe nhạc được nữa cho   khung cảnh chung quanh có êm ái đến đâu: ngồi trên bộ ghế sa-lông mềm mại trong căn pḥng ấm cúng ở nhà hay ngồi trong xe trên một quăng đường  xa. Nhạc đối với tôi bây giờ chỉ là một tiếng động inh ỏi như tiếng xe hơi giờ tan sở,  như tiếng súng đạn liên thanh bắn không ngừng, như tiếng em bé chào đời chỉ vài tuần khóc thét trong đêm khuya tĩnh mịch, như vật dụng máy móc nhức óc nơi chốn công trường, như tiếng chong chóng xé tai của máy bay trực thăng, như ống phản lực  máy bay hú ầm khi cất cánh, như tiếng vợ “dũa” khi làm một công việc ǵ ở nhà mà tôi bày đồ đạc ngổn ngang không dọn dẹp. Không thích nhạc nên bây giờ nếu phải hát th́ thật là một điều bất đắc dĩ cho tôi. Do đó nếu có hát, tôi chỉ c̣n hát những bài hát đổi lời để chọc cho khách cười ở những nơi hội hè đ́nh đám.

 

Nhạc không bao giờ là sở trường mà cũng chẳng bao giờ là sở thích của tôi từ lúc nhỏ. Tuy rằng bây giờ không bao giờ sợ hăi đứng trước đám đông hát những bài hát nghịch ngợm để chọc cười thiên hạ, tôi lại rất mắc cỡ khi phải hát những bài hát thật sự. Mỗi lần họp mặt ở nhà bạn bên vợ và bị mọi người bắt ra hát karaoke, tôi luôn luôn toát mồ hôi hột như lúc bị vợ gài ḿnh vào cái máy nói sự thật và phải trả lời không được dấu giếm câu hỏi của nàng: Tất cả món ăn của nàng nấu có ngon hay không? Nếu nói sự thật, không thể nào tất cả các món ăn nàng nấu đều ngon, th́ tôi không chết với cái máy -v́ tôi nói sự thật- , nhưng lại chết với nàng với một viễn ảnh đen tối sẽ không có ai nấu cơm ăn cho ba mùa nước lên sắp tới. Nhưng nếu nói láo tất cả món nàng nấu đều ngon, tôi sẽ chết với cái máy v́ nó cho nàng biết tôi không nói sự thật, hậu quả cũng lại không có ai nấu cơm ăn ba mùa. Nói sao cũng chết, thế th́ làm sao mà không toát mồ hôi được! Trần ai với việc hát xướng trước mặt mọi người, thế mà hơn ba mươi năm trước, tôi đă từng là ca sĩ cho trường Hùng Vương trong một buổi Đại Nhạc Hội có bán vé hẳn ḥi. “Dzĩ dzăng dơ dáy dễ ǵ dấu giếm”,  tuy rằng dzĩ dzăng của tôi không dơ dáy,  mỗi lần nghĩ lại cảnh đứng hát một ḿnh ở Đại nhac hội Hùng Vương, tôi vẫn c̣n thấy mắc cỡ v́ đă một thời lâm vào kiếp cầm ca.

 

Tất cả học sinh trung học trong những niên khoá đầu tiên của trường Tiểu học đổi thành Trung học  Đô Thị Hùng Vương không ai là không học nhạc của Thày Bắc Sơn (sau 75 Thầy cũng khá nổi tiếng trong ngành văn nghệ. Trường tôi có tên “Đô Thị” v́ theo lời Thầy Hiệu Trưởng Thành, tất cả những trường trung học biến chuyển như Hùng Vương, Sương Nguyệt Anh, Nguyễn An Ninh... nằm dưới quyền của Đô thành mà Đô Trưởng bấy giờ là Đỗ Kiến Nhiễu). Lớp học nhạc nằm trong dăy lớp cũ kỹ với bức tường màu vàng nổi bật, chạy song song với hàng rào bên hông của nhà trường, sau này phá sập để lấy chỗ xây những dăy lớp mới. Nền lớp tráng xi-măng rất cao, phải bước lên ba, bốn bậc thang cũng xây bằng xi-măng mới bước được vào lớp. Lớp nào cũng có hai cửa chính ra vào hai bên hông Vào những giờ giải lao, chúng tôi thường chia ra hai toán đứng ngoài sân hai bên lớp. Bên này chọi banh tennis qua khỏi mái lớp về phía bên kia để bên đó đón chụp. Yếu tố sống động của tṛ chơi này là v́ hai bên không thấy nhau, bên chụp không thể nào đoán được banh sẽ bay đến từ hướng nào cho đến khi banh xuất hiện trên mái nhà. Lúc ấy th́ cả bọn chạy đua nước rút đến chỗ banh sẽ xuống để dành  banh. Ở dăy học cũ kỹ này trong ba, bốn năm đầu học Hùng Vương, vào những buổi trưa bên ngoài trời mưa như thác đổ, ngồi trong lớp nh́n ra ngoài sân ngập những nước, đầu óc tôi phiêu lưu theo những giọt bong bóng nước mưa tranh nhau trôi lềnh bềnh trên mặt nước.  Bong bóng nước mưa điển h́nh cho những cuộc vui trong đời không thể nào tồn tại vĩnh viễn. Chúng tận dụng vài giây ngắn ngủi hiện hữu để múa may theo nhịp mưa rơi, theo âm điệu róc rách của tiếng mưa đập trên mái ngói rồi vỡ tan không một dấu vết.

 

Tôi nhớ rất rơ những ngày đầu tiên học nhạc với Thầy Bắc Sơn: Ngoài mái tóc chải tươm tất ra sau, ngoài gương mặt khá đẹp trai, ngoài giọng nói rất to, mạnh và oang oang như lệnh vỡ từ đầu lớp đến cuối lớp, Thầy nói tiếng Việt với giọng miền Nam rổn rảng khiến tôi lắng nghe rất thú vị v́ giọng nói ấy quá xa lạ với những giọng Bắc tôi thường nghe. Gia đ́nh tôi di cư từ miền Bắc, bố mẹ và anh chị em tôi nói tiếng Bắc. Trong khu xóm tôi ở hầu hết là người Nam nhưng tôi ít có dịp giao dịch. Bạn bè Tiểu học của tôi phần lớn cũng đều là người Bắc. Có lẽ tôi ít có bạn người Nam v́ bất đồng ngôn ngữ: Khi anh em chúng tôi căi nhau, chửi nhau “Đồ mặt dầy”. Lũ trẻ con người Nam trong xóm phải hỏi tôi mặt dầy là mặt ǵ. Tôi nhớ có một lần một cậu bạn  người Nam đến nhà chơi. Bố tôi ra gặp, bảo nó: “Anh ngồi chơi một tí. Chốc nữa em sẽ ra”. Thằng nhỏ mới có tám, chín tuổi nghe ông già hơn 60 với mái tóc và bộ râu trắng xoá gọi ḿnh là anh làm nó quá “khớp”, nói với tôi là không dám đến nhà nữa.  Giáo viên Tiểu học dậy tôi th́ chỉ có hai người là người Nam, nhưng giọng họ không quá đặc thù Nam kỳ như Thầy Bắc Sơn. Vào những ban trưa nắng gắt vào lớp chỉ muốn ngủ, giọng của Thầy ngân vang hơn tiếng chuông chùa ở Viện Hoá Đạo, lời giảng của Thầy với âm thanh lên bổng xuống trầm hùng dũng như người hát opera làm đứa nào cũng tỉnh như sáo sậu chăm chỉ lắng nghe.

 

Không có nhạc cụ, không có máy hát để thực tập hay nghe những nhạc lư Thầy dạy Đồ, Rê, Mi, Fa , Sol…nên nhạc đối với tôi phức tạp như những bài học dậy phi hành gia vào không gian. Tuy thế, mỗi lần có dịp là tôi hát nghêu ngao những bài hát Thầy dạy, hát khi đạp xe đi học, hát vào giờ chơi giải trí, hát hùng hổ theo mọi người mỗi sáng Thứ Hai chào cờ mà hoàn toàn không để ư là v́ tôi hát quá hay, bạn bè dần dần càng xa lánh mà ḿnh không biết.

 

Một hôm, tôi không nhớ rơ là vào năm học lớp 7 hay lớp 8, không biết có phải là v́ tôi và anh Huỳnh Bá Thanh đánh trống học cùng chung lớp (trường bấy giờ chỉ có mỗi một anh Thanh biết đánh trống), hay Thầy muốn cho tôi một cơ hội để rồi không bao giờ nghe tôi hát nữa, Thầy nói với tôi là nếu muốn, tôi có thể hát một bài trong chương tŕnh Đại nhạc hội nhà trường tổ chức gây quỹ.  Tuy rằng trong ḷng run sợ, nhưng Thầy nói làm sao học tṛ có thể khước từ, tôi nhận lời. Vào những tuần lễ kế tiếp, anh Thanh đánh đàn để tập cho tôi hát được trôi chảy. Tuy là con trai nhưng lúc bấy giờ tôi có giọng hát vượt thời gian c̣n cao hơn Thái Thanh mấy bậc. Tôi nhớ anh Thanh than phiền tôi hát quá cao. Anh ấy  lập đi lập lại là tôi phải lắng nghe tiếng nhạc đàn rồi hạ thấp giọng  theo nó . Chỉ có đơn giản như thế mà khi anh ấy muốn tôi hát thấp như tiềm thủy đĩnh, tôi lại hát như phi thuyền con thoi mới rời giàn phóng, càng ngày càng bay lên cao. Khi anh ấy muốn tôi hát như cái quả tạ cân nặng mấy chục kư lô th́ tôi lại hát như nắm bông g̣n tung bay trong gió.

 

Tôi không nhớ là có tổng  dợt hay không nhưng ngày Đại nhạc hội cuối cùng rồi cũng đến. Tôi nhớ mang máng địa điểm ở trong một lớp học trong trường, nhưng không nhớ rơ là lớp nằm ở đâu. Sau bao nhiêu tuần quảng cáo rầm rộ cho chương tŕnh ca nhạc, tôi rất ngạc nhiên vào ngày tŕnh diễn nh́n xuống dưới khán đài thấy đầy ắp những học sinh khác thiếu sáng suốt mua vé ngồi đầy cả những băng ghế, nôn nóng được xem chương tŕnh văn nghệ. Thầy Bắc Sơn chạy lăng xăng sau hậu trường điều khiển đoàn văn nghệ con tầu Titanic, chỉ bảo cho cô cậu nào phải đứng ở đâu, như thế nào, nhắc khéo cho những người sắp sửa đến phiên chuẩn bị sẵn. Lần lượt rồi bao người ra hát solo, từ bài Làng tôi của Chung Quân:

 

Làng tôi có cây đa cao ngất từng xanh, có sông sâu lờ lững vờn quanh, êm xuôi về Nam.
Làng tôi bao mái tranh san sát kề nhau. Bóng tre ru bên mấy hàng cau, đồng quê mơ màng!..

 

đến bài Mẹ tôi của Nhị Hà:

 

Mẹ tôi tóc xanh nhuộm bạc tháng ngày. Mẹ tôi đau buồn nặng trĩu đôi vai
Bao năm nuôi đàn trẻ thơ nhỏ dại.
Cầu mong con ḿnh có một ngày mai…

 

Bài tôi hát h́nh như khoảng giữa chương tŕnh. Đứng sau hậu trường măi cũng chán thành thử khi nghe loan báo đến phần vũ điệu múa nón ngoạn mục của mấy cô và khi bài nhạc trỗi lên, tôi lẻn ra phía sau, chui ra trước phần khán đài ngồi với bao khán giả học sinh trả tiền khác để xem. Mấy cô múa nón ai trông cũng thật là xinh trong những chiếc áo dài trắng, tay cầm nón lá đưa lên đưa xuống theo nhịp nhạc của bài “H́nh ảnh người em không đợi” của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ:

 

Ngày nào em đến áo em màu trinh, áo xinh là xinh, áo em trong trời buồn
là gió là bướm là hoa là mây chiều tà.

Ngày nào em đến nón em cầm tay, nón em màu mây, nón em sao thẹn thùng
kề tai để nói cùng anh một câu chuyện ḷng.

Có bao giờ xóa nḥa tà áo trắng h́nh dáng người em không ngóng chờ
một bài thơ đẹp thêm t́nh thêm trên nón em

Để từ hôm ấy nón em làm thơ, nón em dệt mơ, đă ghi trong cuộc đời
h́nh bóng người em mà anh ngàn năm đợi chờ

 

Tôi mê mẩn lắng nghe điệu nhạc rất bắt tai và dễ nhớ. Lời nhạc đầy t́nh yêu nhung nhớ của một anh chàng nhạc sĩ với ngàn năm đợi chờ bóng dáng một cô gái đă ghi sâu tận đáy  ḷng của anh ta. Tai nghe, mắt thấy: trên sân khấu là những cô gái duyên dáng múa nhịp nhàng theo lời nhạc, đặc biệt nhất là một cô trong vai múa chính thật hiền lành khả ái: Sương Mai, sau này học chung với tôi năm lớp 11.

 

Ḷng c̣n đang lâng lâng với bài múa nón khi trở lại hậu trường, tôi giật bắn người khi nghe các bạn khác nhắc mọi người đă nôn nóng t́m tôi v́ đă đến phiên tôi hát sau vũ điệu múa nón. Tôi đúng là không có khái niệm ǵ về chăm chú ở một sự việc quan trọng như chương tŕnh văn nghệ này. Nó làm tôi nhớ đến một buổi chạy đua lấy điểm Đệ Nhất Lục Cá Nguyệt vào giờ thể thao của Thầy Cơ: Mỗi đứa trong nhóm bốn, năm đứa phải chạy đua một ṿng sân vận động Cộng Hoà. Thày có đồng hồ bấm giờ trong tay. Vừa nghe tiếng huưt c̣i khởi hành th́ đứa nào đứa nấy phải chạy bán sống bán chết một ṿng về đến đích v́ điểm cao hay thấp tùy theo ḿnh chạy nhanh hay chậm. Đang chạy nửa đường th́ từ đằng xa, chúng tôi thấy một anh chàng tự nhiên ngừng lại rồi dọ dẫm nh́n dưới đất như đang t́m một vật ǵ. Thầy Cơ đứng ở điểm khởi hành ngạc nhiên hết chỗ nói:

-Ơ hay, cái thằng kia đang chạy mà nó lại ngừng thế là thế nào? Không biết nó có biết đây là một cuộc thi chạy đua không?

Măi một lúc sau anh chàng ấy mới đi bộ tà tà về đến. Thầy lại càng điên tiết:

- Tại sao đang chạy mà lại ngừng?

- Dạ thưa Thầy em rớt tiền. Em phải ngừng lại kiếm!

 

Cũng như anh chàng đó, ưu tiên số một của tôi là xem mấy cô múa vũ chứ không phải lên hát. Tôi đă lo sợ Thầy Bắc Sơn dẹp phần tôi ra khỏi chương tŕnh, nhưng trái lại, Thầy bảo tôi chuẩn bị v́ sẽ đến phiên tôi bây giờ. Hơi nao núng khi nghe giới thiệu tên, tôi lấy hết can đảm ra hát bài đă được chỉ định sẵn cho tôi, Hùng Vương hành khúc:

 

Một, Hai, ǵn giữ, không bôi đen lên tường này,

Hỡi đứa bé lấm lem cùng mặt mày ngồi cười hoài.

Một, Hai, ǵn giữ công lao cha mẹ đóng góp,

Lo cho con học tấn tới, rơi mồ hôi.

 

Điệp khúc:

 

Ta quét vôi cho tường trắng lớp ta, á…ha…

Lượm rác quanh sân trường cho sạch bàn chân.

Xin đứng lên khung trời sáng, có anh , có em.

Ǵn giữ lớp học này cho anh em, cho quê hương.

 

(Tôi không nhớ đoạn kết cục)

 

Bài hát này do chính Thầy sáng tác, không hiểu sao tôi được cái diễm phúc nào mà thay v́ hát những bài hát trữ t́nh như “Máu nhuộm trước sân chùa”, “Quần ai treo trước ngơ”, tôi lại được hát “Hùng Vương Hành Khúc”, một kỷ niệm không thể nào quên.

 

Ngoài những bản Thánh ca hát trong nhà thờ, bản nhạc ấy   bài hát nghiêm trọng duy nhất trước công chúng của cuộc đời ca sĩ của tôi. Tuy rằng không được nổi tiếng như Duy Khánh hay Tuấn Vũ (một kinh nghiệm mà tôi nhất định không hằng mơ ước), mỗi lần nghĩ đến bài này là mỗi lần nó đem tôi về bao nhiêu kỷ niệm thời đi học. Tôi vẫn c̣n nhớ lời và điệu nhạc rất rơ. Thỉnh thoảng trong pḥng tắm tôi vẫn nghêu ngao :Một, Hai, ǵn giữ, không bôi đen lên tường này…”, làm vợ tôi bao lần đă tưởng tôi điên, cần gọi điện thoại cho nhà thương cứu cấp v́ bài hát lạ lùng nàng chưa bao giờ một lần nghe đến.

 

 

 

Thầy Bắc Sơn có một bản nhạc tương đối khá thịnh hành: “C̣n Thương Rau Đắng Mọc Sau Hè”. Thầy Cô và các bạn bấm (hoặc copy) link này để nghe Hương Lan  hát:

 

http://www.youtube.com/watch?v=k3xvcc1NaHc

 

 

                                     Ngọc, Lớp 6 - Hùng Vương

 

                                           Vợ chồng Sương Mai