NORTH / SOUTH CAROLINA / SAVANNAH TRIP, MARCH 2007

 

Thành phố Minneapolis nh́n từ trên máy bay xuống vào cuối tháng mùa Đông trông thật tiêu điều và xơ xác. Khác với tháng Giêng hay tháng Hai  cảnh trí trông thật hữu t́nh khi tất cả bao trùm bằng một lớp tuyết dầy cộm trắng xoá, cả thành phố bây giờ là một mầu vàng/nâu nhạt của cỏ đổi màu và của màu nước bùn khắp mọi nơi v́ tuyết đă tan thành nước quyện với đất. Minneapolis là một trong những thành phố lạnh nhất ở nước Mỹ, và do đó cũng như bao thành phố ở vùng Đông Bắc, dân chúng di cư về các tiểu bang vùng Tây Nam nên dân số ngày càng thưa dần, từ hơn nửa triệu vào năm 1950 nhưng đến năm 2005 chỉ c̣n lại 350,000 người.

 

Tôi đang ngồi trên chiếc máy bay DC-9 trên chặng đường thứ hai từ Los Angeles, California đến Charlotte, North Carolina. Minneapolis, Minnesota là trạm chuyển tiếp. Hơn một năm trước đây, bà Connie người Mỹ  xếp của vợ tôi theo chồng về hưu ở Asheville, North Carolina. Hai vợ chồng trước ở cách nhà tôi chỉ có nửa giờ lái xe, ông chồng sinh trưởng ở Los Angeles nhưng khi về hưu quyết định dọn về tiểu bang này. Từ lúc dọn về cho đến nay, Connie luôn mời chúng tôi đến thăm căn nhà mới. Nhân tiện vợ tôi cũng có bạn ở Columbia, South Carolina, và tôi cũng muốn đi thăm hai thành phố Charleston và Savannah, nơi tôi có  đọc qua mà không bao giờ biết tới, chúng tôi gọi báo cho cả hai nơi là sẽ làm một chuyến “kinh du” thăm hai người vào tuần thứ ba của tháng Ba.

 

Máy bay bay không đầy hai giờ rưỡi th́ hạ cánh ở Charlotte.  Không như những máy bay khác với hai ống phản lực dưới hai cánh, ống phản lực của chiếc DC-9 nằm hai bên đuôi phi cơ, tôi lại bất hạnh ngồi nh́n ngay ra nó bên ngoài cửa sổ. Khi  máy bay hạ cánh th́ tai tôi không c̣n nghe được những ǵ vợ tôi nói (lợi hay bất lợi?) , đầu th́ nhức c̣n hơn khi chẳng may bước vào pḥng ngủ trong lúc vợ tôi xem phim bộ Đại Hàn với cái giọng Nam pha Hoa thuyết minh “monotone” chói tai c̣n hơn đọc kinh cầu nguyện, thật là khó chịu. Cũng may là từ ngày Boeing mua McDonnal Douglas vào năm 1997, DC-9 đă ngừng sản xuất để nhường chỗ cho chiếc máy bay cùng loại bay đường xa tầm trung b́nh được lắm quốc gia trên thế giới ưa chuộng và đặt mua nhiều nhất thế giới với tổng số bán tính đến giờ hơn 6000 chiếc: Boeing 737.

 

Sau khi trả lời “Không” hơn 35 lần cho những câu hỏi của anh chàng làm cho hăng mướn xe Avis: “Anh có muốn lái xe x́-po hai cửa chỉ tốn thêm có năm đồng một ngày? “Anh có muốn mướn xe to ch́nh ́nh chỉ tốn thêm tám đồng một ngày?” “Anh ở tiểu bang khác khó t́m đường ở đây, tôi nghĩ anh nên cần mướn GPS?” , “Anh lái xe đường xa  thế nào cũng mọc trĩ nên mua thuốc Preparation H cho chắc?”, tôi leo lên chiếc xe giá cả đă ấn định trước trên Internet, mở cái GPS di động bằng bàn tay mang theo từ California, bấm vào địa chỉ của Connie rồi theo GPS trực chỉ.

 

Không như dân ở những thành phố lớn phần đông cần học lại phép lịch sự lớp vỡ ḷng, dân ở các tiểu bang miền Đông Nam nước Mỹ rất nổi tiếng về niềm nở, sốt sắng, kính cẩn và lịch sự với người không quen biết. Tôi thấy ngay cái Southern hospitality này khi ghé vào tiệm Chick-fil-A ăn tối sơ qua trước khi đến nhà khách. Chick-fil-A là một tiệm fast-food chỉ có ở các tiểu bang phương Đông, tương tự như McDonald’s nhưng chỉ bán thịt gà. Bà bán hàng người Mỹ trắng miệng lúc nào cũng nở nụ cười, kiên nhẫn đổi giá tiền mấy lần v́ tôi do dự không biết ăn loại gà nào ngon: gà thiến, gà nuốt dây thun, hay gà bị cúm. Ăn xong, ra xe để chuẩn bị lái tiếp th́ tôi để ư bánh xe sau bị x́. Nh́n tôi lấy con đội đội xe tháo bánh x́ để thay thế bằng bánh “sơ-cua”, vợ tôi âu yếm vuốt vai tôi và nói rằng không có chồng đi theo dùng sức voi để thay bánh xe th́ chắc nàng phải chết. Xa chỗ mướn xe hơn 90 cây số, hăng mướn xe chắc không thể nào giúp được cho đến sáng mai. Tôi nhắc với nàng nên ghi lại ngày giờ tối hôm nay nàng đă phát ngôn ra một câu nghe thật là chí lư để khi ở nhà nhớ đừng bao giờ làm biếng nấu cơm,  cho tôi ăn ḿ gói.

Một người đàn ông trạc 40 với giọng miền Nam thật khó nghe đến lăn cái bánh xe x́ vài ṿng chăm chú  t́m ra dấu đinh, chào và hỏi tôi có cần ǵ giúp đỡ. Tôi thật ngạc nhiên. Đúng là Southern hospitality quả không sai. Dân xứ này thật là tốt bụng. Ở Los Angeles trời chạng vạng tối như thế này mà có người đến gần giúp đỡ khi lâm nạn th́ một là ḿnh đang ngủ mơ, hai là người đó sẽ có con dao hay cây súng thủ sẵn trong người với dụng ư sẽ cho ḿnh ngủ mơ thật sự. Tôi tưởng North Carolina nằm gần về phía Bắc  nên giọng họ không nặng như những người miền Nam nhưng anh này nói giọng Nam đặc sệt làm tôi phải chú ư nghe. Chỉ cùng một tiếng Anh mà tùy theo vùng hay người nước khác nhiều lúc không thể hiểu nhau được. Nhờ việc làm mà tôi tiếp xúc được với những người nói tiếng Anh ở hai thái cực hoàn toàn trái ngược. Chúng tôi có một người thợ hàn người Louisiana, tiểu bang miền Nam nước Mỹ, nói giọng Nam nặng vô cùng. Hăng của tôi có văn pḥng ở Thụy Sĩ và Đức, có một cô ở Đức nói tiếng Anh giọng Ăng-Lê. Tôi thường phải nói chuyện điện thoại với cô ta, ban đầu khó nghe nhưng dần rồi cũng quen. Có một lần cô ta sang Mỹ, sau khi nói chuyện với anh chàng người Louisiana, cô ta nói với tôi là cô ấy hoàn toàn không hiểu anh ta nói ǵ. Ấy là cô ta nói tiếng Anh 100% trôi chẩy, huống ǵ là ḿnh. Lần khác một công ty ở nước Ấn Độ gửi hai người sang hăng tôi để được huấn luyện cách sử dụng máy hàn hăng họ đă đặt mua. Anh chàng Louisiana huấn luyện họ trong một tuần. Người Ấn Độ nói tiếng Anh ḿnh nghe cũng đă nhức lỗ tai, hai anh chàng này nghe anh chàng Louisiana c̣n ..nhức lỗ tai hơn, không hiểu ǵ nhưng v́ lịch sự nên im lặng không nói. Ngay sau khi họ trở về Ấn Độ, hăng của họ email cho chúng tôi là hai nhân viên họ gửi sang để huấn luyện không hiểu ǵ hết, và yêu cầu chúng tôi gửi người khác với giọng Mỹ b́nh thường sang Ấn Độ để huấn luyện lại!

 

8 giờ 45 tối xe tôi vừa qua downtown Asheville. Theo cái GPS tôi rời freeway vào con đường nhỏ hướng về Weaverville, nơi Connie ở. Trước khi tôi đến, Connie hỏi tôi có biết đường đi không, tôi nói với Connie là tôi có GPS di động nên đừng lo. Xe Connie có GPS, nhưng mua từ năm 2000  ở California,  h́nh như c̣n dùng CD nên quá lỗi thời. Đến đây th́ chỉ dùng được ở khu đường chính, vào đến khu nhà ở th́ mất phương hướng. Connie lo lắng tôi đi lạc nên đă email cho tôi cả nửa trang ghi lại lối đến nhà.  Tôi chỉ đọc sơ qua nhưng không để ư, cứ theo giọng nói của cái GPS phát thanh rơ ràng cả tên đường “Chuẩn bị quẹo phải vào đường Mustang Drive trong 300 feet”, và khi đến gần nó nhắc lại một lần nữa :  “Quẹo phải vào đường Mustang Drive” cho nên mặc dù trời tối đen như mực và mặc dù phải chạy ngoằn ngoèo quẹo trái quẹo phải, 9 giờ tối tôi lái xe vào driveway nhà Connie.  V́ đă được chúng tôi báo giờ sẽ đến, Connie và chồng là Don đă ngồi sẵn ở trước hành lang đợi. Hai người vồn vă bước ra driveway đón chúng tôi. Connie  với niềm hớn hở hiện rơ trên mặt ôm chầm lấy Loan và tôi cám ơn rối rít đă bỏ th́ giờ đến thăm. Connie nói ngoại trừ gia đ́nh hai đứa con trai của Connie, chúng tôi là bạn bè đầu tiên đến đây từ khi họ dọn đến Asheville từ tháng 12 năm 2005.  Hai vợ chồng về hưu ở với hai con chó nhỏ Jack Russell Terriers xinh xắn. Sau khi cất dọn hành lư, xem một ṿng nội thất, chúng tôi xuống basement nói chuyện gẫu đến gần nửa đêm rồi đi ngủ.

 

Mở mắt dậy nh́n đồng hồ, bẩy giờ sáng. Bây giờ chỉ là bốn giờ sáng California nhưng tôi thường dậy vào khoảng năm giờ nên trong người không thấy mệt mỏi. Pḥng ngủ của tôi ở trên lầu với hai cửa sổ nh́n ra trước và bên hông, hướng nào cũng có cảnh tuyệt đẹp. Nhà Connie ở trong dẫy núi Blue Ridge Mountain, nổi tiếng ở phương Đông nước Mỹ v́ nh́n xa có một màu xanh dương đặc biệt. Tối hôm qua cái GPS cho tôi biết cao độ ở đây là 2600 feet, gần bằng 800 thước.  Nh́n ra đằng trước là cái driveway dài hơn Vạn Lư Trường Thành (tôi nghĩ ở California tiền xây cái driveway này thôi có lẽ đắt bằng cái nhà ở đây!), hai nhà láng giềng đồ sộ hai bên và một rừng cây ở phía trước. Khu Connie ở trong góc kẹt cul-de-sac, và là điểm cao nhất ở vùng núi này nên thật là lư tưởng. Bên tay phải là cảnh nh́n như những h́nh chụp trong puzzle cắt ra trăm mảnh để ghép lại: chính giữa lác đác vài nhà với mái ngói tam giác cao nhọn như nhà thờ, hai bên là hai rừng cây với một con đường tráng nhựa ngoằn ngoèo như con rắn nằm bên tay phải. Xa xa ở cuối bức h́nh là Club house của sân golf và một dải cỏ màu xanh. Nhà Connie nằm trong Reems Creek Golf Club, một sân đánh golf bán công tiền hội viên chỉ có $5000, và tiền mỗi lần đánh cho người ngoài khi hội viên dẫn vào chỉ có $16! So với California th́ quá rẻ: Gần nhà tôi cũng có sân golf bán công, nhưng tiền hội viên là $40,000, và mỗi lần khi người ngoài vào đánh, hội viên phải trả $100.  Căn nhà này rộng 4,700 square feet (430 thước vuông, tính luôn cả hầm basement mà Don đă biến thành một pḥng khách tuyệt đẹp và thật là rộng), nằm trên thửa đất gần một mẫu, hai người mua với giá $550,000. Căn nhà tương tự ở California phải vào khoảng $1,700,000. Tôi đă nghĩ là sẽ không bao giờ rời California và có lẽ sẽ về hưu luôn ở căn nhà tôi sống hiện thời cho đến chết, nhưng sự khác biệt về giá cả và cảnh trí thơ mộng trên núi ở đây làm tôi hơi thay đổi ư kiến một tí. Don nói  với tôi là ở đây thấy rơ bốn mùa thay đổi. Mùa Xuân tuyệt đẹp khi cây cối ra hoa đủ loại màu sắc. Vùng núi này nổi tiếng về hoa màu sặc sỡ, rất tiếc là tôi đến sớm một tháng nên chỉ thấy cành cây trơ trọi. Mùa hè tuy rằng tất cả miền Nam và Đông Bắc nóng oi bức mồ hôi nhễ nhại như Việt Nam v́ ẩm ướt, chỗ này lại không bị oi bức và v́ ở trên cao, khí hậu dễ chịu như California: ban ngày có nóng đến đâu đi nữa nhưng ban đêm cũng rút lạnh. Mùa Thu đẹp như mùa Xuân khi cây lá đổi màu,  mùa Đông th́ không lạnh lắm, thỉnh thoảng  tuyết rơi dầy chỉ  một hay hai inch (3 phân) là cùng. Tóm lại, nói về thời tiết, đây là thiên đường để sống.

 

Connie là người Mỹ rất tỉ mỉ về cách ăn mặc. Trước khi chúng tôi đi, Connie đă dặn mang theo một bộ quần Tây khi đi ăn tối. Sáng nay Connie đă dặn chúng tôi cứ mặc quần jean thoải mái khi hai vợ chồng chở chúng tôi đi xem phong cảnh, chiều về nhà mới phải diện quần áo khác để đi ăn nhà hàng. Sau khi Don lái theo tôi đến văn pḥng mướn xe Avis ở downtown để tôi đổi xe khác v́ bánh xe hư, chúng tôi đi xem thắng cảnh ở Asheville.  Lái xe ṿng ṿng sân đánh golf xem nhà cửa, tôi không thấy đến một người da đen hay Á Đông. Thấy vợ chồng tôi với vợ chồng Connie, người Mỹ trắng ở đây có lẽ tưởng lầm chúng tôi là dân Trung Hoa vào thập niên 1800 c̣n sót lại ở California đến đây .…xây đường rầy xe lửa. Đời sống ở đây quá thanh b́nh. Trên con đường núi đến Blue Ridge Parkway, tôi thấy thỉnh thoảng vẫn c̣n sót lại những barn, (nhà dùng để giữ thóc lúa và súc vật), những log cabin  (nhà mà tường xây bằng thân cây chồng lên nhau), và bao nhiêu là nhà đất cỏ rộng mênh mông với trâu ḅ.

 

Dừng xe lại để chụp h́nh ở Blue Ridge Parkway, con đường dài 470 miles (760 km) nối liền đến Smoky Mountain nổi tiếng về màu sắc cây cối, tôi lại chứng kiến thêm kinh ngiệm của Southern hospitality: một anh đang lái xe đạp dừng vào chỗ chúng tôi và nói để anh ta chụp h́nh cho thấy cả bốn người. Tôi xin anh ta chụp chung với tôi một tấm, và sau khi rất vui vẻ nán lại thêm vài phút nữa  nói chuyện xă giao, anh ta lại đạp xe đi.

 

Tôi đă t́m hiểu và biết được dân số của Asheville chỉ có 70,000 người. So sánh với thành phố Simi Valley tôi đang ở là 120,000 người mà tôi đă có cảm tưởng như ở quê, tôi đă nghĩ Asheville là …đồng ruộng. Thế nhưng khi đến downtown Asheville th́ tôi hoàn toàn kinh ngạc: đầy dẫy những nhà lầu chọc trời, tiệm ăn khắp nơi với khách ngồi ngoài đường trông thật vui và tấp nập. Simi Valley của tôi không có phi trường. Ở đây có cả phi trường riêng, chứng tỏ là du khách hay business ở Asheville khá nhộn nhịp.  Khoảng một giờ trưa Don Connie chở chúng tôi đến lâu đài nhỏ Biltmore estate, một ngạc nhiên trong chuyến đi này mà tôi không nghĩ đến. Khi nói đến lâu đài, người Mỹ nào đă có dịp sang Paris xem Chateau de Versailles, Louvre, Fontainbleau… th́ nếu đi xem Hearst CastleCalifornia của Mỹ th́ sẽ thấy rất thất vọng v́ nó nhỏ bằng ..lỗ mũi. Chính v́ thế mà khi nghe về Biltmore estate, tôi hoàn toàn không hào hứng mà chỉ nghĩ mục đích chính yếu của chuyến đi là thăm vợ chồng Connie. Đứng trước Biltmore estate để chụp h́nh, cho dù là căn nhà tư nhân lớn nhất ở nước Mỹ với 250 pḥng, 43 pḥng tắm, 65 ḷ sưởi, diện tích bên trong là bốn mẫu (16200 thước vuông), tôi vẫn không có ấn tượng mấy v́ so với Louvre  hay Versailles, bên ngoài của Biltmore estate quá nhỏ. Thế nhưng khi mua vé vào xem bên trong th́ cả là một sự ngạc nhiên lớn lao.  Không có một bảo tàng viện, di tích lịch sử, lâu đài nào mà tôi đă xem c̣n duy tŕ bàn ghế, đèn đuốc, giấy dán tường -wallpaper-, đồng hồ, vật dụng trưng bày trong nhà sang trọng và tráng lệ bằng căn nhà này. Tuy rằng Biltmore estate hoàn thành vào năm 1895, thế nhưng pḥng nào cũng như pḥng ấy vẫn c̣n giữ nguyên vẹn như nhà mới xây, sẵn sàng cho người bây giờ ở vẫn được. Khác hẳn với Mission Santa Barbara xây 80 năm trước Biltmore, du khách vào xem liên tưởng  ngay đời sống các ông Cha thời ấy tương đối khắc nghiệt v́ bàn ghế, giường ngủ và dụng cụ thật thô sơ, nhà thờ lạnh lẽo, tường và sàn nhà siêu vẹo v́ kiến trúc bằng đất sét nện…. Ngược lại, khái niệm đầu tiên của một người khi vừa bước vào Biltmore estate là… Beverly Hills: sang trọng tột độ. Tất cả ḷ sưởi làm bằng đá mài quư, trần nhà của những pḥng không phải là pḥng ngủ không để thẳng tuột mà trang trí đủ kiểu khác nhau, từ gỗ quư đến tranh sơn dầu loại của hoạ sĩ nổi tiếng Michelangelo, Ư. Nhiều pḥng giấy dán tường là da chứ không phải giấy! Vùng rừng núi ở phía Tây North Carolina nổi tiếng về sản xuất gỗ nên hầu như pḥng nào cửa và tường đều làm bằng gỗ đắt tiền với công tŕnh chạm trổ thật tỉ mỉ và tinh xảo. Căn pḥng thư viện toàn bằng gỗ quư với chạm trổ thật công phu. Vừa bước vào tôi cảm thấy nó đẹp như thư viện trong phim The League of Extraordinary Gentlemen. George Washington Vanderbilt giầu sụ nhờ ngành xe lửa nên không ngừng ở bất cứ một khó khăn nào khi có ư định xây căn nhà sang trọng nhất thời bấy giờ. Ông  ta mua 100,000 mẫu đất. Khi san bằng phần rừng núi 250 mẫu (căn nhà chỉ toạ lạc trên bốn mẫu) để xây vườn hoa và hồ bên ngoài, ông ta mua cả triệu cây từ khắp nơi đem về trồng, đá mài qúy mua  từ Ư Đại Lợi và Indiana. Đă thế, ông ta mướn bao nhiêu hoạ sĩ, kiến trúc sư, nhà trang trí  từ Ư và Tây Ban Nha đến để giúp vào công tŕnh xây dựng.

 

Căn nhà này thiết lập khi điện và điện thoại đă được phát minh nên trong nhà là hệ thống truyền thông thật  tối tân. Hầu như ở pḥng nào người nhà cũng có thể gọi người làm ở tầng trên cùng (chỗ ngủ) hay dưới hầm (nhà bếp và nơi giặt quần áo).  Xem nhà bếp tôi mới thật kinh ngạc v́ năm 1895 mà họ đă phát minh ra máy sấy và food processor. Người giầu đúng là có khác: Trong nhà có cả một hồ bơi tương đối to, dài khoảng 25 thước. Thời bấy giờ họ đă có đèn để dưới nước cho sáng v́ hồ xây bên trong nhà. Ngoài ra c̣n có pḥng tập thể dục và hai hàng bowling.

 

Don rất tích cực chơi golf và tennis. Khi c̣n ở California, Don đă thường xuyên chơi trong Club. Connie thỉnh thoảng nói với Loan hỏi tôi mỗi cuối tuần có muốn gặp Don chơi tennis, nhưng v́ nhà quá xa (nửa tiếng), và tôi cũng có người để đánh tennis Thứ Bẩy hoặc Chủ Nhật nên chúng tôi không bao giờ chơi tennis với nhau. Lần này sang đây không đủ th́ giờ đánh golf nhưng v́ sân tennis ngay trên sân golf  nên sáng sớm Thứ Bẩy bẩy giờ Don và tôi đi đánh vài sets. Đánh với người lạ có một cái thú là không biết “công lực” họ như thế nào, thành ra cho dù Don lớn hơn tôi 15 tuổi, nhưng biết rằng Don sức khoẻ rất cường tráng v́ chơi golf thường xuyên mỗi tuần và tạng người Mỹ của Don cũng to xác hơn tôi, tối hôm trước tôi đă tự ḿnh cấm cung, tự nhủ “anh chưa đánh thắng th́ chưa động pḥng” để giữ ǵn thể lực cho trận đấu ngày hôm sau.  May thay là tôi chỉ lo xa: Don thua đại bại 6-0, 6-1 và hẹn tái chiến lần tới.

 

Trở về nhà tắm rửa xong, Connie vừa nướng sẵn một món ăn sáng phô-mai với trứng trông thật là lạ. Sau này đi về Loan nói với tôi là tôi “đặc biệt” lắm v́ Connie không nấu ăn, chỉ chuyên môn đi ăn tiệm. Thế mà hôm nay Connie xem cookbook nấu một món ăn sáng chưa bao giờ nấu để đăi khách. Tôi chụp thêm vài tấm ảnh hai người  trước nhà và sau khi nói cám ơn sự đón tiếp nồng hậu của Don và Connie, chúng tôi rời Asheville đi Columbia thăm  Hồng Linh, bạn cũ của Loan từ Regina Pacis.

  

Columbia với 123,000 dân là thủ đô và thành phố đông nhất của tiểu bang South Carolina. Dân số của cả tiểu bang South Carolina chỉ có 4 triệu 3, so với thành phố Los Angeles đă là 3 triệu 8 , đủ cho ta thấy là South Carolina dân số thưa thớt đến chừng nào. Tôi thấy dân da đen rất nhiều, nhưng trông họ hiền lành hơn người da đen ở Los Angeles. Hồng Linh luôn than phiền ở xứ khỉ-ho-c̣-gáy-xơ-xác-xa-xôi-chẳng-có-ai-đến-thăm Cà Mau này nên khi thấy con sông ..Tiền Giang bên tay phải, tôi biết ngay là xe chỉ c̣n cách nhà Hồng Linh dăm phút nữa.

 

Với tốc độ lái xe xuyên thời gian bất chấp phú lít, tôi đến nhà Hồng Linh đúng một giờ trưa, sớm hơn thời gian GPS ước lượng mười lăm phút. Đậu xe lên driveway, tôi thấy anh Long chồng Linh đang rửa xe. Anh Long là người Huế, sinh vào thời vua Minh Mạng, phát âm  nhỏ nhẹ mà lại nói tiếng Huế 100% nên cho dù là tôi có kinh nghiệm hai mươi năm nói chuyện với người ngoại quốc ở trong hăng, thỉnh thoảng tôi vẫn phải nhắc anh ấy lập lại để hiểu cho rơ anh ấy nói ǵ. Tôi nghe nói anh ấy có liên hệ xa gần ǵ đó với vua Bảo Đại, suưt tí nữa th́ tên đă là Bảo Long. Có họ hàng với vua như thế nên tính anh thích bảo tŕ (lau xe), bảo hành (không cần biết là hành lá hay hành Tây, anh chỉ muốn cho nó tồn tại cả hai) và bảo vợ. Vào nhà th́ Hồng Linh và chị Muội (ở Irvine California, cách tôi một giờ rưỡi lái xe, đến đây trưa hôm qua) đang bận rộn trong bếp sửa soạn thức ăn trưa: b́ cuốn và ḅ nướng vĩ. V́ đă đặt pḥng sớm cách đây 35 năm trước, chúng tôi được chủ nhà dành cho căn pḥng ngủ duy nhất ở dưới lầu. Tôi thích ăn chè nên khi nghe nói Hồng Linh làm sâm bổ lượng, tôi làm ngay cho một ly to tướng trước khi ăn ḅ nướng . Cái ngạc nhiên thứ nhất của tôi là Hồng Linh làm sâm bổ lượng ngon tuyệt, không thua ǵ sâm bổ lượng Fort Erie Canada của cô Hai Sen, và sâm bổ lượng San Diego của cô Tư Huệ. Cái ngạc nhiên thứ hai của tôi là ngoài tài thi sĩ trào phúng, Hồng Linh cũng là một nhà nội trợ đảm đang (có dấu đàng hoàng), nấu bao nhiêu món ăn ngon xuất sắc làm chúng tôi đến từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác: sâm bổ lượng, ḅ nướng vĩ, súp măng cua, lẩu, phở gà, ḿ xào gịn, và bún ḅ Huế. Ấy là chưa kể những món khác Hồng Linh đă sửa soạn nhưng chúng tôi phải dập đầu quỳ gối nói hết nước miếng cản xin đừng làm   ăn không hết: chả gị, ḅ kho, và chè Thái Lan.

 

Chủ nhật hôm nay sau khi ăn phở gà điểm tâm sáng, chúng tôi khởi hành đi xem hai thành phố CharlestonSavannah. Charleston, dân số 96000, là thành phố ngay trên bờ biển Đại Tây Dương, thuộc tiểu bang South Carolina, cách thủ đô Columbia hai giờ rưỡi lái xe. Charleston là thành phố chứng kiến nhiều dữ kiện lịch sử về cuộc nội chiến Civil war. Năm 1861, chống đối với chính sách giải thoát người nô lệ da đen của Tổng Thống Abraham Lincoln, bẩy tiểu bang miền Nam, kể cả South Carolina, sáng lập the Confederate States of America với mục đích chính yếu tách rời khỏi 23 tiểu bang Union States muốn giải phóng nô lệ. Ngày 12 tháng 4 năm 1981, quân đội miền Nam Conferate Army tấn công và chiếm đóng một căn cứ quân sự của quân đội liên bang ở Fort Summer (nằm trong vịnh Charleston), mở màn cho trận nội chiến đẫm máu nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Tổng số binh sĩ tử thương lên đến 557,000 người, nhiều nhất trong tất cả các trận chiến nước Mỹ tham dự. Charleston cũng là thành phố đầu tiên chứng kiến trận hải chiến đầu tiên với tiềm thuỷ đĩnh Mỹ: Tầu ngầm Hunley của quân miền Nam đánh đắm chiến hạm USS Housatonic của miền Bắc.

 

Đi bộ dọc theo những con đường ở khu phố gần bờ biển ở Charleston, du khách sẽ thấy rất nhiều những căn nhà cổ duy tŕ mới nguyên với lối kiến trúc đặc biệt của miền Nam: nhà thường có hai hay ba tầng; chung quanh ba bên tường rất nhiều cửa sổ; đằng trước hay bên hông cả hai tầng đều có hành lang với quạt trần. Nhiều nhà có phần hiên nhà h́nh bán nguyệt với những cột trụ tṛn để chống, phần đông sơn mầu trắng. Đặc biệt là nhà nào cũng có vườn không to th́ nhỏ, cây và hoa trồng rất tương xứng với mảnh đất. Khắp phố là xe ngựa chở du khách đi ṿng ṿng để  ngắm cảnh. Sáng dậy sớm chưa có th́ giờ đi bộ tập thể dục nên bây giờ cả đám vừa đi bát bộ vừa ngắm những kiến trúc lạ mắt bên gió biển thật là thích.

 

Charleston độ ba tiếng và sau khi ăn trưa, cả bọn lái xe đi Savannah. Savannah thuộc tiểu bang Georgia về phía Đông, nằm sát biển, cạnh ranh giới South Carolina. Savannah 100 năm trước phồn thịnh nhờ xuất cảng bông g̣n, và cũng đă bị huỷ hoại khá nhiều thời Civil War khi cuối cùng Tướng William Sherman của quân đội miền Bắc tiến vào thành phố sau khi đánh bại quân đội miền Nam. Một cá tính đặc biệt của Savannah là dưới phố có rất nhiều bùng binh h́nh vuông với những cây sồi -oak-  với tàn thật to lớn bao phủ ra cả dẫy nhà kế bên. Cạnh Savannah River là một dẫy tiệm shopping gọi là Factor Walk. Cả năm người chúng tôi không ai thích khu shopping này v́ tất cả tiệm nằm ở tầng dưới của những building thật cũ kỹ không được duy tŕ. Ở chơi đến sáu giờ rưỡi chiều, chúng tôi trở về Columbia.

 

Sáng Thứ Hai tôi đă định đi Atlanta, Georgia, nhưng chuyến đi thăm Savannah hôm qua làm tôi hơi thất vọng v́ không có ǵ đặc sắc. Hơn nữa, lái  xe từ Columbia đến Atlanta cũng khá xa, hơn bốn tiếng, nên chúng tôi đổi chương tŕnh đi Myrtle Beach về phía Đông Bắc của South Carolina. Khi đọc báo tôi thường thấy họ đề cập Myrtle Beach là một trong những băi biển được thăm viếng nhiều nhất ở phương Đông. Tôi đă đi nhiều băi biển ở California, nơi có hơn 450 băi biển nằm trên 1000 miles từ Bắc tới Nam, thành ra tôi cũng muốn đi xem thử Myrtle Beach như thế nào. Lái xe mất hơn hai tiếng. Đến nơi th́ tôi không được ấn tượng mấy cho lắm. Thứ nhất là không có núi như ở California, Hawaii hay ở Maine v́ núi tạo cho khung cảnh thêm hữu t́nh. Thứ hai là nhà cửa kiến trúc trông sơ sài và lác đác cho dù là ngay biển. Nước biển bên phía Đông Hoa Kỳ nhất định ấm hơn phía Tây: tôi thử nhúng chân xuống nước. Bây giờ là cuối Đông thế nhưng nước biển ở đây c̣n ấm hơn nước biển ở California vào mùa hè.

 

Trở về Columbia ở lại đêm cuối cùng , vợ chồng Hồng Linh đăi chúng tôi ở một nhà hàng Nhật mà người Chef đứng xào nấu trước mặt khách, teppan. Món ăn kiểu này đă được ông Benihana người Nhật Bản mở nhà hàng tiên phong ở New York vào thập niên 1960 và dần dần lan truyền khắp nơi trên đất Mỹ. Ở những thành phố lớn như New York hay Los Angeles, v́ nguyên thủy phát xuất từ Nhật Bản, người nấu teppan phần đông  người Nhật, nhưng ở thành phố Columbia khỉ ho c̣ gáy này khi tôi hỏi anh chef là người ǵ, anh ta trả lời là người Phi Luật Tân. Như thế có lẽ khi đến ăn tiệm Việt Nam ở đây, đầu bếp nấu phở chắc là người …Mễ?

 

Sáng hôm sau dậy sớm được Hồng Linh nấu bún ḅ Huế ăn điểm tâm, tôi mang valise ra xe để chuẩn bị lái đi phi trường Charlotte bay về Los Angeles. Kiểm soát  xem có bỏ quên ǵ trong pḥng, tôi không khỏi ..rủa thầm cô chủ nhà đă treo cây thánh giá và h́nh Đức Mẹ thật là to ngay đầu giường làm ba đêm vợ chồng tôi ngủ không dám động tĩnh. Tôi đă định để lại vài đồng tiền tip thế nhưng thay đổi ư kiến v́ nhớ lại sáng nào tôi cũng phải nghe Hồng Linh hát bài Phố Đêm “Phố đêm, đèn mờ giăng giăng, mầu trắng như mầu đen, mấy đường tối thui…” làm phẩm chất của lần đi nghỉ hè này của tôi bị giảm thiểu cực kỳ trầm trọng.

 

Từ Columbia đến Charlotte lái xe mất độ một giờ mười lăm phút. Sau khi chạy ṿng ṿng dưới phố xem phong cảnh và chụp vài tấm h́nh, tôi đến phi trường trả xe, chia tay với chị Muội v́ chị ấy bay US Air, c̣n chúng tôi th́ bay Northwest Airlines. Ngồi trên máy bay về lại California, nhớ lại những t́nh cảm nồng hậu của Don và Connie, của anh Long và Hồng Linh, tôi suy nghĩ số của chúng tôi quá may mắn, đi đến đâu cũng được có bạn bè đón tiếp thật niềm nở.  Nhớ lại những khẩu súng cà-nông, những bảng ghi lại những dữ kiện lịch sử chiến tranh thời nội chiến Civil War, tôi lại càng cảm thấy may mắn hơn ở trong một quốc gia sẵn sàng đổ máu để đem lại công lư cho người thấp cổ bé miệng: giải phóng người da đen ra khỏi ṿng nô lệ và mang tôi đến sống ở nơi đây. Tôi c̣n muốn trở lại vùng Blue Ridge Mountain của Connie để chụp h́nh cảnh cây lá đổi mầu, và Columbia của Hồng Linh để trở lại Charleston tiêu khiển th́ giờ lâu dài hơn một tí. Hy vọng lúc đó tôi sẽ thuyết phục được cô chủ nhà không hát bài Phố đêm mỗi sáng sớm, và vợ chồng tôi được ngủ ở pḥng trên lầu không có cây thánh giá hay h́nh Đức Mẹ treo ở đầu giường.

 

Nguyễn Tài Ngọc

 

With Connie and Don

 

Billmore Estate – North Carolina

 

Charleston – South Carolina

 

Long - Hồng Linh - Muội