Ai-Cập nổi dậy

 

 

 

Sau 18 ngày dân chúng Ai-Cập tụ họp biểu t́nh ở công trường Tahrir chống đối chính phủ, hôm Thứ Sáu 11-2-2011 vừa qua Tổng Thống Mubarak từ chức. Cả thế giới không ai có thể ngờ 30 năm Mubarak cai trị Ai-Cập như trong t́nh trạng thiết quân luật dân chúng bị kiểm soát chặt chẽ, thế  chỉ v́ diễn biến dân chúng nổi dậy đầu tiên ở Tunisia khi một anh bán rau cải phóng hỏa tự thiêu phản đối chính phủ mà sự căm phẫn đă lan tràn từ Tunisia sang Yemen, Jordan và Ai-Cập.

 

Mohamed Bouazizi 26 tuổi người Tunisia ở tỉnh Sidi Bouzid, 300 km phía Nam của thủ đô Tunis, có bằng cấp đại học nhưng không t́m được một nghề với bằng cấp của ḿnh. Bố Bouazizi mất từ lúc Bouazizi ba tuổi, và v́ phải kiếm tiền nuôi gia đ́nh tám người, bẩy năm nay Bouazizi mỗi chiều  đi mua rau cải trái cây sỉ để sáng hôm sau bán lẻ trên xe bán rau của ḿnh. Tuy rằng tiền lời thu vào hàng tuần 70 đô-la quá ít oi v́ chỉ có mỗi một người đi làm, Bouazizi hy vọng sẽ có ngày để dành đủ tiền mua một xe giao hàng, lợi tức thu nhập lúc ấy sẽ khá hơn. Thế nhưng theo lời khai của gia đ́nh, cảnh sát địa phương thường xuyên làm khó dễ những người bán hàng rong bằng cách hỏi giấy phép bán hàng, dù rằng cảnh sát dư biết họ không có. Bouazizi không tránh khỏi cảnh hạch sách này, không đủ tiền đóng giấy phép nên thường khổ năi v́ yêu sách ấy. Vào ngày 17-12-2010, một nữ cảnh sát viên tịch thu xe rau cải của Bouazizi v́ tội bán không giấy phép. Đă mấy lần xe đă bị tịch thu nhưng lần này Bouazizi không chịu trả tiền phạt 10 dinar (khoảng chừng 7 đô-la, bằng tiền lương nhân công một ngày) nên một cuộc căi cọ xô xát xẩy ra. Một bà cảnh sát tức giận, tát và nhổ nước bọt vào mặt Bouazizi. Một bà khác đá khi anh ta ngă xuống đất và đồng thời chửi động đến người bố đă mất của Bouazizi. Xấu hổ v́ bị nhục mạ, Bouazizi đi lên tỉnh định than phiền với nhà chức trách về hành vi trịch thượng của cảnh sát. Thế nhưng không một ai trong giới cầm quyền chịu tiếp xúc với Bouazizi. Trở về nhà và không báo cho một ai trong gia đ́nh hay biết, một giờ đồng hồ sau, vào lúc 11:30 sáng, Bouazizi quay lại trụ sở tỉnh lỵ chính, đổ xăng lên người tẩm lửa tự thiêu. Bouazizi được chuyển đến một nhà thương gần Tunis để chữa trị. Tin Bouazizi tự thiêu v́ bị nhà nước bức bách thấm thoát lan tràn khắp Tunisia khiến dân chúng khắp nơi đồng loạt nổi dậy biểu t́nh chống chính phủ. Với ư định làm nguôi lạnh t́nh trạng bất ổn, Tổng Thống Zine el Abidine Ben Ali đến nhà thương thăm Bouazizi vào ngày 28 tháng 10. Thế nhưng một tuần sau đó vào ngày 04-1-2011, Bouazizi qua đời

 

Phẫn uất v́ cái chết của Mohamed Bouazizi và sau 23  năm sống trong cảnh nghèo đói, thất nghiệp, tham nhũng, lạm phát, tự do ngôn luận bị giới hạn, dân Tunisia nổi dậy biểu t́nh khắp thành phố trong nước, đánh nhau với cảnh sát và quân đội. Cuối cùng, vào ngày 15-01-2011, Tổng Thống Zine El Abidine Ben Ali từ chức, bay sang Saudi Arabia xin phép tỵ nạn chính trị.

 

Nghèo đói và tôn giáo là hai nguyên nhân chính dân chúng nổi loạn. Các quốc gia Phi Châu và Á Châu nằm trong những nước nghèo nhất trên thế giới nên việc dân chúng phẫn uất nổi dậy lan tràn từ Tunisia đến Yemen, Jordan, và bây giờ Ai-Cập không phải là điều ngạc nhiên. Câu chuyện chỉ v́ một ḿnh Bouazizi tự thiêu là đầu giây mối nhợ cho chính quyền Ben Ali sụp đổ không khác ǵ đă xẩy ra trong lịch sử Việt Nam Cộng Ḥa khi Thượng Tọa Thích Quảng Đức tẩm xăng đốt ḿnh phản đối chính sách tôn giáo của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm. Hành động tự thiêu này đưa đến bao nhiêu làn sóng nổi dậy khác để rồi cuối cùng tướng Dương Văn Minh lật đổ chính quyền Diệm vào ngày 1-11-1963.

 

Mối hiềm khích giữa Phật giáo và chính quyền bắt đầu từ năm 1957 khi chính phủ băi bỏ ngày Phật Đản. Nó đưa đến thái độ chống đối quyết liệt của Phật Tử  vào đầu  năm 1963 khi Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm ban sắc lệnh cấm không được treo cờ Phật Giáo. Tuy rằng điều luật này chỉ bổ túc cho luật lệ quốc gia đă có sẵn là cờ tôn giáo chỉ được treo ở trong khuôn viên cơ sở tôn giáo, thế nhưng dư luận dân chúng thời bấy giờ cho rằng v́ gia đ́nh Tổng Thống Diệm theo Công giáo (ông Diệm có một người anh tên Ngô Đ́nh Thục là  Đức Giám Mục nhà thờ ở Huế) nên chính quyền tạo luật pháp chống đối Phật Giáo.

 

Nhân dịp lễ Phật Đản 15 tháng 4 âm lịch (đầu tháng 5 Dương Lịch), chùa chiền và đường phố ở cố đô Huế treo đèn, treo cờ Phật giáo chuẩn bị đón ngày Phật Đản. Nhưng 5 giờ chiều hôm đó, lực lượng cảnh sát thành phố Huế theo lệnh khẩn từ Sài G̣n đánh ra đă đi khắp thành phố và buộc dân chúng tháo bỏ tất cả những lá cờ Phật giáo xuống. Một phái đoàn tăng sư cùng cả ngh́n Phật tử  tới ngay tư dinh của Tỉnh Trưởng Thừa Thiên kiêm Thị Trưởng thành phố Huế để chất vấn về lệnh triệt hạ cờ Phật giáo. Ông Tỉnh Trưởng sau đó rút lui ư định của nhà cầm quyền, đồng ư cho cờ Phật giáo được treo trở lại.

 

Sáng ngày hôm sau, một rừng người rước Phật trên con đường từ chùa Diệu Đế lên chùa Từ Đàm mang theo nhiều biểu ngữ cổ vơ Phật giáo, chống chính sách hà hiếp bất công, yêu cầu nhà cầm quyền thi hành chính sách tôn giáo b́nh đẳng. Theo thông lệ, buổi lễ diễn hành Phật Đản này được thu thanh rồi được phát thanh vào tám giờ tối hôm ấy trên đài phát thanh Huế. Nhưng tối đó, đài không phát thanh chương tŕnh Phật giáo. Quần chúng hơn 10,000 người bất măn tụ tập ở ṭa phát thanh để t́m hiểu lư do. Không thuyết phục mọi người trở về nhà, xe cứu hỏa xịt nước vào đám đông và đồng thời quân đội bắn đạn mă tử và quăng lựu đạn cay để giải tán đoàn người biểu t́nh. Trong cảnh hỗn loạn ấy, lựu đạn nổ  tung, giết chết và làm bị thương mười mấy người. Nhóm Phật Tử buộc tội quân đội giết người vô tội trong khi chính quyền tin rằng Cộng Sản ḥa lẫn vào đám đông quăng lựu đạn giết hại dân lành.

 

Giáo hội Phật giáo lập tức sọan thảo bản tuyên ngôn nêu ra năm nguyện vọng băi bơ đàn áp Phật giáo và đệ tŕnh cho Tổng Thống. Liên tiếp ba tuần sau từ biến cố mấy người tử thương ở Huế, chùa chiền và dân chúng khắp nơi trong nước biểu t́nh liên tục phản đối chính phủ. Quân đội đem quân phong tỏa ba ngôi chùa ở Huế và dùng lựu đạn cay để giải tán biểu t́nh. Cả đôi bên không ai nhân nhượng nên cuối cùng Ḥa Thượng Thích Quảng Đức quyết định thiêu thân để tạo động cơ thúc đẩy chính  phủ giải quyết gấp rút năm nguyện vọng của Phật giáo và giải tỏa cho ba ngôi chùa ở Huế đang vị vây khốn. 

 

Vào giữa trưa ngày 11-06-1963 tại góc đường Phan Đ́nh Phùng và Lê Văn Duyệt, đă dàn xếp sẵn với  chư tăng chứng kiến, trong trạng thái ngồi thiền và sau khi một người khác đă đổ xăng ướt đẫm người của ḿnh, Thượng Tọa Thích Quảng Đức đă tự bật lửa tự thiêu. H́nh ảnh một ông sư tự đốt ḿnh lan tràn khắp thế giới, chấn động dư luận Mỹ, làm ảnh hưởng đến chính sách Mỹ ở Việt Nam. Nghĩ rằng tiếp tục ủng hộ Ngô Đ́nh Diệm sẽ làm rối loạn t́nh h́nh chính trị Nam Việt Nam, CIA âm thầm tiếp nối cho Tướng Dương Văn Minh âm mưu đảo chánh, và thành công khi tướng Minh cho người ám sát anh em Tổng Thống Diệm, Nhu vào tháng 11 năm 1963.

 

Trong hai câu chuyện lịch sử trên, Tổng Thống Ben Ali của Tunisia bị lật đổ v́ chính phủ tham nhũng giầu có trong khi dân t́nh đói khổ; ở Việt Nam nguyên nhân Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm sụp đổ v́ Phật Tử cho rằng tôn giáo bị đàn áp nên dân chúng nổi dậy. Trường hợp của nhà độc tài Nicolae Ceauşescu của Romania th́ cả hai yếu tố tôn giáo và nghèo khổ đă làm ông ta mất mạng.

 

Nicolae Ceauşescu là Tổng Bí Thư và là Tổng Thống của Đảng Cộng Sản Romania từ năm 1965 đến 1989. Khác với các nước Cộng Sản thời bấy giờ, theo lệnh của Ceauşescu, Romania là nước Cộng Sản Đông Âu duy nhất  giữ mối liên hệ ngoại giao với các nước Tây Phương và thường quyết định chính sách ngoại giao độc lập riêng ḿnh không theo khối Cộng Sản. Vào năm 1984, khối Cộng Sản Nga-Sô tẩy chay Thế Vận Hội thế nhưng Romania (và Trung Cộng, Nam-Tư) vẫn gửi phái đoàn lực sĩ đến tham dự.

 

Năm 1968, Ceauşescu phản đối kịch liệt khi Nga-Sô xâm lăng Tiệp Khắc. Cần một đồng minh nằm vùng để chống lại  khối Cộng Sản Đông Âu & Nga-Sô trong Warsaw Pact, các cường quốc Tây Phương nới lỏng điều kiện tạo thuận lợi dễ dàng cho Romania vay mượn tiền. Ceauşescu v́ thế vay mượn 13 tỷ đô-la của các nước phương Tây để phát triển kinh tế.  Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian ngắn hạn, chính sách mở mang kinh tế của Romania bị thất bại. Đối diện với một món nợ khổng lồ phải hoàn trả cho các cường quốc Tây Phương, Ceauşescu ra lệnh tất cả các sản phẩm nông nghiệp và kỹ nghệ của Romania chỉ dành để xuất cảng trả tiền vay nợ. Người dân vừa bị bắt buộc làm việc để tăng gia sản xuất, vừa bị túng quẫn v́ thức ăn hàng hóa khan hiếm trên thị trường. Romania trong ṿng một năm trở thành một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới.

 

Tuy dân t́nh đói khổ, tiệm không có hàng để bán, dân không có tiền để mua, trong tin tức trên TV hay trên đài phát thanh  người dân thường nghe nhà nước tuyên truyền chợ búa đầy thức ăn, hàng hóa có khắp nơi để bán, mùa lúa gặt năm nào cũng phá kỷ lục.  Nỗi phẫn uất của dân chúng v́ thiếu thức ăn đến mức độ bùng nổ vào năm 1989 khi ở thành phố Timișoara, chính phủ ra lệnh trục xuất Mục sư người Hung-Gia-Lợi László Tókés. Ban đầu chỉ có hội viên của nhà thờ Hung-Gia-Lợi bao quanh nhà thờ phản đối chính phủ nhưng dần dần sinh viên và rồi dân Romania tham gia vào việc biểu t́nh. Biểu t́nh lan tràn từ thành phố này đến thành phố khác và cuối cùng đến thủ đô Bucharest. Xung đột giữa dân chúng và quân đội đến mức kịch liệt, hơn ngh́n người biểu t́nh bị cảnh sát giết chết thế nhưng dân chúng thành công phá cửa sắt đột nhập vào dinh Tổng Thống. Tuy rằng vợ chồng Ceauşescu tẩu thoát bằng máy bay trực thăng, thế nhưng viên phi công bị Quân Đội ra lệnh cho trực thăng đáp xuống. Vợ chồng Ceauşescu bị bắt giam vào tù và vào ngày 25-12-1989, bị bịt mắt trói tay hành quyết. Với cái chết của Ceauşescu, Romania trở thành nước tự do, xin gia nhập Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO vào năm 2004.

 

Cuộc nổi dậy thành công của dân Tunisia buộc Tổng Thống Ben Ali trốn khỏi nước ngày 14-1-2011 lan tràn đến Ai-Cập. Dân chúng hô hào lên đường biểu t́nh chống nghèo đói, thất nghiệp, chính quyền tham nhũng và hơn ba thế kỷ độc tài của Tổng Thống Hosni Mubarak. Cùng với dân chúng nổi loạn ở các thành phố Alexandria, Mansura, Tanta, Aswan, Assiut…,  cả chục ngh́n người cắm dùi ở công trường Tahrir thủ đô Cairo, phong tỏa trụ sở đảng nắm chính quyền, Đảng Quốc gia Dân chủ, Bộ Ngoại giao,  đài truyền h́nh quốc gia, đ̣i Tổng Thống Mubarak từ chức. Đối đầu với lực lượng quân đội từ chối không dùng vơ lực đàn áp người chống đối, với công nhân nghiệp đoàn tham dự đ́nh công làm tê liệt kinh tế Ai-Cập, với số người ở công trường Tahrir ngày càng đông lên đến trăm ngh́n người, Tổng Thống Mubarak quyết định từ chức vào ngày Thứ Sáu 11-02-2011.

 

Tin Mubarak từ chức làm cả triệu dân chúng hí hửng, đổ tràn ra đường phố ngày đêm ăn mừng cho sự sụp đổ của một chính thể độc tài trong suốt 30 năm qua. Từ khi được nối vị từ chức vụ Phó Tổng Thống sau khi Tổng Thống Anwar Sadat bị ám sát, Mubarak cai trị Ai-Cập với luật lệ sắt thép. Ngoài số tiền Mỹ viện trợ hai tỷ mỗi năm từ năm 1979, tất cả những công tŕnh thương mại hay kinh tế, tài chính thu lợi từ việc kiểm soát tầu vận chuyển dầu hỏa trên kinh đào Suez đều do Mubarak và gia đ́nh nắm giữ. Trong khi 18% dân chúng Ai-Cập lợi tức chỉ có hai đô-la một ngày, lợi tức Tổng sản phẩm quốc nội (GDP (PPP)) mỗi đầu người của Ai-Cập chỉ có $6,367 đô-la, chỉ hơn Việt Nam không là bao nhiêu ($3,123/1 người, so với Mỹ $47,123/1 người), tài sản của Mubarak, theo tờ báo Guardian của Anh Quốc ước lượng th́ vào khoảng 40 đến 70 tỷ đô-la, hơn cả người giầu nhất thế giới là Carlos Slim, Mễ Tây Cơ, 54 tỷ ,và thứ nh́ Bill Gates, 53 tỷ.

 

Ngân hàng Thụy Sĩ hôm qua loan báo tạm thời phong tỏa trương mục của Mubarak. Chính phủ lâm thời Ai-Cập đă phát lệnh ngăn cấm tất cả Bộ truởng nội các trong chính quyền Mubarak không được rời khỏi Ai-Cập và niêm phong tất cả trương mục ngân hàng của họ ở trong nước.

 

Trong buổi diễn văn nhậm chức Tổng Thống năm 1981, Mubarak hứa hẹn với người đồng hương là sẽ mang cơm no áo ấm mọi người, sẽ mang Ai-Cập lên hàng cường quốc thế giới. 30 năm sau, trong khi dân chúng sống trong cảnh lầm than th́ chỉ có mỗi một Mubarak có cơm no áo ấm, thay v́ quốc gia Ai-Cập lên hàng cường quốc th́ chỉ có gia đ́nh Mubarak giầu có nhất nh́ thế giới.

 

Quốc gia không thể nào hưng thịnh nếu dân trí thấp kém. Chúng ta có thể thấy dữ kiện này trong hầu hết các quốc gia ở Phi Châu, điển h́nh là xứ Congo. Với dân số gần 71 triệu người đứng hàng thứ 19 trên thế giới, Congo đứng hàng gần chót về nước nghèo nhất. Nhưng trí thức không vẫn chưa đủ, quốc gia cần tài lănh đạo. Ấn Độ là quốc gia có nhiều kỹ sư điện tính nhất thế giới, vào trong bất cứ công ty nào có liên hệ đến computer ở Mỹ, không một hăng nào mà không có một số đông kỹ sư là người Ấn Độ. Thế nhưng thiếu tài lănh đạo, Ấn Độ bị Trung Cộng bỏ thua xa trên bước đường tiến thành cường quốc.

 

Ai-Cập, Tunisia, Việt Nam Cộng Ḥa trước 1975 có cùng một vấn đề nan giải, ngăn chận quốc gia biến chuyển thành hưng thịnh: Khi chưa cầm quyền, ai cũng tuyên bố quốc gia là trên hết, thế nhưng một khi đă vào cương vị lănh đạo, sự phong phú  của cái tôi của ḿnh bỗng nhiên quan trọng hơn sự hưng thịnh của quốc gia. Tổng Thống Mubarak sau 30 năm cầm quyền tài sản bây giờ ước lượng lên đến 70 tỷ.  Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu sau mười năm cầm quyền rời Việt Nam trong chuyến máy bay đi Taiwan với vàng mặt trị giá 15 triệu đô-la.  Ben Alin của Tunisa  bay sang Saudi Arabia với một tài sản khổng lồ vơ vét từ tài sản quốc gia sau hơn 23 năm cầm quyền (Ben Ali đang bị chính quyền Tunisia ra lệnh bắt giam. Cảnh sát Interpol thế giới cũng đă ban lệnh bắt cầm tù gia đ́nh sáu người, kể cả vợ chồng  Ben Ali, về tội tham nhũng).

 

Lord Acton người Anh, theo Công giáo, là một  chính trị gia và sau khi  măn nhiệm trở thành chủ bút của một tạp chí Công giáo. Vào năm 1887 Lord Acton viết thơ cho Giám Mục Mandell Creighton  bàn thảo đề tài Ṭa Thánh La Mă cho rằng các sử gia Công giáo chỉ nên viết khi có chấp thuận của giáo đoàn Công giáo. Trong một đoạn thơ, ông ta viết: “Quyền năng có khuynh hướng tạo tham nhũng, và quyền năng hoàn toàn hoàn toàn tham nhũng.” (Power tends to corrupt, and absolute power corrupts absolutely).

 

Năm lớp 3 Tiểu học, tôi làm Liên Toán Trưởng. Thỉnh thoảng một trong nhiệm vụ của tôi là lên đứng trước lớp ghi tên lên bảng những cậu nào nói chuyện trong khi thầy giáo chấm bài. Tôi không nhớ h́nh phạt là ǵ nhưng chắc chắn phải có h́nh phạt v́ một cậu trong lớp nói với tôi là nếu bắt gặp cậu ta nói chuyện th́ đừng ghi tên cậu ta, bù lại sau khi tan học cậu ta sẽ cho tôi một trái ổi. Không những không viết tên cậu ta, tôi c̣n không viết tên những người bạn thân của tôi cho dù họ nói chuyện.

 

Nước Việt Nam có rất nhiều những người giống như tôi. Thảo nào giống như Ai-Cập, Việt Nam chúng ta không bao giờ ngóc đầu nổi trên b́nh diện quốc tế.

 

Nguyễn Tài Ngọc

February 2011