Xin Được Làm Người

Li Th Mơ

 

 

 

Khỉ ơi là khỉ. Mẹ tôi đang lúi húi trồng mấy cây rau thơm ở sau nhà. Thằng Ti xách b́nh tưới nước của bà, xịt tứ tung vô các khóm hoa  hồng, thứ hoa mà bà thích nhất. Bà chạy theo lấy lại, miệng th́ mắng khỉ ơi là khỉ. Thấy thằng nhỏ nhăn nhó, bà lại phán thêm trông cứ như khỉ ăn gừng.

 

Tính kỳ thị thú vật của người Việt ḿnh, h́nh như hơi nặng. Bị gọi là đồ chó coi như khinh rẻ. Miệt thị kẻ thấp hèn th́ cho làm heo. Lỡ sinh ra diện mạo xấu xí th́ bị chê: mặt trông như khỉ. Cười đùa quá lố th́ cho làm giống khỉ khổng lồ: nham nhở như đười ươi. Nghĩa là sự khinh miệt tăng theo kích thước.

 

Bất kỳ chuyện ǵ cũng đều mang thú vật ra làm tiêu chuẩn nhiếc móc hay than thở. Đă nghèo mà c̣n gặp hoạn nạn th́ nói chó cắn áo rách. Soi mói, để ư chuyện người khác, th́ hăm he: đừng như khỉ ḍm nhà. Không quyết định dứt khoát, lằng nhằng hoài th́ bị mắng: thập tḥ thâp thụt như chuột ở miệng hang.

 

Răn đe con gái phải nghiêm trang thùy mị, th́ nói bóng nói gió chớ mang mỡ treo miệng mèo, theo thói mèo mả gà đồng, kẻo lại hối: khôn ba năm dại một giờ.

 

Làm việc   th́ ráng làm cho tốt, đừng có làm như mèo mửa.

 

Người đẹp về lụa lúa tốt về phân. Nhưng những người diêm dúa, điểm trang thái quá th́ bị mỉa mai: chuột chù dạo chốn vườn hoa, dạo qua dạo lại  vẫn ra chuột chù.

 

Thú vật c̣n bị  coi là ác độc. Đừng tin kẻ miệng hùm gan sứa, ḷng lang dạ sói, nước mắt   sấu. Tránh xa những  đứa mặt chuột, mũi diều hâu, tai dơi, mắt ốc nhồi.

 

Những  người ti hí mắt lươn: trai th́ trộm cắp, gái buôn chồng  người. Tội nghiệp cho thằng  cháu tôi, mỗi  lần nghe bà  đọc ca dao. V́ bị ám ảnh bởi cặp mắt không to lắm, nó cứ săm soi ngắm nghía trước gương,  rồi quay qua  hỏi: “ bà ngoại ơi! mắt con đâu có ti hí, phải không ngoại?”. Bà ngoại xác định chắc nịch “mắt con là mắt  lạch”. Thiệt là “bó tay”, cho cả cô lẫn cháu. Chẳng biết bù lạch là ǵ, nhưng yên chí mắt bù lạch phải đẹp và tốt hơn mắt ti hí, dù   giáo vẫn thường nói: “don’t judge a book by its cover”. Như vậy, cháu không lo người ta nghĩ ḿnh là người xấu.

 

Cầm thú có con ăn thịt nên phải săn mồi. C̣n con ăn thực vật th́ hiền ḥa chẳng hại ai như gà ḅ nai khỉ. Giống dưới nước th́ thức ăn lại chính là những con nhỏ hơn, thế là chúng bị kết tội “cá lớn nuốt cá bé”. Trong khi con người  với đầu óc mưu mô tính toán, họ c̣n chế tạo ra nhiều vũ khí tối tân để hành vi tội ác của họ đạt mức tối đa, như họ muốn. Hitler muốn tiêu diệt cả một chủng tộc Do Thái, Polpot muốn  giết cả một dân tộc Khờ Me. Vậy giữa thú và người: ai ác hơn ai? Một con cá lớn mỗi lần nuốt được bao nhiêu con cá bé? Và bản năng làm mẹ của loài thú cũng chẳng khác con người. Hùm đâu nỡ ăn thịt con, hay h́nh ảnh gà mái xù lông che chở cho gà con, khi bị diều hâu tấn công. Có khi nào bạn  ṃ tḥ tay vào ổ của một con chó cái vừa sinh con. Coi chừng chó mẹ, lúc này nó rất hung dữ và sẵn sàng cắn kẻ muốn bắt con của nó. T́nh mẫu tử thiêng liêng, xả thân bảo bọc cho con của  loài thú cũng đâu khác chi con người. Thế  nhưng  hành vi xấu xa nào của con người, cũng mang thú vật ra bêu rếu: người làm biếng th́ bảo gà què ăn quẩn cối xay. Chữ viết như gà bới, ngu như ḅ,  chậm như rùa, mập như heo, ngáy như ḅ rống, ồn ào như ong vỡ tổ, lạch bạch như vịt.

 

Khác  với phương Đông, phương pháp Tây đối xử với con vật có phần ưu ái hơn. Chúng ta thường chọn thú nuôi trong nhà là mèo hay chó. Không phải nuôi để ôm ấp nâng niu, mà có mục đích rơ ràng: mèo để bắt chuột, chó để giữ nhà. Chó mèo nuôi trong nhà chẳng tốn kém ǵ, v́ thức ăn chỉ là cơm thừa canh cặn.

 

Phương Tây coi thú nuôi như một thành viên trong nhà, được chăm lo sức khỏe như người   cũng có giấy tờ mang tên của  nó.Thậm chí có con c̣n được mang họ của  chủ. Cô bé Do Thái Anna Frank, khi phải trốn tránh bọn Đức quốc  , cô chỉ mang theo được cuốn sổ nhỏ. Cô đă gọi cuốn sổ này là con mèo Kitty thân yêu. Con mèo tưởng tượng là người bạn để cô thủ thỉ tâm sự mỗi ngày. Ngày nay trên toàn thế giới, chúng ta có hàng vạn, hàng triệu cái backpack của các em nhỏ mang chữ Hello Kitty. Đó   câu chào của  Anna Frank nói với Kitty mỗi ngày khi bắt đầu trang nhật kư.

 

Nhiều bà vợ khi bị phụ bạc, đă cay đắng nói rằng, con chó c̣n có giá trị hơn ông chồng: v́ con chó luôn trung thành với chủ. Chồng bỏ theo người khác, chứ chó luôn ở sát bên ḿnh.

 

V́ thú nuôi để phục vụ cho con người, nên chỉ có chó và mèo được nuôi trong nhà. Ở phương Tây thích con ǵ họ nuôi con đó. V́ vậy tới nhiều nhà, có khi bạn bắt gặp một chú heo mọi lũn cũn chạy theo chủ, hoặc một con vịt lạch bạch theo sau, chúng cũng có chăn ấm nệm êm như người. Chứ người ḿnh không ai cho heo hay vịt vô nhà. Chê dơ, hôi. Sự khinh rẻ kỳ thị khác nhau tùy theo mỗi loài. Con rồng cháu tiên,mắt phượng mày ngài, công hay cú.

 

Chúng ta thường chọn những con thật đẹp, thật hoàn hảo. Có một cậu bé mang về nhà một con chó chỉ có ba chân. Mẹ cậu hỏi: sao con lại chọn một con chó tàn tật. Cậu nói: mẹ không thấy nó có đôi mắt rất đẹp sao? nó cũng đáng thương.

 

Chính v́ ḷng nhân ái, cậu  đă được một món quà bất ngờ: sau đó con chó rất nổi tiếng. Mặc   thiếu một chân do bẩm sinh, nhưng con chó của cậu rất thông minh, nó có thể đi bằng hai chân như người,và biểu diễn nhiều tṛ ngoạn mục khác. Các gánh xiếc đ̣i mua nó với giá rất cao, v́ nó sẽ được mang đi tŕnh diễn khắp nơi, nhưng  cậu luôn từ chối. Với họ, con chó chỉ là vật kiếm ra tiền, với cậu, nó là h́nh ảnh đáng quí. Cái chân què chẳng làm con chó xấu đi hay giảm giá trị, sự cố gắng của nó cũng là châm ngôn cho những người tàn tật: “tàn nhưng không phế”.

 

Theo thuyết nhà Phật, trong sáu kiếp luân hồi, có khi đời sau ta lại thành cầm thú. Loài vật sinh ra với h́nh hài  hài xấu xí,thiếu trí khôn,vừa bị sai khiến để phục vụ cho con người, rồi lại bị chính con người gán cho bao nhiêu điều xấu. Quả là bất công. Con chó mà biết nói năng, chắc thằng đầy tớ cái răng không c̣n.

 

Làm thân trâu ngựa thật là tội nghiệp. Vất vả cả ngày nơi đồng sâu nước cạn, c̣n bị roi vọt quất vào. Thức ăn chỉ là mớ cỏ khô rời rạc. Nh́n những con trâu nằm thở ph́ pḥ bên bờ ruộng, hay những con ḅ cố kéo những cỗ xe hàng quá nặng, bạn có khi nào nghĩ tới kiếp sau? Hạnh phúc thay ta được làm người.

 

Trong truyền thuyết Phật  Giáo, có chuyện về “cô Ba cháo gà”. Chuyện kể rằng: v́ bán cháo gà, nên cô phải giết gà mỗi ngày. Cô đă giết tất cả 999 con gà. Sáng mai cô sẽ giết con   thứ 1000. Đêm hôm đó, trong giấc mơ cô thấy ông nội hiện về, bảo rằng: ông chính là con gà thứ 1000, mà cô sắp giết sáng mai. Từ đó cô không c̣n dám sát sanh, v́ cô nghĩ  bất  kỳ con vật ǵ, cũng có thể là thân nhân đời trước.

 

Dù bạn có tin hay không tin vào thuyết nhân quả, luân hồi. Xin hăy có ḷng nhân ái với loài vật, chúng đă không được may mắn như con người. Đừng hành hạ chúng để mua vui. Bởi v́ chúng cũng là loài có sự sống: tham  sống sợ chết, là lẽ tự nhiên của muôn loài sinh vật.

 

Lại Thị Mơ