NGƠ

Song Thao

 

                    

Tỷ phú Bill Gates vừa tặng 50 triệu đô để giúp nghiên cứu t́m ra thuốc chữa bệnh quên. Bệnh quên, Alzheimer, là một bệnh phổ biến nơi những người có tuổi.Tới nay vẫn chưa có thuốc chữa. Điều đáng quư nơi ông Gates là có tiền và có t́nh. Hai ông bà đă lập ra quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates Foundation giúp cho nhiều nơi nghèo đói trên khắp thế giới. Được thành lập từ năm 2000, tính đến cuối năm 2014, Quỹ đă chi 44.3 tỷ đô, trở thành quỹ từ thiện của tư nhân lớn nhất thế giới. Cái đáng quư của vợ chồng nhà tỷ phú này là số tiền 50 triệu đô hiến tặng kỳ này là tiền túi của họ, không lấy trong Quỹ! Tổ chức Dementia Discovery Fund có trụ sở tại Luân Đôn nhận số tiền hiến tặng này. Đây là một tổ chức tư nhân được tài trợ bởi chính phủ Anh, các hội thiện và các dược pḥng để nghiên cứu chế ra thuốc cho bệnh quên. Khi trao tặng tiền, ông Gates mong ước nay đă tới lúc phải có thuốc chữa cho chứng bệnh ngày càng phát triển này. Ông nói: “Đây là một vấn nạn lớn đang gia tăng, và mức độ thê thảm, ngay cả đối với những người sống sót, là rất đáng ngại”.

Ông Gates cũng cho biết là ngay trong gia đ́nh ông cũng có nhiều người đang mắc chứng bệnh này. Bệnh quên hầu như bị…quên tuy số người dính bệnh ngày càng gia tăng. Nhà ông Gates có người bệnh, chung quanh tôi cũng Alzheimer đầy ra. Ít nhất tôi có hai anh bạn văn, một ở Santa Ana, một ở Hoa Thịnh Đốn, đang vất vả với hai bà vợ ngơ ngơ ngác ngác giữa cuộc đời. Mới đây, qua bài viết “Thầm Lặng” của Kim Khánh, ái nữ của nhà văn Doăn Quốc Sỹ, tôi mới được biết bà Doăn Quốc Sỹ, nhũ danh Hồ Thị Thảo, cũng bị căn bệnh quên này hỏi thăm. Không biết có cần phải nhắc lại bà là con của nhà thơ Tú Mỡ, một thành viên của Tự Lực Văn Đoàn, nhưng sau này lại đứng bên hàng ngũ của phía bên kia. Ở phía bên này, nhà văn Doăn Quốc Sỹ lại là một cây viết chống Cộng nổi tiếng qua các tác phẩm của ông. Ông say sưa theo nghề văn lại bận bịu nghề dạy học, bà âm thầm lo việc nhà cửa cho ông yên tâm bay nhảy. Khi cuộc chiến tàn, ông và bạn bè văn chương bị bên thắng cuộc xô vào ṿng tù tội. Kim Khánh viết: “Thế rồi chính sự miền Nam đến hồi kết thúc. Con người không chính trị của bố lại một lần nữa ê chề. Ngày công an đến bắt bố đi, mẹ con bàng hoàng nh́n nhau. Các con chưa đứa nào đến tuổi kiếm tiền. Mẹ xưa nay thầm lặng trong vai “nội tướng”, giờ miễn cưỡng ra quân. Tiền dành dụm của gia đ́nh không đáng kể. Có tám miệng để nuôi, có bố nhục nhằn trong lao tù đợi tiếp tế. Mẹ vụng về t́m kế sinh nhai”. Cuộc tranh sống những năm đầu dưới sự cai trị oan nghiệt của cộng sản khiến toàn dân miền Nam nhợt nhạt như những bóng ma. Người dân thường khổ một th́ những gia đ́nh có người tù tội khổ mười. Mà có mấy gia đ́nh không có người bị nhốt vào những trại tù gọi là “cải tạo” được thiết lập đầy rẫy từ Bắc tới Nam. Bà Doăn Quốc Sỹ phải ra lề đường bán khoai ḿ, bán thuốc lá lẻ, giặt thuê, giữ trẻ. Cho tới ngày ông được thả về. “Ngày bố được thả về đợt một, nhà trẻ của “bà giáo”vẫn c̣n hoạt động. Mẹ hướng dẫn bố đu vơng khi các bé ngủ. Mẹ cũng dặn bố thường xuyên lau chùi gác và bỏ giặt tă dơ. Bố một mực nghe lời. Tưởng như cờ đă chuyển sang mẹ một cách êm thắm…Tuy nhiên mẹ không thể ngăn được bố lân la cầm lại cây bút. Thời gian này là lúc họ hàng ngoài Bắc vào chơi nhiều. Bên ngoại có cậu tôi làm đến chức thứ trưởng; cậu kể rằng lúc c̣n sống, ông ngoại phiền ḷng về sự nghiệp văn chương của thằng con rể. Bên nội có chú tôi – một nhạc sĩ cách mạng – chú biết ng̣i bút đang thôi thúc bố và đă từng rít lên giữa hai hàm răng; “Trời ạ! Đă chửi vào mặt người ta, không xin lỗi th́ chớ, lại c̣n nhổ thêm một băi nước bọt! Lần này mà vào tù nữa th́ mọt gông!”. Mấy mẹ con chết lặng trước viễn tượng “mọt gông”. Bố không màng đến điều này, vẫn miệt mài gơ máy đánh chữ. Đêm khuya thanh vắng tiếng gơ càng vang mồn một. Vài lần mẹ can ngăn, có lần mẹ giận dữ buộc tội: “Ông chỉ biết lư tưởng của ḿnh, không biết thương vợ con”. Vài tuần sau, chị hàng xóm đối diện nhà chạy sang x́ xào với mẹ: “Công an đặt người ở bên nhà con đó bác. Họ theo dơi bác trai!”. Rồi chuyện phải đến đă đến. Ông bị bắt lần thứ hai vào năm 1984. Công an ập vào nhà lục soát rồi chụp h́nh ông với những tang chứng. “Trong h́nh bố ngẩng cao đầu trông rất ngạo nghễ. Nhiều năm sau bố vẫn c̣n được nhắc tới với h́nh ảnh này”. Lần này ông bị kết án 10 năm tù.  Ông ra tù “b́nh an như một thiền sư”. Những khổ nạn nặng trên hai vai bà chỉ chấm dứt khi hai ông bà qua Houston đoàn tụ với con trai vào năm 1995. Được chừng mười năm th́ bà ngă bệnh. “Hôm nay, ở giai đoạn cuối của căn bệnh Alzheimer, mẹ nằm bất động một chỗ và không nói được nữa. Nhưng mẹ vẫn đưa mắt nh́n bố mỗi lần bố ra vào trong pḥng. Hôm nào bố vắng nhà vài ngày th́ mẹ nh́n con trai, mắt ḍ hỏi lo lắng. Khi bố về th́ mẹ vẫn nh́n bố, ánh mắt yên tâm hơn. Mẹ thầm lặng hơn bao giờ hết. Dưới mắt bố con chúng tôi, sự thầm lặng ấy càng ngày càng tỏa sáng”.

Mười năm sau ngày ông tới Mỹ, tôi gặp ông tại Houston, ông vẫn ít nói như xưa. Nụ cười hiền ḥa của một nhân cách lớn vẫn c̣n đó. Trong một bài viết, nhà văn Nguyễn Mộng Giác cho biết là năm 1975, Doăn Quốc Sỹ đă chọn ở lại một cách ung dung điềm tĩnh v́ “không thể rời bỏ quê hương được”. Nguyễn Mộng Giác kể lại: “Ông nói ông không thể rời bỏ quê hương được. Tôi nhớ ông nói nếu có gặp hoạn nạn v́ những ǵ đă viết th́ cũng đành chịu, v́ không khác được. Ông phải viết những điều cần viết, và sẽ ráng viết tiếp những điều cần viết. Không nói ra, nhưng chúng tôi biết ông ngầm cho rằng muốn có chất liệu viết được những điều sẽ viết, ông phải ở lại. Không hối tiếc, không hớn hở…Tôi hỏi thăm ông về những năm tháng ở trại Gia Trung, nhân tiện hỏi hư thực về tin đồn bên ngoài bảo rằng: từ khi bị bắt, Doăn Quốc Sỹ cương quyết quay mặt vào tường, tọa thiền diện bích, từ chối không trả lời những câu hỏi của cán bộ chấp pháp. Ông cười, rồi nói: “Anh em ở ngoài v́ thương nên đồn đăi như vậy. Ḿnh ở trong tay họ, làm vậy có ích ǵ! Cái cốt yếu là giữ được tư cách dù ở trong tay họ”.

Vài năm sau lần gặp ở Houston, tôi gặp lại ông ở quận Cam, ông đă thay đổi nhiều. Vẫn ít nói nhưng h́nh như sự khó khăn diễn tả đă làm thui chột những ư nghĩ muốn bày tỏ của ông. Cầu mong ông không lọt vào ṿng ngơ ngác của căn bệnh quái ác đă cướp đi đời bà.

Hai ông bà chỉ là hai trường hợp khác trong muôn vàn trường hợp của bệnh Alzheimer. Tại Hoa Kỳ, trong một thập niên qua, số người bị Alzheimer đă tăng từ 2 triệu  lên tới 4 triệu người. Giới hữu trách ước tính tới giữa thế kỷ này, số người mắc bệnh không phải chỉ tăng gấp đôi mà sẽ tăng gấp 5 lần! Người ta gọi đó là một “cơn dịch lặng lẽ” hoặc “căn bệnh của thế kỷ 21”. Tại Đức, có trên 600 ngàn người dính, chiếm tỷ lệ 0,75% dân số. Vậy mà mỗi năm bệnh quên lăng này lại mộ thêm được 50 ngàn người bổ sung vào con số trên. Thống kê năm 2006 cho biết có 26 triệu 600 ngàn người dính bệnh. Theo dự đoán của Tổ Chức Quốc Tế Alzheimer th́ bệnh sẽ ảnh hưởng tới 131 triệu người vào năm 2050. Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) đă xếp bệnh Alzheimer “là một trong những vấn đề y tế hàng đầu của thế giới ngày nay”.

Bệnh do Giáo Sư Alois Alzheimer (1864-1915) t́m ra vào giai đoạn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Nhưng sau đó chính nó bị…quên, không một ai tiếp tục công tŕnh của vị giáo sư người Đức này. Măi cho tới sau cái chết của minh tinh màn bạc Rita Hayworth vào năm 1987, giới nghiên cứu mới nhớ tới bệnh này. Thế hệ tôi hầu như ai cũng biết và mến mộ Rita Hayworth. Những ngày cuối đời bà là một chuỗi thời gian bi thảm. Sau khi nổi tiếng với khoảng 60 cuốn phim đă đưa tên tuổi bà trở thành “nữ hoàng t́nh yêu”, Rita tới phim trường với dáng vẻ xộc xệch. Có lúc bà đứng ngây người không biết làm ǵ, có lúc bà quên tiệt lời đối thoại. Khi được đạo diễn nhắc nhở, bà giận dữ phản ứng lại bằng những cử chỉ “đáng sợ và vô học” mà một diễn viên gạo cội như bà thường không bao giờ hành động như vậy. Tới năm 1971 th́ bà bắt buộc phải rời bỏ điện ảnh. Tinh thần suy sụp, bà t́m đến chất cay. Bà đă nhiều lần say sưa ném những vỏ chai rỗng sang nhà tài tử Glenn Ford, hàng xóm của bà. Bà thường hay lang thang ngoài đường với mảnh giấy ghi địa chỉ nhà trong túi. Giữa những ngày hè nóng nực của tháng 6 của miền nam California, bà mặc áo lông thú, đứng thẫn thờ trước cánh cửa quay của ṭa khách sạn chọc trời Wilshire Grand ở Los Angeles, vừa gật đầu với người gác cửa vừa hỏi: “Lối vào ở đâu”. Tới mùa hè năm 1981, bà không c̣n nhớ nổi tên của ḿnh! Bà mất vào năm 1987 tại New York. Kết luận của bác sĩ xác nhận chết v́ Alzheimer. Báo chí tường thuật đầy đủ chi tiết về những ngày cuối đời của nữ minh tinh Rita Hayworth khiến người ta lưu tâm hơn về căn bệnh này.

Bệnh Alzheimer c̣n có một thân chủ danh tiếng khác là Tổng Thống Ronald Reagan, Tổng Thống thứ 40 của Mỹ, nắm quyền từ 1981 đến 1989. Tháng 8 năm 1994, khi ông được 83 tuổi, bệnh Alzheimer t́m tới ông. Tháng 11 cùng năm, ông can đảm viết một bức thư tay gửi dân chúng Hoa Kỳ, thông báo về bệnh t́nh. Một trích đoạn bức thư như sau: “Tôi vừa được biết tôi là một trong hàng triệu người Mỹ nhuốm bệnh Alzheimer…Hiện giờ tôi cảm thấy yên ổn. Tôi định sẽ sống những năm c̣n lại mà Thượng Đế ban cho tôi để làm những việc mà tôi vẫn làm… Bây giờ tôi bắt đầu cuộc hành tŕnh dẫn tôi tới hoàng hôn của đời tôi. Tôi biết là nước Mỹ vẫn có trước mặt ánh b́nh minh rạng rỡ. Cám ơn các bạn. Xin Thượng Đế ban phước lành cho toàn thể các bạn”.

Bức thư được viết năm 1994 nhưng dư luận cho biết là không phải tới năm 1994 cựu Tổng Thống Reagan mới bị Alzheimer mà bị từ trước, khi ông đang c̣n là Tổng Thống. Họ kể ra những lần ông nhầm lẫn chuyện nọ ra chuyện kia, không nhớ tên người quen hoặc ngủ trong cuộc họp nội các. Trong cuốn hồi kư có tựa đề “My Father at 100”, xuất bản vào năm 2011 nhân sinh nhật trăm năm của vị cựu Tổng Thống đă phá sụp chế độ cộng sản, Ron Reagan, con trai út của Tổng Thống, đă tiết lộ cha ông đă có dấu hiệu của bệnh Alzheimer ngay trong nhiệm kỳ đầu. Ông đặt câu hỏi: “Có phải ông muốn rút lui khỏi nhiệm vụ v́ được chẩn đoán bệnh vào năm 1987? Tôi tin là như thế”. Ron Reagan cũng đă viết trong cuốn hồi kư việc ông đă lờ mờ nh́n thấy những dấu hiệu của sự lẫn lộn trí nhớ của Tổng Thống trong cuộc tranh cử năm 1984 và một lần khác vào năm 1986. Lần này Ron cho biết là Tổng Thống đă không nhớ được tên những hẻm núi quen thuộc ở California lúc bay ngang qua. Ông khẳng định: “Vấn đề cha tôi có mắc bệnh Alzheimer giai đoạn đầu khi đang giữ chức Tổng Thống hay không th́ tự thân nó đă có câu trả lời”. Bốn bác sĩ đă từng chăm sóc sức khỏe của Tổng Thống bác bỏ luận điệu này. Họ công nhận là Tổng thống có những lẫn lộn sự việc và tên người nhưng những triệu chứng của bệnh Alzheimer chỉ xuất hiện vào cưối năm 1992, đầu năm 1993, khi ông đă rời ṭa Bạch Ốc.

Theo Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh (tôi rất khoái những bài viết của ông Đốc trẻ này!) th́ việc mất trí nhớ (dementia) có nhiều nguyên do. Alzheimer chỉ là một trong những nguyên do đó. “Căn nguyên của bệnh Alzheimer là do những vẩy (plaque) chung quanh tế bào năo, tương tự như vẩy đóng trong mạch máu. Khác với vẩy cholesterol trong máu, những vẩy trong năo này được tạo thành bởi chất protein. Những vẩy protein như những chất cách điện, hệ quả là những tín hiệu được truyền đi từ một tế bào thần kinh này đến tế bào khác bị ngăn chặn. Hiện tượng cách ly này không chỉ xảy ra giữa tế bào này với tế bào khác mà c̣n ở ngay trong tế bào thần kinh, như những chùm tơ nhện, gọi là “tangles of Tau protein”. Ngoài việc cách ly sóng điện, những vẩy protein c̣n tiết ra chất độc để hủy diệt tế bào thần kinh, v́ thế năo bộ dần dần teo nhỏ lại…Như thế, sự suy yếu xảy ra một cách toàn bộ, từ trí nhớ, đến suy yếu thị giác và khả năng giữ thăng bằng. Khi bệnh càng nặng, người bệnh sẽ mất khả năng tư duy, không c̣n nhận biết người quen, không nhớ những chuyện mới xảy ra gần như tức th́. Họ sẽ có vấn đề hiểu câu hỏi, xử dụng từ ngữ để diễn tả hay tốn nhiều thời giờ để trả lời một câu hỏi có khi rất đơn giản. Khuôn mặt như khờ đi, không biểu lộ được cảm xúc. Họ mất khái niệm về thời gian và không gian. Tâm tính của người mất trí nhớ cũng thay đổi, có khi họ trở nên trầm cảm, cô đơn, nhưng có lúc hung dữ, bướng bỉnh v́ trong tư duy hạn hẹp, không ai hiểu được họ. Cuối cùng là mất luôn khả năng vệ sinh cá nhân như tiểu tiện và đại tiện. Người bệnh chỉ nhận biết được một vài người thân săn sóc cho họ. Khi thiếu những người này, hay khi phải rời xa môi trường quen thuộc, thường sẽ bị kích động những cơn sợ khủng hoảng tinh thần, gọi là panic attacks, làm cho họ cứng người đi, càng dễ bị té ngă thêm”.

Khi tôi đang viết bài này, một anh bạn lâu ngày không gặp, điện thoại tới cho biết sức khỏe rất sa sút. Nói năng dài ḍng cho một việc đơn giản, không nhớ tên con cháu, nói đi nói lại nhiều lần một sự việc, quên lẫn thường xuyên. Anh biết ḿnh đang đi vào chốn ngơ ngác với cuộc đời. Tôi khuyên anh phải đi bác sĩ ngay để chữa trị, anh buồn bă nói đi làm chi, anh không muốn sống phiền phức tới người thân, sống tới tuổi thất tuần là đủ rồi!

Biết là bạn bi quan trong bước đầu của Alzheimer nhưng đó cũng là một lối thoát, lối thoát tiêu cực. Anh không muốn kéo dài cơn bệnh phiền phức tới người khác khi bệnh chưa có thuốc chữa. Liệu 50 triệu đô của vợ chồng tỷ phú Bill và Melinda Gates để nghiên cứu thuốc chữa bệnh Alzheimer có kịp cứu được những người như anh bạn tôi không?  

 

Song Thao

01/2018

Website: www.songthao.com

 

http://www.songthao.com/gap-go-picture/images/hinh-103_jpg.jpg

Song Thao, nhà văn Doăn Quốc Sĩ, nhà thơ Tô Thùy Yên (Houston, 10/2005)

 

https://vtv1.mediacdn.vn/thumb_w/650/2017/1-1510568404258.jpg

Tỷ phú Bill Gates.

 

 

http://static.cand.com.vn/Files/Image/linhchi/2016/07/13/2de1e1cf-391f-4e2a-98d4-c65ee96bba68.jpg

Bác sĩ A. Alzheimer, người đă khám phá ra "căn bệnh của thế kỷ XXI" (h́nh trái). Năo người nhiễm chứng Alzheimer (h́nh phải).

 

http://static.cand.com.vn/Files/Image/linhchi/2016/07/13/1fe06bc8-d1df-445e-b4e9-b1d9293209d3.jpg

Siêu minh tinh R. Hayworth thời hoàng kim (h́nh trên) và khi "nhuốm" chứng Alzheimer (dưới).

 

http://static.cand.com.vn/Uploaded_ANTG/hientk1/11_ron1029.jpg

Ron Reagan và cuốn hồi kư.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

https://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2016/03/06/160306191916_sp_nancy_reagan_640x360_getty_nocredit.jpg

Tổng Thống Ronald Reagan và bà Nancy Reagan.