Mi T́nh Đu

(Hay là Lé ơi)

Tràm Cà Mau

 

 

(Có những chuyện thật mà như giả, có những chuyện giả mà như thật. Thật giả tṛng tréo nhau làm nên cái rắc rối của cuộc đời)

 

Thời đó, tại vùng Triệu Phong tỉnh Quảng Trị, nơi quê nghèo, đất đai khô cằn, nông dân ăn độn khoai sắn gần như quanh năm, có một mối t́nh đầu của đôi trai gái quê mùa,  yêu nhau từ khi c̣n để chỏm, mà không thành. Chàng tên là Ba, một nông dân học hành dở dang, mới vài ba năm tiểu học, nàng tên Lé,  vừa biết đánh vần chữ quốc ngữ. Vào thời Tây đang cai trị xứ “An Nam” và vua Khải Định trị v́ đó, th́ có tŕnh độ như đôi thanh niên nam nữ nầy, cũng đă được xem như là thành phần trí thức ở vùng quê xa xôi rồi.

Nhưng bọ ( bố)  của nàng, không ưa chàng, v́ tiếng chàng oang oang, và ánh mắt dưới đôi mày rậm, có cái ǵ gian ác. Cọng thêm cái tính trăng hoa của chàng, về tiếng đồn đi thả dê khắp các làng lân cận.  Một ông thầy tướng số, có phán một câu về chàng rằng: “ Anh nầy không lo tu tỉnh, th́ về sau chọc trời khuấy nước, làm chết hàng vạn hàng triệu người đó.”

Khi chàng nhờ người mai mối, bắn tiếng muốn cưới nàng làm vợ, th́ ông bố của nàng từ chối và nói: “Khi mô thằng Ba làm vua, th́ tui mới gả con Lé cho hắn.”Không biết lời từ chối  có tính cách khinh khi, thách thức của bố cô Lé có nung nấu chàng thanh niên tên Ba suốt một đời tranh đấu, chà đạp lên  thiên hạ,  bất kể thủ đoạn nào,  để mưu cầu cái danh vị quân vương hay chăng.

Người ta bảo rằng, khi yêu th́ thần thánh cũng thành dại khờ. Những mối t́nh đầu thường ít khi thành, và lắm lúc làm ray rứt, nhức nhối con tim suốt một đời người. Nhưng nếu lấy được nhau, th́ có khi vợ chồng cũng đánh cận chiến u đầu sứt trán, chữi rủa nhau thậm tệ. Khi t́nh yêu không măn nguyện mà tự ái bị tổn thương, th́ dễ trở thành cay cú, lửa hận nung đốt, và lắm lúc tạo thành  những động lực lạ kỳ, thúc đẩy con người làm những việc không ai lường được.

Bị bố mẹ ngăn cấm, nhưng đôi trai gái vẫn bí mật liên lạc với nhau khi bóng đêm đồng lơa với các sinh hoạt lén lút . Về sau, chính anh Ba cũng công nhận rằng, nhờ những đêm hẹn ḥ vụng trộm, mà có kinh nghiệm nhiều trong sinh hoạt bí mật, tránh được con mắt ḍm ngó của địch. Đôi trai gái hẹn ḥ nhau, đứng hai bên hàng rào, nói chuyện, than văn tỉ  tê, nói với nhau lời thương lời nhớ, chứ chưa dám cầm tay, sờ chân, hay đụng chạm thân thể. Như thế, cũng đă là quá liều, quá bạo vào thời đó. Một hôm, chàng Ba đánh bạo chui qua hàng rào, làm cô Lé sợ hết hồn, vừa đi thụt lùi vừa đưa hai tay ra chống đỡ, nói nho nhỏ: “ Đừng eng, đừng làm em sợ.  Đừng, đừng...” Cô Lé vấp đống rơm sau lưng và ngă ngửa ra. Anh Ba nhào xuống, ôm chặt người  yêu và toan hít lên má cô. Chưa kịp hành động, th́ con chó mực nhà cô Lé nhảy  chồm lên binh vực chủ, ngoạm một miếng ngon lành vào mông anh Ba, rồi lồng lộn, sủa ầm lên. Bố cô Lé tưởng có trộm, cầm gậy từ trong nhà phóng ra. Anh Ba khiếp vía, chui qua bụi hàng rào mà chạy trốn. Bố cô Lé tiện tay, cầm gậy phang cô túi bụi:

“Đồ đĩ thỏa, đánh cho chết mầy đi, rồi gọt đầu bôi vôi, dẫn đi bêu rếu khắp làng”

“Con lạy bọ, lạy bọ tha cho con, từ nay không dám nữa...” ( bọ là bố, theo tiếng địa phương)

“Mi đă 'ngủ ngáy' chi chưa?”

“Lạy bọ, con ngủ ngáy mỗi đêm.”

Cô Lé không hiểu chữ 'ngủ ngáy' của ông bố, nên trả lời sự thực, là đêm nào cô cũng có ngủ có ngáy. Ông bố th́ tưởng cô thú thật tội lỗi, thất vọng quá, làm rơi cả cây gậy trên tay, than hai tiếng ‘trời ơi’ rồi ôm đầu đứng lặng. Cô Lé đau đớn nằm khóc trên đống rơm khô. Bỗng ông bố cô gầm lên như cọp rống:

“Tao phải giết chết thằng vô lại trước, rồi giết mi sau”.

Ông bố cô xách gậy phóng ra ngơ, đi t́m tên khốn kiếp đă hại đời con gái quư của ông.

 

Anh Ba sợ quá, bỏ làng ra đi từ dạo đó. Cô Lé mang bệnh nằm liệt giường hơn hai tháng mới chống tay dậy nổi. Sáu tháng sau, khi cô bắt đầu có da có thịt lại, th́ được gả chồng. Chồng cô, cũng là một nông dân trong làng, đă yêu trộm cô từ lâu mà không dám tỏ bày với ai, v́ đă có anh Ba cản mũi kỳ đà. Anh nầy và anh Ba, cũng là chốn bạn bè.

Cô Lé thương chồng, thương con, luôn luôn vuông tṛn đạo vợ chồng. Nhưng thỉnh thoảng, trong mơ, cô thấy h́nh bóng anh Ba hiện về. Từ ngày anh Ba bỏ làng ra đi, tin tức về anh rất hiếm hoi. Có người đi xa về, bảo rằng có thấy anh Ba đứng bẻ ghi đường sắt cho xe lửa. Rồi lâu lắm, có người nói anh đi đánh xe ngựa, khi khác, có người nghe nói anh đang làm công nhân lao động cho sở lục lộ. Ba lần anh Ba bị Tây bắt đi tù, cả làng đều biết, và ai cũng sợ, không dám công khai bàn tán về anh. Cả ba lần, cô Lé đều khóc với chồng, xin bán một ít lúa, mua đồ tiếp tế cho anh Ba. Cô tỏ cái t́nh cảm một cách công khai, v́ cô không làm điều chi sai trái cả, khi nào cũng một ḷng với chồng, con. Anh chồng cô hiền lành nói :

“ Phải rồi, hắn hoạn nạn, ḿnh cũng nên giúp hắn. Vả lại, nhờ hắn bỏ làng đi, tui mới lấy được mụ. Hắn đi xa, không có ruộng đất cày bừa, làm ăn, th́ đói khát, nên phải làm giặc mà sống.”

Phần anh Ba, trôi dạt theo gịng đời cơm áo, gian truân và hiểm nguy cũng nhiều. Làm đủ thứ nghề để kiếm sống. T́nh ái vụn vặt, lăng nhăng khắp nơi. Nhưng trong ḷng không khi nào quên được cô Lé, mối t́nh đầu nơi quê hương. Vừa yêu vừa hận.

Có thời anh Ba dùng bạo lực cách mạng, cưỡng hôn được một giai nhân, nguyên là hoa khôi một trường nữ trung học lớn nhất ở Sài g̣n, đem về làm "áp trại phu nhân", nhưng h́nh ảnh cô Lé, vẫn chói ngời đau đớn trong trái tim anh. Anh thề, phải có ngày gặp lại người xưa. Có ngày gặp lại ông bố khắc nghiệt của cô Lé, cho ông tiếc, ngày xưa đă chối từ, không gả con gái cho anh.

Mấy chục năm sau, kể từ ngày anh Ba vắt gị lên cổ chạy trốn cơn thịnh nộ của ông bố cô Lé, anh leo dần lên đến chức vụ  tối cao của một nước, được mệnh danh là cọng ḥa xă hội chủ nghĩa. Anh trở thành “lănh tụ vô vàn kính yêu”. Bấy giờ đă 66 tuổi, có kẻ gọi bằng anh, nhưng nhân dân gọi là ông lănh tụ. Ông lănh tụ không dám để thiên hạ gọi bằng “ông”, v́ chức ông cao hơn chức bác. Chức bác để dành riêng cho kẻ khác mà ông vừa tôn thờ, vừa diễu cợt.

Sau năm 1975, ông lănh tụ cho người đi khắp nơi ḍ la, t́m kiếm gia đ́nh bà Lé, nhưng biệt vô âm tín. Chiến tranh tàn khốc, ác liệt, đă càn qua quê hương Quảng Trị của ông không biết bao nhiêu lần. Tàn phá, chết chóc, li tán. Không gặp lại được những người ngày xưa, đă chê bai chối từ ông, để cho họ thấy cái quang vinh huy hoàng tột đỉnh của ông, th́ uổng lắm. Cũng mất đi một phần ư nghĩa của cuộc đấu tranh trường kỳ gian khổ trong quá khứ của ông. E rằng, vết thương t́nh ái đầu đời, ông phải c̣n phải  mang theo măi cho đến khi xuống đến tuyền đài chăng.

Hai năm sau ngày ḥa b́nh, người ta mới t́m ra được tung tích bà Lé. Gia đ́nh bà đă trôi dạt về khu tị nạn B́nh Tuy. Ông Ba lănh tụ tức tốc bỏ cả việc nước, bay thẳng từ Hà Nội về Sài g̣n. Cho người đem xe đến tận  nhà, rước bà Lé vào dinh lănh tụ. Trong xứ cọng sản, cái ǵ cũng là bí mật quốc gia. Người đi rước bà cũng chưa biết chuyện ǵ sẽ xảy ra sau đó.  Gia đ́nh bà Lé khóc lóc kêu than, tưởng cách mạng bắt bà đi học tập cải tạo v́ mối thù năm xưa của ông lănh tụ. Bà Lé ôm theo một bộ áo quần, hai củ khoai lang gói trong giấy báo. Bà cũng lo lắm, nhưng bà nghĩ rằng, bà chưa làm ǵ trái pháp luật, th́ chắc cũng không đến nỗi nào. Có ở tù th́ sau nầy sẽ được minh oan và về sớm.

Bà Lé được dẫn vào dinh. Trong đời bà, chưa thấy nơi nào sang trọng, nhà cao cửa rộng như thế nầy. Pḥng khách rộng như cái đ́nh làng. Đèn thắp sáng trưng như ban ngày thật là phí phạm. Bà Lé suy nghĩ lung lắm. Nếu nhà tù mà sang trọng như thế nầy th́ bà cũng xin đi tù cho sướng thân. Ngồi chờ một lúc, th́ cửa mở. Bà Lé thét lên  mừng rỡ khi nhận ra ông Ba, người t́nh năm xưa :

“ Eng, có phải eng không? Mấy chục năm rồi, mới chộ lại eng. Eng mần chi ở đây ?” (Anh, có phải anh không? Mấy chục năm rồi, mới thấy lại anh. Anh làm ǵ nơi đây?”)

Rồi bà khóc hu hu làm ông lănh tụ cũng cảm động mắt cay xè. Ông ngồi im lặng nh́n cố nhân, một bà già nhăn nheo, má tóp,  tóc búi tó, sún hai răng hàm trên, một răng hàm dưới, mắt hấp hem, chân đen nứt nẻ, cái quần bạc màu nhăn nhúm. Ông thở dài nhè nhẹ.  Bà Lé lấy tay áo quệt nước mắt và  hỏi:

“Nghe nói bi chừ eng mần vua phải không?” ( Nghe nói bây giờ anh làm vua phải không)

" Ừ, th́ cũng giống như rứa"

Bà Lé lên giọng :

“ Vua, viếc?  Vua chi mà ăn mược (mặc) bần hàn rứa. Không có áo hoàng bào, mà mược áo sơ-mi trắng ngắn tay bỏ ra ngoài quần. Cũng không có hia măo chi cả, chỉ mang dép nhựa. Thiệt có hơn chi eng (anh)  tài xế xe đ̣?”

Ông Ba lănh tụ nh́n bà Lé mà cười với ánh mắt tinh nghịch, trả lời:

“ Tui thuộc giai cấp công nông, lănh đạo cách mạng, làm cách mạng. Ăn mặc cách nào cho gần gũi với nông dân th́ cũng tốt thôi”

“ Rứa răng eng không ở trần, mược quần xà lỏn, đi chưn đất cho khỏe, chộ giống nông dân hơn? Hay là ngoài Bắc thiếu vải, eng không có vải mà may hoàng bào?”(Thế sao anh không ở trần, mặc quần xà lỏn đi chân đất cho khỏe, thấy giống nông dân hơn ? Hay là ngoài Bắc thiếu vải, anh không có vải mà may hoàng bào?”)

Ông Ba trợn mắt lên mà nói rơ ràng, chắc nịch:

“Thiếu ǵ, cả nước!”

“Tui tin eng. Giưng eng mần cách mạng để mần chi rứa?” (Tôi tin anh. Nhưng anh làm cách mạng để làm ǵ thế ? )

“ Mụ ni hỏi chi mà dị chưa tề. Làm cách mạng để đem no ấm, hạnh phúc và công bằng cho toàn dân, đem thế giới đến đại đồng chứ để làm ǵ.” (Bà nầy hỏi chi mà kỳ chưa. Làm cách mạng để đem no ấm, hạnh phúc và công bằng cho toàn dân, đem thế giới đến đại đồng chứ để làm ǵ.”)

Bà Lé hừ một tiếng trong cổ họng, và nói:

Ăn toàn khoai, sắn độn, lưng bụng, mà kêu là no. Mược (mặc)  áo quần rách ḷi mông ḷi lưng, mà kêu là ấm. Đói vẩu miệng ra, th́ hạnh phúc chỗ mô (nào) đây? Công bằng ở chỗ mô (nào), không thấy mô cả. Thế giới đại đồng là cái khỉ chi, tui không cần mô. Có đem cái đại đồng của eng ra hấp với cơm , ăn cho đỡ đói được không?”

"Ń, mụ đừng nói giọng mất lập trường, không được đâu. Mụ có nghe đến bạo lực cách mạng chưa?”

 “Chưa!”

"Nghĩa là nghiền nát bọn chao đảo, bọn mất lấp trường. Diệt, tận diệt hết.”

“Ń, ń eng đừng dọa tui nghe. Dọa ai th́ được, chớ tui th́ không sợ mô.”

Nét mặt đanh thép dữ dằn của ông Ba lănh tụ bỗng nhiên dịu xuống bất ngờ. Ông cười, nụ cười bối rối:

“Mấy chục năm rồi mà tính khí mụ vẫn thế, không thay đối chi cả.”

Đang nói chuyện, th́ có một ông hé cửa vào nh́n vào, có vẽ khép nép, cũng nói giọng Quảng Trị:

"Thưa đồng chí bí thư thứ nhất vô vàn kính yêu ..."

Ông kia chưa nói hết lời th́ vị lănh tụ khoát tay, ra dấu bảo lui ra ngoài. Cửa vừa khép, bà Lé quay qua hỏi:

“Liền ông mà cũng yêu nhau? Eng trở thành 'bà bóng' khi mô rứa? Khổ chưa!”

“ Đừng nói chuyện tào lao. Ông ấy là đại thi sĩ của nước ta đấy. Y là thi sĩ của nhân dân, không phải là trí thức như bọn văn thi sĩ khác”

“Trí thức là cái chi rứa eng? “

Nghe bà Lé hỏi, ông lănh tụ nghiêm mặt lại, lộ vẻ giận dữ, nói gằn qua kẽ răng:

“Trí thức là  bọn phản động. Cực  kỳ phản động. Chúng có chút hiểu biết nên hay nghi ngờ những điều đảng ta nói. Không tuyệt đối tin tưởng như giai cấp nông dân, thợ thuyền. Đảng ta đă tận diệt bọn trí thức từ lâu, chà cho nát ngướu. Những tên c̣n lại th́ co ṿi rụt cổ, không dám ho he một tiếng. Bọn đó có hiểu biết, nhưng ít kẻ có can trường, sợ  khó, sợ khổ, sợ đói. Càng khôn ngoan, th́ càng biết suy tính lợi hại, và càng dễ đi đến hèn nhát. Cộng sản khắp nơi trên thế giới, đều ghét bọn trí thức, v́ khó bịp được chúng lắm.”

“Ń eng, không bịp được người ta, rồi ghét bỏ và tận diệt. Mần chi mà thất đức dữ rứa?”

“ Rứa th́ mụ chưa hiểu chi về bạo lực cách mạng sao ?”

 

Ngồi im lặng một lát, bà Lé dịu dàng hỏi:

“ Eng mần vua có sướng không?”  (Anh làm vua có sướng không?)

Ông Ba thở dài:

“ Sướng th́ có sướng thật. Nhưng cũng lo lắng lắm. Phải bận rộn, tâm trí căng thẳng. Tính mưu, lập kế, đối phó với bọn đồng chí bên trong, bọn thù địch bên ngoài. Sơ hở một chút là chúng giết ḿnh chết không kịp ngáp. Lại thất đức lắm. Giết đồng chí thân cận, giết hại bạn bè, cả anh em, không từ ai cả. Chết nhiều người quá. Ba triệu thanh niên miền Bắc, và cả nửa triệu người miền Nam. Đất nước tan hoang đổ nát. Chỉ có ḿnh tui, gia đ́nh tui là sung sướng, chỉ có một số đảng viên hưởng phúc, hưởng lợi lộc. Úi chà! Tại sao tôi lại thổ lộ tâm can với mụ làm chi nhỉ? Gặp lại mụ, tự nhiên tôi mất cả đề cao cảnh giác thường nhật. Bậy thật.”

Bà Lé an ủi :

“Thôi eng đừng buồn. Bác Hồ có nói xây dựng bằng mười ngày xưa.”

Ông lănh tụ nói như gầm:

“Xạo, xạo! Bố láo cả!”

Rồi ông  Ba hạ giọng th́ thầm:

“Mụ phải thề, là đừng nói lại với ai những lời tôi vứa thổ lộ. Thề đi!”

 

Bà Lé dài giọng:

“Thề, thề cá trê đục vô ống đó. Chuyện có chi quan trọng mà phải thề với thốt cho mệt. Ngày xưa, eng cũng thề thốt đủ điều rồi bỏ tui mà ra đi. Có thần thánh mô vật chết eng mô nà!”

Bà Lé dịu dàng nh́n ông Ba, rồi móc từ túi xách ra hai củ khoai luộc bọc trong giấy báo, đưa cho ông lănh tụ và nói:

“ Eng ăn hai cộ (củ) khoai ni đi. Ăn cho đỡ đói.”

Ông lănh tụ một tay ôm ngực như dằn cơn đau tim, một tay đưa ra cầm củ khoai mà nước mắt rưng rưng. Một hồi sau mới thốt được nên lời th́ thầm:

“Bà làm tui cảm động muốn khóc. Tui nhớ năm xưa, bí mật về Cồn Tiên diễn thuyết, bị Tây vây bắt, trốn trong bụi rậm, đói khát gần chết, bà bới cho tui mấy củ khoai. Nhờ vậy mà c̣n sống sót đến hôm nay.”

Ông lănh tụ cắn củ khoai, ăn cả vỏ. Bà Lé  nh́n và nói:

“ Vua mà ăn khoai cả vỏ! Tội nghiệp chưa tề. Từ ngày giải phóng, chúng tui là nhân dân, mới ăn vỏ khoai, chớ eng là vua mà cũng ...”

Ông Ba cắt ngang, giọng buồn buồn:

“Tui ăn cả vỏ khoai để t́m lại cảm giác, đi về kỷ niệm năm xưa. Cái t́nh cảm hy sinh của mụ dành cho tui. Cái hồi gian khổ đó. Và bây chừ, ăn vỏ khoai, để chia xẻ cùng đồng bào ruột thịt hai miền đang đói. Để cả nước đói, là trách nhiệm của cả đảng, và tui là kẻ đứng đầu. Nhưng không biết làm chi hơn.

Bà Lé đưa mắt nh́n quanh dinh thự, thấy trần cao, cột lớn, đèn đóm sáng rực, tường treo tranh, góc có dựng tượng mỹ thuật, sang trọng. Bà hạ giọng nói thầm với ông lănh tụ:

“Ông ở nơi xa hoa, sang trọng như ri, không sợ mai mốt cọng sản nỗi dậy, chúng nó có treo cổ ông lên không?”

Ông Ba lắc đầu chán nản, nh́n người yêu cũ quê mùa dốt nát bằng con mắt thương hại. Tự đấm vào ngực mà nói:

“Tui, tui là cọng sản đây nè. Tui treo cổ tui lên sao?"

“Eng là cọng sản thiệt không? Hèn chi cả nước đói giơ cọng, giơ que ra.”

Ông Ba lănh tụ nh́n bà Lé với vẻ mặt ngơ ngác. Quắc mắt lên v́ giận. Nhưng rồi một lúc sau ánh mắt dịu xuống. Nét mặt như ôn ḥa, cảm động. Ông nói:

“Chỉ có mụ là nói thật. Mấy chục năm nay tui chưa nghe được một câu nói thật nào. Toàn cả láo với láo mà thôi. Toàn cả những lời xu nịnh, bịp bợm, láo khoét, lặp lại như vẹt. Tui biết láo mà phải nghe, phải tán đồng, gật gù, khen tụng. Chung quanh tui, cả trên lẫn dưới, không ai dám nói một câu thật ḷng. Nghĩ một đường, nói một nẻo. Cả đồng chí, bạn bè, vợ chồng, cha con, phải nói dối nhau, và biết người khác nói dối với ḿnh, biết ḿnh nói dối với kẽ khác. Ai nói dối nhiều, th́ sẽ được thăng quan tiến chức mau. Đó là bản chất của cọng sản chúng tui. Không nói dối, th́ đảng tui sẽ sụp đổ tan tành. Sụp ngay. Phần mụ, không phải đảng viên, cũng không là cán bộ, không là công nhân viên nhà nước, th́ hăy giữ lấy cái chân thật c̣n lại, để may ra, các thế hệ con cháu sau nầy, khi cọng sản chúng tui đă tan ră, c̣n có ǵ mà noi theo.”

Bà Lé tỏ vẻ ngạc nhiên:

 “Eng nói lạ chưa? Tui nghe người ta nói, mấy chục năm ni, cọng sản trên thế giới chỉ có bành trướng thêm, chứ không teo tóp lại bao giờ. Làm sao mà sụp được?”

Ông lănh tụ ôn tồn nói:

“Sông c̣n cạn, núi c̣n ṃn, th́ dối trá, láo khoét, bịp người, có bao giờ tồn tại măi được. Láo khoét là sợi chỉ hồng xuyên suốt qua đường lối và tôn chỉ của đảng tui. Chỉ c̣n mụ, là người để tui có thể nói thật trong chốc lát, rồi sau đó, tui trở về bản chất của tui.”

Bà Lé nghe mà cảm động. Bà xuống giọng:

“Biết rứa, th́ răng eng không bỏ đi cho xong chuyện?”

“Bỏ ngang đi mà được sao. Tui đang có quyền hành tuyệt đối. Bỏ ngang là chết ngay, chết cả nhà, chết cả toàn bộ phe nhóm. Mụ có biết, tui đă tốn bao tâm cơ, khó khăn, mưu mẹo, để leo lên địa vị nầy, th́ có chết đi mới rời bỏ chức vị thôi.”

Ông lănh tụ đưa bàn hai tay xoa mặt, theo kiểu rửa mặt khô, hít một hơi dài, ông thong thả nói:

“Khó lắm chứ không dễ đâu. Phải thường trực đề cao cảnh giác!”

“Răng mà eng hay nghi ngờ dữ rứa?”

Ông lănh tụ hừ một tiếng và nói rất rơ ràng:

“Nghi ngờ là bản chất của chúng tui. Phải nghi ngờ cả đồng chí, bạn bè, vợ con, cha mẹ. Và phải tự nghi ngờ chính cả bản thân ḿnh nữa kia mà. Những điều tui nói ra, tui cũng không tin.”

“ Trời ơi. Rứa th́ biết tin ai bi chừ?” (Thế th́ biết tin ai bây giờ?)

“ Không tin ai cả!”

 

Có một mẫu thịt đang dính trong răng ông lănh tụ, ông quờ lưỡi nạy hoài mà không ra. Chợt ông khám phá, h́nh như có cọng mây ḷi ra sau lưng ghế dựa mà bà Lé đang ngồi. Ông nh́n chăm chăm vào cọng mây. Bà Lé tưởng ông đang chiếu tướng, nh́n bà say đắm, bà ngượng, xấu hổ, máu dồn lên cái mặt già, làm đỏ hồng. Ông Ba lănh tụ đứng dậy, với tay qua phía bà, để bẻ cọng mây làm tăm xỉa răng. Bà Lé tưởng ông nầy định dỡ tṛ sàm sở. Hai tay xua lia lịa:

“Thôi đừng, thôi đừng. Trẻn quá eng ơi. Ḿnh tra rồi. Lỡ ai chộ, trẻn lắm. Cho tui giữ chút, chút...với vong hồn ông dôn tui.” (Thôi đừng, thôi đừng. Xấu hổ quá anh ơi. Ḿnh già rồi. Lỡ ai thấy, ngượng  lắm. Cho tui giữ chút, chút...với vong hồn ông chồng tôi.)

Ông Ba cứ vói tay qua, làm bà Lé hai tay ôm mặt, nhắm mắt co rút người lại như thủ thế. Chờ măi, không thấy bị đụng chạm, bà Lé mở mắt ra, nh́n thấy ông lănh tụ Ba đang ngồi xỉa răng trong cái ghế của ông, và nhổ phẹt ra một mẫu thịt nhỏ, văng nằm trên bàn. Ông lănh tụ nh́n mơ hồ về phía xa, và nói nho nhỏ:

“Tui hỏi thiệt, mấy chục năm nay, gia đ́nh mụ có được hạnh phúc không?”

Bà Lé gật đầu:

“Có. Tui sống hạnh phúc. Ôn dôn (ông chồng)  tui cày cuốc chăm chỉ, có cơm ăn gần như quanh năm. Năm mô mất mùa, lụt, th́ ăn độn nhiều tháng hơn. Chỉ có hồi 'giải phóng' xong, là đói hơn cả,”

Ông lănh tụ thở dài, h́nh như cái tự ái bị tổn thương của ông chưa lành miệng, và bị chảy máu lại. Ông nói như giận với bà Lé:

“Ông ấy mà c̣n sống, th́ tui cũng cho đi cải tạo mút mùa lệ thủy, mục xương, không ngày về.”

Bà Lé gào lên khóc:

“Ác chi mà ác dữ rứa eng ơi. Hèn chi hồi đó, bọ tui nói eng có tướng ác, sau ni thế nào cũng làm việc thất đức, nên cấm tui liên lạc với eng.”

“Ngày trước, bố mụ nói với tui rằng, khi nào mày được làm vua, tao mới gă con cho. Bây chừ, bố mụ không c̣n sống, để thấy tui làm vua. Ha ha ha ..."

Bà Lé mím môi lại nói:

“Khi đó eng cũng lung tung, ḍm ngó nọ kia, eng tưởng tui mù mắt không biết hê răng?” (hay sao). Eng c̣n dớ (nhớ) mụ Lụa không?

“ Mụ Lụa bi chừ ra răng? Lấy ai ? Con cái ra răng?” (Mụ Lụa bây giờ ra sao? Lấy ai ? Con cái ra sao?)

Bà Lé quắc mắt, có tia ghen tuông giận hờn trong cái nh́n. Nghiến răng mà nói:

“ Mụ nớ lấy ông xạ. Bán buôn giàu có, con cái thành công, hạnh phúc lắm. Eng có tiếc không? C̣n mụ Bông, th́ cả gia đ́nh chạy giặc, bị Việt Cọng pháo kích chết trên đại lộ kinh hoàng đó. Eng nghe có sướng không?”

Ông lănh tụ im lặng, mắt thoáng buồn. Bà Lé bồi thêm:

“ Tui nghe thiên hạ đồn rằng, eng đă ép uổng cả chị hoa khôi Gia Long ngày xưa làm vợ bé, bỏ cả mụ vợ nhà quê.  Bây chừ c̣n ṭ te với con đào cải lương nữa, phải không? Đào hoa cho lắm hí!”

“ Thôi mà mụ. Dù cho có cả ngàn tiên nga bên ḿnh, tui cũng không hết cái đau v́ bị bọ (bố) của mụ từ chối đuổi đi. Mụ có c̣n thương tui không?”

“Hứ! Thương cái xương không c̣n. Tra hết trơn rồi, nói chi chuyện ốt dột. Con cháu chúng cười cho thúi trốt” ( Hứ! Thương cái xương không c̣n. Già hết cả rồi, nói chi chuyện xấu hổ. Con cháu chúng cười cho thối đầu)

Ông lănh tụ đau đớn thở dài. Ông nói thầm cho riêng ông nghe:

“Chinh phục được một mụ nhà quê c̣n khó hơn chinh phục một đế quốc. Bọn tư sản phản động nói không sai.”

Vẻ buồn bă hiện rơ trên mặt ông lănh tụ. Trầm ngâm một lúc, ông dịu dàng hỏi bà:

“ Rứa th́ thằng con út của mụ bi chừ mần chi?”

“ Hắn đang phấn đấu để được vô đoàn, vô đảng. Eng có cách chi giúp hắn không?”

Ông lănh tụ nhún vai, xoa tay thở dài, rồi nh́n bà, nói giọng th́ thầm, thành thật:

“ Thôi, thôi, mụ về nói với hắn đừng có dại mà ăn thêm phân gà nữa!”

Bà Lé tṛn mắt ra nh́n, không hiểu ông lănh tụ muốn nói ǵ.

 

Chín năm sau, khi ông lănh tụ hấp hối, người nhà ghé tai nghe lời trăn trối cuối cùng của ông, chỉ nghe lời th́ thào rất nhỏ “Lé ơi”. Cả nhà không hiểu ông muốn nói ǵ. Ông tắt thở và thọ 78 tuổi. /.

         

Tràm Cà Mau

(Xin đừng ai tự nhận là hậu duệ của Bà Lé mà nỗi giận)