Phong tc Tết Nguyên đán

ca người Vit

Lê Long

 

Ngày Tết thường có không khí tươi vui, rộn ră. Ảnh: Hoàng Anh.

Ngày Tết thường có không khí tươi vui, rộn ră.

Ảnh: Hoàng Anh

 

 

 

Tết Nguyên đán được coi là ngày lễ lớn nhất trong năm của người Việt. Trải hàng ngàn năm, người Việt vẫn giữ ǵn những phong tục Tết Nguyên đán mang đậm bản sắc và đầy tính nhân văn.

 

Thăm mộ tổ tiên:

 

Nổi tiếng với truyền thống "uống nước nhớ nguồn", từ hàng ngàn năm nay, người Việt vẫn giữ phong tục thăm mộ tổ tiên vào dịp Tết Nguyên đán. Từ 23 tới 30 tháng Chạp hàng năm, các gia đ́nh người Việt lại tề tựu đông đủ để cùng nhau viếng thăm và quét dọn mồ mả của tổ tiên. Khi tới thăm mộ, người Việt luôn mang theo hương đèn và hoa quả để làm lễ mời tổ tiên về ăn tết với con cháu.

 

Lễ cúng ông công ông táo:

 

Dân gian quan niệm rằng, ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày tiễn thần Bếp (hay c̣n gọi là ông Táo) về trời. Trong ngày này, các gia đ́nh thường thu dọn nhà cửa và bếp núc sạch sẽ để khi lên thiên đ́nh, ông Táo sẽ báo cáo những điều tốt đẹp trong năm cũ và cầu xin một năm mới may mắn, b́nh an hơn.

Theo truyền thuyết th́ hàng năm, ông Táo đều cưỡi cá lên chầu trời. Chính v́ vậy, lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp sẽ được đặt trong bếp và không thể thiếu những con cá chép.

 

 

 

Lễ rước Ông Bà:

 

 

Theo phong tục Tết Nguyên đán, vào chiều 30 tháng Chạp hàng năm, các gia đ́nh Việt sẽ chuẩn bị một mâm cỗ mặn để mời ông bà tổ tiên về ăn tết cùng con cháu. Người con trưởng sẽ thắp hương và dâng lễ lên bàn thờ để cầu xin tổ tiên phù hộ cho gia đ́nh gặp nhiều phước lành trong năm mới. Tiếp sau đó, các thành viên khác cùng chắp tay cung kính thỉnh vong linh tổ tiên về ăn Tết.

 

Hái lộc đầu xuân:

 

 

Vào đêm giao thừa, người Việt thường đi lễ chùa để cầu mong một năm mới b́nh an và những điều tốt đẹp sẽ đến với ḿnh và người thân. Sau đó, người ta sẽ hái một nhành lộc ở một cây nào đó để mang về nhà. Theo quan niệm, nếu cành lộc càng tươi tốt th́ năm mới gia chủ sẽ càng gặp nhiều may mắn.  

 

Xông nhà đầu xuân:

 

 

Một phong tục Tết Nguyên đán được các thế hệ người Việt ǵn giữ từ hàng trăm năm nay là xông nhà ngày Tết. Người ta tin rằng, tương lai của chủ nhà trong cả năm mới sẽ chịu ảnh hưởng bởi người xông nhà đầu năm. Chính v́ vậy, chủ nhà thường chọn những người quen biết và hợp tuổi để xông nhà với mong muốn cả gia đ́nh sẽ gặp nhiều điều may mắn và thuận lợi trong cả năm mới.  

 

Chúc tết và mừng tuổi:

 

Tục chúc Tết là một nét đẹp văn hóa đă được người Việt duy tŕ hàng trăm đời nay. Vào dịp Tết, mọi người gửi tới nhau những lời chúc tốt đẹp nhất như sức khỏe dồi dào, an khang, thịnh vượng và may mắn sẽ đến với những người thân xung quanh.

Một tục lệ nữa không thể thiếu trong ngày Tết chính là mừng tuổi. Người châu Á quan niệm rằng, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn. Do đó, các bậc ông bà và cha mẹ thường tặng con cháu bằng những bao ĺ x́ đỏ chót với lời chúc may mắn, thành công.

 

Trưng đào, quất, mai:

 

Các gia đ́nh miền Bắc thường không thể thiếu cành đào trong nhà mỗi dịp xuân về, Tết đến. Màu hồng đỏ rực rỡ của hoa đào vừa tạo không khí mùa xuân tươi vui, vừa có ư nghĩa xua đuổi tà ma, đem lại may mắn vào năm mới. Loại đào phổ biến nhất là đào bích với bông to, nhiều cánh, màu đậm.

 

Hoa đào có màu đỏ hồng rực rỡ. Ảnh: Vũ Minh Quân/Zing.

Hoa đào có màu đỏ hồng rực rỡ.

Ảnh: Vũ Minh Quân/Zing.

 

Đồng thời, cây quất cũng là một nét đặc trưng không thể thiếu trong ngày Tết. Một cây đẹp thường xum xuê, có tán đẹp, với quả vàng, quả non, lá xanh mướt, hoa lộc đầy đủ, tượng trưng cho sự trù phú, tài lộc, ăn nên làm ra.

Trong miền Nam, do đặc trưng khí hậu, người dân thường chơi mai thay cho đào, quất. Màu vàng tươi sáng của hoa mai là biểu tượng của sự vinh hiển, thành đạt, sinh sôi nảy nở. Người dân thường chọn cây có nhiều nụ và lộc trước Tết, do quan niệm hoa nở đúng lúc giao thừa hay sớm mùng một sẽ mang lại nhiều may mắn, thịnh vượng và hạnh phúc cho gia đ́nh trong năm đó. Hoa mai thông thường có 5 cánh, nhưng có những bông 6-7, thậm chí là 10 cánh. Cây càng nhiều bông nhiều cánh th́ gia chủ càng gặp nhiều may mắn trong năm mới.

 

Tục bày mâm ngũ quả:

 

Mâm ngũ quả là phong tục không thể thiếu của người dân Việt Nam trong dịp đón năm mới. “Ngũ” là số 5, con số biểu trưng của sự sống như ngũ hành, ngũ vị, ngũ sắc, ngũ tạng… Quả (trái cây) thể hiện sự sung túc, dồi dào, ra hoa kết trái. Mỗi miền, mỗi vùng có một cách bày ngũ quả khác nhau, nhưng đều chọn các loại quả có ư nghĩa đặc biệt.

Người miền Nam thường bày các loại quả chính là măng cầu, dừa, đu đủ, xoài, đọc chệch thành “cầu vừa đủ xài” với mong muốn có một năm mới nhiều tài lộc, thêm quả sung tượng trưng cho sự sung măn về sức khỏe, tiền bạc. Ngoài ra, mâm c̣n có thêm các loại quả đẹp mắt như dưa hấu, táo, đào tiên…

Mâm ngũ quả của miền Bắc không thể thiếu nải chuối xanh, tượng trưng cho mùa xuân, hành mộc, và có ư nghĩa như bàn tay che chở, bao bọc, hứng lấy may mắn. Quả phật thủ hay quả bưởi là hành thổ, cầu mong phúc lộc đầy nhà. Các loại quả đỏ như cam, quưt, hồng thể hiện hành hỏa, quả trắng như roi, đào là hành kim và quả đen như mận, hồng xiêm, nho tượng trưng cho hành thủy. Mâm ngũ quả viên măn, tṛn đầy, đủ ngũ hành cho mọi sự thuận lợi, hanh thông, may mắn.

 

Ĺ x́, chúc thọ đầu năm:

 

Sáng mùng một Tết thường là thời điểm con cháu quây quần chúc thọ ông bà, bố mẹ, bày tỏ ḷng hiếu thảo và kính trọng người lớn tuổi trong gia đ́nh. Trẻ em sẽ nhận được những phong bao đỏ ĺ x́ đựng những đồng tiền mới gọi là “tiền mở hàng” để hay ăn chóng lớn, có nhiều niềm vui, may mắn trong năm mới.

 

 

 

 

Xin chữ đầu xuân:

 

Đây là một nét đẹp văn hóa của người Việt, tượng trưng cho truyền thống hiếu học, trọng chữ nghĩa. Người dân thường tới nhà các cụ cao niên, đền chùa hoặc Văn Miếu để xin những chữ có ư nghĩa tốt đẹp như Phúc, Lộc, Đức… nhằm cầu mong một năm mới may mắn, như ư. Nét chữ uyển chuyển, hoa mĩ trên nền giấy đỏ hoặc vàng vừa có ư nghĩa tinh thần, vừa đem lại không khí trang trọng cho ngày xuân.

 

Ông đồ giảng giải ư nghĩa của chữ viết. Ảnh: Viết Quân.

Ông đồ giảng giải ư nghĩa của chữ viết.

Ảnh: Viết Quân.

 

 

Mua muối đầu năm:

 

“Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” chắc hẳn là câu người Việt nào cũng thuộc. Theo quan niệm từ xa xưa, muối mặn có thể trừ tà, đem lại may mắn và tượng trưng cho t́nh cảm bền chặt, keo sơn. Do đó, đầu năm thường có hàng muối bán rong đi khắp nơi để các gia đ́nh mua một bát muối đầy có ngọn, với mong ước năm mới an lành, thịnh vượng, mọi người trong nhà ḥa hợp, gắn bó.

 

 

Đi chùa cầu may:

 

Phong tục này là một hoạt động tâm linh không thể thiếu vào dịp đầu xuân với người dân Việt Nam. Thông thường, sau bữa cơm tất niên, những người phụ nữ trong gia đ́nh thường chuẩn bị lễ và đến chùa gần nhà để cầu phúc. Thay v́ hái lộc, hiện nay người dân thường mua mía, hoa hải đường hay cành phất lộc để đem may mắn về nhà cho gia đ́nh. Đầu năm, người dân cũng thường thực hiện các chuyến du xuân tới nhiều điểm hành hương nổi tiếng để cầu mong gia đ́nh được an khang, thịnh vượng.

 

 

 

Xuất hành:

 

 

Người Việt tin rằng, chuyến xuất hành đầu tiên dịp năm mới sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự may mắn và t́nh trạng trong cả năm của gia chủ. Chính v́ vậy, tùy theo tuổi tác của chủ nhà, người ta sẽ lựa chọn giờ xuất hành và hướng đi thích hợp với mong muốn năm mới sẽ gặp nhiều điều thuận lợi và thuận buồm xuôi gió.

 

Kiêng kị trong năm mới:

 

 

Theo phong tục Tết Nguyên đán của người Việt th́ sự may mắn hay xui xẻo của cả một năm sẽ phụ thuộc vào hành vi trong những ngày đầu năm. Do đó, người Việt luôn duy tŕ những điều kiêng kị trong ngày Tết như: 

 

Kiêng quét nhà, đổ rác vào 3 ngày tết

 

Người Việt quan niệm nếu quét nhà và đổ rác vào 3 ngày đầu năm mới th́ tiền bạc, tài lộc trong nhà sẽ ra khỏi gia đ́nh. Do đó, mọi người thường tập trung dọn dẹp vào ngày cuối năm và giữ nhà cửa ngăn nắp, sạch sẽ, bỏ rác vào một chỗ để không cần quét nhà trong 3 ngày Tết.

 

 

Kiêng cho lửa, cho nước đầu năm

 

Lửa đỏ tượng trưng cho sự may mắn. Cho lửa vào ngày mồng một Tết đồng nghĩa với việc đem may mắn của gia đ́nh đưa hết cho người khác và người trong nhà sẽ gặp nhiều điều không hay trong năm mới.

Tương tự, nước được coi như nguồn tài lộc (tiền vào như nước). Việc cho nước vào ngày đầu năm là điều tối kỵ, v́ như vậy là đă đem tài lộc của gia đ́nh cho người khác.

 

 

Kiêng vay mượn, cho vay hay trả nợ đầu năm

 

Việc vay mượn hay trả nợ vào ngày Tết dự báo một năm mới túng thiếu về tiền bạc. Do vậy, mọi người thường cố gắng sắp xếp trả hết các khoản nợ, đồ dùng đă mượn vào những ngày cuối năm, tránh để đầu xuân năm mới bị đ̣i nợ và gặp điều không may.

 

 

Kiêng làm vỡ đồ dung

 

Theo quan niệm của người xưa, việc vỡ đồ dùng không chỉ thể hiện điềm báo xấu về khả năng mất tài sản, mà c̣n có thể là sự rạn nứt, chia ĺa của các mối quan hệ trong gia đ́nh, bạn bè. Người dân thường thận trọng hơn khi sử dụng các đồ dễ vỡ như chén, bát, cốc… trong 3 ngày Tết.

 

 

Kiêng tranh căi, bất ḥa

 

Tranh căi, bất ḥa hay to tiếng vào 3 ngày Tết là điều tối kỵ với người Việt Nam, v́ đồng nghĩa với một năm không yên ổn, có nhiều sóng gió trong gia đ́nh. Vào những ngày Tết, mọi người thường cố gắng gạt bỏ mọi bất ḥa, cùng vui vẻ sum vầy để có được may mắn, phước lành trong năm mới.

 

 

Kiêng đi chúc Tết sáng mùng một

 

Sáng mùng một Tết, các gia đ́nh thường ở nhà làm cơm cúng và chỉ đi chúc tết khi đă muộn, để tránh trở thành người xông đất của nhà khác. Người dân rất coi trọng người xông đất, cần phải hợp tuổi, thành đạt, tốt tính để đem lại may mắn trong năm mới. Do đó, việc đi chúc Tết quá sớm sẽ khiến bạn có khả năng trở thành người xông đất “bất đắc dĩ’, phá vỡ kế hoạch của chủ nhà.

 

 

Kiêng nói chuyện xấu, điều xui

 

Những ngày Tết được coi như h́nh mẫu thu nhỏ của một năm. Người Việt Nam thường tránh nhắc chuyện buồn, chuyện không may mắn, hay nói các câu xui xẻo trong 3 ngày Tết. Theo quan niệm xưa, điều này dễ khiến năm mới không được an lành, điều rủi dễ thành hiện thực.

 

Lê Long

http://timeoutvietnam.vn/