Ngày Tết - xưa và nay 

Nguyn Thành Liêm

 


"Thời giờ ngựa chạy, tên bay
Hết trưa lại tối, hết ngày lại đêm, 
Đông qua xuân đă đến liền
Hè về rực rỡ êm đềm thu sang..."


Đó là những câu thơ mà tôi đă được nghe từ bé, nhưng đến bây giờ mới tận tường hiểu nghĩa. Thật vậy, thời gian trôi đi thật nhanh, mới ngày nào đây khi tôi c̣n bé, cứ mỗi lần đến tết tôi và các bạn cùng hân hoan trông chờ, một cái tết được nhiều niềm vui và hạnh phúc. Hôm nay trong tiết trời se lạnh của quê nhà miền Trung nhớ lại kỷ niệm những ngày tết đă qua, tôi bồi hồi nhớ về những tết năm xưa khi tôi c̣n bé.
Khoảnh khắc giao mùa làm cho đất trời vạn vật thay đổi như được khoác trên ḿnh màu áo mới. Cây cối đâm chồi, nảy lộc. Những nhánh hoa mai, hoa lan, hoa vạn thọ nở... báo hiệu một mùa xuân sắp về, khiến ḷng người rạo rực, chờ mong năm mới.


Giao thừa là thời điểm thiêng liêng giữa năm cũ và năm mới, khi đất - trời giao cảm, muôn vật như tạm thời ngưng đọng trong giây phút để rồi bừng ra một sức sống mới, một sự tái sinh kỳ diệu. Đất trời vào xuân mang hơi thở rất lạ, nồng nàn, khoan thai làm cho ḷng người ch́m trong thứ men say ngất ngây. Giây phút thiêng liêng, tức là đón Giao thừa mọi người ai cũng muốn bỏ những cái ǵ đó không may mắn của năm cũ để đón nhận những điều may điều tốt của năm mới.
Phải chăng v́ thế mà chẳng ai muốn tỉnh giấc trong cái “men say” ấy. Cái “men” mà chỉ mùa xuân mới có: cảm giác yêu thương và muốn được yêu thương, cảm giác được che chở và mong ngóng có một năm mới ngập tràn hạnh phúc…
Vẫn nhớ như in những ngày trước tết, nhà nào cũng hân hoan, người gói bánh, người làm mứt, người lo sắp dọn nhà cửa... mọi người tắm rửa rồi ăn cơm tất niên, công việc đó được coi như một nghi lễ của ngày cuối năm. Cái mùi thơm của những trái bồ kết, lá hương nhu, lá chanh dùng để đun nước gội đầu và tắm rửa... đến nay vẫn c̣n đọng lại trong kư ức.


Người xưa quan niệm rằng “việc tắm ngày cuối năm bằng nước lá hoa mùi là để gột rửa bụi trần, gột rửa mọi nỗi ưu tư và cũng là để tắm rửa tinh thần, giúp con người tĩnh tâm hơn sau bao khổ nhọc của cuộc mưu sinh t́m đường trở về đoàn tụ bên mái ấm”. Những giây phút ấy như đánh dấu cho một sự đổi mới với bao hoài băo, mong ước cho một tương lai mới, thách thức mới.


Nhớ những tết xưa, cứ chiều 30 tết, nhà nào nhà nấy đă chuẩn bị đầy đủ thực phẩm cho ba ngày tết, nào thịt, nào gà, nào dưa món nào bánh chưng, bánh tét…, những thứ không thể thiếu của ngày tết.


Cũng có những năm khó khăn, khi xă hội kinh tế chưa phát triển, nhưng được nhà nước ưu ái cho những t́nh cảm giản đơn, bằng tem phiếu nhưng nhà nào cũng có mứt, có bánh, có rượu và cả pháo nữa, cố gắng lắm th́ sắm sửa được nhiều hơn. Nhớ lại một kỷ niệm, có những năm nhà tôi tự rang gạo nếp giă thành bột, trộn với đường cát và tự làm bánh in, cái thứ bánh mà trước dùng để thờ Ông bà và sau lại chia phần cho con cháu rất thích. Thường xuyên hơn nữa là năm nào cũng cố gắng dành dụm gói vài đ̣n bánh, nếp tự làm lá gói và lạt buộc th́ nông thôn không bao giờ thiếu, nhớ nhất là đêm nấu bánh, hương thơm của lá chuối và gạo nếp ngan ngát bay xa, không khí tết càng nên ấm cúng, chờ đợi bánh chín, vớt ra tôi và các em luôn muốn được ăn thử, nhưng không được Ba Mẹ tôi phải đặt bánh lên bàn thờ tổ tiên trước đă sau đó những cái bánh không đẹp mới được cho chúng tôi ăn thử, ngon ơi là ngon, thích ơi là thích ...


Dường như những khó khăn đó không làm tan biến những ước mơ, hoài băo của tất cả mọi người luôn mong ngóng, tết đến cuộc sống của gia đ́nh sẽ khác, tôi và các em được mừng tuổi, được mặc quần áo mới, mặc dù quần áo mới ấy là thứ b́nh thường thôi nhưng lại rất sung sướng đầy vui mừng.


Tết xưa là Tết theo quan niệm cũ, khi kinh tế nước ta chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Đó là những ngày của các lễ hội tưng bừng và diễn ra dài ngày. Khi đó người ta có quan niệm Tết là “ăn Tết”, chứ không phải “nghỉ Tết” như hiện nay. Người ta dành những ǵ ngon nhất, tốt nhất như thịt heo, thịt gà, trái cây, quần áo mới... cho những ngày Tết. Dù nghèo đến đâu cũng phải cũng phải sắm được một mâm cỗ để cúng giao thừa, lễ gia tiên, rước ông bà về cùng ăn Tết với con cháu.
Truyền thống Tết khắc sâu trong tâm thức người Việt cho đến tận bây giờ, tập quán đó gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp, quanh năm đầu tắt mặt tối, nhưng tết vẫn là những ngày thiêng liêng để mừng tuổi cha mẹ, ông bà, là những ngày thể hiện ḷng hiếu kính với tổ tiên ông bà.


Một mùa xuân lại về nhưng tôi cảm giác không c̣n cái không khí bận rộn như lúc trước. Tết ngày nay đơn giản quá, cần thứ ǵ chỉ việc ra chợ mua là có ngay, những phong tục ngày tết cũng dần dần mất đi. Không c̣n cái không khí nấu bánh chưng bánh tét ở mỗi gia đ́nh nữa bởi bây giờ thứ ǵ cũng có sẵn, được làm sẵn. Con người cũng trở nên thay đổi hơn, không c̣n bận rộn với ngày tết nữa mà giờ đến chiều mùng 2 là đă hết tết rồi. Mọi người lại lo lắng bắt tay vào công việc năm mới của ḿnh.


Tết nay qua bao biến thiên của thời đại, theo ḍng chảy của thời gian, đặc biệt trong thời đại hội nhập toàn cầu như hiện nay, quan niệm về Tết h́nh như thay đổi nhiều. Nền kinh tế đang phát triển, thu nhập người dân ngày một cao. Nhu cầu ăn ngon mặc đẹp là tự nhiên, được đáp ứng ngay khi có tiền, chứ không đợi đến Tết. Từ những nhu cầu thực tế đó cho thấy những thay đổi trong suy nghĩ về quan niệm Tết. Điểm thay đổi dễ thấy nhất là sự khác nhau giữa “ăn Tết” và “nghỉ Tết”. C̣n nói chung, về cơ bản Tết cổ truyền vẫn chưa có sự thay đổi rơ nét. Tết vẫn là dịp để gia đ́nh đoàn tụ, để người thân thăm viếng lẫn nhau. không khí Tết ngày nay so với ngày xưa giảm đi ư nghĩa nhiều. Nhưng tết cổ truyền vẫn là một sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam quan niệm đó sẽ phụ thuộc theo từng suy nghĩ và nhận thức của mỗi chúng ta …


Ngày Tết, ngày xuân là ngày đoàn tụ, đoàn viên của gia đ́nh, nếu ở xa th́ đây là những ngày nhớ thương da diết nhất. Trước tiên là nghĩ đến những người đă mất, nên thường tổ chức đi viếng mộ để tỏ ḷng thành kính "uống nước nhớ nguồn". Mâm cơm cúng tất niên chiều 30 tết, thường quy tụ đủ mặt mọi người thân trong gia đ́nh.


Ba ngày tết là ba ngày vui chơi, ăn uống, thăm viếng, chúc mừng nhau những điều mới mẻ, tốt lành. Một tập quán phổ biến là trong những ngày đầu năm, mọi người đều chỉ nói ra những lời hay, ư đẹp, gặp nhau chào mừng, hy vọng mọi điều như ư, bao điều không vui, không vừa ḷng năm trước đều bỏ đi.


Mồng một người ta thường hay đến cúng vái và thăm hỏi những nhà bên nội, mồng hai sang lễ tết bên nhà ngoại và mồng ba đến thăm thầy, v́ thế có câu "Mồng một tết cha, mồng hai nhà vợ, mồng ba nhà thầy". nhưng ngày nay th́ tŕnh tự đó trở nên lộn xộn, gặp đâu thăm đó, ai thân th́ thăm, c̣n không th́ thôi, kể cả bà con. Khi đến thăm họ hàng, bạn bè, người ta thường chúc nhau mạnh khỏe, sống lâu, hạnh phúc và may mắn gọi là "mừng tuổi", và "ĺ x́".


Ngày tết thường có nhiều tṛ vui đặc biệt như đá gà, chơi cờ, hội chợ ... đua thuyền, đánh bài, xem bói ... Những lễ tục phiền toái, lăng phí xa hoa, tốn kém thời giờ và tiền của, hoặc mang tính chất mê tín, dị đoan, những tṛ chơi đỏ đen có tính chất ăn thua, đều được loại bỏ và xa dần. Quan niệm kéo dài ngày tết cũng tùy theo vùng miền và tùy theo công việc, để để bù lại quanh năm vất vả cũng được sửa đổi để phù hợp với nhịp điệu cuộc sống khẩn trương của xă hội hiện đại. Nhưng không phải v́ thế mà những nét đẹp cổ truyền đậm đà màu sắc dân tộc cũng như không khí vui tươi phấn khởi nhộn nhịp mang ư nghĩa mới chúc nhau thêm sức khỏe, niềm vui của ngày Tết lại giảm đi.


Cho ǵ đi nữa, ngày tết vẫn là ngày thiêng liêng nhất, cao quư nhất để chúng ta thể hiện t́nh cảm của con người với con người, của con người với người thân bạn bè và những người đă khuất, mong rằng những thế hệ sau cho dù giàu có, đầy đủ tiện nghi, công nghệ hiện đại, nhưng đừng quên ngày tết cổ truyền mà cha ông ta đă xây dựng qua hàng ngàn đời, là nét đẹp và phong phú được chắc lọc qua hàng ngàn thế hệ lưu truyền cho đến ngày nay.


Ở đâu ngày tết vẫn là ngày cao quư và thiêng liêng nhất trong mỗi con người chúng ta.

 

Nguyễn Thành Liêm