M

Song Thao

 

 

 

Các cụ ta ngày xưa quan niệm việc bắt đầu một năm mới là chuyện linh thiêng của trời đất giao mùa. Quan trọng lắm. Vậy nên, trong những ngày đầu năm, các cụ đều khai bút. Tục khai bút có vào khoảng thế kỷ thứ 13, khi nhà giáo Chu Văn An đă về Chí Linh, Hải Dương, để mở lớp dậy học. Dịp Tết, học tṛ đến thăm thầy, khi ra về thường được thầy tặng chữ.

Bảy thế kỷ sau, thầy Vũ Hoàng Chương, giáo sư Việt văn của chúng tôi tại trường Chu Văn An, cũng đón tiếp học tṛ tại nhà  và cũng cho học tṛ chữ như những ngày thầy Chu Văn An xưa. Trong bài “Thầy Chương” tôi viết đă trên một phần tư thế kỷ, tôi đă nhắc lại lần đến tết thầy lúc thầy tṛ ăn cái tết đầu tiên tại miền Nam vào năm 1956. “Tết năm đó một nhóm trong lớp khoảng mười anh em mặn ṃi với văn chương tới nhà tết thầy. Nhà thầy ở trong một ngơ hẻm. Hơn một chục chiếc xe đạp của đám học tṛ phải loay hoay măi mới nằm được gọn gàng bên vách nhà mà không cản trở lưu thông trong ngơ. Cửa nhà vừa mở là mùi trầm đă ngạt ngào bay ra. Ánh sáng trong nhà yếu đuối vàng vọt. Chúng tôi lặng lẽ bước vào như đi hành hương. Như có một cái ǵ thật nghiêm trang bao quanh chúng tôi. Thầy lên tiếng bảo chúng tôi vào. Chúng tôi e dè kéo ghế chia nhau chỗ ngồi. Ghế không đủ cho đám khách đông đảo, chúng tôi phải ngồi bớt trên giường. Giữa thầy với chúng tôi là một bộ bàn đèn. Ngọn đèn dầu lạc c̣n leo lét cháy. Mùi thơmthuốc phiện phảng phất quanh nhà. Thầy mặc chiếc áo màu đà có khuy cài bên như kiểu áo dài. Áo buông ngang đầu gối. Một chiếc quần dài cũng màu đà. Trông thầy như một bậc tu hành ở chốn thiền môn. Chỉ khác là thầy có mái tóc hoa râm dài rẽ ngôi ngay chính giữa làm cho khuôn mặt thầy vuông vức sắc cạnh. Thầy tṛ đàm đạo như bạn bè về thi ca. Thầy nói ṛng ră về những trào lưu thi ca ở Pháp. Câu chuyện xoay về với thực tại. Cái tết nóng nảy ở miền Nam. Tết mà không có xuân. Thầy tṛ quay về với cái tết miền Bắc, nơi mà những kỷ niệm c̣n mượt mà trong trí tưởng. Không khí xuân ở chốn quê hương xa xăm đó sao mà tuyệt diệu. Thầy tṛ nhắc tới những ngày xuân cũ bằng những lời bàng bạc nuối tiếc. Hơn một năm cơm gạo miền Nam chưa làm dịu được nỗi niềm xa xứ. Chúng tôi ngỏ ư cáo từ để thầy nghỉ th́ thầy khoát tay bảo chúng tôi ngồi lại. Thầy lấy mực và một xấp giấy đỏ ra để tặng chữ kỷ niệm. Không khí vui nhộn hẳn lên. Chúng tôi lật những tập thơ của thầy ra t́m những câu thích nhất để xin thầy viết. Thầy khẽ mỉm cười vung tay viết ra những chữ đẹp như vẽ. Chỉ cần nh́n vào nét chữ cũng đủ thấy cái tài hoa khôn sánh của thầy. Mỗi chữ lững lờ như tiềm tàng niềm ngây ngất ẩn dấu. Thấy chữ như buông thả mà trong chữ dường như có tâm sự riêng. Trên đường về tôi cười một ḿnh khi thấy sao mà cảnh tết thầy vừa rồi giống như cảnh tết thầy của một thời xa lắc xa lơ khi các cụ đồ nho ngồi dậy học được coi như những bậc quân tử được mọi người bái phục kính nể”. 

Sau khi cộng sản cưỡng chế miền Nam vào năm 1975, thầy Chương đă bị bắt. Khi sức khỏe thầy  sa sút trầm trọng, họ đă thả thầy ra. Năm ngày sau khi được  thả, thầy đă vĩnh viễn ra đi vào lúc 11 giờ sáng ngày 6 tháng 9 năm 1976, nhằm ngày 13 tháng 8 năm Bính Th́n. Xuân Bính Th́n đó, khi miền Nam đă lọt vào tay cộng quân, thi bá Vũ Hoàng Chương đă làm bài thơ khai bút cuối cùng mang tên “Đề Tranh Gà Lợn”.

 

Sáng chưa sáng hẳn, tối sao đành

Gà lợn om ṣm cả bức tranh

Rằng vách có tai, thơ có họa

Biết ḷng ai đỏ mắt ai xanh?

Mắt gà huynh đệ bao lần quáng

Ḷng lợn âm dương một tấc thành

Thôi hăy im đi đừng ủn ỉn

Nghe rồng ngâm váng khúc tân thanh.

 

Chữ nghĩa ngày đầu năm là thứ chữ linh thiêng. Chữ ôm niềm tâm sự, chữ chất ngất vọng tưởng, chữ trải ra cơi sống. Chữ…kinh lắm! Nhưng cũng có khi chữ xuề x̣a như cuộc sống hàng ngày.

Chuyện kể rằng, vào ngày đầu xuân, một anh nông dân đến nhà cụ Tam Nguyên Yên Đổ xin chữ về treo. Anh khúm núm thưa: “Cháu kiếm một cơi trầu đến thưa với cụ, xin cụ một đôi câu đối về thờ ông cháu trong ngày xuân”. Cụ Yên Đổ tủm tỉm cười, lấy giấy bút ra viết:

 

Kiếm một cơi trầu, thưa với cụ

Xin đôi câu đối, để thờ ông.

 

Anh nông dân nói chữ mà không biết ḿnh nói chữ. Cụ Yên Đổ chỉ nhuận sắc chút đỉnh là câu nói của anh thành câu đối!

Ngày tết khai bút bằng câu đối là đúng với…đạo Nho của các cụ. Chắc chúng ta đều c̣n nhớ bài  “Ngày Tết Dán Câu Đối” của cụ Tú Xương. Tôi rất khoái ông tú này. Ngày c̣n học ở Chu Văn An, ngày tết, lớp Đệ Nhị Văn Chương của chúng tôi ra báo xuân. Thuở đó báo in ronéo nhiều màu là…tối tân hết biết. Lũ chúng tôi, vừa viết bài, vừa lấm lem mực.Tôi cũng ti toe làm thơ kiểu…Tú Xương. Bài thơ “Đi Chợ Tết” của “nhà thơ” Tú Sứt ngày đó tôi chẳng c̣n nhớ chút chi. May có anh bạn cùng lớp ngày xưa c̣n nhớ, đọc lại cho tôi nghe.

 

Tí vàng, tí đỏ lại tí xanh

Tí hồng, tí trắng chạy lanh chanh

Thiên hạ đua nhau đi chợ tết

Có đếch ǵ đâu, chỉ lấn quanh!

 

Nghe ra cũng có cái giọng khinh bạc của ông Tú Vị Xuyên! Sự nghiệp thơ thẩn của tôi bắt đầu và chấm dứt ngay từ cái tết năm 1957 đó, chẳng biết là tết con ǵ! Ông Tú Xương dài hơi và nổi tiếng hơn ông Tú Sứt nên bài “Tết Dán Câu Đối” của ông ai cũng thuộc.

 

“Nhập thế cục bất khả vô văn tự” 
Chẳng hay ho cũng húng hắng một vài.
Huống chi đă đỗ tú tài,
Ngày tết đến cũng phải một hai câu đối.


Đối rằng:


“Cực nhân gian chi phẩm giá, phong nguyệt t́nh hoài, 
Tối thế thượng chi phong lưu, giang hồ khí cốt” 
Viết vào giấy dán ngay lên cột
Hỏi mẹ mày rằng dốt hay hay ?
Rằng hay th́ thực là hay,
Chẳng hay sao lại đỗ ngay tú tài !
Xưa nay em vẫn chịu ngài (!) …

 

Ông Tú Xương mất năm 1907. Vài chục năm sau, trong Tự Lực Văn Đoàn nẩy ra ông Tú Mỡ. Chắc phốp pháp hơn ông Tú trơ xương nên bài thơ “Khai Bút Rông” cũng dài hơn.

 

Là văn sĩ lẽ nào không khai bút ? 
Chẳng hay ho cũng nắn nót một bài. 
Ngót hai năm xổng bút mỉa mai đời, 
Th́ Tết đến cũng phải có bài thơ... rắc rối ! 
Giót thêm mực, thay ng̣i bút mới, 
Thảo mấy ḍng cảm khái sau đây. 
Thơ rằng : 
Tú chi Tú ấy nực cười thay, 
Chẳng phải Nho, mà chẳng phải Tây ! 
Dửng mỡ, trêu đời, văn mách qué, 
Thế mà cũng tiếng bấy lâu nay ! 
Ngồi ngâm thơ, đùi rung chuyển ghế mây, 
Rồi chép lại, rắp thả ngay " Gịng nước ngược". 
Bắt chước cụ Tú Xương thuở trước, 
Hỏi mợ Tú rằng nghe được hay chăng ? 
Bĩu môi, mẹ đĩ chê rằng : 
"Nôm na mách qué, nhố nhăng nực cười !" 
Đầu năm đă bị rông rồi, 
Hẳn là văn viết ngược đời quanh năm !

 

Chữ là thứ những người viết chúng tôi vọc chơi hàng ngày. Thấy mấy ông tú ốm tú mập đua nhau khai bút, vậy th́ ngày đầu năm cũng phải có tí chữ gọi là khai bút. Ngày xưa các cụ khai bút vào ngày đầu năm âm lịch, ngày nay chúng tôi sống ở trời tây, hít thở không khi…tây, ăn tết với tây, nên khai bút vào ngày đầu năm tây. Cái chi cũng Tây nên “khai” của Hán học biến thành “mở” của Tây học. Cho hợp thời!

Chữ nghĩa ngày nay biến thiên vô lường. Có thứ chữ ba lơn ba càng như thứ chữ tôi viết Phiếm, nhưng cũng có thứ chữ có thể đốt trầm mà viết.Tôi mới được ông bạn Tô Thẩm Huy gửi cho bản dịch bài thơ Đường “Liêu Trai Cảm Đề” của Vương Sĩ Trinh. Ông bạn họ  này tài hoa hết mực. Vừa bằng biếu tây học, vừa tinh thông Hán học. Ông đùa với Đường thi. “Đùa Với Đường Thi” là mục thường xuyên của ông trên tờ Văn Học của nhà văn Nguyễn Mộng Giác ít năm trước với bút hiệu Đàn Bách Kiếm. Nguyên tác của Vương Sĩ Trinh như sau:

 

Cô vọng ngôn chi vọng thính chi

Đậu bằng qua giá vũ như ti

Liệu ưng yếm tác nhân gian ngữ

Ái thính thu phần quỷ xướng thi

 

Chúng ta vẫn quen với bản phỏng dịch của Tản Đà:

 

Nói láo mà chơi, nghe láo chơi

Giàn dưa lún phún hạt mưa rơi

Chuyện đời chán hẳn không thèm nhắc

Thơ thẩn nghe ma đọc mấy lời.

 

Bản phỏng dịch của Tô Thẩm Huy nghe…thời đại hơn.

 

Nói nghe dăm chuyện ba bường

Vườn dưa, dàn đậu mưa luồn phất phơ

Cơi người, chán chuyện vẩn 

Muốn vào nghe quỷ đọc thơ dưới mồ.

 

Chữ có đời sống riêng. Như một sinh vật, nó thay đổi theo năm tháng. Chữ thời cụ Tản Đà đă được coi là mới so với các cụ già khú đế trước đó. Nhưng với thời của Tô Thẩm Huy, cụ Tản Đà nếu sống lại chắc phải ngỡ ngàng dữ.

Nhắc tới cụ Tản Đà, tôi muốn đá qua thơ Xuân Sách. Ông này vọc chữ một cách thông minh, sâu sắc và lắt léo hết cỡ. Ông có một loạt thơ, mỗi bài chỉ vài câu, vẽ chân dung từng người viết. Ông thường nhắc những tên sách của từng tác giả để khi th́ đùa vui, khi th́ hích nhẹ họ. Cũng có khi dựa vào một tác giả để cà khịa với đời. Ông vẽ Tản Đà như sau:

 

Văn chương thuở ấy như bèo

Thương cụ gồng gánh trèo leo tận trời

Giấc mộng lớn đă bốc hơi

Giấc mộng con suốt một thời  vơ

Tiếc chi cụ sống tới giờ

Chợ trời nhan nhản tha hồ bán văn

 

Tôi trích thêm một bài của Xuân Sách  về Vũ Trọng Phụng, một tác giả hầu như chúng ta ai cũng biết. Nói người xưa mà xiên xéo qua xă hội nay.

 

Đă qua đi một thời giông tố

Qua một thời cơm thầy cơm cô

C̣n để lại những thằng Xuân Tóc Đỏ

Vẫn nghênh ngang cho đến tận bây giờ.

 

Xă hội nhố nhăng, ca dao cũng…đổi mới. Ca dao không có tác giả nhưng sao tôi vẫn nghĩ tới cái khí phách sĩ phu Bắc Hà c̣n sót lại đây đó. Tôi lượm được ít câu rất thấm.

 

Hôm qua tát nước đầu đ́nh

Bỏ quên di động chỗ ḿnh…mất ngay!

 

Ba đồng một mớ trầu cay

Không bằng t́nh nghĩa một cây vàng mười.

 

Không ham nhà cửa, bạc tiền

Chỉ ham anh có bố quyền chức to

 

Lời nói chẳng mất tiền mua,

Lựa lời mà nói cho…ḷi tiền ra!

 

Ví dầu cầu ván đóng đanh,

Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi.

Khó đi anh dắt em đi,

Em đi không được anh đi một ḿnh.

 

Ngày đầu năm tây, lan man chuyện chữ nghĩa, thứ sống với chúng tôi mỗi ngày, suốt một đời viết lách, tôi tưởng ḿnh ngon. Nhưng không ngon. Cái thứ chúng tôi trân quư, coi như cứu cánh của cuộc đời, đă bị…kiện!

Năm 1968, tại tiểu bang Nevada ở Mỹ, cô bé Edith, mới 3 tuổi, chỉ vào chữ “open” em thấy trên một chiếc hộp và đọc âm đầu “o”. Bà mẹ ngạc nhiên hỏi sao em biết. Em trả lời cô giáo ở trường dậy. Bà mẹ tức giận kiện trường mầm non, nơi bà gửi cô bé. Lư do: trường đă tước đi khả năng tưởng tượng của cô bé! Bởi v́ khi cô bé chưa biết chữ “o”, cái ṿng tṛn đó có thể là mặt trời, quả trứng…Khi nhà trường dậy đó là chữ “o” th́ Edith mất khả năng tưởng tượng đó. Bà đ̣i bồi thường một ngàn đô tiền gây tổn hại tinh thần của Edith. Nghe ra đây là một vụ kiện hơi lạ, khó mà thắng. Vậy mà bà mẹ em bé Edith lại thắng. Nhờ câu chuyện bà kể trước ṭa. “Tôi đă từng đi du lịch một số nước phương Đông. Một lần, trong một công viên, tôi nh́n thấy hai con thiên nga, một con bị cắt lông cánh trái được thả ở cái hồ lớn; con kia cánh c̣n nguyên vẹn được thả ở cái hồ nhỏ. Tôi hỏi viên quản lư công viên và được trả lời: “Làm như vậy để hai con thiên nga này khỏi bay đi mất. Con thiên nga bị mất một bên lông cánh không thể bay v́ mất thăng bằng. C̣n con kia th́ v́ hồ nhỏ nên không đủ khoảng cách để lấy đà bay. Lúc đó tôi vô cùng khiếp sợ sự thông minh của người phương Đông. Sở dĩ tôi kiện nhà trường là v́ tôi thấy con gái tôi giống như con thiên nga đó khi ở nhà trẻ. Họ đă cắt đứt một cánh tưởng tượng của con bé, đă nhốt con bé trong cái ao nhỏ chỉ có 24 chữ cái quá sớm. Edison nhờ trí tưởng tượng mà phát minh ra bóng đèn điện, Newton nhờ óc sáng tạo mới t́m ra trọng lực của trái đất. Có thể con gái tôi không có óc tưởng tượng phong phú nhưng người ta không thể tước đoạt quyền tưởng tượng của con bé. Bởi v́ một con thiên nga không có cánh th́ vĩnh viễn không thể bay lên được!”.

Kể cũng kỳ! Những người viết lách chúng tôi dùng con chữ để nâng cao đôi cánh sáng tạo. Vậy th́ chúng tôi có thể kiện lại bà mẹ bé Edith được chăng? Mấy ông bạn tôi can ghê quá. Này ông, ông có c̣n ở tuổi lên 3 không vậy? Ừ  nhỉLan man chữ nghĩa trong ngày xuân về, ḷng phơi phới, he hé nụ xuân, cứ tưởng ḿnh c̣n xuân như con trẻ, bậy thật! Bậy vô số!

 

Song Thao

01/2017

www.songthao.com

 

 Phong tục khai bút đầu xuân độc đáo của người Việt - 2

Bút nghiên

 

Image result

 

Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu