Mới xuất bản, sách Đông Gặp Tây tiết lộ:

CIA Cài Người Vào Nội Các

Chính Phủ Nam Việt Nam

Vụ Tuyển Người Và Cài Đặt Ly Kỳ, Kín Đáo,

Người Trong Cuộc Không Biết

 

Vũ Thy Hoàng

 

 

 

LTS: Vũ Thụy Hoàng, nhà báo về hưu sau 45 năm trong ngành báo chí ở VN và Mỹ, trong đó có 33 năm với Washington Post.  Ông c̣n là tác giả bốn cuốn sách Sài G̣n Tuyết Trắng, Quê Hương Thương Ghét, Múa Bút, và Rồng Vàng Vượt Biển.

 

 

Một bí mật để lộ công khai trong chiến cuộc VN là các cường quốc ngoại bang đă chi phối và ảnh hưởng sâu đậm vào chính sách và đường lối của chính quyền ở cả hai miền Nam, Bắc VN.  Miền Bắc bị Nga Sô và Trung Quốc; miền Nam, trước bị Pháp, sau bị Mỹ thao túng.

 

Frank Snepp, trưởng đoàn phân tích gia của CIA (Cơ Quan T́nh Báo Trung Ương Mỹ.) tại Saigon, trong cuốn sách Decent Interval xuất bản năm 1977, đă viết CIA xâm nhập và cài đặt nguời vào guồng máy chính quyền VN “từ trên xuống dưới.” và có nhân vật cao chóp trong chính phủ là nhân viên của CIA. Snepp không nêu tên, nên màn bí mật vẫn phủ kín những người làm việc cho CIA.

 

Ngoài những tin đồn hoặc x́ xào bàn tán, chưa có người Việt nào công khai nhận ḿnh là người  của CIA. V́ vậy độc giả hẳn thích thú khi thấy có người viết sách thuật lại mối quan hệ của chính ḿnh với CIA.  Đoạn viết đó hé mở một cánh cửa, cho người đọc thoáng nh́n vào trong căn nhà bí ẩn, tối mịt để thấy phần nào việc CIA nhắm t́m, theo dơi, giúp đỡ, kết nạp và sau này cà́ đặt người vào trong guồng máy chính quyền, dân sự cũng như quân sự, và ngay cả nội các chính phủ mà chính người trong cuộc có khi không hay biết.

 

Câu chuyện được kể lại trong cuốn sách Đông Gặp Tây mới xuất bản.  Tác giả là Kỹ sư Khương Hữu Điểu, tốt nghiệp Massachusetts Institute of Technology (MIT) ở Mỹ, từng giữ nhiều chức vụ cao cấp ở VN như Thứ Trưởng Kinh Tế, Chủ Tịch Ngân Hàng Phát Triển Kỹ Nghệ VN.

 

 

Gặp bạn mới

 

Điểu, 21 tuổi, được học bổng Fullbright đi du học năm 1952.  Hồi đó học bổng Mỹ cấp cho VN c̣n hiếm hoi, và Mỹ chưa trực tiếp tham dự vào cuộc chiến.  Điểu học tại Lafayette College ở Easton, PA.  Từng học chương tŕnh Pháp tại Yersin Đà Lạt, Điểu phải “hụp lặn” với tiếng Anh và cố gắng cật lực để hoà nhập vào trường mới.  Đang hăng hái phấn đấu, Điểu “choáng váng” và “thất vọng” khi được báo tin học bổng sẽ chấm dứt vào cuối niên học.  Điều cảm thấy ê chề và bẽ bàng, nghĩ ḿnh phải về nước với giấc mộng kỹ sư bị tan vỡ.  Muốn tránh cảnh hổ thẹn, Điểu t́m cách xin học bổng ở nhiều nơi, kể cả Pháp, Thụy Sĩ, Đức và Nga Sô, 

 

Ít lâu sau Điểu nhận được những tài liệu của trường Moscow gửi tới.  Rồi một người Mỹ tên “John” tới gặp Điểu, nhờ Điểu giúp sưu tầm tài liệu về VN cho người bạn P. Berringer đang viết sách về VN.  Nhờ John, Điểu có việc làm bán thời gian, kiếm chút tiền phụ thêm với tiền hầu bàn ở nhà ăn sinh viên, hoặc làm việc vặt ở nhà các giáo sư trong trường, để bổ sung vào học bổng sau này được tái cấp hàng năm.  Từ đấy Điểu quen John và hai người thành bạn, thường liên lạc, gặp gỡ nhau.

 

Tốt nghiệp thủ khoa ở Lafayette College, Điểu là người Việt đầu tiên được học bổng vào trường MIT.  Hai tháng trước khi ra trường, Điểu t́m được việc với EBASCO, một công ty thiết kế và sản xuất máy điện ở New York. Một lần đi dự hội thảo về Nhu Cầu Năng Lực Điện Trên Toàn Cầu, Điểu ngồi cạnh George P. Case, Tổng Giám Đốc công ty dầu hỏa Stanvac ỏ VN (Stanvac sau sáp nhập và đổi tên là Esso.)  Điểu cho biết đă xa VN bảy năm và đang làm việc tại New York.  Case sau mời Điểu về nhà chơi, rồi đề nghị Điểu về làm việc cho Stanvac tại Sài G̣n.

 

Khi Điểu báo tin trở về VN, vợ chồng John liền đặt tiệc khoản đăi.  Bữa tiệc được tổ chức bất ngờ tại một nhà hàng sang trọng. Điểu được John giới thiệu với nhiều nhân vật “nổi tiếng” trong giới chính trị và kinh doanh tới dự tiệc.  Từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác, Điểu biết John làm việc cho CIA, và John đă để ư tới Điểu từ khi Điểu nhận những tài liệu của Nga Sô gửi tới.  John là người đă theo sát, giúp đỡ và trông coi anh.

 

John đề nghị Điểu cộng tác với CIA và cho biết cả mă số trương mục bí mật tại ngân hàng Thụy Sĩ.  Sững sờ trước đề nghị đột ngột của John, Điểu từ khước ngay.  Dưới mắt Điểu, làm việc cho CIA là làm gián điệp, là nhúng tay vào bạo lực như ám sát, đảo chánh, hoặc làm t́nh báo mờ ám, như vậy là phục vụ ngoại bang, làm hại nước, trái với đạo lư mà Điểu từng ấp ủ là đi học để về giúp nước.

 

John trấn an và giải thích rằng Điểu làm việc cho CIA không phải là làm hại nước, là phản quốc như Điểu nghĩ, mà chính là để cứu nước VN, v́ CIA đă và đang giúp VN ổn định kinh tế trong lúc chiến tranh, tránh lạm phát, cung cấp đủ nhu yếu phẩm và nâng cao đời sống nhân dân.  Đă từ khước, nhưng v́ ṭ ṃ, Điểu muốn biết số phận Điểu sẽ ra sao nếu xảy ra trường hợp Sài G̣n rơi vào tay cộng sản.  John, sau khi tham khảo với cấp trên, nói nếu Sài G̣n bị công sản chiếm, Điểu là một trong những người được ưu tiên ra khỏi nước.

 

Điểu về nước năm 1958 vào lúc có nhiều biến chuyển dẫn đường tới việc mở rộng cuộc chiến. Hà Nội gia tăng xâm nhập người và vũ khí vào miền Nam, mở những cuộc tấn công ở biên giới Việt-Miên-Lào.  Nam VN ra lệnh tổng động viên để tăng cường quân đội.  Mỹ xúc tiến mạnh việc huấn luyện binh sĩ VN, rồi sau đưa quân tham dự ồ ạt vào VN, đồng thời gia tăng viện trợ kinh tế và quân sự cho VN.

 

Làm việc tại Stanvac được ba năm, Điểu sang làm Giám Đốc Kỹ Thuật cho Công Ty Đường VN thuộc chính phủ.  Điểu không bị nhập ngũ v́ được coi là chuyên viên tối cần thiết.  Sau Điểu được cử làm Giám Đốc Trung Tâm Khuếch Trương Kỹ Nghệ, nơi quy tụ một số chuyên viên từng du học ở ngoại quốc về.

 

Điểu có chân trong phái đoàn VN tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Việt-Mỹ tại Honolulu vào tháng 2, 1966 giữa Tổng Thống Lyndon Johnson với các Tướng Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ.  Sau hội nghị này nội các Nguyễn Cao Kỳ cải tổ, ông Âu Trường Thanh được bổ nhiệm làm Tổng Trưởng Kinh Tế và Tài Chánh.  Thanh mời Điểu làm Thứ Trưởng. 

 

Điểu cũng có mặt trong phái đoàn VN đi dự hôi nghị thượng đỉnh Manila giữa các nguyên thủ Việt, Mỹ, cùng những nước đồng minh tham chiến tại VN vào tháng 10, 1966, và Hội nghị thượng đỉnh Việt-Mỹ tại Guam giữa Johnson, Thiệu, Kỳ vào tháng 3, 1967.  Tại các hội nghị trên Điểu tŕnh bày những chương tŕnh và kế hoạch kinh tế của VN.

 

 

Phân vân và thắc mắc

 

Cũng trong tháng 3,1967 Điểu nhận được lời mời tới họp tại văn pḥng của ông Nguyễn Hữu Hanh, Thống Đốc Ngân Hàng Quốc Gia VN, đồng thời là Tổng Bộ Trưởng Kinh Tế Tài Chánh. Điểu thắc mắc khi nhận được lời mời, v́ Điểu không quen biết ông Hanh nhiều và ít khi gặp ông.  Điểu rất ngạc nhiên khi nghe ông Hanh mời Điểu làm Bộ Truởng Thương Mại thay Nguyễn Kiến Thiện Ân.  Điểu phân vân, e ngại trước đề nghị bất ngờ này.  E ngại v́ Điểu không muốn làm phật ḷng vị chỉ huy cao cấp mà Điểu cùng cơ quan của ḿnh nằm dưới quyền kiểm soát của ông Hanh.  Phân vân v́ Điểu không nỡ đến nhận chức để thế chỗ của Ân, người bạn ḿnh.  Sau khi suy nghĩ, Điều v́ t́nh bạn quyết định từ chối lời mời của ông Hanh. 

 

Nỗi phân vân, thắc mắc của Điểu gần 30 năm sau mới được giải đáp, khi Điểu tra cứu hồ sơ VN được Mỹ giải mật vào năm 1993.  Một phúc tŕnh đề ngày 13 tháng 3, 1967 của CIA tại Sài G̣n gửỉ về Ṭa Bạch Ốc ở Washington D.C. cho biết Mỹ đề nghị chính phủ VN cử Điểu làm Bộ Trưởng Thương Mại thay Ân.  Điểu khi ấy mới hiểu ông Hanh mời Điểu vào nội các là theo chỉ thị của CIA, và Điểu được chọn là v́ người Mỹ biết Điểu và tín nhiệm Điểu.

 

Điểu tiếp tục điều hành Trung Tâm Khuếch Trương Kỹ Nghệ, mở rng lănh vực hoạt động của Trung Tâm theo đà phát triển kỹ nghệ, và tài trợ cho những chương tŕnh và dự án thiết lập những nhà máy như khu Kỹ Nghệ Biên Hoà, Khu Chế Xuất.  Điểu c̣n là Chủ Tịch Nhà Máy Lọc Dầu Liên Doanh VN-Shell-Esso.  Trung Tâm Khuếch Trương Kỹ Nghệ sau đổi tên thành Ngân Hàng Phát Triển Kỹ Nghệ VN.

 

Ngày 23 tháng 4, 1975 truớc cuộc tấn công của Cộng quân và nguy cơ sụp đổ gần kề của Nam VN, Điểu được vợ ở nhà gọi điện thoại bảo về ngay, có người Mỹ của ṭa đại sứ đang chờ đưa thư cho Điểu.  Điểu về, mở thư ra đọc, trong đó có ghi địa chỉ một biệt thự của CIA ở đường Trần Qúy Cáp dùng làm địa điểm an toàn để di tản khẩn cấp.  Điểu và vợ được người Mỹ bảo đi trong 30 phút. 

 

Vợ chồng Điểu được đưa ra phi trường Tân Sơn Nhứt, đáp máy bay quân sự C-141 đi Guam, rồi sau đó đi trại tỵ nạn Pendleton, Calif.  Ở đây, Điểu được “bầu” là “Thị Trưởng Camp Pendleton.”

 

 

Đông Gặp Tây

 

Tháng 6, 1975 Điểu nhận được điện thoại của một người Mỹ gọi tới, ngỏ ư muốn bảo trợ gia đ́nh Điểu về Santa Barbara, Calif.  Người Mỹ nói đă đọc bài báo về Thị Trưởng Camp Pendleton học ở Lafayette và MIT, từng đảm trách nhiều chức vụ điều khiển về phát triển kinh tế ở VN nên muốn Điểu hợp tác trong một dự án xây cất vận động trường Honolulu.  Điểu dọn về Santa Barbara chừng hai tháng, thấy dự án không thành, nên quyết định đi San Francisco, nơi có Chinatown lớn nhất ở Mỹ.  Mới tới San Francisco Điểu hay lại thư viện của Lone Mountain College gần nhà để đọc sách báo, t́m hiểu t́nh h́nh kinh tế trong vùng và t́m đọc quảng cáo kiếm người của các xí nghiệp.  Tại đây Điểu gặp người Việt quen biết từ VN hiện làm bảo vệ an ninh của trường.  Người này đă thu xếp để giới thiệu Điểu với “xếp lớn” của anh ta.  Gặp nhau bất ngờ, Điểu và Viện Trưởng Bob Coate nhận ra đă gặp nhau 19 năm trước tại Sài G̣n khi Coate đền VN với dự tính đầu tư vào việc đánh tôm và dùng thiết bị đông lạnh để xuất cảng qua Mỹ.  Coate sau bỏ dự định này.  Coate nay c̣n làm chủ tịch Phân Bộ Đảng Dân Chủ ở California và có nhiều giao thiệp với các cơ sở kinh doanh ở Mỹ.  Một tuần sau Coate giới thiệu Điểu với chủ tịch Công Ty Bechtel, một tổ hợp xây cất và kỹ thuật khổng lồ có những dự án xây cất hàng tỷ Mỹ kim ở nhiều nước trên thế giới.  Điểu được mời làm Phụ Tá Giám Đốc Dự Án với lương bổng cao và công việc hợp với khả năng chuyên môn.

 

Điểu làm việc với Bechtel được 12 năm th́ ra mở công ty tham vấn kỹ thuật cùng hai người bạn Mỹ mới quen biết.  Điểu có 20% cổ phần trong hăng, c̣n hai người kia mỗi người 40% cổ phần.  Điểu làm việc ở đấy 10 năm rồi về hưu năm 1996.

 

Điểu dành th́ giờ lúc về hưu để viết sách Đông Gặp Tây.

 

Hồi kư hoặc tự truyện là loại sách dễ ăn khách v́ tác giả thường là người có tiếng, hoặc v́ đề cập tới những sự việc gần gũi với độc giả, hoặc những biến cố được theo dơi nhiều.  Nhưng loại sách này cũng dễ làm người đọc bớt hứng thú khi tác giả khó dung ḥa được ư thích viết về ḿnh, về những hoạt động cùng thành tích của ḿnh để kết nối với tính ṭ ṃ của độc giả thích giới hạn những ǵ muốn đọc về đề tài hoặc về tác giả. 

 

Là tự truyện, cuốn Đông Gặp Tây tất nhiên đă thuật lại những chặng đời với những cảm nghĩ và suy tư của tác giả.  Với 700 trang cùng nhiều h́nh ảnh, cuốn sách có thể giúp độc giả hiểu thêm về nhiều khía cạnh của VN, về xă hội VN trong thờ́ b́nh và thời chiến, về t́nh trạng kinh tế và phát triển kỹ nghệ trong cơn khói lửa.  Và nhất là về những chặng đời của một thanh niên lớn lên trong cuộc chiến, được đi học ở nước ngoài, về nước đảm nhận nhiều chức vụ cao cấp trong lănh vực phát triển kinh tế, và sau khi mất nước đă thoát được ra nước ngoài, hội nhập vào cuộc sống mới tại Mỹ.

 

Vũ Thụy Hoàng

Tháng 9/2017