CU NGHÈ TƯNG

Thái Vĩnh Khiêm

 

Tranh lụa “Lớp Học Xưa” của Nguyễn Vũ

 

Trên đường lộ vắng vẻ, chàng thư sinh tên Cử Tưởng rảo bước về Kinh thi Đ́nh. Lên tới đỉnh núi, chàng chọn một tảng đá có mặt phẳng để ngồi nghỉ mệt. Với dáng điệu thanh thản, chàng lấy từ trong túi vải ra một b́nh rượu tinh và một chung nhỏ, rót rượu nhắm nháp dăm ba chén cho đúng phép tửu tam trà nhị của đấng phong lưu.

          Ngồi một ḿnh ngắm cảnh thiên nhiên đang khoe sắc trong tiết xuân ấm áp tâm hồn chàng cảm như lâng lâng nhẹ nhơm tựa muốn bay bổng lên không trung. Chàng tự nhủ ḿnh thực may mắn được sống những giây phút thần tiên như vậy. Tự dưng câu thơ: “Ḷng xuân phơi phới, chén xuân tàng tàng(1) sống lại trong tâm trí của chàng. Chàng thích chí đánh cái chát vào đùi rồi tự hỏi làm sao ở trên đời lại có được sự trùng hợp tuyệt kỳ giữa thơ với t́nh cùng cảnh thế này.

          Gió hưu hưu thổi như muốn quạt cho chàng đỡ nóng.

Hứng t́nh, chàng xuất thần sáng tác được vài câu thơ nên vội lấy bút nghiên ra chép xuống cho khỏi quên. Càng ngâm, chàng càng thấy sao nó hay tệ. Ư tưởng đó không khiến chàng bị ngượng ngùng chút nào cả. Cổ nhân chẳng nói:

                   “Xưa kia thế thái nhân t́nh

                   Vợ người th́ đẹp, văn ḿnh th́ hay”

 

          đó sao?

          Lúc này chàng đă quên hết mấy lời khuyên cụ Trần Tế Xương nhắn kẻ sĩ tử rồi:

                   “… Câu văn đắc ư đừng ngui ngủi,

                   Chén rượu mềm môi chớ gật gù.”

 

          Chàng nghĩ cái thú “thơ túi rượu bầu” sao thanh tao lạ!

          Đến kinh đô sớm, cậu Cử Tưởng có dư th́ giờ đi thuê nhà trọ và mua sắm một vài đồ dùng lặt vặt. Kỳ này cậu không phải lo vác lều trơng đi thi như trong hai khóa thi Hương và Hội trước đây. Số sĩ tử đi thi Đ́nh ít hơn nhiều nên họ chỉ phải mang theo hia hốt, mũ áo mặc cho được chỉnh tề v́ họ sẽ vào triều để thi nên được coi như đă làm quan rồi. C̣n những vật dụng như bút, nghiên, yên, chiếu, đồ ăn, thức uống…đều đă được triều đ́nh lo liệu xong.

          Ngày thi đă đến, cậu Tưởng nôn náo đợi tên ḿnh được xướng để bước vào trường thi. Chính nhà vua đích thân chọn đề cho các thí sinh viết bài đối sách.    Trong khi làm bài, cậu Tưởng gắng sao cho câu văn được chải chuốt, lư lẽ được trong sáng. Cậu nắn nót viết cốt cho nét chữ được rơ nét ngơ hầu pḥng thơ lại sẽ không chép nhầm quyển thi của cậu để đề nạp các quan trong hội đồng giám khảo chấm trước khi tŕnh lên nhà vua phê duyệt.  

          Đă đành có khi học tài thi phận, nhưng cậu Tưởng tuyệt đối không muốn phó mặc việc thành bại trên đường khoa cử của ḿnh cho sự rủi may. Cậu sợ nhất bị loại về tội không sạch trường qui như phạm húy chẳng hạn. Làm bài xong, cậu xoát đi xoát lại thật kỹ xem có vô ư dùng chữ nào chạm đến tên nhà vua hay hoàng tộc không. Dẫu cẩn thận đến mấy cậu cũng không hoàn toàn yên tâm được. Cậu dư biết nhiều đấng văn hay chữ tốt trước đây đă bị loại cũng chỉ v́ những sơ suất thật nhỏ nhoi mà thôi.

          Cậu nhớ rành rành, thầy dạy ḿnh là cụ Đồ Long có kể cho nghe truyện ông Nguyễn Văn Siêu đi thi Hương đáng được đậu đầu nhưng bị giáng xuống thứ hai v́ nét chữ “gà bới” của ông. Đến khóa thi sau, ông lại bị chấm đỗ phó bảng cũng bởi lư do đó. Vua Tự Đức làm thơ chế rằng:

                   “Thần đâu mà chữ xấu như ma

                   Lem lọ cho người ngó chẳng ra.

                   Nếu phải họa bùa trừ quỷ tặc

                   Khôn thiêng th́ hăy hộ hoàng gia.”

 

          Cậu cầu mong số ḿnh sẽ không đến nỗi đen đủi quá. Đă vác mặt đi thi cậu chẳng muốn chung số phận “thi không ngậm ớt thế mà cay” và nếm mùi “đệ nhất buồn là cái hỏng thi” với ai đó.  

          Thi xong, các sĩ tử ai nấy sốt ruột lắm. Đến ngày lễ Xướng Danh hay Truyền Lô, họ lũ lượt kéo nhau đi nghe kết quả. Các vị tân tiến sĩ nhận mỗi người một bộ áo măo để mặc vào. Sau đó các ngài đi theo một viên quan bộ Lễ đến xếp hàng trước sân điện Thái Ḥa, quỳ gối mặt hướng về ngai vàng nơi vua ngự ở hướng bắc. Quan Khâm Mạng Truyền Lô long trọng xướng tên từng vị tân khoa theo thứ tự trên dưới để các ngài bái tạ nhà vua. Nghe đến tên ḿnh, ḷng cậu Tưởng tràn đầy sung sướng. Tuy không đậu tam khôi nhưng cậu vẫn thỏa nguyện cho rằng bao công khó mài miệt kinh sử của ḿnh trong bao năm trường đă được đền bù xứng đáng. Bây giờ thanh vân đắc lộ, cậu cử nghiễm nhiên trở thành cậu nghè trẻ. Lễ tất, quan Khâm Mạng lănh chỉ nhà vua đem bảng danh sách các vị tân tiến sĩ đi treo ở Phu Văn Lau trong ba ngày.

          Ngay tối hôm đó, cậu Nghè quyết định ăn khao bằng một buổi chơi thuyền trên sông Hương. Để được tự nhiên thoải mái, cậu không thuê ghe của các nàng thiếu nữ xinh tươi đang tranh nhau mời mọc chàng. Thay vào đó, cậu chọn một ông lăo có tướng mạo khác thường nhờ chèo ra giữa sông cho ḿnh mượn rượu vui thỏa với trăng thanh gió mát.

          Trong khi chèo ông lăo cất giọng sang sảng hát:

          “Gió lên rồi căng buồm cho sướng

          Gác chèo lên, ta nướng ngô khoai

          Nhậu cho tiêu hết mấy chai

          Bỏ ghe nghiêng ngửa không ai chống chèo.”

 

          Nghe giọng hát khác lạ của ông lăo, cậu Nghè ṭ ṃ ḍ hỏi mới được biết ông quê quán ở Nam Bộ lưu lạc cùng vợ con lên đất Thần Kinh sinh sống và bài ông vừa hát là bài “Lư Kéo Chài”. Hai người tṛ chuyện với nhau thật vui vẻ. Nhờ dịp này, cậu Nghè được học hỏi thêm về một miền mới của quê hương đất nước.

          Sau vài tuần rượu họ chia tay nhau và cậu Nghè lên bờ trở về nhà trọ. Tiếc rẻ v́ đêm c̣n dài, cậu rủ hai bạn tân khoa là Nghè Hiển và Nghè Thế đi thăm quán cô đầu.

          Được nghe về thú chơi cô đầu từ lâu nhưng đến nay mới có dịp thực sự được thuởng thức nên các quan nóng ḷng dục nhau rảo bước. Các ngài không đếm xỉa ǵ đến tiền bạc mà đặt ngay một tiệc rượu to thay v́ tiệc chay hay xúi dề rẻ hơn. Các ngài c̣n kêu luôn ba cô đầu rượu để hầu đồ uống và đ̣i chủ quán đưa cho bằng được một cô đầu ṇi lên căn pḥng trên gác hát cho các ngài nghe.

          Đặt tiệc xong xuôi, các ngài sảng khoái bước lên an tọa trên chiếc sập gụ lớn có trải chiếu cạp điều. Ngồi giữa căn pḥng rộng răi, quan Nghè Tưởng đưa mắt quan sát cách trang trí đầy vẻ mỹ thuật chung quanh ḿnh.

          Trong lúc quan Nghè Thế chăm chú ngắm cái tủ khảm xà cừ kê gần cửa vào th́ quan Nghè Hiển chỉ lo dồn hết tâm trí vào việc bỡn cợt với các cô đầu rượu mơn mởn tuổi xuân mà thôi. Ngài bị một cô trong bọn họ đùa lại:

         “Quan viên (Anh đồ) tỉnh, quan viên (anh đồ) say

          Sao quan (anh) ghẹo nguyệt giữa ban ngày.”

 

          Đoán chừng quan Nghè Hiển nhà ta không mấy hài ḷng về lời nói của ḿnh, cô nàng vội nói chữa:

          “Đêm nay (qua) rót chén rượu đầy,

          Kính mời quân tử kẻo dạ này nhớ thương.”

 

          Quan tức th́ nhận chén rượu mời và vui lại ngay.

          Giữa sập có bày sẵn ống điếu nạm bạc với xe điếu bằng thân trúc dài, cong thật đẹp. Quan Nghè Tưởng đă định châm lửa hút một điếu cho vui nhưng sực nhớ lại có lần mới kéo được một hơi đă bị ho sặc sụa và choáng váng mặt mày nên lại thôi. Từ đó, quan cạch cái món thuốc lào này luôn.

          Nghe có tiếng động, quan viên Tưởng ngó về phía cửa đúng lúc một cô đào ṇi mặc áo dài nhung màu xanh thẫm và quần lĩnh tía, chân xỏ đôi hài mũi cong yểu điệu bước vào. Theo sau nàng là anh kép đàn đầu chít khăn xếp thụng thịnh trong chiếc áo dài the đen quần dài trắng.

Cặp họ cúi chào các quan rồi tiến tới ngồi trên chiếc chiếu hoa trải cách sập gụ khoảng đôi ba thước. Nh́n gần thấy rơ hơn, quan viên Tưởng tấm tắc khen thầm nghệ thuật trang điểm kín đáo, nhă nhặn của cô nàng. Từ phấn son đến hoa tai, xuyến, kiềng vàng mọi thứ đều bổ túc cho nhau làm tăng thêm vẻ đẹp quyến rũ của cô đào ṇi.

Đào nương đứng chủ tiệc niềm nở hầu các quan viên vài chầu rượu xong xuôi đâu đấy rồi các ngài mới thực sự nhập cuộc.

Tửu nhập thi xuất. Các quan viên hăng say đua nhau sáng tác những bài hát nói để đưa cho ả đào ngâm. Quan viên Tưởng làm xong đầu tiên nên ngài kéo bộ trống chầu với chiếc dùi về gần ḿnh để “cầm chầu”. 

Quan viên Tưởng dư hiểu “cầm chầu” là cả một nghệ thuật. Muốn được liệt vào hàng tay chơi lịch lăm thời phải đánh sao cho đúng điệu, đúng luật. Quan thực sự không sợ hai bạn chê tiếng trống non nớt của ḿnh v́ dù sao họ cũng chập chững vào nghề như quan. Ngài chỉ ngại cô đầu ṇi và anh kép đàn có thể cười thầm ḿnh chăng. Tuy vậy, quan vẫn hy vọng lời văn, ư thơ trong bài hát nói của ḿnh sẽ chinh phục được phần nào sự nể phục trong ḷng họ.     

Quan vừa cầm dùi điểm hai tiếng “tùng tùng” liên tiếp là anh kép đàn đă vội dạo nhẹ vài nhịp trên chiếc đàn đáy. Tiếp đó, những ngón tay búp măng trắng mướt của cô đào ṇi cầm hai cái sênh thoăn thoắt hạ những tiếng “tách tách” ṛn tan trên cái phách nhỏ đặt trước mặt nàng. Cô nàng mỉm cười liếc vào mảnh giấy quan viên Tưởng đưa cho trước đó rồi cất tiếng lẳng lơ hát. Quan như bị thu hút một cách đắm đuối bởi giọng lúc trầm lúc bổng của cô nàng. Giọng ngâm, nhịp trống, tiếng phách, điệu đàn cứ dồn dập cuộn tṛn vào nhau để đưa tâm hồn khách mộ điệu vào cơi huyền diệu của câu thơ, điệu nhạc. Tiếng hát vừa dứt, quan viên Thế lấy một cây đóm đốt trên ngọn lửa đang thoi thóp cháy nơi ngọn tim của cái đèn dầu đặt gần ḿnh. Cây đóm vừa bắt lửa ngài đă vội thổi cho tắt để đưa cho cô hầu rượu ngồi bên cạnh truyền tay cho người khác. Đi chưa được nửa ṿng chiếu, cây đóm đă tắt ngúm trong tay quan viên Hiển. Thế là mọi người nhao nhao đ̣i cô đào rượu rót đầy một th́a dâng quan uống phạt.  

Đêm đă về khuya thế mà các quan viên vẫn tỉnh như sáo sậu. Họ yêu cầu cô đào ṇi hát một bài hát xẩm. Tính hồn nhiên, tươi trẻ của các quan viên không khỏi gợi lại trong ḷng nàng một niềm luyến tiếc man mát cho tuổi thanh xuân không bao giờ trở lại của ḿnh. Nàng dư biết “chữ rằng: xuân bất tái lai” cho nên mỗi khi nghĩ tới lối sống đầy phù du, hời hợt của nghề xướng ca, cô đào ṇi lại chua xót nhắc nhở chính ḿnh rằng:

                   “Phù du sớm nở tối tàn           

                   Tiếng đồn rực rỡ, hỏi nàng có không?”

 

Cô nàng bắt giọng thảm thiết ngâm bài “Lúc Đêm Khuya:”

“Lúc đêm khuya, sương lạnh trăng mờ

Canh tàn, rượu tỉnh, lúc bấy giờ em mới nghĩ thương thân!

Em tiếc thay em trong giá, trắng ngần,

Nỡ gieo thân ḿnh vào trốn bụi trần mà chơi.

Chốn hang sâu lẩn quất hương trời

Non xanh, nước biếc dễ mấy ai người biết cho!

Con chim khôn đă mắc phải ṛ,

Th́ c̣n vui chi nữa, cái kiếp giang hồ, hỡi các chị em ơi!

Tính đốt ngón tay đă quá nửa xuân rồi!

Đầu xuân mấy lúc cũng da mồi tóc xương?

Kiếp hồng nhan càng nghĩ đến càng thương!

Tài t́nh chi cho lắm để vấn vương cái nợ ở đời?

Trông non sông mà lại thẹn với trời,

Khi vui em vui gượng, khi cười em cười suông!

Ruột con tằm, trăm mối vấn tơ vương

Bên trời góc biển, em biết gửi can tràng vào đâu?”

 

          Lời hát diễn tả quá trung thực tâm trạng của cô nàng lúc đó khiến nàng phải vận dụng hết nghị lực mới ngăn được những hàng lệ đang muốn trào ra nơi khóe mắt. Nàng quay mặt về phía sau lưng như thể muốn t́m kiếm một vật ǵ nhưng ḱ thực chỉ cốt để không ai thấy được nỗi xúc động lộ rơ trên nét mặt ḿnh. Dầu vậy, giọng ngâm truyền cảm của cô nàng đă gieo một mối bùi ngùi, thương tiếc vào ḷng mọi người trên chiếu tiệc.   

          Để cho không khí bớt nặng nề, buồn tẻ quan viên Tưởng hỏi nàng có biết điệu lư nào của miền nam không. H́nh ảnh ông lăo chủ ghe hồi chiều h́nh như c̣n lẩn quất trong tâm tư ngài.

Ả đào nh́n về phía quan viên khẽ gật đầu.

Nàng lập tức cất giọng hát:

“Duyên thắm duyên càng đậm, v́ giống đa t́nh,

Thêm nhiều ngày, mặn nồng càng xinh,

Bức khuynh thành, thực là tài danh!

Song duyên kia đừng phụ, nào trách chi ḿnh,

Chỉ nên thề nguyền cùng trời xanh.

Ḷng dặn ḷng cho đành. Nỗi kết minh (kết minh) 

Như nhạn đưa tin (đưa tin) tháng ngày.

Nguồn ân ái đâu dám vơi đầy,

Thương càng bận, làm bận ḷng đây!

Tơ hồng khéo xe, thực là may,

Trăng rơi thềm hoa. Lầu ngọc sáng ḷa

Hương thơm ngất nhà, khắp gần xa, tiếng đàn ḥa

Ngâm vịnh mấy chén quỳnh. Say sưa cùng ḿnh

Sánh tày vai, nhân nghĩa (nhân nghĩa) lâu dài.

Thực là vui, dám nào phai.

Tâm đầu, ư hợp, như rứa mấy người?

Ngọc vô hà, Biên Ḥa mới hay.

Một ngày tương tư t́nh si, ấy là ai?

Muôn vàng không ngại, mua ngay tiếng cười.

Gọi mười người như mười. Anh hùng có đâu, có là đâu! 

Thôi thôi đừng, thôi đừng năn nỉ, suy nghĩ thêm sầu,

Mặc ai dầu. Lại liều thương yêu. Mặn nồng bao nhiêu!

Đường c̣n lâu, chút t́nh sâu

Vui ḷng ưng ư, danh lí chi cầu?”

 

Để thưởng cô đào ṇi hát hay, quan viên Thế ra lệnh mời mọi người một chầu rượu theo chiều thuận. Lúc di chuyển quanh chiếu, một cô đầu v́ vướng áo nên lỡ tay làm đổ chút rượu vào người quan viên Hiển. Ngài vịn ngay cớ đó bắt phạt cô nàng uống đủ ba th́a mới tha.

Phạt xong, ngài tự tay rót một chung rượu mời cô đào ṇi. Cô ả nhận lấy và khoan thai nâng lên môi uống. Cạn chén, đến lượt nàng rót rượu mời đáp lễ quan viên và ngỏ ư muốn hát một bài riêng tặng khách hào hoa. Đi xa nhớ nhà, quan viên Hiển hỏi cô nàng có hát Quan Họ với giọng con gái Bắc Ninh của Ngài được chăng?

Chẳng nói chẳng rằng, cô đào ṇi nghiêng đầu t́nh tứ liếc quan viên làm ngài ngây ngất tâm hồn. Nàng bắt chiếc y giọng Bắc Ninh mà rằng:

          “Rượu son càng nhắp càng say

          Càng yêu v́ nết, càng say v́ t́nh.

          Đầy vơi chúc một chén quỳnh

          V́ duyên, duyên uống, v́ t́nh, t́nh say.

          Chúc chén này, xin cạn chén này,

          Vui t́nh, vui nghĩa, từ rày vui đi

          Xét tấm t́nh si,

          Thiệt thân mà chẳng ích chi đến người

          Lả lơi bên nói bên cười

          Bên mời cố cựu bên mời t́nh nhân.

          Cùng nhau xích lại cho gần,

          Làm thân con nhện, mấy lần vương tơ,

          Đi ngẩn, về ngơ…”

 

Từ nẫy quan viên Thế là người ít nói nhất. V́ am hiểu nhạc lư, ngài chú tâm theo dơi từng giọng ngâm nhịp phách của cô đào nên thực sự mến tài cô ả. Ngài chậm răi nhờ cô nàng hát bài “Nợ Phong Lưu” của cụ Nguyễn Công Trứ cho mọi người cùng thưởng thức. Thấy cô nàng có vẻ chần chừ quan viên Thế tưởng cô ta không thuộc bài đó. Ngài chưa kịp cầm bút chép xuống đưa cô nàng th́ cô ả đă cất tiếng ngâm:

“Cơi trần thế nhân sinh là khách cả,

Nợ phong lưu kẻ gỉa có người vay.

Trong trần gian, ai biết ai hay,

Làm ra đấng phi thường cho rơ chí.

Quân tử dụng tâm vô đố kỵ

Trượng phu nhập thế hữu kinh quyền

Bất oán nhân, diệt bất vưu thiên (2)

Trong ba vạn sáu ngh́n ngày đều thích chí,

Năm ba chén non nhân, nước trí,

Một vài câu thơ thánh, phú thần,

Nhởn nhơ trong áng hồng trần,

Sánh người chung đỉnh đai cân cũng vừa

Thảnh thơi bầu rượu, túi thơ…”

 

Hát xong, cô nàng nh́n quan viên Thế mỉm cười. Trong đám tiệc cô nàng dành nhiều cảm t́nh cho quan viên Thế nhất v́ tính trầm lặng của ngài.

Cuộc vui cứ vậy kéo dài đúng như:

          “Trống điểm canh thâu, trên lầu nhặt thúc

          Rượu một bầu - hồng cúc giải khuây.”

 

          Khi các quan viên đă say lứ lừ lự, ả đào chủ tiệc rượu mới hắng giọng chọn bài hát ghẹo Phú Thọ để ca bài băi cuộc.

          Nàng cất tiếng lanh lảnh ngâm:

                   “Trèo lên quán dốc cây đa

                   Gặp chị bán rượu la đà say sưa

                   Trèo lên quán dốc bông cầm

                   Dang tay khôn bẻ sợ ḷng mẹ cha.”

 

          Hát xong, nàng quay xuống phía dưới nhà, vỗ tay gọi bưng cháo gà lên mời khách. Ăn no, nghỉ khỏe đâu đó rồi các quan viên mới chịu măn tiệc.

          Bà chủ quán tiễn họ ra tới tận cửa. Nh́n bóng giáng mấy quan viên bá vai quàng cổ nhau mà đi trong buổi sớm mai giá rét, bà ta động ḷng thương mến và thán phục các ngài tuy trẻ nhưng tửu lượng chẳng non nớt chút nào. Lươn khươn các ngài đă uống cạn gần bốn hũ rượu. Giọng ngâm lè nhè “cái thú cô đầu nghĩ cũng hay” của quan viên Hiển vọng lại từ đầu ngơ khiến bà mỉm cười. Bà c̣n thích thú hơn nữa khi nghe quan viên Thế mượn câu Kiều họa theo “Mua vui cũng được một vài trống canh” và cậu Tưởng ứng khẩu tiếp:

          “Thú vui chơi măi mà không chán

          Vô tận kho trời hết lại vay.”

                                  (Trần Tế Xương)

          Các câu quan viên Tưởng vừa ngâm làm bà nhớ lại mấy vần thơ khác cũng của cụ Tú nhà ta bà vẫn thường nghe khách nhắc đi nhắc lại:

                   “Một trà, một rượu, một đàn bà

                   Ba cái lăng nhăng nó quấy ta

                   Chừa được cái nào hay cái ấy

                   Có chăng chừa rượu với chừa trà.”

 

          Bà thông cảm được cái lựa chọn không chịu chừa “đàn bà” của cụ Tú v́ nghĩ cho cùng nếu thiếu “đàn bà” th́ cuộc đời của các cụ ông quả là buồn tẻ, vô vị. Tuy nhiên, điều làm bà thắc mắc là nếu cữ rượu th́ cụ Tú và các bậc nho giả c̣n đâu cái hứng, cái thú đi chơi cô đầu và sáng tác hát nói nữa. Chẳng lẽ cụ Tú lại có thể mâu thuẫn với chính ḿnh đến độ đó sao? Bà hết ḷng mong mỏi người ta cứ tiếp tục cất rượu và các cụ cứ tiếp tục uống để bà vẫn được tiếp rước các bậc phong nhă đến quán của bà. Bực ḿnh về cái khó hiểu của cụ Tú, bà lắc đầu một cách ngao ngán. Bà uể oải khép kín hai cánh cửa ra vào rồi lết bước về buồng để đi ngủ.

          Hôm sau cậu Nghè ngủ li b́ đến gần trưa mới thức giấc. V́ thấy trong người c̣n mỏi mệt cậu quyết định nằm nhà nghỉ cho lại sức. Cậu định chọn một cuốn sách đem ra ngoài vườn nằm vơng đọc tuy nhiên không tài nào chú tâm vào mấy trang giấy trước mắt ḿnh được. Tâm trí của cậu làm như c̣n vương vấn đến cuộc vui đêm trước.

          Cậu không hiểu tại sao mới thử lần đầu mà cậu đă say mê cái thú cô đầu tợn.

          Nếu cậu nhớ không sai, cụ Nguyễn Công Trứ có dạy:

                   “Cầm, kỳ, thi, tửu

                   Đường ăn chơi mỗi vẻ mỗi hay.”

 

          Ấy thế mà cái nghệ thuật cô đầu đă qui tụ được ít nhất là đàn nhạc, thi phú và rượu vào chung một mối. À, mà c̣n cái “sắc” nữa chớ!!! Làm sao có thể bỏ quên vẻ đẹp đầy quyến rũ của các đào nương được? Kinh nghiệm tối hôm trước cho phép cậu quả quyết rằng chính nhờ sự có mặt của các nàng mà điệu nhạc trở nên thánh thót hơn, câu thơ thêm ư nhị, c̣n rượu kia lại tăng vị nồng.

          Cậu cho rằng người đời đă quá bất công khi lên án chốn cô đầu là nơi ăn chơi trụy lạc, trác táng. Điều đó c̣n tùy thuộc nhiều vào khách làng chơi nữa chứ.

          Theo cậu nhận xét, đa số các quan viên bước chân tới chốn cô đầu đều thuộc bậc thâm nho, thức giả. Như vậy các ngài phải thừa sáng suốt để ư thức được cái nguy hại của sự đam mê tửu sắc.

          Ngặt nỗi, một vài vị lại ưa đùa dỡn với ái t́nh và nghênh ngang với mọi người cũng như chính bản thân để rồi vỗ ngực nói ngông:

 

                   “Chữ t́nh là chữ chi chi

                   Dẫu chi chi cũng chi chi với đời.”

                                         (Nguyễn công Trứ)

          Một khi đă xa chân lỡ bước lâm cảnh say hoa đắm nguyệt các ngài lúc ấy chỉ c̣n nước than thở:

“Đa t́nh là dở

                   Đă mắc vào đố gỡ cho ra!

                   Khéo quấy người một cái t́nh ma,

                   Trói buộc kẻ hào hoa biết mấy.”

                                        (Nguyễn công Trứ)

          Hay

                   “Trách v́ phận lại giận v́ duyên,

                   Duyên phận những v́ t́nh nên nông nỗi.

                   Dầu dạ sắt gan vàng cũng rối,

                   Vẫn ruột tằm lắm mối cũng đau.”

                                                       (Cao bá Quát)

          Ư nghĩ này làm cậu bật cười nhớ tới hai câu thơ:

                   “Càng tài t́nh, càng ngốc, càng si,

                   Cái t́nh là cái chi chi.”

                                       (Nguyễn công Trứ)

          Cậu công nhận có những ả đào đă mê hoặc khách mày râu đến nỗi các ngài bị khuynh gia bại sản. Tuy nhiên cậu không đồng ư người ta có thể qui hết trách nhiệm lên đầu các nàng được.

          Các quan viên thuộc loại đa tài. Theo thói đời hễ đa tài thời hay đa t́nh mà đa t́nh lại hay đa cảm. Như vậy khi trai tài đụng gái sắc sao tránh khỏi:

                   “Khéo ngây ngây dại dại với t́nh

                   Đàn ai một tiếng dương tranh?”

                                                 (Dương Khuê)

          Xem vậy, cảnh các quan viên say đắm tửu sắc ở chốn cô đầu chỉ là chuyện “Trót yêu hoa nên dan díu với t́nh(3) mà thôi. Nhưng hễ đă mang danh là khách làng chơi ắt phải biết tỉnh táo nhận định được rằng:

“Bắc thang lên hỏi ông trời:

Những tiền cho gái có đ̣i được không?”

 

để mà chấp nhận luật làng chơi:

“Cuốn chiếu nhân t́nh sạch

Không tiền thanh lịch đếch!

Thế mà thú cô đầu

Thích!”

 

          Hơn nữa, chẳng ai ép buộc được các quan viên phải lân la tới chốn cô đầu cả. Chẳng tin thử hỏi nhiều ngài đă có vợ lành con khôn mà vẫn cứ

“Chiếu hoa mà trải sập vàng,

Điếu ngô, xe trúc sao chàng chẳng say?

Những nơi chiếu cói, vơng đay

Điếu sành, xe sậy chàng say la đà.”

 

xem các ngài trả lời ra sao thời sẽ rơ.

          Cậu Nghè Tưởng tự hỏi: Ai mà quên được giai thoại độc đáo về mối t́nh giữa cụ Nguyên công Trứ và cô đầu Hiệu Thư? Thủa hàn vi cụ Nguyễn công Trứ có làm kép đánh đàn với phường hát rong và ưa đi hát cặp cùng cô nàng v́ cô nổi tiếng đă đẹp lại hát hay. Một hôm cặp họ đi băng qua cánh đồng. Cụ nại cớ để quên dây đàn ở nhà để sai chú tiểu đồng quay về lấy cho ḿnh được rảnh rang chọc ghẹo cô ả. Thật khó cho cô cự tuyệt được đấng tài hoa như cụ.

Khi đă làm Tổng Đốc cụ tổ chức buổi hát cô đầu ở trong dinh và t́nh cờ bữa đó lại có mặt cô Hiệu Thư.

Nh́n thấy cụ, cô ngâm ngay hai câu:

          “Giang sơn một gánh giữa đồng

          Thuyền quyên ứ hự, anh hùng nhớ chăng?”

 

Cụ nhận ngay ra người t́nh cũ và giữ cô ta ở lại chung sống với ḿnh.

Cuộc t́nh duyên này đă cho cụ cảm hứng đề mấy vần thơ:

                   “Liếc trông đáng giá mấy mười mươi

                   Đem lạng vàng mua lấy tiếng cười.

                   Trăng xế nhưng mà cung chẳng khuyết

                   Hoa tàn song nhụy lại càng tươi.

                   Chia đôi duyên nợ đà hơn một

                   Mà nét xuân kia vẹn cả mười,

                   V́ chút t́nh riêng nên đặm thắm

                   Khéo làm cho bận khách làng chơi…”

 

Cậu Nghè Tưởng phân vân không biết ở đời đă mấy tay đọ nổi cô nàng chưa? Đấu trí như vậy mà coi là trụy lạc à? Sáng tác hát nói để ngâm mà buộc là xa đọa ư? Đầy hứng thú như thế lại dám bảo là:

          “Trong đời có bốn thứ ngu

          Làm mai, lănh nợ, gác cu, cầm chầu”

 

sao?

Càng suy gẫm về nghệ thuật hát cô đầu cậu Nghè Tưởng càng thấy thích thú. Cậu đánh nhẹ mấy đầu ngón tay xuống mặt sách và nhủ thầm:

“Cuộc tỉnh say bầu rượu chén trà,

Cơn đắc ư thùng thùng đôi tiếng trống.”

                                           (Nguyễn công Trứ)

Cậu gật gù khen:

                   “Tuyệt! Tuyệt! Thú cô đầu tuyệt quá!”

Cậu dùng chân đun đẩy cái vơng mấy cái rồi nhắm mắt nghe tiếng chim hót. Một làn gió nhẹ thoảng bay mang theo hương thơm d́u dịu của dàn hoa Lư mọc dọc vách tường bao quanh mảnh vườn.

Khi mở mắt, cậu nh́n thấy một con bướm trắng đang nhởn nhơ bay lượn từ bông hoa này sang bông hoa khác. Cảnh tượng đó gợi lại trong đầu cậu h́nh ảnh trong câu ca dao:

                   “Bướm bay bướm cũng bạc đầu

                   Thấy hoa thiên lư cúi đầu làm tôi.”

         

          Khoái cảm, cậu ứng khẩu ngay hai câu thơ:

“Hoa kia thơm dịu nơn nà

                   Hiến ta giây phút la đà khó quên.”

                                     (Vũ Thái – Thái Vĩnh Khiêm)

Bỗng thấy khô cổ, cậu đi vào nhà trọ để t́m nước uống cho đỡ khát. Vừa đi cậu vừa láy đi láy lại:

                   “Đoạn Tống nhất sinh duy hữu tửu

                   Trầm tư bách kế bất như nhàn… 

                                                (Cao bá Quát)

                   Chữ nhàn là chữ làm sao?”                                          

                                  (Nguyễn công Trứ)

          Cậu có ngờ đâu được rằng dàn hoa thiên lư mà cậu ưa chuộng đó lại mang cái tên liên hệ sâu đậm tới cuộc đời ḿnh sau này.

 

Thái Vĩnh Khiêm

 

Ghi chú:

(1):  Nguyễn Du

(2) : Người quân tử không đem ḷng ghanh ghét. Đấng trượng phu phải biết tùy cơ ứng biến. Không oán người và oán trời.

(3) :  Cao Bá Quát      

 

Trích từ :

SAY

Chuyện T́nh Trong Ca Dao

(sắp xuất bản trong tháng 9, 2017)