XANH

Song Thao

 

 

                   

Vậy là những ngày dân Montreal và Toronto dơi mắt theo trái banh nỉ đă qua. Giải quần vợt Rogers đă kết thúc. Đây là một sự kiện thể thao lớn của hai thành phố, diễn ra hàng năm vào mùa hè. Nói chuyện giải quần vợt Rogers nhưng tôi không nói tới thể thao mà nói một chuyện bên lề. Chuyện…xanh!

Từ hai năm nay, ban tổ chức giải quần vợt này tại Montreal đă liên kết với Recyc-Quebec để cho thể thao đi đôi với môi trường sạch. Khoảng 200 ngàn khán giả tới coi những trận tranh hùng giữa các tài danh quần vợt thế giới trong mười ngày đă xả ra khoảng 70 tấn rác. Khoảng 90% số rác này không đi tới băi rác. Bà Blandine Betton, một thành viên trong ban tổ chức, cho biết: “Ư nghĩ đầu tiên của chúng tôi là hạn chế việc xả rác càng nhiều càng tốt. Sau đó cần có một hệ thống thanh lọc rác hữu hiệu”. Cái hệ thống này, nghe ra to tát, nhưng là chuyện mọi người mọi nơi đă làm từ khuya. Đó là hệ thống đặt ba thùng cạnh nhau: một cho rác thải, một cho tái chế và một cho những thức ăn dư.

Chuyện này chúng ta làm thường xuyên tại nhà. Thành phố Montreal từ lâu đă thu rác hàng tuần hai lần khác nhau: một lần rác thải và một lần rác tái chế. Rác tái chế gồm nhiều nhất là giấy, giấy báo chiếm phần lớn, và các loại kim loại, chai lọ có thể tái xử dụng được. Loại rác thứ ba, rác của thức ăn thừa và giấy lau, gọi là compost, c̣n đang thí nghiệm. Khu có, khu chưa có. Khu nhà tôi đă có, mỗi nhà được phát cho một chiếc thùng lớn màu nâu và một thùng nhỏ dùng hàng ngày trong bếp. Thùng lớn dùng để gom rác thực phẩm thừa, mang ra ngoài cho xe đổ rác tới lấy. Điều mọi người ít vui là không được dùng bao nhựa thông thường đựng thứ rác compost này. Phải dùng giấy báo, bao giấy có lớp chống thấm hoặc bao nhựa loại đặc biệt tự hủy. Giấy báo, nếu nhà có mua báo hoặc chịu khó đi lấy báo chợ, th́ khỏi phải mua. Nhưng thức ăn thừa thường nhăo, đọng nước, dùng giấy báo rất bất tiện v́ giấy này thấm nước. Hai thứ c̣n lại đều phải mua, tốn thêm một khoản tiền. Đó là chuyện ít vui.

Phân biệt ra ba thứ rác để cứu môi trường, nhiều nơi đă làm. Nơi tôi sống mới chỉ là thí điểm nên chưa rốt ráo. Ai lười biếng có thể bỏ compost vào rác thải, chẳng sao cả. Nhưng có những nơi đă thi hành thực thụ, nếu chúng ta chiều cái tính lười biếng th́ lănh phạt. Thứ nào ra thứ nấy, đừng có lộn xộn!

Có thể có những người làm v́ thiện chí. Con gái tôi làm theo răm rắp v́ sợ cho thế hệ con cái bị sống trong môi trường không trong sạch. Nhưng cũng có những người làm v́ sợ bị trả tiền phạt. Họ bị bắt buộc. Nhiều người lư luận rằng cả vũ trụ này bị ô  nhiễm th́ cá nhân tôi làm được cái chi. Những người lo lắng cho môi trường thường kêu gọi thiện chí của tất cả mọi người. Nhỏ làm nhỏ. Lớn làm lớn. Tất cả phải hè nhau cứu sự sống c̣n cho toàn thể nhân loại. Ngay con ḅ cũng phải tham gia. Chuyện các chú ḅ thải khí ra qua cửa hậu có thể làm nóng thêm trái đất đă bị bịt lại. Người ta không bịt lối thoát hơi của ḅ. Không có vụ thả khí th́ làm sao sống. Ḅ cũng như người đều cần cho hơi trong dạ dày thoát ra ngoài. Không có là…bệnh. Có điều sức sản xuất hơi của người ít hơn ḅ. Vậy mà phép lịch sự vẫn khiến con người từ tốn hơn trong việc thải khí. Không ai dơng dạc làm chuyện này một cách hùng dũng giữa thanh thiên bạch nhật, trước…mũi mọi người. Khi phải thải khí, người ta t́m tới chỗ vắng vẻ, một ḿnh hưởng thành quả. Hoặc từ từ cho ra chui. Ḅ không được lịch sự như người. Chúng làm văng mạng. Để cứu môi trường, người ta đă chế thức ăn sao cho ḅ ăn vào ít ễnh bụng, bớt thải khí.

Có nhiều người vẫn thắc mắc chuyện rác rưởi với môi trường. Chúng liên hệ chi với nhau? Tôi vừa đọc được một bài của tác giả Vũ Linh giải thích như thế này. “Tạo hoá có bàn tay thần. Cả tỷ năm về trước, trái đất toàn là núi lửa, xịt ra chất carbon dioxide, hâm nóng trái đất đủ ấm để cây cỏ, sinh vật ra đời và sống được. Rồi tạo hoá sinh ra cây cỏ là thứ tiêu thụ bớt carbon sinh ra chất oxygen. Oxy nuôi dưỡng thú vật và con người. Chúng ta hít oxy và thở ra carbon trả lại cho cây cỏ tiếp tục sống. Một sự cân bằng nhu cầu tuyệt hảo của tạo hóa. Thế rồi nhân loại trở nên văn minh, chế đủ loại nhà máy để tạo đủ loại hàng hóa cho nhân loại tiêu dùng. Những nhà máy đó đốt quá nhiều oxy trong khi thải ra quá nhiều carbon, mất thế thăng bằng. Chưa kể hàng loạt phát minh mới như xe hơi, máy bay, xe lửa, máy lạnh, máy sưởi,… tất cả đều thải carbon. Số carbon đó một phần bị giam lỏng trong lớp khí quyển của địa cầu, không thoát ra được, một phần phá lớp ozone cản bớt sức nóng của mặt trời, đưa đến t́nh trạng khí quyển bị hâm nóng. Theo phe bi quan, hâm nóng quá sẽ đưa đến t́nh trạng không khí bị xáo trộn mạnh gây ra băo táp ngày một mạnh, hay gây ra hạn hán phá hại mùa màng, trong khi làm tan chẩy các tảng băng đá tại bắc và nam cực, sẽ nâng mức nước biển, thay đổi địa dư cả thế giới với các vùng ven biển bị ch́m sâu dưới nước biển, kể cả các thành phố lớn như New York, Miami, Los Angeles,…”

Như vậy th́ rác rưởi chỉ là chuyện nhỏ, kỹ nghệ phát triển thải ra quá nhiều khí carbon mới là chuyện lớn. Vậy nên các nhà lănh đạo các nước trên thế giới đă nh́n thấynguy cơ, xúm nhau lại cứu trái đất chúng ta đang sống. Họ đẻ ra được Nghị Định Thư Kyoto vào năm 1997 để tốp bớt việc thải khí. Nhiều nước đă kư vào Nghị Định thư này. Tổng Thống Bill Clinton cũng đă kư cho Hoa Kỳ nhưng Thượng Viện không phê chuẩn. Cuối năm 2015, thế giới lại đẻ ra được Thỏa Hiệp Paris. Tổng Thống Obama lại kư cùng 194 nước khác nhưng không đưa ra Thượng Viện v́ biết sẽ bị bác. Theo Thỏa Hiệp Paris th́ các nước cam kết sẽ cố gắng giảm việc thải carbon bằng việc giảm bớt khai thác và xử dụng than đá, dầu thô, giảm các nhà máy kỹ nghệ, kiểm soát lượng khí thải, ấn định hạn ngạch khí thải cho mỗi nước, khuyến khích dùng các nguồn năng lượng sạch như gió, nguyên tử, khí thiên  nhiên, ánh nắng mặt trời, chế tạo ra các xe tiêu thụ ít xăng, xe chạy điện.

Thỏa Hiệp Paris cũng quy định việc các nước phát triển đóng góp để giúp các nước kém phát triển có phương tiện để thi hành. Số tiền cần thiết là 100 tỷ đô Mỹ, trong năm nay cần ngay 10 tỷ. Mỹ gánh 3 tỷ. Có 43 nước khác, phần lớn là các quốc gia châu Âu, hứa đóng 7 tỷ. Các tay tổ làm ăn ẩu, thải nhiều khí như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ cười trừ chẳng đóng góp chi. Tuy ông Obama đă kư và đă nhanh nhẩu đóng ngay 1 tỷ, các nước khác mới hứa suông, chưa ḷi ra được đồng nào. Kế vị ông Obama, ông Trump, vốn là một thương gia, chỉ biết tính tiền. Và tính rất nhanh. Với bản tính con buôn và tính tỵ nạnh, ông thấy ngay Mỹ bị thiệt hơn mọi nước. Sức mấy ông chịu. Ông rút ra khỏi Thỏa Hiệp Paris cái rụp!

Xe hơi là trùm xả khí carbon nên kỹ nghệ xe hơi coi bộ mau mắn tự sửa sai nhất. Họ đă cải tiến kỹ nghệ sản xuất xe bằng cách tăng hiệu xuất của các xe chạy xăng sao cho ít thải khí, khuyến khích việc xử dụng xe hybrid vừa chạy xăng vừa chạy điện và, rốt ráo nhất, là chế tạo ra các xe chạy điện không thải khí carbon ra môi trường. Xe xanh trăm phần trăm! Nhà cầm quyền của các nước phát triển hoan hô cải tiến này bằng cách trợ giúp một số tiền lên tới nhiều ngàn đô cho những người mua xe hybrid và xe chạy bằng điện.

Các hăng xe đang cạnh tranh nhau sản xuất những xe chạy điện. Nhưng nói tới xe điện phải nói ngay tới chàng tỷ phú trẻ tuổi Elon Musk, vua…xanh. Xe do công ty của chàng tỷ phú này sản xuất mang nhăn hiệu Tesla. Đó là ḍng xe điện cho các đại gia v́ giá rất mắc. Nhưng từ năm ngoái, Musk đă làm ngạc nhiên mọi người khi loan báo sẽ sản xuất ḍng xe Tesla b́nh dân, giá chỉ có 35 ngàn đô một chiếc. Ông không nói suông mà nhận tiền đặt cọc liền. Chỉ một ngàn đô! Thiên hạ đổ xô nhau xếp hàng đặt cọc tuy chưa thấy h́nh dáng chiếc xe ra sao. Tới tháng 5 năm 2016 đă có 373 ngàn người đặt cọc. Và con số đó đă nhảy lên nửa triệu vào tháng 7 năm 2017. Cũng vào tháng này, Tesla đă cho ra ḷ chiếc xe đầu tiên, tên Tesla 3. Vào ngày đáng ghi nhớ này, ngày 9/7/2017, Musk tweet (sao hồi này thiên hạ hay tweet thế!): “Tesla 3 đầu tiên đă hoàn thành và vượt qua các cuộc thử nghiệm”.

Gần nửa triệu người đă bỏ ra một ngàn đồng đặt cọc vui như tết. Sắp có xe chạy điện chạy êm ru bà rù trên đường phố rồi. Người đặt cọc đầu tiên là Ira Ehrenpreis, một thành viên của hội đồng quản trị công ty, ẵm chiếc xe đầu tiên. Nhưng ông này chơi điệu. Ông nhường chiếc xe danh dự này cho…Elon Musk! Như một món quà sinh nhật cho chàng tỷ phú trẻ tài năng. Chắc cũng có tính toán nên ngày chiếc xe Tesla 3 đầu tiên rời dây chuyền sản xuất rơi vào đúng ngày sinh nhật 46 tuổi của sếp.

Các trự đă bỏ ra một ngàn đô đặt cọc nh́n xe mà thèm nhỏ giăi. Chiếc xe đẹp hơn mong ước. Ba chục vị nhanh chân nhanh tay đặt cọc trước đă nhận xe vào cuối tháng 7/2017. Ông khách thứ 500 ngàn chắc sẽ dài cổ chờ. Nhưng không, guồng máy đă chạy, và chạy nhanh hơn điện. Tháng 8/2017 sẽ có thêm 100 vị nhận xe. Và sức sản xuất sẽ tăng theo cấp số nhân. Tháng 9/2017 sẽ có 1500 chiếc xuất xưởng. Tới tháng 12 /2017, sẽ là 20 ngàn chiếc. Năm 2018 sắp tới công ty dự định sẽ sản xuất 500 ngàn chiếc. Con số này sẽ giữ trong mỗi năm sau đó. Như vậy tới cuối năm 2018, số khách đă đặt cọc đều có xe trong tay. Có lẽ tôi sẽ nhận xe trong năm 2019 v́ tới bây giờ tôi vẫn chưa đặt cọc. Tôi nghĩ tội chi phải đặt cọc cho hèn người đi. Đợi tới khi xe thừa mứa, ta sẽ dơng dạc vào tiệm mua xe, lúc đó nhân viên bán hàng phải săn đón. Oai kể chi cho xiết!

Tỷ phú Elon Musk có một bộ óc xanh. Vừa chơi màn xe hơi điện, ông vừa dấn thân vào các tṛ khác có lợi cho môi trường. Như sản xuất pin năng lượng mặt trời, ngói lợp nhà thu hút năng lượng mặt trời để dùng chạy máy móc trong nhà thay cho điện năng, rồi tầu siêu tốc chạy nhanh hơn máy bay mà không xả ra tí khói nào. V́ xanh rờn như vậy nên khi ông Trump tuyên bố rút ra khỏi Thỏa Hiệp Paris, ông Elon Musk cũng lập tức rút ra khỏi hội đồng tư vấn cho Tổng Thống để phản đối.

Xe chê xăng, chạy bằng điện đă xanh, nhưng chưa xanh đủ. Một nhóm sinh viên thuộc Đại Học Kỹ Thuật Quốc Tế Eindhoven ở Ḥa Lan c̣n chế ra được xe hơi xanh rờn! Xanh hơn Tesla của Elon Musk. Đó là chiếc xe Lina. Dĩ nhiên xe chạy bằng điện nhưng vật liệu chế tạo thân xe thuộc loại xanh, rất thân thiện với môi trường. Đó là một loại nhựa có tên là PLA làm bằng củ cải đường và sợi lanh dệt, có độ bền ngang cơ với sợi thủy tinh. Loại vật liệu làm bằng củ cải này rất thân thiện với môi trường v́ có thể tự tiêu hủy. Chiếc xe nhựa PLA này chỉ nặng có 310 kư. So với các xe hơi chạy điện khác th́ nó chỉ nhẹ bằng một phần năm! V́ nhẹ nên xe Lina tiêu thụ ít điện năng hơn. Xe Lina vẫn c̣n trong giai đoạn thử nghiệm và sẽ chạy biểu diễn trên đường phố vào mùa hè này. Nếu thành công, Lina sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành chế tạo xe hơi điện: dùng vật liệu có khả năng phân hủy sinh học rất thân thiện với môi trường!

Các anh lớn làm kế hoạch lớn cho một môi trường xanh, cắc ké như chúng ta cũng hiên ngang làm kế hoạch nhỏ. Miễn là có tấm ḷng cho cuộc sống của nhân loại bây giờ và mai sau. Một nhóm người có tấm ḷng với môi trường tại thành phố Montreal là nhóm gồm bốn nữ nhân: Martine Gariepy, Marie-Soleil L’Allier, Sophie Maccario và Andreanne Laurin. Bốn người bạn của môi trường này mở một tiệm chạp phô tên Epicerie Loco, nằm gần metro Jarry ở Montreal. Ngay địa điểm được chọn đă…môi trường. Nó nằm gần metro để cho khách hàng có thể dùngxe điện ngầm, khỏi lái xe nhả khói có hại cho môi trường. Dĩ nhiên hàng bán tại đây toàn là loại organic. Khác với những khách đi chợ khác, khách của Loco phải mang lỉnh kỉnh túi xách, chai lọ và hộp lớn nhỏ. Bởi v́ các bạn của môi trường này giữ xanh trăm phần trăm, nhất định không cung cấp một thứ đồ đựng chi cho khách hàng. Ngay việc mua dầu ăn, xà bông rửa tay hay các thứ hàng có dạng nước khác, khách hàng phải mang chai tới, tự tay rót vào. Nhưng không phải tất cả chai lọ khách hàng mang tới đều được chấp nhận đâu. Đó phải là thứ dùng để đựng thực phẩm, sạch sẽ và tái xử dụng được. Thu ngân viên tại các quầy tính tiền có quyền từ chối những chai lọ không đúng tiêu chuẩn. Chúng ta ngày nay được giới thương gia chiều chuộng hết ḿnh, mua chi cũng được gói ghém sẵn, chỉ việc với tay bỏ vào giỏ, nên khách hàng ngày nay là lọai khách hàng hư. Vậy th́ buôn bán như tiệm Loco làm sao sống? Cửa hàng vẫn sống v́ những người tự đặt trách nhiệm giữ sạch môi trường vẫn có đó. Chỉ việc cung cấp cơ hội cho họ là họ hưởng ứng liền. Dù giá hàng bán có cao hơn, đi chợ có lích kích hơn, ít được chiều chuộng hơn, người ta vẫn tới. Tất cả chỉ v́ chữ…xanh! Thân thiện với môi trường, tiệm tạp hóa Loco c̣n tạo sự thân thiện giữa con người với nhau. Các quầy hàng đều thấp để cho khách hàng dễ nh́n thấy nhau, cười với nhau, nói chuyện với nhau và làm thân với nhau. Đây lại là một thứ xanh khác. Xanh trong ḷng!

Bạn có xanh không? Đại học British Columbia mà dân Vancouver thường gọi tắt là UBC vừa phổ biến một nghiên cứu của sinh viên ban tiến sĩ UBC Seth Wynes và Giáo sư Kimberly Nicholas, giảng dậy tại Đại học Thụy Điển Lund University. Theo tài liệu của Ngân Hàng Thế Giới th́ trung b́nh mỗi người dân Canada thải ra 13 tấn rưỡi khí thải hàng năm. Nếu tuân theo Thỏa Hiệp Paris để giữ cho nhiệt độ trái đất chỉ tăng dưới 2 độ C vào năm 2050 th́ mỗi người dân Canada chỉ được phép thải 2,1 tấn thán khí mỗi năm. Làm sao kéo con số 13 tấn rưỡi xuống c̣n 2,1 tấn?  Những chuyện chúng ta đang làm để cứu môi trường hiện nay có đủ không? Chúng ta thử nh́n vào con số thực tế. Nếu bỏ lái xe, giảm được 2,4 tấn. Lựa riêng đồ tái chế recycle, giảm được 0,213 tấn. Giặt quần áo bằng nước lạnh, giảm 0,247 tấn. Phơi quần áo chứ không sấy trong máy, giảm 0,21 tấn. Thay bóng đèn tṛn trong nhà bằng bóng thân thiện với môi trường, giảm được 0,100 tấn. Nh́n vào con số thực tế, chúng ta thấy chẳng ăn thua chi. Nhưng chúng ta đừng thấy thế mà nản ḷng. Có kiêng có lành, có nhúng tay vào việc bảo vệ môi trường vẫn hơn. Có c̣n hơn không, có c̣n hơn không!

Nhưng, cũng theo tài liệu trên, nếu chúng ta có ít hơn một đứa con th́ số dách. Chẳng hạn nếu định có hai con th́ nhín bớt, chỉ sản xuất một trự nhi đồng, chúng ta sẽ có thể cứu được trái đất này một cách oai phong lẫm liệt. Bởi v́ làm như vậy chúng ta sẽ giảm được tới 58,6 tấn khí thải! Chi dữ vậy? Họ tính số khí thải của chính đứa trẻ không ra đời, lại c̣n cộng thêm với hậu duệ của chúng. Bài tính khá rắc rối, chúng ta chẳng nên ôm thêm chuyện t́m hiểu cho đau cái đầu.

Bớt đi một đứa con là một cú đánh lớn để giữ được môi trường trong sạch. Chuyện đó ai chẳng muốn. Nhưng, với tôi, và các bạn của tôi, đây là một lời khuyên muộn màng, quá muộn màng!

 

Song Thao

08/2017

Website: www.songthao.com

 

Xe dien gia re Tesla Model 3 dau tien da roi day chuyen san xuat - Anh 1

Xe hơi điện Tesla 3.

 

https://i2.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2017/08/XH-Xe-Hoi-Xanh.jpg?resize=696%2C290&ssl=1 

Xe hơi chạy điện “xanh thứ thiệt” Lina. (H́nh: Twitter)

 

 

vantage_full-1

Một thùng rác thải và rác tái chế công cộng.