BÁC BA

Lương Ngc Thành

 

 

 

     Trong những người cha mẹ của bạn học, Bác Ba là người thương tôi nhất và tôi để lại trong ḷng Bác ấy nhiều ấn tượng tốt đẹp ngay từ khi biết tôi cho đến những ngày sau cùng của bác.

     Năm học đệ ngũ, 8-2, NLS Cần Thơ- 1968, tôi phải đến nhà Hậu để đi quá giang nó trên chiếc xe đạp đ̣n giông của nó. Hằng sáng tôi luôn đến sớm.  Bác Ba thấy tôi luôn đến đúng giờ trong khi người trong nhà phải gọi 6 Hậu dậy. Bác có khi cằn nhằn nó,

Hậu đâu rồi? Lẹ lên để thằng Thành chờ tự năy giờ”

Dịp kế đó Bác Ba gặp tôi khi tôi đang nấu cơm tại hàng ba trước lớp trong lúc hè chúng tôi ở trên trường làm ruộng. Bác Ba lắc đầu hỏi tôi,

“Lát nữa tụi con ăn cơm với cái ǵ?”

Tôi găi đầu găi tai, ấp úng như đứa học tṛ không thuộc bài,

“Chắc tụi con ăn chao nữa.”

Bác Ba móc bóp ra, dúi vào tay tôi một ít tiền,

“Con đi mua thịt xá xíu hay cái ǵ đó. Mua thêm rau nữa nghe không? Có thức ăn mới có sức để làm việc chứ.”

Sau khi cả nhà 6 Hậu dọn nhà về nơi ở mới, tôi phụ suốt mấy buổi. Tôi phải ăn cơm với cả nhà. Trong những lúc vắng vẻ sau bữa ăn, v́ xem tôi như người thân thiết, Bác Ba gái đă buộc miệng kể với tôi,

“Thằng Hậu có phước lắm. Cả nhà thương nó như ruột thịt. Mẹ nó bỏ cho ổng bắt về nuôi khi nó mới một hai tuổi ǵ đó. Con thân với nó, con khuyên nó ráng học. Bác Ba chỉ mong nó học giỏi để lo tấm thân nó thôi.”

Đúng là 6 Hậu được đối xử công bằng, cái công bằng của Bác Ba Phép- một người cha của 6 đứa con, trong khi mà Ba tôi lâu nay đâu có biết hai anh em tôi sống ra sao. Bác Ba thường nhắc thằng Hùng- em út trong nhà- chở tôi đến nhà để hai đứa tôi tập bơi ở cái lung khá lớn sau nhà mỗi khi con nước lớn. Sau lần đầu tiên tôi theo Hậu về bên Nội nó, đa số Cô Dượng thương tôi đặc biệt là Bà Nội. Sau lần đó, mỗi dịp tết, Bác Ba lại sai thằng Hùng đến nhà tôi để xin phép má tôi cho tôi được theo cả nhà về bên Nội. Tôi nhớ rơ năm đầu tiên, Bác Ba giới thiệu tôi với bà con xa gần,

“Thằng Thành này là bạn học với thằng Hậu.”

Năm sau đó và măi về sau này, Bác đổi lại,

“Thằng này là cháu tôi.”

Ít ai h́nh dung nỗi sung sướng của tôi như thế nào đâu. Ít ai thèm một tiếng kêu yêu thương như thế. Tôi được xem như có một quê hương mới, có một vị trí như 6 Hậu. Bà Nội thấy tôi hiền lành, chịu khó nên càng “kết” tôi hơn. Bà có vài lần hỏi tôi,

“Con về đây chơi thường có để ư đứa nào không? Con của Cô nào cũng được hết há. Nội đứng ra lo hết cho. Nội gả không cho”

Nghe vậy, Bác Ba thích ư lắm, cười híp mắt,

“Thằng Thành thế nào cũng làm cháu rể trong gia đ́nh này rồi.” 

Tôi thẹn thùng đỏ mặt hoài. Chị Năm, chị Hằng, tiếp lời Bác ba,

“Bà Nội chịu là xong hết hà Thành ơi. Chà Chà, Thành sướng hơn 6 Hậu rồi c̣n ǵ.”

Tôi chỉ mong 6 Hậu không mặc cảm. Tôi muốn nó được Bác Ba thương lo như tôi tự mong được có người cha như Bác vậy, cái mong mỏi b́nh thường của một đứa con trai rất b́nh thường. Hậu ít nói như tôi nhưng nó ngông như tên gọi của nó- 5 Ngông c̣n tên tôi là 6 Ngố- theo bí danh trong Bụi Gia Trang của chúng tôi. Nó không hề hé môi về cái lai lịch của nó, về ư kiến của Bác Ba hay về những ǵ Nội nói với tôi. Lần đầu tiên đến nhà tôi- 12/5 Lê Lai- là lần Bác Ba được tôi mời đến dự tiệc “chia tay để đi Bảo Lộc học” do chính tay tôi tổ chức. Bác ngạc nhiên v́ không thấy có ai khác trong nhà. Biết Bác muốn hỏi ǵ đó, tôi nhỏ nhẹ giải thích,

“Dạ Má con đi làm ca tối. Chị con chắc là có tiệc tùng ǵ với mấy người đồng nghiệp. C̣n em con… nó đi chơi tối ngày.”

Bác ái ngại hỏi tôi một chi tiết,

“Ai lo nấu nướng mấy món này?”

“Dạ con có nhờ chị hàng xóm phụ một chút. Con tự nấu hết. Dạ con nấu quen rồi.”

Đă từng dự hàng ngàn buổi tiệc, Bác Ba không ngờ có một bữa tiệc do một thằng con trai 15 tuổi tổ chức. Dĩ nhiên, Bác khuyên chúng tôi cố học và mời cả nhóm chúng tôi ăn sáng trước khi lên đường. 6 Hậu chắc không để ư tôi đă hănh diện đến dường nào đâu. Đầu kỳ nghỉ hè năm 1973, sau một năm có nhiều kẻ đă phải gác bút nghiên để đi quân dịch, 6 Hậu đă làm một chuyện quá sức ngông mà dĩ nhiên làm tôi sững sốt và làm Bác Ba rất đau ḷng. Biến mất hôm đầu tiên, nó lái chiếc xe Honda của Bác Ba đi dong ruỗi đến tận Đà Lạt với một nhóm bạn. Bao nhiêu ngày nó vắng nhà là bấy nhiêu buồn phiền chồng chất khiến mái tóc của Bác Ba bạc hơn và Bác Ba như già đi 10 tuổi. Hằng ngày, trên đường đi đến lớp luyện thi của “Thầy Trí Ba Túi dạy toán”- “Thầy Lễ dạy triết”, tôi đi tắt ngang nhà 6 Hậu. Lần nào gặp tôi là lần ấy Bác cảm thấy đau nhói v́ thấy tôi đi học trong khi 6 Hậu đi chơi. Sau khi 6 Hậu trở về, Bác Ba- một cán bộ hành chánh trong ngành cảnh sát, chở nó ra một tiệm hớt tóc quen. Đưa tiền cho nó xong, Bác phải đi công chuyện ngay. Cũng vài phút ngay sau đó, 6 Hậu rời tiệm hớt tóc- với cái mái tóc vẫn như cũ.

    Năm học lớp đệ nhất, 1974, năm khó khăn nhất, có một việc rất lớn xảy ra giữa hai cha con. Bác Ba chậm gởi tiền lên cho nó. 6 Hậu xem như ông già muốn làm khó nó. Thay v́ lo học, nó vùi đầu vào quán cà phê, những cuốn truyện dịch dầy cộm. Cậu Doăn là một đồng minh thân cận. Băng Cần Thơ chúng tôi hết ư kiến. Tôi chỉ thỉnh thoảng gặp nó trong lớp.

   Bác Ba phải đi cải tạo sau ngày giải phóng nên tôi đă không gặp Bác trong những lần tôi từ trường ghé lại thăm nó. Cái dịp đặc biệt- trung tuần tháng tư- tôi ghé thăm cũng là lần cuối cùng tôi gặp được Bác Ba. Tôi thẩn thờ hay tin nó đang ở trong trại giam Cây Gừa. Ngoài việc mang theo cho nó một đôi giày và một áo thun đá banh cũ, tôi c̣n mang theo một món quà tinh thần rất lớn lao mới mẻ- một tin vui- “tao sắp ra trường rồi đây nè.”

Xế chiều hôm đó, ngồi chùi ống khói một cách chậm chạp, Bác Ba chăm dầu hôi vào hai cây đèn. Buồn bă, già nua và mệt mỏi, Bác Ba nói một câu tôi c̣n nhớ đến bây giờ,

“Thằng Hậu lại bỏ đi nữa rồi Thành ơi. Nó bỏ bạn, bỏ bè lại rồi con ơi.”

                                             

Lương Ngọc Thành                                                                                     

Rạch Giá