Đọc sách

Đông Gặp Tây – Tung Cánh Từ Trời Nam

 phiên bản Anh ngữ

East Meets West – Journey Through War and Peace

của Kỹ Sư Khương Hữu Điểu

Nguyn Đăng Khôi

 

 

 

 

Kính thưa quư vị,

Kính thưa quư vị đại diện giới truyền thông,

 

Hôm nay tôi rất hân hạnh được Ban Tổ Chức trao cho nhiệm vụ giới thiệu bộ sách “Đông Gặp Tây” và phiên bản Anh ngữ “East Meets West” của Kỹ Sư Khương Hữu Điểu, nguyên Thứ Trưởng Kinh Tế và Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Phát Triển Kỹ Nghệ (NHPTKN) Việt Nam Cộng Ḥa. Tôi mới đọc xong 2 bộ sách này, gồm 4 cuốn, tổng cộng khoảng 1500 trang khổ lớn 8.5 x 11. Cầm trên tay 4 cuốn sách khá đồ sộ và nặng kư (khoảng 5 Kg) th́ tưởng đó là một công việc đ̣i hỏi nhiều th́ giờ và nỗ lực, nhưng trên thực tế tôi đă đọc hết bộ sách đó một cách mau chóng và với rất nhiều thú vị. Trước hết bộ sách bao gồm rất nhiều h́nh ảnh mà đa số được ấn loát với mầu sắc tươi đẹp, và nhờ dùng khổ chữ lớn, in trên khổ giấy lớn, nên rất dễ đọc, nhất là đối với những độc giả cao niên như tôi! Hơn nữa, ngoại trừ khoảng 5 trang khá kỹ thuật về “Hệ Thống Trigeneration” trong Chương 21, trong suốt bộ sách tác giả đă sử dụng một văn phong b́nh dị, nghĩ sao viết vậy, rất dễ đọc làm cho tôi muốn tiếp tục đọc không ngừng và tôi không khỏi liên tưởng tới lối kể chuyện hết sức cuốn hút của nhà văn B́nh Nguyên Lộc trong truyện ngắn “Rừng Mắm” mà tôi hằng ưa thích.

 

Mỗi bộ sách của Kỹ Sư Khương Hữu Điểu gồm hai tập, được tŕnh bầy dưới dạng “Hồi Kư Tự Thuật”, kể lại cuộc đời của tác giả kể từ khi chào đời tại Mỹ Tho trong Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, cho đến cuộc sống hưu trí tại Vùng Vịnh San Francisco ngày nay.

 

Tập 1 bao gồm giai đoạn từ thời thơ ấu của tác giả (Phần 1: Cuộc Sống Tươi Đẹp Nơi Đồng Bằng Sông Cửu Long), qua các giai đoạn tranh đua tại các trường trung học ở Mỹ Tho và Đà  Lạt (Phần 2: Hội Nhập Văn Hóa Pháp), du học và làm việc tại Hoa Kỳ (Phần 3: Hội Nhập Văn Hóa Mỹ), hồi hương sau khi du học (Phần 4: Lá Rụng Về Cội), và làm việc tại Việt Nam (Phần 5: Quản Trị Trong Thời Chiến).

 

Tập 2 bao gồm giai đoạn từ khi tác giả vượt thoát khỏi Việt Nam sang lánh nạn tại Hoa Kỳ vào cuối Tháng Tư 1975 khi Cộng quân cưỡng chiếm Việt Nam Cộng Ḥa (Phần 6: Vượt Thoát Việt Nam), qua giai đoạn phấn đấu để làm lại cuộc đời trên đất Mỹ (Phần 8: T́m Cuộc Sống Mới), cho đến ngày nay (Phần 9: An Cư Lạc Nghiệp). Xen kẽ trong tập này c̣n có một chương đặc biệt, đó là Chương 18 trong đó tác giả đào sâu để t́m hiểu hoàn cảnh nào đă đưa đến mối hận ly hương mà tác giả cũng như hàng triệu người Việt tỵ nạn hải ngoại vẫn ôm nặng trong ḷng và hơn 90 triệu người Việt trong nước phải sống dưới một chế độ độc tài đảng trị với một nền kinh tế lạc hậu thua kém các nước lân bang (Phần 7: Kissinger Và Cuộc Chiến Việt Nam).

 

Với một nội dung phong phú và đa dạng như vậy thật khó mà giới thiệu toàn bộ tác phẩm trong ṿng 15 - 20 phút, do đó tôi chỉ xin chia xẻ với quư vị những nhận xét của tôi liên quan đến một số điểm chính của tác phẩm, để dành th́ giờ cho tác giả tâm sự và thảo luận với quư vị về tác phẩm của ông.

 

Kính thưa quư vị,

 

Mỗi khi đọc một cuốn sách hay coi một cuốn phim tôi thường tự hỏi tác giả muốn viết cho ai đọc, đạo diễn muốn làm phim cho ai coi. Tôi đă thấy ngay từ đầu tác giả đă không có ư định viết một cuốn hồi kư về đời ḿnh để chia xẻ với độc giả bốn phương, mà chỉ có ư muốn làm một việc ǵ cho những ngày tháng về hưu được có ư nghĩa đồng thời giúp trí óc khỏi mắc bịnh Alzheimer, như tác giả đă tiết lộ trong “Lời Cảm Tạ” ngay đầu Tập 1 của bộ sách.

 

Rồi trong phần “Lời Phi Lộ” tiếp theo, tác giả đă tâm sự:

“Có những buổi hoàng hôn tôi ngồi lặng lẽ cô đơn, trầm tư nơi góc vườn sau nhà, rồi biết bao nhiêu sự việc trong quá khứ dâng trào như sóng cồn trong đầu tôi với vô vàn h́nh bóng xa xưa hiện về. Những hồi tưởng đó tạo cho tôi t́nh trạng xúc động vô ngần, tôi nhớ cảnh cũ người xưa quay quắt, nhưng v́ khối lượng kỷ niệm, chuyện quá khứ khá nhiều, khá lâu, khá xa, và hôm nay

tôi khá già, khiến tôi lẫn lộn. Mỗi lần như vậy, tôi phải ghi lại để nhớ, và khi ghi lại, một lần nữa tôi sống lại với những nỗi vui buồn của quá khứ nhưng có lớp lang hơn theo thời gian, không gian, và như vậy, vô t́nh các “neurons” trong óc tôi buộc phải làm việc. Âu cũng là một thể thao cho bộ óc!”

 

Như vậy hóa ra lúc đầu tác giả đă viết cho chính ḿnh, một loại hồ  “Để Ghi Nhớ”, hay là “Memorandum for File”. Về sau hoàn cảnh đưa đẩy tới sự h́nh thành của bộ sách, nhưng đối tượng mà tác giả nhắm tới là những độc giả khắp nơi trên thế giới muốn t́m hiểu về phong tục, tập quán và những diễn biến đă ảnh hưởng sâu rộng tới cuộc sống của người dân Việt trong giai đoạn lịch sử cận đại của đất nước. Hiển nhiên là tác giả rất yêu mến và hănh diện về quê hương ḿnh và muốn giới thiệu cái quê hương đẹp đẽ, hiền ḥa đó với những người bạn bốn phuơng. Chính v́ vậy mà tác giả đă chọn Anh ngữ để viết nguyên bản “East Meets West”. Măi về sau này phiên bản Việt ngữ “Đông Gặp Tây” mới được phỏng dịch ra từ Anh ngữ cho các độc giả người Việt đọc. Tôi chắc một số quư vị hiện diện nơi đây cũng đă có dịp theo dơi câu chuyện tâm t́nh của tác giả về sự h́nh thành của bộ sách này được tŕnh chiếu trên Dân Sinh Media TV San Jose vào cuối tháng 9 vừa qua và đưa lên YouTube.  

 

Nhưng khi đọc xong bộ sách của ông Điểu tôi phân vân không biết phải xếp tác phẩm này vào loại nào. Xếp vào loại “Hồi Kư/Tự Thuật” th́ cũng đúng v́ nội dung tác phẩm kể lại những diễn biến trong cuộc đời của tác giả với nhiều h́nh ảnh về cá nhân và gia đ́nh. Nhưng phải nói thêm đây là một tập hồi kư khá đặc biệt, v́ tôi có cảm tưởng hầu như tác giả muốn mượn câu chuyện về đời ḿnh để gửi đến người đọc nhiều thông điệp khác nhau. Do tính cách đa dạng của bộ sách, tôi thiết nghĩ mỗi phần của tác phẩm có một công dụng và sức hấp dẫn riêng, tùy theo nhu cầu và sở thích của người đọc. Ví dụ:

 

1. Đối với những người chưa từng đặt chân tới Việt Nam, kể cả thế hệ thanh niên gốc Việt sinh trưởng ở hải ngoại, Phần 1 nói về “Cuộc Sống Tươi Đẹp Nơi Đồng Bằng Sông Cửu Long” có thể coi là một tập sách hướng dẫn du lịch (Travel Guide) rất hữu ích để t́m hiểu trước khi tới thăm miền Nam Việt Nam. H́nh ảnh những mái lều tranh, những cây cầu khỉ chênh vênh, những trái chôm chôm, chùm ruột thật ngon mắt, những cảnh trẻ em chăn trâu, lùa vịt, tuy rất quen thuộc đối với chúng ta nhưng lại rất xa lạ và hấp dẫn đối với họ. Đối với những độc giả muốn du lịch ṿng quanh thế giới th́ Chương 9, “Nữu Ước – Sài G̣n Trong 90 Ngày Với Pan Am” cũng có rất nhiều h́nh ảnh và tài liệu về du lịch tại các quốc gia Âu Á mà tác giả đă đi qua trên đường hồi hương. Riêng về khía cạnh này tôi nghĩ có thể xếp bộ sách của ông Điểu vào chung với các sách tài liệu hướng dẫn du lịch hay những cuốn tập san “National Geographic” nói về đời sống và văn hóa của các dân tộc khắp nơi trên thế giới.

 

2. Đối với những độc giả muốn t́m hiểu ngắn gọn về lịch sử Việt Nam trong khoảng từ 1930 tới 1975 th́ Tập 1 của bộ sách cung cấp nhiều tài liệu lịch sử hữu ích, không phải dưới con mắt của một sử gia, mà nh́n từ góc độ của một công dân mà cuộc sống đă bị chi phối qua các thời đại Pháp Thuộc, Nhật Thuộc, chiến tranh Quốc-Cộng, cho tới 1975 khi Cộng Sản thôn tính Việt Nam Cộng Ḥa bằng vơ lực. Đặc biệt tác giả đă dành nguyên Phần 5, “Quản Trị Trong Thời Chiến” để ghi lại những nỗ lực xây dựng và phát triển kinh tế của Việt Nam Cộng Ḥa, ít khi được nói đến qua các sách vở, báo chí, phim ảnh, trong cũng như ngoài nước - một thiếu sót lớn lao cần được bổ túc. Ngoài ra, trong Tập 2, Phần 7, “Chánh Trị Trong Thời Chiến”, tác giả đă dành nguyên một chương, Chương 18, “Kissinger và Cuộc Chiến Việt Nam” để lột trần vai tṛ bí ẩn của Kissinger liên quan đến cuộc chiến tranh này. Xin quư vị hăy đọc Chương 18 để cảm thông với tác giả khi ông cho biết tại sao bộ sách của ông lại có nguyên một chương dành riêng cho Henry Kissinger.

 

3. Đối với các bậc phụ huynh có con em ở tuổi cắp sách đến trường, tôi nghĩ có lẽ nên khuyến khích các em đọc bộ sách của Kỹ Sư Khương Hữu Điểu như một tài liệu hướng dẫn (Guide Book) cho thanh niên chuẩn bị vào đời, qua những giai đoạn tranh đua ở cấp Trung Học, Đại Học và bắt đầu con đường sự nghiệp. Cuộc đời của tác giả là một gương phấn đấu không ngừng để khắc phục mọi trở ngại và đạt tới thành công. Riêng về khía cạnh này tôi có thể xếp tác phẩm của ông Điểu vào chung với các sách rèn luyện nhân cách của Dale Carnegie mà dịch giả Nguyễn Hiến Lê đă chuyển ra tiếng Việt trong “Tủ Sách Học Làm Người” rất phổ biến khi tôi c̣n đi học.

 

4. Đối với những người sắp hoặc đă về hưu, tác giả đă chia sẻ những kinh nghiệm của ḿnh trong Phần 9, “An Cư Lạc Nghiệp”, về những bí quyết làm sao để “Sống Thọ, Sống Khỏe, Sống Vui Khi Về Hưu”, trong đó tôi thấy có nhiều tài liệu rất hữu ích cho chính bản thân tôi khi về hưu. Xin quư vị hăy đọc Phần 9 để thấy 17 nguyên tắc để giữ sức khoẻ và sống lâu mà tác giả đă áp dụng từ 50 năm qua với kết quả mà quư vị có thể thấy trước mắt ngày hôm nay, khi ở tuổi 87 mà ông Điểu vẫn c̣n tráng kiện, minh mẫn và hăng say như ngày c̣n trẻ. Cũng trong phần này tác giả đă chia xẻ một giai thoại khá lư thú khi một người khách lạ, qua trung gian của một người bạn ông, đă t́m gặp ông ở San Francisco và ngỏ ư rằng Thủ Tướng Vơ Văn Kiệt muốn mời ông về nước để giúp canh tân quốc gia theo mô h́nh của liên bang Nga và đă được ông đă trả lời một cách thẳng thắn và rất rơ ràng: “Tôi là một nông gia có trong tay hột giống tốt, có thuốc trừ sâu, có phân bón, biết cách dùng nước canh tác, nhưng tôi biết chắc khi gieo hột giống trên đất cộng sản chẳng khác ǵ như làm ruộng trên một sân tennis tráng xi-măng. Sẽ không có giống chi mọc lên nổi!”

 

Tôi suy nghĩ thêm về chỗ sắp xếp bộ sách của ông Điểu trong tủ sách, và cuối cùng tôi đă quyết định trưng bầy bộ sách “East Meets West” của ông Điểu một cách trịnh trọng trong pḥng khách để khuyến khích những người bạn ngoại quốc của tôi t́m hiểu sự thật về quê hương xinh đẹp và dân tộc hiền ḥa mà mấy triệu người như tôi đă phải đau ḷng từ giă. Nhưng tôi nghĩ chỗ đúng nhất của bộ sách “East Meets West” là tại mỗi thư viện trong các trường trung học và đại học cũng như tại các thư viện công cộng tại mỗi thành phố Hoa Kỳ.

 

Ông Lâm Văn Bé, Thư Viện Trưởng của Thư Viện Thành Phố Montreal, Gia Nă Đại, đă nêu lên một cách rất xác đáng rằng sự vắng bóng của những cuốn hồi kư đúng đắn và chân thật bởi những nhân chứng và chính khách miền Nam đă để lại một khoảng trống khổng lồ trong kho tài liệu về vai tṛ của Việt Nam Cộng Ḥa và sự tai hại của cuộc chiến tranh 1954-1975 đối với người dân miền Nam. Thật vậy, từ bao năm nay, các cơ quan truyền thông ḍng chính Tây Phương vẫn có khuynh hướng đề cao phe Cộng Sản và coi nhẹ Việt Nam Cộng Hoà để phần nào biện minh cho cuộc rút lui không mấy danh dự của họ. Gần đây nhất, loạt phim tài liệu “The Vietnam War” do đạo diễn Ken Burns thực hiện cho Hệ Thống PBS cũng không tránh khỏi khuynh hướng này. Nhưng chúng ta phải nhớ rằng họ làm phim cho khán giả Mỹ coi, với ngân khoản do những người Mỹ giầu có tài trợ, chớ đâu có nhắm vào những người như chúng ta đă phải liều chết bỏ nước đi lánh nạn Cộng Sản. Những nỗ lực đáng ca ngợi của dân quân cán chính Việt Nam Cộng Ḥa để bảo vệ, xây dựng và phát triển quốc gia đều bị họ làm ngơ. Có lẽ ư thức được sự thiếu sót đó nên trong tác phẩm “Đông Gặp Tây” tác giả đă dành nguyên Phần 5, “Quản Trị Trong Thời Chiến” để ghi lại những nỗ lực xây dựng và phát triển kinh tế của Việt Nam Cộng Hoà hầu mang lại cơm no áo ấm cho người dân, ngay trong bối cảnh chiến tranh khốc liệt và trước sự phá hoại liên tục của phe Cộng Sản. Ngoài ra, trong Chương 18, “Kissinger và Cuộc Chiến Việt Nam”, căn cứ vào những tài liệu tối mật của CIA và Hội Đồng An Ninh Quốc Gia (National Security Council) đă được giải mật, tác giả khẳng định rằng chính “Kissinger đă trực tiếp điều khiển bộ máy chiến tranh Mỹ trong 8 năm dưới thời hai tổng thống Nixon và Ford và ông cũng là người đă xóa tên chế độ Việt Nam Cộng Ḥa.” Với những bằng chứng không thể chối căi được, tác giả đă nói lên một sự thật phũ phàng, rằng một khi Hoa Kỳ, dưới sự dàn dựng của Henry Kissinger, đă quyết định hy sinh Việt Nam Cộng Ḥa cho Cộng Sản Bắc Việt để đổi lấy những lợi lộc kinh tế kếch sù cho tư bản Mỹ khi thiết lập quan hệ với Cộng Sản Tầu th́ không có cách ǵ Việt Nam Cộng Ḥa có thể tồn tại được, v́ dù quân đội Việt Nam Cộng Ḥa có anh dũng cách mấy nhưng súng không có đạn, phi cơ và thiết giáp không có xăng th́ cũng không sao ngăn chặn được quân xâm lăng từ Bắc Việt với sự viện trợ quân sự ồ ạt của phe Cộng Sản. Những sự thực này cần được phơi bầy, bằng Anh ngữ, cho người dân Mỹ và những người không thông thạo tiếng Việt hiểu rơ, kể cả những con em chúng ta sinh ra và lớn lên ở nước ngoài. Nhưng tiếc thay những tài liệu đó hầu như không có trong các thư viện để công chúng cũng như sinh viên, học sinh tham khảo, th́ làm sao họ tránh khỏi bị lừa bịp bởi những tài liệu tuyên truyền sai lạc của cả phe Tây phương lẫn phe Cộng Sản? Chúng tôi mong rằng sau bộ sách “East Meets West” của Kỹ Sư Khương Hữu Điểu sẽ có nhiều sách vở, tài liệu tương tự để trám vào khoảng trống khổng lồ mà ông Lâm Văn Bé, một chuyên gia về khoa quản trị thư viện, đă đề cập ở trên. C̣n đến khi nào th́ chúng ta mới được thấy một cuốn phim trung thực, nói tiếng Anh, để cho người ngoại quốc hiểu rơ sự thực về bản chất của cuộc chiến bi đát trên đất nước Việt Nam, sự chiến đấu anh dũng, sự đóng góp, hy sinh hết sức lớn lao của toàn thể quân dân cán chánh Việt Nam Cộng Ḥa, và mối hận lưu vong của hàng triệu người Việt tỵ nạn hải ngoại? Tôi thiết nghĩ chúng ta không thể trông đợi ở giới truyền thông Mỹ, v́ điều đó sẽ chỉ xẩy ra khi giới truyền thông Việt Nam, không thiếu ǵ những đạo diễn tài ba, tự đứng ra thực hiện cuốn phim cho thế giới coi với sự yểm trợ của Cộng Đồng người Việt hải ngoại. Mong lắm thay!

 

Trước khi dứt lời, tôi xin phép quư vị cho tôi được nói đôi lời về sự gắn bó với ông Khương Hữu Điểu của nhóm anh chị em đă từng làm việc với ông tại Trung Tâm Khuếch Trương Kỹ Nghệ và Ngân Hàng Phát Triển Kỹ Nghệ Việt Nam. Cơ quan này là nơi đă hun đúc và rèn luyện những đức tính căn bản để phát triển và thăng tiến nghề nghiệp, đó là sự ngay thẳng, ḷng hăng say,  tính cởi mở với đồng nghiệp. Từ những ngày đầu tiên cho đến sau này, nhiều anh chị em đă thành công trong lănh vực nghề nghiệp của ḿnh, ở trong cũng như ngoài nước, nhưng trước sau ai cũng luôn luôn duy tŕ những đức tính cố hữu đó. Chúng tôi quư mến tính t́nh bộc trực, thẳng thắn, và lối làm việc mau mắn, hiệu quả của ông Điểu. B́nh thường th́ các trưởng cơ quan chỉ có trách nhiệm củng cố cơ quan của ḿnh, nhưng ông Điểu th́ không. Ông có tầm nh́n bao quát hơn. Ông sẵn sàng khuyến khích và c̣n giúp đỡ các chuyên viên mà ông đă khổ công huấn luyện rời nhiệm sở để đứng ra thành lập những định chế nền móng cho nhu cầu phát triển quốc gia như các Khu Kỹ Nghệ Biên Ḥa, Cần Thơ, Đà Nẵng, Viện Quốc Gia Định Chuẩn, Công Ty Việt Nam Xúc Sản (VISSAN), Tổng Cuộc Phát Triển Đầu Tư, Tổng Cuộc Dầu Hỏa và Khoáng Sản, Khu Chế Xuất... Trong suốt thời gian làm việc chung với nhau 50 năm về trước cho tới ngày nay khi đă về hưu, chúng tôi vẫn coi ông như một người anh cả, một con chim đầu đàn, một ông bầu d́u dắt đám chuyên viên đàn em trau dồi và phát huy khả năng nghề nghiệp để đóng góp cho quốc gia, xă hội. V́ vậy cho tới ngày nay đám nhân viên này, dù sinh sống ở bất cứ nơi nào trên thế giới, vẫn sinh hoạt gắn bó với ông, và tấm ḷng quư mến của họ đối với ông vẫn không phai mờ như nhiều người đă bầy tỏ trong Chương 24 của bộ sách, Những Mẩu Chuyện Vui Buồn Của Nhóm “Gà Ṇi”.

 

Tôi xin ngừng lời để dành th́ giờ cho tác giả tâm sự và thảo luận cùng các quư vị hiện diện nơi đây. Xin chân thành cảm ơn quư vị.

 

Nguyễn Đăng Khôi

San Jose, California

Tháng 10, 2017

 

 

H́nh chụp trong buổi ra mắt sách “Đông gặp Tây”

ngày 22 tháng 10 năm 2017 tại San Jose, CA

Từ trái: Khương Hữu Điểu, Nguyễn Đăng Khôi

 

 

Liên lc mua sách:

 

·       tác giả Khương Hưu Điểu: 1931dieu@gmail.com

·       nhà xuất bản Nhân Ảnh: han.le3359@gmail.com