Cô Hàng Rượu

Thái Vĩnh Khiêm

 

tranh Lê Phổ

 

Hôm nay cô Lư đến quán Cung Mây lần cuối. Cách đây vài ngày cô có thỏa thuận bán lại quán rượu này cho một người quen. Bây giờ cô cặm cụi quét dọn, xếp lại bàn ghế, hũ chóe, bong bóng trâu đựng rượu…cho ngay ngắn để c̣n trao cửa hàng cho chủ mới.

Cô tận tụy làm việc tới gần chiều mới xong rồi ra ngồi tựa cửa để nghỉ mệt. Cô đưa mắt từ từ đảo quanh những đồ vật đă trở nên thân thuộc với ḿnh trong ḍng dă mấy năm qua. Lát nữa đây cô sẽ từ biệt chúng. Tự nhiên một nỗi buồn tê tái xâm chiếm ḷng cô.

Cô nhớ lại hồi mới mở, quán Cung Mây không được chạy mấy. Sau nhờ cô có tài chọn rượu ngon lại khéo chiều khách nên cô buôn bán phát đạt hơn lên. Hễ bước vào quán cô, khách có thể yên chí sẽ được tiếp đăi ân cần niềm nở và bảo đảm không bị uống rượu lậu hay ngụy chế.

Thời gian cứ tuần tự trôi đem lại cho cô Lư nhiều niềm vui nỗi buồn trong việc tiếp khách mỗi ngày. Theo kinh nghiệm, cô Lư phân biệt có nhiều loại khách khác nhau.

Đa số khách viếng quán thuộc loại chừng mực. Họ rủ nhau lại đấy cốt để nhắm nháp dăm ba chén, nói vài mẩu chuyện con cà con kê gọi là “đánh chén khề khà ba chuyện vặt” xong xuôi rồi vui vẻ ra về. Hứng lắm họ quay ra chọc ghẹo cô chủ quán một vài câu vô tội vạ đúng theo cách các cụ tả:

          “Nhất khi rượu đă khề khà

          Tán đâu ra đấy đậm đà có duyên.”

 

Cô ưa mấy trự này hơn hết v́ họ đă vui lại không gây rắc rối ǵ cho cô cả.

Ngoài ra thỉnh thoảng có một vài ông khách khi bí tỉ người tự nhiên cứ mềm ra như sợi bún không sao đứng vững được nữa. Đối với họ, cô Lư chỉ c̣n cách nhờ người vạm vỡ vác vào nhà trong để ngủ cho tới khi dă say th́ thôi.

Trong đám này có ông Ba Tường, làm nghề đồ tể là độc đáo nhất. Ông ta thích đến quán Cung Mây uống cho đến say nhừ tử mới chịu thôi. Khốn nỗi bà vợ ông lại nổi tiếng về ghen – không hơn th́ cũng bằng Hoạn Thư. Tệ hại hơn nữa bà lại hay ghen bóng ghen gió. Mà thật ra dù số đông người trong làng không ưa ǵ cái thói đó của bà nhưng đôi khi họ cũng thông cảm chút ít với bà bởi họ nghĩ:

          “Ớt nào là ớt chẳng cay

          Gái nào là gái chẳng hay ghen chồng.”

 

Lần nọ, ông Ba Tường xách bầu rượu nói với vợ tới quán cô Lư để mua rượu về uống. Đợi măi không thấy đức lang quân trở về, bà ta liền nổi cơn ghen tức tốc chạy đến quán Cung Mây để làm cho ra lẽ.

Vừa gặp cô Lư, bà đă lồng lộn lên ngay. Bà sừng sừng sộ sộ, tiếng lớn tiếng nhỏ như chỉ chực ăn tươi nuốt sống cô chủ quán. Bà chửi bới cô nàng không ngượng miệng:

          “Mồ cha con đĩ bên sông,

          Cơm trắng, rượu nồng mày dụ chồng tau,

          Chồng tau nay ốm mai đau,

          Mày hun mày hít chẳng c̣n chút hơi,

          Mai sau tau giả bộ sang chơi,

          Để tau nói vài lời cho mẹ mày nghe.”

 

Tội nghiệp cô Lư phải phân bua đến khan cả cổ bà ta mới tha cho.

Nhưng cơn ghen vẫn chưa nguôi hẳn. Bà liền quay sang băm vằm ông chồng. Nh́n ông đang nằm gục trên bàn v́ say bà vẫn đâu chịu tha.

Bà hăm hở tiến lại gần, chống hai tay vào nạnh rồi mắng nhiếc móc ông ta thậm tệ:

          “Mang bầu tới quán rượu dâu

          Sao hay đắm nguyệt, quên câu ân t́nh.”

 

Bắt gặp một người vừa chăm chú nh́n ḿnh vừa cười, bà giở thói đanh đá cong cớn:

          “Ta rằng ta chẳng có ghen

          Chồng ta, ta giữ, ta nghiến, ta nghiền, ta chơi.”

 

Khi thấy đức lang quân không có phản ứng ǵ, bà đành lắc đầu chắc luỡi vài cái rồi lay cho ông ta tỉnh dạy để nhờ người quen d́u về nhà. Dù đang bực ḿnh, cô Lư không nhịn được cười trước cảnh “la đà kẻ tỉnh dắt người say” này.

Một tửu khách đă nồng nàn hơi men chép miệng lè nhè b́nh phẩm:

          “Con tầm bối rối v́ tơ

          Anh say v́ rượu, em ngẩn ngơ v́ t́nh!”

 

C̣n một số khách khác khi đă đặt đũng xuống ghế tất phải nốc cho sạch túi mới nghe. Họ thuộc loại tay sộp giúp cô Lư kiếm được nhiều lời. Thấy họ phung phí tiền của và sức khỏe v́ ông thần rượu như vậy đôi khi cô Lư cảm thấy áy náy trong ḷng. Dầu vậy cô vẫn niềm nở tiếp đón họ mỗi khi họ bước vào quán.

Thế nhưng cô ghét cay ghét đắng bọn khách đệ tử của chủ nghĩa “Rượu cheo, cháo thí, nghe hát nhờ”. Lũ họ có thói xấu hễ chiếu cố quán cô tất phải kiếm cách uống quịt cho kỳ được mới nghe. Cô thiết nghĩ ở trên đời không c̣n tội ǵ nặng và tồi tệ hơn tôi uống quịt cả. Chẳng những xấu nết mà c̣n vô duyên nữa là đàng khác. Cô mở quán cốt để bán rượu kiếm lời chứ đâu để cho họ: “Tới đây mượn chén ăn cơm, mượn ly uống rượu, mượn đờn kéo chơi” bao giờ đâu. Bọn họ đúng là những tên vô liêm sỉ!!!

          Tức cười nhất phải kể đến những người nghiền rượu nhưng lại sợ say. Trong lúc cùng nhau chén tạc chén thù họ kỵ hết làm cái này đến cái khác v́ sợ ma men nó hành. Cô cho đó là điều dị đoan vô lư. Dễ thường ai làm những điều kiêng kỵ như vậy là phải say sao? Kinh nghiệm cho cô thấy có người cứ đụng tới rượu là say, kiêng kỵ mấy cũng vậy thôi. Ngược lại mới đây có ông khách tính t́nh ngang tàng đă phạm đủ cái kiêng kỵ không biết bao nhiêu lần khi uống mà vẫn không sao cả.

          Nói về say biết đến bao giờ cho hết!!!

          Ôi, uống rượu có trăm ngàn cách say. Không cách nào giống cách nào. Tại quán Cung Mây có đủ loại khách: Mê rượu cũng có, thích rượu cũng có, không thích không ghét rượu cũng có, ghét rượu mà phải uống cũng có, sợ rượu cũng có…đấy là chưa kể đến những màn người tửu lượng cao thách thức kẻ tửu năng yếu, người ních rượu mua vui chen vai sát cánh với kẻ mượn rượu tiêu sầu…

          Cô Lư thích kể cho bạn bè nghe giai thoại ngộ nghĩnh về cái say của bác Sáu Duyên.

          Bác ta có tật mỗi khi nhập cuộc thế nào cũng say nhừ tử. Một hôm say quá bác gục xuống bàn mà ngủ, hai tay c̣n ôm khư khư cái bầu rượu rỗng. Khi tỉnh dậy, bạn bè xúm lại chêu chọc bác. Bản chất hồn nhiên có hơi láu cá, bác Sáu làm bộ ngây thơ cụ lắc đi lắc lại cái bầu không rồi trợn tṛn hai mắt hỏi người xung quanh:

          “Ôm bầu mang tiếng thị phi

          Bầu không có rượu, uống ǵ mà say?”

 

          Thái độ têu tếu và óc khôi hài của bác ta khiến mọi người thích chí cười ồ lên. Một ông khách cảm mến tài ứng phó của bác kêu cô Lư rót thưởng bác một chén rượu tăm thượng hạng.

          Bác Sáu Duyên nốc một hơi cạn chén rồi cười toe toét nói:

          “Đeo bầu mang tiếng uống nhiều

          Uống vô cho biết phiêu diêu cơi nào.”

 

          Ngoài chuyện say lư thú đó ra, cô Lư c̣n nhớ vô số những mẩu chuyện khác nữa.

          Chẳng hạn, có khách khi bắt đầu say mặt cứ tái đi. Đến khi say mềm lại đâm lầm lầm ĺ ĺ không hở môi nói được nửa câu. Nếu có nói thời chỉ lằm bằm trong mồm thật khó nghe. Cô Lư hết sức dè dặt với hạng người đó. Linh tính báo cho cô biết bản chất họ chắc phải thâm hiểm lắm.

          Ngược lại, một số bợm rượu khác hễ đă tít cung mây là bắt đầu tửu nhập ngôn xuất, cứ thế xổ nho tràng giang đại hải không thôi. Đối với cô Lư, họ tiêu biểu cho mẫu người “ăn lúc đói nói lúc say”. Cô nghĩ lối say này ồn ào chứ không hại đến ai.

          À, xuưt nữa cô lại quên những vị có thói khi ngất ngư liền sinh ra năng động không chịu ngồi yên một chỗ mà cứ đ̣i múa chân múa tay, đi đi lại lại mới nghe. Họ bước đi lảo đảo, chân nam đá chân chiêu, trông chỉ chực ngă. Nhiều lần họ gây đổ vỡ trong quán cô. Thấy mặt họ, ḷng cô lo ngay ngáy.

          Tuy nhiên, không ǵ tệ hại bằng khách có tính hung hăn. Cô Lư nuôi mối thù không đội trời chung với bọn họ. Hai bên kỵ nhau như nước với lửa vậy. Lúc say nhừ tử họ ăn nói cục cằn thô lỗ, bạ ai cũng cà khịa. Nhiều khi c̣n đi tới ẩu đả là đàng khác. Tụi này gây tiếng xấu cho quán cô không ít và làm cô thiệt hại khá nhiều. Ước ǵ cô có quyền cấm cửa không cho bọn họ bén mảng tới quán Cung Mây th́ hay biết mấy.

          Sau một thời gian gần gũi với người say, cô Lư nửa muốn xa lánh nửa thương hại họ. Điều cô có thể xác nhận một cách dứt khoát không phải ai uống cũng say. Kẻ say hay tự bào chữa bằng cách chống chế “chẳng rượu chẳng say” hoặc “rượu nói chứ đâu phải người nói” hay “ma men nó hành đấy”. Cô Lư có thể khẳng định được rằng lư luận như thế đúng là ngụy biện.

          Cô công nhận dù có tửu lượng cao đến đâu uống măi cũng phải say. Nhưng uống phải có điều độ. Ai lại chịu uống cho đến độ say sưa không c̣n biết trời trăng là ǵ nữa bao giờ. Gặp người bội thực, ta trách cứ người đó có tội ăn tham chứ ai lại đi đổ lỗi cho đồ ăn. Trường hợp của người say có khác ǵ? Bằng chứng? Cô chưa hề thấy một người chê rượu nào say ở quán ḿnh cả. Ai mà chả biết “Rượu không say, say v́ chén”. 

          Không hiểu v́ sao bỗng dưng cố Lư nhớ tới chuyện ông Hai Nhựt. Ông ta nổi tiếng hay chữ và mạnh rượu trong vùng. Bữa đó ông rủ mấy người bạn thân kéo nhau đến đánh chén ở quán cô. Trong lúc các vị nói chuyện huyên thuyên với nhau, ông Phán Dân nổi hứng thách thức nếu ông Hai Nhựt giải được câu ông đố th́ sẽ được ông ta thưởng cho một chén rượu đậu. C̣n nếu thua, ông Hai Nhựt sẽ phải “cữ rượu” ngồi nh́n mọi người chè chén. Là bợm rượu mà nghe đến chữ rượu đậu, ông Hai Nhựt mắt sáng lên và không một chút do dự bằng ḷng ngay.

          Ông Phán liền hỏi:

          “Nước không chơn sao gọi là nước đứng

          Chén uống một ḿnh sao gọi là chén chung?”

 

          V́ ông Phán chủ tâm chọn một câu đố tối ư là lắt léo nên ông Hai Nhựt bị bí đành ngồi chịu phạt. Cái bướu ở cổ ông cứ chạy lên chạy xuống theo đúng nhịp nâng ly hạ chén của các bạn ḿnh.

Nh́n vẻ mặt thiểu năo thèm thuồng của ông, cô Lư chỉ biết lắc đầu thương hại.

Sợ nếu để ông bạn chịu phạt lâu quá quay ra giận ḿnh luôn th́ khốn, ông Phán Dân cầm đũa gơ vào b́nh rượu cho mọi người chú ư rồi tuyên bố:

“Chúng ḿnh thưởng thức rượu với nhau mà thiếu bác Hai Nhựt không sao vui được. Tôi xin đề nghị nếu bác t́m ra được câu ca dao hai ḍng nào ngụ ư “nhịn” th́ chúng ta sẽ miễn cho bác khỏi bị phạt nữa. Quư vị có đồng ư với tôi không nào?”

Mọi người đua nhau vỗ tay tán thành ư kiến của ông Phán.

          Đang tức tối v́ bị thua trí và phải nhịn rượu nên dù suy nghĩ đến nát óc ông Hai Nhựt cũng không sao kiếm được lời giải. May thay, ông để ư mỗi lần tiếp rượu cho bàn ḿnh, cô chủ quán làm như cố ư cọ cái ṿ rượu vào cánh tay ông, đặt nó xuống bàn rồi ra ngồi bên cạnh cái giếng nước ở ngoài vườn vài phút mới trở vào. Ông cau mày suy nghĩ hồi lâu rồi đập tay xuống bàn đến đốp một cái. Quay sang ông Phán, ông Hai lớn tiếng thách lại:

          “Bác Phán! Tôi mà đáp được bác phải đăi tụi này hôm nay đấy nhé!”

          Vẻ mặt hớn hở của ông Hai cho ông Phán biết ḿnh sẽ thua. Dầu vậy, ông vẫn tươi cười trả lời:

          “Ồ, cái ǵ chứ cái đó tôi xin sẵn ḷng. Nào, mời bác giải đi.”

          Không cho ông Phán có th́ giờ đổi ư, ông Hai vênh mặt mạnh dạn nói ngay:

          “Này nhé

          ‘Rượu không uống mang bầu chịu đựng

          Ngồi bên miệng giếng, chịu chữ khát khao!’

 

          Hai vế đều có ư ‘nhịn’ cả nhớ. Các bác đă chịu chưa?”

          Mặc dầu một vài vị cho rằng câu ca dao chỉ tàm tạm đúng thôi nhưng ai nấy đều vỗ tay tán đồng. Ông Hai Nhựt nhanh nhẹn đổ đầy chén rượu, nh́n về phía cô Lư nốc một hơi cạn tới đáy. Từ trước tới giờ ông đâu có ngờ được rằng cô chủ quán trẻ tuổi kia lại giỏi giang đến thế.

          Nhớ đến câu chuyện này, cô Lư tủm tỉm cười một ḿnh. Nhưng bỗng nhiên nét mặt cô sa xuống. Những biến cố đáng buồn trong mấy tháng gần đây một lần nữa trở lại ám ảnh tâm tư cô.

          Càng ngày cô buôn bán càng phát đạt hơn lên. Tiếng tăm quán Cung Mây chẳng mấy chốc đă đồn lên tới tỉnh cách đó không bao xa. Bọn lính hầu của quan huyện Ái bắt đầu rủ nhau tới chiếu cố cửa hàng của cô. Ai c̣n lạ ǵ tác phong của họ nữa. Bọn chúng tham ăn tục uống không ai bằng.

          Trong bọn họ có anh lính trẻ măng, mặt mày hiền lành sáng sủa. Ngặt nỗi anh ta có thói xấu là ăn th́ thùng bất chi th́nh, uống th́ như hũ ch́m. Bạn bè chế diễu anh ta là người ăn uống có khả năng. Uống riết thiếu tiền anh quay ra uống chịu. Mỗi lúc cô Lư nhắc khéo tới món nợ anh lại vịn cớ này cớ nọ khất lần khất lữa cho tới khi bị đ̣i gắt quá anh chàng đành thú thật không có tiền trả.

          Anh oán trời trách đất với cô:

          “Đă sanh ra kiếp hay chơi

          Th́ trời lại đọa vào nơi không tiền!”

 

          Mủi ḷng cô Lư xí xóa món nợ cho anh ta. Từ đó anh chàng biệt tăm không c̣n lai văng tới quán cô nữa.

          Sau một thời gian thường xuyên lui tới, bọn lĩnh đâm ra lờn mặt. Ngó cô chủ quán mặn mà dễ coi chúng dở tṛ cợt nhả.

Tệ nhất là thầy đội Tống. Uống được dăm ba chén mặt thầy đă đỏ gay như Quan Công. Bị ma men nhập, thầy nói năng lảm nhảm, ba hoa chích cḥe chẳng ra sao cả. Bộ hạ sợ thầy như sợ cọp.

Cách đây vài tháng, thầy lôi thêm vài tên lính thân cận đến quán Cung Mây ăn khao v́ được ṭa Phủ cấp cho một giấy ban khen. Ăn no thêm rượu say, thậy đội coi bộ cao hứng lắm. Thầy đưa mắt đỏ ngầu ngắm nghía cô Lư đang đứng hầu rượu cạnh ḿnh. Động ḷng nhả nhớt thầy giả tỉnh giả say nắm lấy tay cô và cất giọng nham nhở tán:

          “Cầm tay em như ăn b́ nem gỏi cuốn

          Dựa lưng nàng như uống chén rượu ngon

          Thà rằng chẳng biết cho đừng

          Biết ra dan díu nửa chừng lại thôi

          Con sông bên lở bên bồi

          Một con cá lội, mấy người buông câu.”

 

          Tuy rất khó chịu trước thái độ sỗ sàng của thầy đội, cô Lư vẫn điềm tĩnh gỡ nhẹ tay ra. Để tránh cho thầy đỡ bị bẽ mặt với thuộc cấp, cô nhỏ nhẻ chữa thẹn cho khách:

          “Anh đừng chê thiếp xấu xa

          Bởi chưng bác mẹ sanh ra thế này.”

 

          Một tên lính lệ mồm sặc sụa hơi men muốn lấy ḷng thượng cấp gân cổ a dua theo thầy đội:

          “Tảng mảng tê mê v́ cô bán rượu

          Liệt chiếu liệt giường v́ cô bán nem.”

 

          Tên khác tuy đă say như điếu đổ c̣n cố với chai rượu tu ừng ực thêm vài hớp mới gượng giọng lải nhải:

“Rượu nằm trong nhạo chờ nem

          Anh nằm pḥng vắng chờ em một ḿnh.”

 

Cho rằng lời nói của ḿnh có duyên lắm, hắn đứng phắt dậy, hoa chân múa tay, cười khăng khắc trông rơ khả ố.

Mặc cho bọn họ múa may quay cuồng trong cơn say, cô Lư thu vội mấy chén đĩa c̣n nằm ngổn ngang trên mặt bàn. Khi đă đầy tay, cô lẳng lặng tiến xuống phía nhà bếp. Kinh nghiệm cho cô biết có “nói với người say như vay không trả” mà thôi.

Vào đến trong bếp rồi, cô c̣n nghe giọng oang oang của tên lính thứ ba ngoái cổ nói vói vào:

          “C̣n trời c̣n nước c̣n non

          C̣n cô bán rượu anh c̣n say sưa.”

 

Chịu không nổi mấy ông tướng này, cô Lư lẩm bẩm:

          “Ở đời chẳng biết sợ ai

          Sợ thằng say rượu nói dai suốt ngày.”

 

Chiều hôm đó nh́n toán lính ngả nghiêng dắt díu nhau về trại, cô Lư nhẹ nhơm thở đến phào một cái.

Được đằng chân, lân đằng đầu đám lính càng ngày càng đối xử sống sượng, tồi tệ hơn. Cực chẳng đă, cô Lư quyết định lên dinh quan huyện Ái để tŕnh bày sự việc may ra được ngài thương t́nh hạ lệnh nghiêm tửu cấm lính uống rượu để cô và mọi người được nhờ. Ít ra cô cũng mong quan sẽ không cho chúng lân la tới quấy nhiễu quán cô nữa.

          Đi từ cổng chánh vào trong công đường, cô Lư bị hết anh lính này đến anh lính nọ cợt nhả, chọc ghẹo. Gặp quan, ngài cũng chẳng hơn ǵ. Thay v́ kiếm cách gỡ khó cho cô, ngài không chịu bỏ lỡ cơ hội nào ngỏ lời lơi lả với cô. Cô Lư bí quá đành nói dối ḿnh đă có chồng rồi mong quan cư xử đứng đắn hơn. Ai ngờ đâu quan đă không tha c̣n suồng să trêu thêm:

          “Rượu ngon cái cặn cũng ngon

          Thương em chẳng luận chồng con mấy đời.”

 

          Nhờ biết vận dụng hết tài tháo vát của ḿnh, cô mới đưọc quan vui vẻ cho ra về. Bước khỏi cửa dinh quan huyện, cô nàng mới lấy lại được hồn vía. Cô nghĩ bọn quan quân này rơ chán mớ đời.

          Về gần đến rặng tre xanh mọc quanh làng cô Lư nhận dạng được dáng điệu quen quen của cô bạn tên Nhung đang đi ở phía trước. Cô liền rảo bước để bắt kịp cô ta. Hai người rủ nhau tới gốc cây đa đầu làng để tâm sự. Họ chọn một nhánh rễ già mọc ngoằn ngoèo như một con trăn khổng lồ đang uốn ḿnh trên mặt đất đặng ngồi cho thoải mái.

          Thường t́nh, cô Lư rất kín đáo, luôn tránh thổ lộ tâm t́nh với bất cứ ai. Bữa nay v́ trong ḷng quá buồn nản, cô cần có người để chia sẻ nỗi niềm. Cô chọn cô Nhung v́ tin rằng cô này sẽ hiểu ḿnh. Dù sao trước đây, cô Nhung cũng có thời gian sinh sống bằng nghề bán rượu rong.

          Cô Lư không c̣n ngần ngại ǵ nữa nên đem hết mọi việc không vui cô phải chịu đựng trong dinh quan huyện Ái ra kể. Cô Nhung tỏ ra đặc biệt thông cảm tâm trạng của bạn ḿnh. Cô kiên nhẫn chờ cho cô Lư trút hết nỗi niềm xong mới kiếm lời an ủi. Cô ta nắm lấy tay cô Lư và thổ lộ ḿnh cũng có một chuyện liên quan tới ngài huyện Ái muốn nói nếu cô Lư chịu hứa sẽ tuyệt đối giữ bí mật về việc này. Cô Nhung sợ nếu quan biết được ngài có thể đem ḷng thù ghét t́m cách hăm hại ḿnh chăng.

          Cô Lư không sao dằn nổi sự ṭ ṃ nên gật đầu đồng ư ngay. Được an tâm cô Nhung bắt đầu thủ thỉ:

“Em là con gái đồng trinh

Em đi bán rượu qua dinh ông Nghè

Ông Nghè sai lính ra ve

‘Trăm lạy ông Nghè tôi đă có con’

Có con th́ mặc có con

Thắt lưng cho ḍn mà lấy chồng quan.”

 

          Cô đang cuống lên v́ chưa biết đối đáp với quan ra sao th́ may thay có tên lính hầu tất tả chạy vào tŕnh quan kiệu bà lớn mới dừng tại cửa công đường. Mới nghe vậy quan đă hồn vía lên mây, mặt tái xanh tái mét không c̣n một giọt máu xua tay đưổi cô đi gấp.

Bàn về quan huyện chán hai nàng xoay ra nói tới chuyện t́nh duyên.

          Sực nhớ cô Nhung mới lập gia đ́nh trước đây vài tháng, cô Lư hỏi thăm bạn có t́m được hạnh phúc bên người chồng mới cưới không? Mỗi khi nghe ai nói đến chuyện t́nh duyên của ḿnh cô Nhung vui lắm. Cô tức khắc tả lại cho bạn nghe ḿnh kiếm được chồng trong hoàn cảnh nào:

          “Em là con gái Kẻ Mơ

          Em đi bán rượu, t́nh cờ gặp anh

          Rượu ngon chẳng quản be sành

          Áo rách khéo vá, hơn lành vụng may.

          Rượu lạt uống lắm cũng say

          Áo rách sẵn mụn, vá ngay lại lành.”

 

          Nàng kết luận cặp vợ chồng ḿnh có hơi vất vả v́ nghèo túng:

          “Đôi em (ta) là nghĩa tào khang,

          Xuống khe bắt ốc, lên ngàn hái rau.”

 

          tuy mỗi người đều có cái tính khó, tật xấu của riêng ḿnh nhưng họ được cái may mắn biết thương yêu nhau nên cảnh gia đ́nh họ cũng khá đầm ấm.

Cô Lư chia vui cùng bạn đă gặp được người chồng vừa ư. Cô nói thêm dù vợ chồng họ có vất vả đi nữa nhưng cô tin chắc cô Nhung vẫn c̣n sung sướng hơn bội phần nếu phải về làm nàng hầu của quan huyện Ái. Nàng cũng thú thật với cô Nhung ḿnh hơi lo lắng và tủi thân v́ hăy c̣n chịu phận đơn chiếc. Cô không hiểu v́ sao ḿnh lại thiếu may mắn đến độ trong bao nhiêu năm mở quán Cung Mây mà chẳng gặp đấng trượng phu nào để được cùng chàng tỏ lời ưu ái:

          “Chén ngà sánh giọng quỳnh tương

          Mời chàng nho sĩ văn chương bước vào.”

 

          Cho tới nay dù ở tuổi “xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê” (Kiều) cô vẫn chưa để ḷng thương mến ai mặc dù có nhiều chàng trai trong làng để ư tới ḿnh. Đôi lần nàng đă từng phân vân không hiểu:

          “Thân em như tấm lụa đào

          Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?”

 

          Cô Nhung thấy mủi ḷng trước sự thành thật của bạn ḿnh. Nàng t́m lời trấn an cô Lư và tỏ ư tin tưởng chỉ nay mai cô Lư sẽ chọn được người bạn trăm năm xứng đôi vừa lứa. Cô c̣n nói thêm thà chẳng gặp th́ thôi chứ đừng như cô Lan, em họ ḿnh, mới vừa biết yêu mà lại biết buồn ngay sau đó.

          Cô kể tiếp cô Lan sống trong một làng nằm gần đường cái quan. Gia đ́nh cô khá giả nhờ mở được một quán trọ cho khách lữ hành dừng chân nghỉ mệt. Mỗi ngày khá nhiều khách ghé quán. Trong số họ chẳng thiếu ǵ đấng tao nhân mặc khách nhưng có lẽ v́ duyên số chưa đến nên cô Lan toàn gặp cảnh:

          “Thấy anh chưa kịp ngỏ lời

          Ai ngờ anh đă vội dời gót loan.”

 

          Rồi bữa nọ một chàng trai vóc dáng cao lớn từ xa đi tới. Thoạt nh́n trái tim nàng đă cảm ngay. Nàng chạy vội ra đường cái đon đả chào đón chàng:

          “Anh kia lịch sự đi đàng

          Mời anh hăy ghé vào hàng nghỉ ngơi.”

 

          Chàng tươi cười bước vào. Nàng hết ḷng săn đón. Chàng ở lại quán trọ dăm ba bữa. Suốt thời gian đó cặp họ như keo sơn. Cho tới ngày kia chàng ngồi cùng mâm với nàng rồi thủ thỉ:

          “…Tay nâng, chén rượu toan xơi,

          Tay gạt nước mắt, thiếp ơi chàng về.”

 

          Chàng rũ áo ra đi, nàng ở lại đơn chiếc thẫn thờ:

          “…Chàng về thiếp cũng như mê

          Thiếp ơi chàng về, chàng nghĩ làm sao.

          Đôi bên đông liễu tây đào

          Đa sầu ngao ngán làm sao bây giờ?”

 

          Rồi nàng chỉ c̣n biết sống trong chờ mong.

Ngày th́:

          “Chiều chiều ra ngơ đứng trông

          Ngơ th́ thấy ngơ, người không thấy người!”

 

Tối lại:

          “Trăng thanh nguyệt rạng mái đ́nh,

          Chén son anh chưa cạn, sao t́nh đă quên?”

 

          Thật chẳng khác ǵ cảnh trong truyện Kiều:

          “Dứt t́nh kẻ ở người đi

          Cũng như Kim Trọng biệt ly Thúy Kiều.”

 

          Từ ngày đó nàng ôm ấp trong ḷng một mối t́nh bẽ bàng, cô quạnh:

          “Vầng trăng ai sẻ làm đôi

Đường trần ai vẽ ngược xuôi hỡi chàng?

          Đưa nhau một bước lên đàng

          Cỏ xanh hai dẫy mấy hàng châu sa.”

 

          Khi mặt trời hoàng hôn đă bắt đầu yếu ánh hai chị em họ ngậm ngùi chia tay nhau. Về đến nhà cô Lư đem mọi việc ra bàn với hai cụ thân sinh rồi quyết định kiếm người bán lại quán Cung Mây.

          Không hiểu cô nàng c̣n ngồi tựa cửa tiếp tục ôn lại kỷ niệm xa xưa cho đến bao giờ nếu không có một luồng gió lạnh làm cô rùng ḿnh trở về với hiện tại. Cô chậm răi đứng dậy, sửa lại tấm áo tứ thân và yếm đào cho ngay ngắn. Với dáng điệu mệt mỏi, cô Lư kéo kín hai phen cửa ra vào trước khi cẩn thận gài then lại.

          Cô vuốt nhẹ đuôi gà đen mướt ra sau bả vai rồi với chiếc nón quai thao đội lên đầu. Ngắm nh́n quán rượu lần cuối cô nàng lững thững bước ra đuờng cái. Đúng lúc đó tiếng gơ mơ từ đằng xa vọng lại như thể giục giă, đếm nhịp cho cô bước mau mau trở về mái ấm gia đ́nh. 

 

Thái Vĩnh Khiêm

 

Trích từ :

SAY

Chuyện T́nh Trong Ca Dao

(đă xuất bản trong tháng 9, 2017)