Đóa Hoa Đi Xinh Xinh

Hoàng Quân

 

 

https://4.bp.blogspot.com/-IixfzEoKevI/WcYkM86m2fI/AAAAAAAA074/aJgmqKc3UwEKMwVgkE1LwAjBEK5u5CUnwCLcBGAs/s400/bcncb.jpg

 

 

Năm 2010, biết tôi qua Mỹ, nhân dịp Hội Ngộ Trường IVS (International Voluntary Service), nhà văn Đặng Phú Phong đề nghị giúp tôi in sách và tổ chức ra mắt sách ở nam California. Anh Đặng Phú Phong quen biết nhiều trong văn giới và rất nhiệt t́nh. Anh là bạn tù của Ba tôi những năm ở trại cải tạo. Anh rất quư Ba Mạ tôi, thân thiết với chúng tôi như anh em trong nhà. Tôi rất vui, được anh Phong quan tâm, giúp đỡ. Nhưng đề nghị in sách đối với tôi bất ngờ và xa vời quá. Lúc đó, tôi chưa hề tơ tưởng chuyện in sách. Đă nghe có văn sĩ, thi sĩ sở hữu cả “nhà thơ, nhà văn, nhà sách” trong garage, tôi cảm nhận nỗi ngậm ngùi cho thời buổi văn chương hạ giới rẻ… hơn bèo. Biết phận ḿnh ở Âu châu, nhà cửa tí hon, xe hơi thường phải dăi nắng, dầm mưa ngoài đường, làm ǵ có nhà đậu xe để nhường chỗ chứa thơ, chứa văn. Rất cảm kích tấm ḷng của anh Đặng Phú Phong, nhưng tôi đành cười trừ.

Thật ra, tôi đă “phát hành” truyện theo quy mô và phương pháp riêng của tôi từ lâu. Một số họ hàng, bạn bè của tôi ở “thâm sơn, cùng cốc”, chưa biết đến văn minh internet, nên không thể vào link của các báo để đọc truyện Hoàng Quân, mà cũng chẳng có địa chỉ email để tôi gởi gởi bài theo điện thư. Như một công chức cần mẫn của thế kỷ trước, tôi lập cuốn sổ nhỏ, ghi tên các truyện ngắn của tôi ở hàng ngang. Hàng dọc là tên các độc giả ruột dài hạn. Gởi cho ai truyện nào, tôi gắn chữ x vào ô đó, để khỏi gởi trùng. Tôi chụp bản sao truyện ngắn, ngoáy vội đôi ḍng, phóng ngựa sắt ra bưu điện gởi “sách” đến độc giả. Công nghệ xuất bản sách của tôi dừng chân ở đó. Tôi gọi điện thoại, biết bạn bè đă nhận được vài trang truyện in trên giấy DIN A4của tôi. Tôi yên tâm, chương tŕnh phát hành vậy là thành công. Bạn bè kháo chuyện, bàn ra, tán vào, cười khúc khà, khúc khích. Với tôi, như vậy là niềm khích lệ lớn. Nhiều năm tôi vẫn hài ḷng với thú vui viết văn và phát hành bài vở theo phong cách thủ công nghiệp của ḿnh. Đây là một sinh hoạt vừa tốn th́ giờ lẫn vàng bạc. Nhưng đem đến cho tôi những khoảnh khắc hạnh phúc, những phút giây ḷng đầy ắp niềm yêu đời, yêu nhân gian quanh ḿnh.

Vậy mà năm năm sau, tập truyện Bông Hoa Trên Phím bằng giấy, bằng mực đă mở mắt chào đời. Nâng niu đứa con tinh thần trên tay, tôi nghe tim ḿnh rộn ră khúc hoan ca.

Dẫu niềm vui tràn trề, ngoái lại sau lưng, hành tŕnh cuốn sách khá khúc khuỷu, gập ghềnh, có lúc tưởng như không thực hiện được.

Năm nọ, chị bạn kể, in tập thơ be bé, tặng các hội đoàn từ thiện. Nhiều nhà hảo tâm đóng góp, chị đă gây quỹ vài chục triệu đồng Việt để làm việc nghĩa. Khách mua tập thơ ủng hộ, có thể nghĩ rằng, hôm nào rảnh sẽ đọc. Nhưng bận rộn áo cơm không ngừng, chẳng c̣n th́ giờ ngâm nga thơ thẩn. Tập thơ ngủ quên đâu đó, bên cạnh những tập thơ khác trong hộc bàn, trên kệ tủ...  Chẳng sao, miễn cuối cùng, ngôi trường nghèo trên miền núi có thêm ít bàn ghế. Đám học tṛ nghèo có được chiếc xe đạp. Thế là tập thơ tṛn thiên chức làm đẹp cho đời.

Nghe vậy, tôi có thêm lư do khi làm một cuốn sách của ḿnh, cho ḿnh. Trong trí manh nha vài ư tưởng về tập truyện Bông Hoa Trên Phím của Hoàng Quân. Tôi mon men hỏi người bạn cách thức xuất bản sách ở Việt Nam. Câu trả lời rơ ràng: “Phải xin giấy phép. Phải có nhà xuất bản đứng ra lo thủ tục.” Chuyện nh́ nhằng này từ từ tính sau. Đầu tiên tôi phải “cụ thể hóa” nội dung và h́nh thức cuốn sách.

Tôi lục “thư viện ảo” lựa một số truyện về những ngày xưa, ngày thơ của Hoàng Quân. Đồng thời, tôi t́m người giúp tôi tŕnh bày h́nh thức của cuốn sách. Trước đây, khi viết truyện Mẹ Cha Đem Về và một số truyện khác, tôi nhờ Đỗ Tuấn Huy, em chồng của em gái tôi, vẽ tranh minh họa. Tôi liên lạc với Huy, dọ ư nhờ giúp. Huy cáo lỗi, bảo, đang bận tâm với nhiều chuyện. Huy không nỡ từ chối hẳn mà chỉ ḥa hoăn. Huy nhắn nhe tôi chuẩn bị bài vở sẵn trong lúc chờ đợi. Lúc nào bớt bận trí, Huy sẽ báo tin. Huy nhắc tôi tạo thói quen làm việc khoa học. Lựa bài vở, sắp xếp có thứ tự, lớp lang, cho vào một “hộc tủ” (folder).

Trong lúc chờ “nhà vẽ” bắt tay vào việc, tôi dỏng tai, căng mắt thu lượm thông tin đây kia. Một chị bạn đă đôi lần phát hành thơ truyện để gây quỹ cho các sinh hoạt từ thiện. Chị cho biết, ấn phí cho 1000 bản, tối thiểu 6 ngàn đô la Mỹ. Thuở tôi c̣n chí thú cày bừa, ngoài tiền lương, c̣n có tiền thưởng xôm tụ, chưa chắc tôi dám chơi “bạo”. Huống hồ bây giờ, tôi đâu c̣n nhất nghệ nữa mà có tới… thất nghiệp. Hăng đóng cửa. Ông chủ và tôi chia tay, đường ai nấy đi. Ngày ngày tôi ngồi chơi xơi nước. Đêm đêm tôi chong đèn viết đơn xin việc. Sở lao động thành phố là chủ hăng phát “lương” cho tôi sống cầm hơi, chờ việc mới. Bởi thế, tôi vừa nghe con số, chân tay bủn rủn, ỉu x́u như bánh tráng nhúng nước. Thôi, ḿnh con nhà lính, nào dám tính kiểu nhà quan. Có giai thoại kể rằng, thi sĩ Bùi Giáng bán gia tài để in thơ. Tôi vừa không có của cải, vừa nhát gan, đâu dám vung tay quá trán (dồ của tôi).

Nhưng đâu đó trong tim, tôi vẫn tiếp tục ấp ủ giấc mơ con con của ḿnh. Tôi thấp thà, thấp thỏm nghe ngóng, chờ Huy có cảm hứng, có th́ giờ để bắt tay vào việc vẽ vời, thiết kế cho cuốn sách.

Sau nhiều tháng trời t́m kiếm, tôi đă có việc làm, tạm xem như ổn định. Có việc, xem như có... vàng bạc. Nhưng th́ giờ lại trở nên quá eo hẹp. Mới nhận việc, tôi phải nỗ lực hết sức, để cạnh tranh với những người nhiều tài mà ít tuổi hơn ḿnh. Tôi theo phương châm, ăn cây nào, không những rào cây ấy, mà rào luôn... cả vườn.  Cho nên, ban ngày tôi miệt mài cày trên hăng. Ban đêm, về nhà chăm chỉ học hành, “bồi dưỡng trí tuệ”.

Dẫu thời giờ c̣n lại cho ḿnh ít ỏi, tôi vẫn mơ, vẫn mộng đến cuốn sách cho ḿnh. Chờ đợi mỏi ṃn, tôi dè dặt đề nghị, nhờ Huy làm thiết kế mẫu (master layout), để tôi theo đó, tự xoay sở. Huy đang xài Programm InDesign. Tôi không hề có khái niệm ǵ về chương tŕnh này. Tôi biết sử dụng Microsoft Word. Nhưng ứng dụng trong MS Word rất hạn hẹp. Sau khi cắt nghĩa ngang dọc cho tôi, Huy ngó bộ hết đường từ chối, bèn phải thở ra: “Thôi, để em làm giúp chị. Xem như hóa giải lời hứa năm xưa.”

Huy nhận tŕnh bày sách cho tôi quả là mối duyên lành. Hơn 30 năm trước, mấy chị em tôi và Huy học chung trường trung học làng Wolfhagen, ở nội trú Internat. Dù đang “mài đũng quần” trường trung học, tôi “vâng lệnh song thân” theo người yêu lên xe hoa. Ngày ấy, việc in ấn thiệp cưới tiếng Việt ở Đức rất khó khăn và rất đắt. Nghe Huy vẽ vời đẹp, tôi ngần ngừ đến gơ cửa pḥng Huy, rụt rè nhờ Huy vẽ h́nh thiệp cưới. Huy vui vẻ bảo, sẵn sàng giúp, nhưng không biết kết quả thế nào. Sau đó, tôi nhận được h́nh vẽ bằng bút ch́, cô dâu chú rể mặc áo dài khăn đóng rất dễ thương, dựa theo mẫu tấm thiệp cưới cũ của ai đó. H́nh như đấy là tác phẩm nghệ thuật đầu tiên của Huy ở nước Đức. Về sau, Huy vẽ mẫu thiệp cho chị và em trai của tôi. Những mẫu thiệp độc đáo, đặc sắc. Mẫu thiệp của chị tôi khi gởi in ở Việt Nam, đă bị vài nhà in “mượn” đỡ làm mẫu thiệp cao cấp.

Huy vạch chương tŕnh. Thế này nhé, “Chị soạn truyện theo thứ tự chị muốn tŕnh bày. Lưu lại trong các word files.” Tôi bắt đầu học i-tờ Typographie để có chút khái niệm về những kỹ thuật tŕnh bày. Huy cắt nghĩa, vừa tiếng Đức, vừa tiếng Việt. Tôi nghe, lùng bùng cả tai: bố cục chủ, tỷ lệ, kích thước, vị trí… Tôi đọc, xây xẩm cả mắt: Satzspiegelthế này, gesamtes Schriftbild thế nọ. Phải cẩn thận để không bị các lỗi căn bản Hurenkind, Waisenkind... V́ đọc hàng cuối mà phải lật trang th́ sẽ bị hẫng, tức là bị Waisenkind...

Mỗi việc kích thước chữ, Huy đă tốn bao nhiêu giấy mực, phân tích nọ kia. “Chị xem này, sách truyện châu Âu có kích thước chữ 9 Pt. Kiểu châu Âu, tầm mắt người đọc bao quát được cả đoạn, bớt phải xoay, gật đầu đọc xuống hàng, lật trang... Tránh nhiều động tác gián đoạn việc đọc…” Bản thảo đầu tiên Huy đề nghị khổ chữ 10,5 Pt. Cho những đôi cửa sổ linh hồn đă nh́n nhiều mùa thu đi, lúc đọc sách sẽ phải nheo mắt, nhíu mày. Huy nâng lên kích thước 11 Pt, tương tự kích thước chữ sách Việt Nam. Chữ lớn đọc thoải mái hơn, thích hợp cho lứa tuổi đa số bạn đọc của Hoàng Quân. Suy bụng ta, ra bụng người. Tôi muốn chữ in to, cỡ cái trứng gà tây. Để lỡ khi quên kính lăo, vẫn nheo nheo đọc được. Ngoài những khổ cổ điển như những sách thường thấy, Huy giới thiệu khổ sách 15cm x 17cm, trông gần như vuông vức. Tôi thấy ngồ ngộ hay hay, quyết định chọn h́nh thức tập sách là lạ này. Ồ, với khổ chữ to tướng như vậy, sách lên 400, 500 trang. E rằng cuốn sách trông giống cục súc sắc bự, chứ không gọi là sách được. Huy chặc lưỡi:

Ôi giời! Chị tính làm sách học vần à.

Thiết kế truyện chủ ư tạo các Satzspiegel (khoảng diện tích giữa trang, sau khi đă chừa khoảng cách đến 4 cạnh) bằng nhau. Được như vậy, mỗi trang mang 1 gesamtes Schriftbild yên tĩnh như nhau. Giúp mắt người đọc ít bị chi phối. Đồng thời cũng tiết kiệm giấy, sách sẽ không quá dày. Ngoài ra, khi so sánh giấy Việt Nam cùng định lượng với giấy bên Đức, Âu Châu, th́ chất giấy kém hơn. Chữ in mặt sau hay thấm giấy và xuất hiện lờ mờ qua mặt trước. Nếu nhà in dùng mực chi li, chữ in không kín mực, sẽ nhợt nhạt, không sắc nét.

Huy bảo tôi lựa vài đoạn trong truyện chép tay ra giấy, dùng nhiều loại viết. Tôi thử các bút viết tôi đang có ở nhà: bút bi, bút lông, bút máy. Huy giới thiệu vài loại bút ch́ đặc biệt. Chiều tối đi làm về, tôi lúi húi soạn giấy soạn bút, bày bàn trong, bàn ngoài. Lựa nhiều màu mực. Đang mùa đông, trời mau tối, pḥng khách nhà tôi y như kinh đô ánh sáng. Đèn trần, đèn tường, đèn bàn... tôi trưng dụng hết.  

Huy “đạo diễn” tôi dùng bút ng̣i dày viết chữ Hoàng Quân để làm logo. Tôi như cụ đồ già, bày bút giấy chỉ viết mỗi hai chữ Hoàng Quân, nhiều cỡ, nhiều kiểu. Trải giấy hàng ngang, hàng dọc trên sàn nhà, loay hoay lấy máy chụp h́nh. Huy chọn được một mẫu, rồi chăm chút tô điểm thêm. Huy gởi cho xem logo, mắt tôi xuưt xoa: Đẹp ơi là đẹp.  

Một người bạn thân thời trung học chị Thanh Tâm của tôi, có nhà sách và nhà xuất bản. Chị tôi “mở lời” nhờ người bạn xưa. Tôi chỉ cần gởi bản PDF theo email. Chị bạn sẽ lo mọi thủ tục xuất bản với ấn phí trong tầm tay với của tôi. Coi như chúng tôi gơ đúng cửa. Sau nhiều lần thư qua, tin lại, cuốn sách trong mộng của tôi càng lúc càng rơ nét, chứ không chỉ là giấc mơ suông. Đang lúc chuyện in sách trở nên nóng hổi, một “thách thức” khá nặng kư lù lù xuất hiện trong cuộc sống văn pḥng của tôi. Thật là t́nh cờ lắt léo. Tôi đà an phận cày bừa ở Munich. Bỗng nhiên có hăng “khổng lồ” ở Berlin bắn tiếng rủ rê. Như thế, tôi lại một phen tha phương cầu thực, gồng gánh đến tận thủ đô của nước Đức. Vậy mà, trong suốt thời gian “dầu sôi lửa bỏng” này, tôi không lơ là Bông Hoa Trên Phím. Giữa những thùng đồ đạc dọn nhà, tôi t́m ngay một chỗ đặt bàn viết, để đêm khuya có thể tiếp tục vun trồng Bông Hoa. Ngắm nghía bản thảo hoàn chỉnh, thấy đứa con văn nghệ của ḿnh mỹ miều vô kể. Bên cạnh những bận bịu, lo toan của cuộc sống, tôi vẫn cảm được những phút giây vui sướng tràn ngập trong hồn. Giữa khuya, bật máy, mở bản thảo ra xem. Săm soi b́a truyện, các h́nh vẽ trong sách, đọc đi đọc lại những truyện ḿnh viết, vẫn thấy đôi chút mới lạ. Lắm lúc, tôi chột dạ. Biết đâu, như người xưa nói: Trong nhà nhất mẹ nh́ con, ra đường lắm kẻ c̣n ḍn hơn ta. Rồi tôi dặn ḷng: Có thể thiên hạ thấy Bông Hoa Trên Phím giống như con vịt xấu xí! Miễn trong mắt tôi, Bông Hoa Trên Phím yêu kiều như con thiên nga, là được. Tôi chộn rộn, nửa muốn bật mí cho mấy chị em gái trong nhà, cho vài nhỏ bạn thân ngắm nghía Bông Hoa. Nửa muốn giữ bí mật, để dành sự ngạc nhiên cho mọi người.

Tôi nhủ thầm, thay v́ ḿnh mang một số tiền đến tặng trực tiếp cho hội đoàn từ thiện, ḿnh tặng gói chữ nghĩa, cũng coi như là việc đẹp, người tốt.

Xong phần tặng sách cho các nhóm sinh hoạt thiện nguyện, tôi lên kế hoạch để sách đến tận tay thân hữu. Cho bạn bè ở Việt Nam, tôi ghi lời viết tặng vào những tờ giấy nho nhỏ, gởi theo bưu điện về hai cô bạn ở Việt Nam. Nhờ bạn dán mảnh giấy tặng vào sách. Tôi viết email, gọi điện thoại thông báo bạn bè, ghi địa chỉ của hai cô bạn. Bạn bè ơi ới hẹn ḥ nhau đến nhận sách, sẵn dịp ăn uống, tán gẫu rần rần. Tôi gởi sách tặng bạn bè xưa thời trung học. Tôi thấy cô bạn này nhắn cô bạn kia trên Facebook:

NT có tặng cho tụi ḿnh tập thơ. Ghé qua tao lấy nhé.

Ít lâu sau, hai cô bạn cùng chuyển lời cám ơn, đă nhận được tập thơ (!) tôi gởi tặng. Ô, vậy là, cả hai cô bạn chưa mở cuốn sách, để thấy trong sách không phải văn vần, mà là văn xuôi với truyện ngắn kể chuyện của lớp học, hai cô đă có thời ngồi chung.  Biết đâu, mai kia t́nh cờ hai cô nói chuyện ngày xưa, nhắc đến tôi, hai cô cùng xúm lại khen, trời, nhỏ NT có tập thơ hay dễ sợ (!).

Sách gởi tặng cho bạn ở Hoa Kỳ và Gia Nă Đại, tôi phải tính toán ḷng ṿng. Bạn bè ở Việt Nam khi qua dự họp bạn liên trường ở Seattle sẽ khuân sách cho tôi. Từ Seattle, tôi sẽ gởi cho cô em họ ở California thùng sách nho nhỏ, kèm danh sách địa chỉ của thân hữu. Cô em nhận lời làm trạm bưu điện chuyển tiếp, g̣ lưng đóng gói gởi sách đi. Quả là một đầu tư với cả tâm t́nh. Chẳng may, các bạn ở Việt Nam bị Mỹ “xù” không cấp visa, không sang Seattle được. Tức là, thùng sách của tôi cũng bị vạ lây, nằm ́ ở Sài G̣n. Cung thiên di của tập truyện sáng choang. Nhiều cuốn sách ngao du ba lục địa trước khi đến tay người nhận. 

Từ Việt Nam, sách sẽ theo hành lư các cô tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines bay đến nước Đức. Thứ bảy các cô lên máy bay. Sáng chủ nhật sẽ đáp xuống phi trường Frankfurt, Đức. Tôi nhấp nhỏm gọi điện thoại cửa hàng thực phẩm, trung gian nhận sách cho tôi. Ba tôi cũng sốt ruột, hỏi bao giờ đi nhận sách. Mang sách về tôi rộn ràng, vui mừng quá thể. Lấy cuốn đầu ghi tặng Ba. Chồng tôi vui vẻ:

Để bữa nay thằng con rể đọc sách cho ông già vợ nghe.

Ba ngồi trên ghế xa-lông. Chồng tôi ngồi bên cạnh đọc Đường Vui Chung Bước.

Đọc vài đoạn, anh có lời bàn:

Ồ, Ba ơi, đoạn này con gái Ba phàn nàn, khiếu nại là Ba không cho con gái may mini jupe.

...

Tôi mân mê cuốn sách nhỏ. Lật qua, lật lại, ngắm nghía. Bài viết trong computer trông dễ thương. Khi đăng lên các báo, bài trông càng khôi ngô bội phần. Giờ lên trang sách, ôi, đẹp tuyệt vời. Đứa cháu nhỏ thấy cô vui bên những cuốn sách, vui theo, háo hức đánh vần đôi ba chữ. Bỗng nhiên, hai cô cháu nghe tiếng ngáy kḥ kḥ. Cháu bé la lên:

Ông Nội ngủ rồi. Nein, nein, không phải. Ông Nội c̣n thức.

Tôi ngó qua. Quả thiệt, không phải ông già vợ, mà cậu con rể đă lăn ra ngủ. Ông già vợ đỡ cuốn sách, lui cui đeo kính vào đọc.

Những lần hai cha con chuyện văn với nhau trên điện thoại, Ba tôi kể:

Ba mới đọc thêm truyện này, truyện kia... trong sách. Nhưng không đọc được nhiều, v́ mau mỏi mắt và cứ bị chảy nước mắt sống.

Với số tuổi gần chín mươi, Ba chỉ đọc được đề tựa của truyện là con đă vui mừng rồi.

Những lời chúc mừng, thăm hỏi của gia đ́nh bạn bè là khích lệ lớn cho tôi. Nhiều đàn anh, đàn chị văn nghệ như chị Bích Huyền, Trần Mộng Tú, Hoàng Nga, các anh Phạm Xuân Đài, Song Thao, Lê Hữu, Ngô Nguyên Dũng, TháiNC, Yên Sơn, Lê Hân, Nguyễn Nam An... đă có những lời chúc đẹp cho một người vừa sinh sau, vừa đến muộn.

Nhà giáo Đỗ Quang-Vinh, tác giả cuốn Tiếng Việt Tuyệt Vời ghi tặng:

“Bông Hoa Trên Phím” tới rồi.

Cảm ơn lời chúc tuyệt vời thân thương.

Như loài hoa dại ngát hương

“Bông Hoa Trên Phím” chi nhường cho ai?

Xem hoa, ngắm nghía, xem hoài,

Cảm đề xin có đôi lời tán-dương.

Anh Từ Nguyên kỹ càng lưu ư những lỗi khi viết trích dẫn ngoại ngữ và hướng dẫn cách viết, quy tắc khi viết nhân danh, địa danh...

Bạn văn Dương Kim ở Na Uy cho biết, bố của Dương Kim, văn sĩ Dương Kiền, đă đọc xong cuốn sách, dự định sẽ viết một bài giới thiệu về cuốn Bông Hoa Trên Phím trên tờ Viết & Đọc ở Na Uy. Tiếc thay, bác Dương Kiền chưa kịp viết th́ ngă bịnh, qua đời.

Tôi nhận đôi ḍng của người bạn nhỏ, “Tập sách BHTP của chị đă thành người bạn đồng hành của em thời gian em chữa bệnh theo hóa trị. Lời văn của chị đưa em tới một nơi chốn thân thương, nhẹ nhàng hơn chỗ hiện tại...” Tôi cảm động, thật vui đă đem lại cho em đôi phút an lành trong lúc em lâm trọng bệnh.

Trang Vuông Chiếu của thi sĩ Luân Hoán đăng bài thơ tặng cho tập truyện Bông Hoa Trên Phím. Thời gian tôi ở Berlin, cách xa Ba tôi hơn 500 cây số, tối nào hai cha con cũng nói chuyện qua điện thoại, chủ yếu là kể chuyện ngày xưa. Tôi hỏi Ba:

Bữa ni đổi đề tài, con đọc Ba nghe bài thơ của thi sĩ Luân Hoán, Ba hỉ.

Ba trả lời:

Ừ. Đọc đi, Ba chờ nghe đây.

Tôi cúi sát điện thoại, đọc chậm răi:

Hoàng Quân bút hiệu đài trang

Hoàng Thị Ngọc Thúy dung nhan vốn là

kết tinh từ những loại hoa

đất t́nh Quảng Ngăi đậm đà mía lau

tốt nghiệp đại học khá lâu

từ bên Đức quốc nuôi sâu sắc t́nh

mười hai đóa chữ xinh xinh

mười hai mẩu chuyện nhân sinh nhẹ nhàng

"Khi Mười Bảy Tuổi" bước sang

"Đường Vui Chung Bước" gian nan nhẹ dần

sở hữu "Trái Tim Nhiều Ngăn"

yêu ghét thương giận câu văn trải dài

Đọc xong, tôi hỏi đùa:

Ba có quen với nhà văn Hoàng Quân không?

Ba trả lời gọn lỏn:

Không.

Tôi khựng lại, giật ḿnh. Trời ơi, mới vài tháng trước, khi chờ người ta giao sách, Ba nôn nóng tính từng ngày. Ba xem lịch, hỏi tới, hỏi lui, bao giờ sách đến. Ba lóng ngóng, cùng con gái hồi hộp mong được diện kiến đứa cháu ngoại tinh thần. Khi nhận sách, Ba đem ra đọc truyện này, truyện kia. Tôi vội vàng nhắc Ba:

Ba ơi, hồi đó tác giả Hoàng Quân tặng Ba cuốn sách đầu tiên đó.

Im lặng. Tôi biết, dạo này sức khỏe Ba thay đổi từng ngày. Tay chân Ba yếu nhiều. Nhưng Ba vẫn c̣n sáng suốt và minh mẫn. Tôi hơi hoảng, nói tiếp:

Thỉnh thoảng con đọc truyện Hoàng Quân cho Ba nghe đó.

Vẫn im lặng. Cảm giác hụt hẫng, bối rối, tôi cố gắng nhắc thêm vài sự kiện để nhắc Ba nhớ đến Hoàng Quân. Vừa lúc đó, có tiếng em tôi cười gịn giă:

Đáng lẽ em phải ráng chờ để Ba diễn tiếp. Chị phải thấy Ba đang cười, chọc ghẹo chị đây. Dễ thương lắm. Ba vừa cười, vừa le lưỡi, chọc quê nhà văn Hoàng Quân đây. Lâu lắm rồi, giờ mới thấy Ba cười tươi trọn vẹn như vậy.

Hai chị em tôi rưng rưng cảm động. Cám ơn thi sĩ Luân Hoán đă viết đôi ḍng thơ tặng cho tập truyện đầu tay của tôi. Hơn hết, nhờ bài thơ của thi sĩ Luân Hoán, chị em chúng tôi được thấy, được nghe, được cảm tiếng cười vui của Ba. Nụ cười hiếm hoi của Ba chúng tôi trong những ngày tháng cuối đời.

Bên cạnh những món quà tinh thần quư giá, tôi nhận được một món quà “vật chất” tuyệt vời. Sau khi đọc xong tập truyện, thầy giáo dạy đàn Bùi Thế Dũng quyết định tặng tôi cây đàn guitar, một cây đàn trong bộ đàn của thầy và nhận tôi làm học tṛ của thầy, giúp tôi tṛn ước mơ trở lại cung đàn.

Cám ơn gia đ́nh, bạn bè gần xa, người quen cũ mới đă cùng với Bông Hoa Trên Phím cho tôi những giây phút hạnh phúc chan ḥa, mang đến cho tôi thêm đóa hoa đời xinh xinh* đáng yêu vô cùng.

Hoàng Quân

Tháng Chín 2017

 

*Lời trong nhạc phẩm Cây Đàn Bỏ Quên của nhạc sĩ Phạm Duy