GIÓ LAY CHUI RNG

Hoàng Nga

 

 

Buổi sáng tôi bắc ghế ra hàng hiên ngồi với mẹ chàng. Nắng lên vàng óng, soi rọi xuống khoảng sân cỏ xanh mượt cùng hàng hoa hồng thoang thoảng hương bên góc trái, và lung linh trên những nhánh thông già, những nhành lá phong đang chao nhẹ trong gió sớm. Tôi nói với mẹ chàng:

- Ở đây xe chạy nhiều quá, phải không mạ?

Mẹ chàng đưa mắt nh́n ra phía ngoài mặt lộ, nơi hàng hàng lớp lớp những chuyến xe về qua. Nhưng ở quê người, đă không c̣n là những chuyến xe về Nam Ổ, Cẩm Lệ. Không c̣n những chiếc Traction Citroen, cũng không cả Phi Long Tiến Lực liên tỉnh của Renaul Goulette, không cả quốc lộ một với những đoàn convoy chở lính ra chiến trường và từ mặt trận về, nhưng vẫn lấp lánh ánh mặt trời trên cửa kính, chớp lóa vào đến tận chỗ chúng tôi ngồi. Nên mẹ chàng chép miệng:

- Khi mô th́ xe ở Huế về tới hè?

Tôi quay sang nắm lấy bàn tay hằn lên những đường gân, dấu vết của một thời, nhiều thời tảo tần nuôi chàng, nuôi những người em chàng lớn lên, tôi cười:

- Chắc chút nữa.

- Lâu rứa à?

Tôi vuốt ve làn da đă sạm nắng và nhăn nheo:

- Không lâu đâu. Chừng năm phút nữa thôi mạ.

Nhưng năm phút, mười phút chừng đă không c̣n ư niệm ǵ trong kư ức mẹ chàng. Tiếng tắc lưỡi bên tai tôi nghe thật khẽ nhưng đầy lắng lo:

- Phải đi nấu cơm. Phải nấu cơm, chớ không, hắn đi hành quân về đói bụng đó con nờ.

Tôi dạ. Tôi biết mẹ chàng đang nhớ lại những tháng năm chinh chiến mỏi ṃn. Tôi nói thêm, cho mẹ chàng vui:

- Con c̣n phải kho thêm nồi cá nục. Ảnh thích ăn cá nục mà, phải không mạ?

- Ừ, anh Ba thích ăn cá nục.

Tôi lại dạ. Cá nục ở Long Beach, ở Miami Beach, ở Alaska, hay ở Thuận An, Thanh B́nh, An Hải, Mỹ Khê..., đều tương tự giống như nhau. Biển, ở đâu cũng chỉ một màu xanh biêng biếc. Ở đâu cũng sóng bạc đầu. Và ở đâu cũng có những con cá nục xanh rờn thấm đậm mùi nước mắm, tiêu, hành.

Ở đâu, mọi con đường cũng chỉ ngắn ngang bằng một cái chớp mắt. Thoắt một cái, chàng không c̣n có ở đó nữa, mà trong kư ức của người đang ngồi bên cạnh tôi, là h́nh ảnh của một người thanh niên đang đồng hành trên con đường của mạ, đang rụt rè ở gian nhà trước của ông bà ngoại thu hết can đảm ngỏ lời muốn đến cùng với người thiếu nữ hiền ḥa, đảm đang kia.

Tôi trêu:

- Mà anh Ba thích ăn bánh tráng cuốn rau sống nữa phải không mạ hè?

- Ờ, anh Ba... Anh Ba thiệt là hiền lành... Người hiền rứa mà chết sớm ghê.

Nước mắt tôi muốn rơi ra. Tôi không cần nhắm mắt lại cũng nh́n thấy thật rơ h́nh ảnh mạ quấn khăn tang, một nách hai con thơ, lạc lơng vơ giữa nghĩa trang quân đội thưa người. Đă không có ai ở cạnh mạ. Không có ai bên cạnh mẹ của chàng.

Không có chàng, dẫu rằng chàng đă đứng cùng với mẹ, ngơ ngác nh́n nấm đất vừa mới đắp. Không có chàng, dẫu chàng đă nắm lấy bàn tay mẹ mại mềm. Không có ai. Không có ai hẹt, Bởi các con của mạ thuở ấy c̣n quá thơ bé, quá dại khờ.

Người ta đă hát những bài có lời buồn bă “ngày mai đi nhận xác chồng. Chân đi để thấy ḿnh không là ḿnh”, những “khăn tang cô phụ c̣n lóng lánh dấu ái ân”, những “chao ơi thèm nụ hôn quen. Chong đèn hẹn sẽ đêm đêm đợi chờ”… Cái thuở của mạ, chung quanh rất nhiều người đi nhận xác chồng, xác người yêu, cái thuở không ai biết câu trả lời bao giờ sẽ trở về. Mạ đă là người đi nhận chiếc quan tài phủ kẽm, đă kho nồi cá, nấu nồi canh nhưng người đàn ông của mạ không bao giờ c̣n trở về.

Chàng lớn lên, cũng vào quân đội, mẹ chàng  lại hàng ngày kho nồi cá, luộc miếng rau. Và chờ đợi. Cuộc chiến lan nhanh. Cuộc chiến kéo dài. Người ta nói hết chiến tranh, nhưng ḷng mẹ chàng vẫn ở lại với những tháng năm buồn bă ấy. Không cách ǵ thoát ra được nỗi đoạn trường.

Tôi ôm cánh tay mẹ chàng:

- Thôi trời bắt đầu có gió, mạ vô nhà, con gọt trái cây mạ ăn.

Có tiếng vọng theo tôi thật thiết tha, năo nề:

- Ờ, nhớ mua trái cây. Nhớ mua hoa nữa nghe con.

Tôi dạ. Mẹ chàng lại ngập ngừng:

- Mà... con có biết khi mô là đám giỗ không?

Tôi buông bàn tay. Tôi đă bước vào đến nửa căn pḥng khách, nhưng thật ḷng tôi không hề muốn nh́n lên bàn thờ. Tôi hề không muốn nh́n thấy h́nh người thanh niên đă hy sinh v́ tổ quốc có gương mặt rất trẻ, trẻ như vẫn c̣n đang ôm một giấc mơ.

Tôi thật ḷng không muốn ngược về vùng quá khứ với những tháng năm chiến tranh dài khốc liệt. Tôi thật ḷng không muốn h́nh dung ra mẹ chàng, vất vả ngược xuôi.

Tôi sợ trái tim tôi đớn đau. Tôi sợ trái tim tôi thắt lại, bởi v́ tôi đă không hề ở cùng với mạ, không cùng với cả chàng những tháng năm ngất ngất sầu năo ấy của ngày xưa.

Tôi bước ngược trở ra lại bên thềm. Ḷng tàn hoang như đám lá vàng vừa rớt rơi trên băi cỏ. Tôi nhớ đến câu ca dao. Mẹ già như chuối chín cây. Gió lay chuối rụng, con thời mồ côi...

Tôi lại muốn khóc. Muốn khóc thật rồi.

Trời vẫn nắng hanh hanh vàng trên những nhành lá đong đưa trước hiên nhà chàng.

Gió lắt lay qua vai tôi. Gió lắt lay trên hiên nhà chàng. Tôi nhớ đến mẹ tôi ở quê nhà. Nhớ đến những chiều hôm ngồi với mẹ nh́n ra thềm buông nắng. Nhớ những chuyến xe đ̣, những đoàn convoy chạy ngang qua trước con đường có bóng lá kiền kiền.

Tôi bật khóc.

Và tôi van thầm.

Mạ ơi, xin đừng lắt lay rơi rụng...

Hoàng Nga

 

trích từ:

KẺ KHÔNG TUYẾN CHIẾN

(đă phát hành trong tháng 11, 2017)