Từ 20 Điểm Toán

Của Thầy Phi

Lương Ngc Thành

 

 

          Tôi chưa hề giỏi môn toán hoặc đi học thêm môn học khó nhất này nhưng cái điểm 20 mà thầy Phi cho tôi đáng được đem ra làm một điển h́nh về chuyện vâng lời thầy cô và c̣n hơn thế nữa.

          Việc tôi vào được trung học Phan Thanh Giản từ trường tiểu học Tham Tướng đáng làm một kỳ tích, một niềm tự hào của gia đ́nh tôi. Giống như bất cứ học tṛ mới nào khác, tôi đi học rất đều đặn và rất ngoan ngoăn. Các môn học trong lớp đệ lục đó đều mới mẻ. Các thầy cô dạy ở đây đều khác biệt với những ai đă dạy tôi ở cấp tiểu học. Tôi như lạc vào một thế giới mới. Áo trắng muốt như mây trắng trên vùng trời rộng tinh khôi. Quần xanh dương tươi thắm, màu truyền thống, như một báo hiệu của một bầu trời mới với trời xanh trong sáng, thành đạt, kỹ nghệ và ư chí.

Mỗi khi vào lớp, thầy Nguyễn Tấn Lực làm như thể thầy là một vị tướng trong đám lính mới chúng tôi. Ở tiểu học, cô Thủy của tôi thật giản dị trong mọi lúc. Đến giờ đầu học toán. Khi thầy Vơ Văn Phi ung dung vào lớp, thầy có hai điều khiến chúng tôi choáng ngợp. Thầy vẫn mang kính Rayban và lấy ống pip ra nhồi thuốc sau khi cả lớp chúng tôi ngồi xuống. Mùi thơm của thuốc “Half and half” tỏa khắp pḥng học. Chúng tôi im phăng phắt chờ thầy bắt đầu bài học đầu tiên. Thầy kẻ nhẹ trên bảng một cái ô chữ nhật tượng trưng cho trang giấy trong vở. Thầy chậm chạp kẻ nhẹ nhàng từ trên xuống dưới bên phía phải của trang giấy tượng trưng cho đường kẻ màu đỏ nhạt, đường ranh giới của các ḍng chữ. Thầy ôn tồn giải thích,

   “Các em kẻ một đường viết ch́ ngay giữa mỗi trang vở, không tính đến cái vạch đỏ này… Bên phía trái của các em, vẽ những h́nh mà thầy vẽ trên bảng. Phía bên phải, các em viết các định lư hay thí dụ.”

Tôi nhủ thầm,

   “Điều này thật dễ hiểu và rất nhẹ nhàng.”

Thầy Phi căn dặn tiếp,

“Em nào làm như vậy sẽ được tôi cho 20 điểm.” 

Tôi lập tức làm theo lời thầy mà không thèm quan tâm đến những đứa chung quanh tôi. Sau đó mỗi khi học toán hay làm bài tập ở nhà, tôi lần lượt kẻ viết ch́ “đường phân hai trang vở” như lời thầy Phi căn dặn ngày đầu tiên.

Vừa ngậm ống pip, thầy Phi bắt đầu bài học. Thầy đọc chậm răi và vừa đủ lớn cho chúng tôi nghe,

“Trong h́nh học Euclide, có một và chỉ có một đường thẳng đi qua hai điểm bất kỳ khác nhau. Đường thẳng này tạo ra đoạn nối ngắn nhất giữa hai điểm đó.”

Thầy chấm 2 điểm bên phần vở để vẽ h́nh và chậm răi viết định lư Euclide bên phía bên kia.

          Tôi làm theo những ǵ thầy tŕnh bày trên bảng và không so sánh hay to nhỏ ǵ với 2 đứa bạn học ngồi bên tôi. Ở tuổi tôi thanh thiếu niên, chúng tôi đều có những tính cách giống nhau, lười, ngông, lơ đăng, lo lắng thái quá hoặc nổi loạn…

          Với chiếc SS 67, tôi sau đó theo nhóm “chạy xe gắn máy” hơn nửa năm học. Có vẻ như tôi sắp sửa chểng mảng chuyện học. Có dư luận cho rằng tôi sẽ học yếu đi hoặc tệ hơn là ở lại lớp. Ngạc nhiên thay, tôi vẫn học đều và quan tâm đến tất cả các môn học. Với một học lực khá, tôi được các thầy cô bạn học trong lớp chú ư đến.

          Vào đầu giờ một buổi học gần cuối đệ nhị lục cá nguyệt, như mọi khi, thầy Phi từ tốn công bố,

“Ai có kẻ những đường viết ch́ trên tất cả các trang vở trong lớp? Mang vở lên đây. Thầy cho 20 điểm.”

          Lớp tôi bỗng im phăng phắt. Tôi nghe được vài tiếng tặc lưỡi tiếc rẻ hay lo lắng rằng thầy sẽ quở trách chúng tôi. Chờ khoảng 2 phút, tôi đứng lên và bước lên phía bàn của thầy. Cả lớp thở phào và nao núng v́ không thấy đứa thứ hai bước lên bục gỗ. Chỉ có ḿnh tôi làm theo lời căn dặn của thầy. Và đúng theo lời hứa, thầy cho tôi 20 điểm. Không ai biết liệu rằng có đứa nào ở lớp khác đă được như tôi không và thầy cũng tuyệt nhiên không hề nhắc đến chuyện đó nữa.

          Một lời khuyên bảo giá trị xứng đáng được mọi học tṛ ở mọi thế hệ noi theo. Tôi không quá mừng rỡ hay tự hào v́ cái điểm đó nhưng chuyện này đă âm thầm vào trong tâm khảm của tôi.

          Bốn mươi năm sau, khi đang dạy Anh Văn một lớp thiếu nhi, tôi tuyên bố,

“Lời bài hát này của người lớn. Các em chỉ đặt trước câu chữ “mom” và chữ “she” trong bài này sẽ ám chỉ mẹ của các em. Ai làm được như vầy, thầy sẽ cho 200 điểm.” 

          Tuần sau đó, những đứa trẻ trong lớp có thể quên lời tôi căn dặn. Trong khi chờ cả lớp viết bài, tôi nhắc lại những ǵ thầy Phi đă làm cách đó 40 năm,

“Ai có đặt chữ “mom” vào các câu của bài này? Mang vở lên đây.”

          Thu Trang, học lớp 4, 10 tuổi, có một người cha vô thừa nhận. Dĩ nhiên, Trang thương mẹ nó nhiều hơn những đứa khác. Bé gái rụt rè nhút nhát đó đă mang quyển vở lên bàn tôi. Không có ai khác nhúc nhích ǵ. Xúc động mạnh, tôi cảm thấy lạnh trên ngực, nước mắt tôi ứa ra khi tôi đọc,

 “Mom, how can I tell him about you?”

          Sau đó 8 năm, tôi có dịp dạy Anh Văn tại trường Infoworld School ở Sài G̣n. Cũng trong khi dạy bài hát, “I have a dream”, tôi căn dặn học tṛ làm vài thay đổi nhỏ câu đầu tiên. Tôi cũng rất xúc động khi có một nữ sinh từ câu,

“I have a dream a song to sing” đă viết lại thành,

“I have a mom a dad to love.”

          Lời dạy của thầy Phi cho đến ngày nay đă giúp tôi có những sáng kiến, những thay đổi. Mọi học tṛ của tôi giờ đây viết từng câu tiếng anh dài suốt 2 trang vở và mỗi câu cách nhau 2 ô chữ. Ai nấy đều thấy rằng, từng câu dễ đọc, dễ nhớ và nhất là dễ so sánh câu hỏi phía trên với câu trả lời phía dưới.

          Thầy ơi! Em rất muốn các học tṛ phải nghe lời thầy cô như cái cách em đă nghe lời thầy cách đây 48 năm.                                                                 

                                                                   

Lương Ngọc Thành