Chân Trần Nhớ Đất

Lc

 

Image result for image cảnh nông thôn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    Về quê. Một chuyến đi vội vàng, gấp gáp. Nhưng về quê bao giờ cũng thế, lòng cứ rộn ràng, háo hức, thắc thỏm, hồi hộp... Mười lần như chục, hể hả niềm vui, tíu tít nỗi mừng. Cứ như thể nơi đây nặng nề, ngột ngạt, bụi bặm... Còn ngoài nớ mới nhẹ tênh, phóng khoáng, trong lành...

 

     Về, về tạ lỗi trước mộ cha kính yêu, nơi đầu làng quạnh hiu nhang khói. Đốt nén hương lòng con thổn thức, nước mắt đầm đìa. Một đời cha vất vả, cực. Cha từng dầm mưa dãi nắng, làm lụng cật lực, ăn uống kham khổ, chắt bóp từng đồng nơi quê nghèo gởi ngược vào thành phố cho cháu nội ăn học, cùng nuôi giấc đổi đời với con, với cháu. Thấm thoát mười lăm năm rồi còn . Giấc đổi đời đã lụi tàn dần theo năm tháng nghiệt ngã, cuộc sống vẫn chưa đổi thay mấy. Tóc con đã bạc tự bao giờ. Rồi con cũng hiểu ra triết sống giản đơn “tri túccủa người xưa, để tự an ủi, tự vỗ về. Vẫn còn sót lại những phút giây trầm ngâm, giằng . Nhưng lòng đã nghe thanh thản, nhẹ nhàng hơn.

 

     Về, về với mẹ già đang từng ngày thắc thỏm chờ con. Đâu ngờ mẹ đã ra đầu ngõ đón con từ lúc nào. Ánh mắt sáng lên niềm vui, nụ cười tươi tắn, bao dung, hiền từ. Nắm tay con, mẹ quở: “Họ đi Sài Gòn, ai cũng mập ù, còn con răng cứ ốm nhách, ốm nhom như ri con ?!”. Con ái ngại, lúng ta lúng túng chẳng biết nên trả lời mẹ thế nào đây. Đâu phải hễ ai đi ra cũng... “mậpđâu mẹ, ngậm ngùi con nghĩ bụng. Mập, thường vẫn khiến người ta liên tưởng về một cuộc sống đủ đầy, ấm no, sung túc. con của mẹ hãy còn..., trong khi đời mình đã gần xế chiều rồi. Nhìn con ra vẻ đăm chiêu, mẹ chột dạ: “Ý chết! Mẹ nói rứa làm con buồn phải không? Thôi, nhà tắm rửa rồi ăn cơm, mẹ nấu sẵn rồi”. Mâm cơm dọn ra, mẹ ăn qua quít, chỉ lo sớt cơm, gắp thức ăn cho con. Con chợt cảm nhận tình mẹ cao cả đến dường nào: “Mẹ chín mươi tuổi vẫn còn lo cho con bảy mươi vậy!

 

     Về, về thăm em gái mến thương. Em hiền lành, chân chất. Em chịu khó, tận tụy, hy sinh. đời em mãi lao đao, lận đận. Suốt thời con gái, emcùng cha mẹ, để anh chị yên tâm dắt con ra đi với giấc đổi đời làm hành trang. Khi cha ngã bệnh, nằm liệt giường, em vừa lo phụng dưỡng vừa lo cáng đáng mọi việc trong nhà ngoài đồng. Lần lữa mãi rồi em cũng phải chồng. Phải một đứa con để nương tựa lúc tuổi già bóng xế chứ! Phận gái mười hai bến nước, số phận đẩy đưa em trôi dạt tới bến… “ chồng cũng như không”. Nhưng, em vẫn thế, lặng thầm chịu đựng. Nhìn em gầy , quắt héo, lòng anh lại rưng rưng buồn!

 

     Về, về nhìn lại mảnh vườn , mái nhà xưa. lòng chết lặng. Nhà mình đấy ư!? Vườn không, nhà trống. Hoang lạnh, tiêu điều. Thoáng chốc, một quãng đời yên ả, ấm êm bỗng xa hút, mất tăm... Cứ như chưa hề . Nhớ, nhớ quặn lòng cái thuở trên nền đất này, cha mẹ, anh em quây quần, xúm xít dưới mái nhà đơn , nhưng cùng ấm cúng. Kể từ khi vợ chồng con khăn gói vào thành phố mưu sinh, các em lần lượt rời mái ấm theo chồng. Rồi đến lượt cha ra đi vĩnh viễn về cõi khác. Mẹ già yếu, mong manh như đèn trước gió. mưa bão, lụt miền Trung bao giờ cũng dữ dội, tàn khốc. Cuối cùng, mẹ phải bỏ nhà tạm lánh sang bên ngoại. Đành đoạn mỗi người một nơi, đau thắt ruột gan. Chiều nay, dưới mái hiên nhà quạnh vắng, liêu xiêu dáng đứng, chơi vơi nỗi niềm, nước mắt con lại rơi, mất hút giữa man cỏ dại!

 

     Về, về dạo thăm ruộng đồng. Cởi bỏ giày dép, xắn quần đi chân trần, lội khắp triền kênh, bờ ruộng. Để tìm lại chút giao cảm giữa bàn chân ta, da thịt, xương máu của người với đất. Đất người đã từng của nhau, trong nhau. Những sáng sớm tinh , ruộng đồng đã thức dậy đón bước chân trần. Lưỡi cuốc, đường cày lật đất lên, trưa bỏng rát lòng bàn chân. Nước đất quyện vào nhau, cái lạnh cuối đông cắt da cắt thịt, chân người vẫn lấm lem bùn đất. Mồ hôi nước mắt rơi thấm vào đất. Tinh lực của người cùng ân tình của đất hoà quyện chuyển hoá thành dưỡng chất để bật ra mầm sống cho hạt lúa, củ khoai, trái bắp... Tình người đất qua từng ngày, từng tháng, từng năm đã gắn kết, bền chặt. Thế hôm nay, bỗng ngậm ngùi nhận ra, bàn chân trần của ta, đã từ lâu không chạm đến, không được tiếp xúc với đất, dường như đã lạ lẫm, đã nguội lạnh cảm xúc về đất!

 

     Vài ba ngàyquê trôi qua thật nhanh. Lại phải quay vào thành phố.phố dường như khó nhìn thấy đất, để gần gũi, thân cận với đất. Gạch đá, bê-tông, đường nhựa... giành giật từng một, để lấp che, phủ kín, ngăn cách đất. Thế rồi, bàn chân trần lại thèm, lại nhớ quắt quay cảm giác êm ái, đằm thắm khi dẫm lên cỏ dại của những nẻo đường làng quê!

 

LÊ LỘC