Chờ Xuân

đọc NHỚ TIẾNG À ƠI

của Hoàng Quân

Yên Sơn

 

             

 

    

Giữa thời điểm gần cuối tháng 12, người ta treo đèn kết hoa để đón mừng Mùa Giáng Sinh sắp tới; giữa những ngày tháng nôn nao con nít đợi chờ đêm Noel để được mở những gói quà của người lớn tặng. Tôi vui lây với cái vui của mọi người chung quanh, vui cái vui của không khí lễ lạc, chỉ v́ tôi không c̣n ở tuổi mong quà, cũng không phải con chiên ngoan đạo nên không có sự háo hức đón mừng ngày Chúa ra đời. Thế nhưng, tôi lại bất ngờ nhận được một món quà quư giá từ tay người đưa thư; đó là tập truyện ngắn của Hoàng Quân đến từ một góc trời xa xăm Đức Quốc.

Phải nói, tôi rất vui nhận được đứa con tinh thần thứ hai của Hoàng Quân vừa cho chào đời tại Hoa Kỳ. Tác giả này mắn đẻ thật! Hai năm liền sanh hai đứa con. Năm trước, tập truyện ngắn rất dễ thương “Bông Hoa Trên Phím”. Năm nay, tập truyện ngắn “Nhớ Tiếng À Ơi”. Nói như thế không có nghĩa Hoàng Quân là một cây viết mới, mà đă chính thức xuất hiện trên văn đàn hải ngoại từ năm 2004 với sự giới thiệu của Tạp Chí Thế Kỷ 21.

Dân cầm bút bây giờ thường ta thán rằng, thời buổi này văn chương rẻ rề, nh́n đâu cũng thấy báo chùa, báo chợ khắp nơi, rẫy đầy internet. Tác giả, tác phẩm càng lúc càng nhiều, mà người đọc sách th́ càng ngày càng khan hiếm. Phải can đảm lắm mới nặn óc viết thành văn, phải dư tiền lắm mới đem in sách! Thế mà Hoàng Quân của chúng ta, dù không thừa tiền, nhưng dư đảm lược để tiếp tục viết, viết hăng say, viết miệt mài với tấm ḷng yêu văn chương chữ nghĩa; mang đi in với tất cả xao xuyến, để rồi hănh diện ẵm được đứa con của ḿnh trên tay, nâng niu, tŕu mến đem về.

 

H́nh thức cuốn sách

 

H́nh b́a của hoạ sĩ Khánh Trường với màu sắc thanh nhă, trông giản dị nhưng hàm chứa nghệ thuật sâu lắng. Hoạ   Khánh Trường đă vẽ, th́ cả người không có tŕnh độ hội họa như tôi cũng phải công nhận quá đẹp. Sách dày 270 trang, gồm 15 truyện ngắn và các bài giới thiệu về nội dung tập truyện cũng như về tác giả. Thi sĩ Lê Hân tŕnh bày trong sáng, đẹp đẽ và được Nhân Ảnh xuất bản. B́a sau là sơ lược tiểu sử tác giả.  Sách đề giá $20 với dấu đăng kư của ISBN (International Standard Book Number). Sách có thể đặt trên mạng Amazon.

 

Nội dung cuốn sách

 

Khởi đầu là bài giới thiệu về tác giả tác phẩm của nhà văn Phạm Phú Minh. Tôi xin phép được đồng ư với anh Phạm Phú Minh về nhiều chi tiết anh phân tích văn chương của Hoàng Quân; phân tích cá tính của tác giả qua những nét bút thể hiện đặc biệt. Tôi cũng rất thích cái dí dỏm nửa nạc, nửa mỡ, cái văn phong nhẹ nhàng có ẩn dụ sâu sắc, cái duyên dáng rất Huế của tác giả. Tôi cũng đồng ư với anh, nội dung tất cả bài viết của Hoàng Quân xoay quanh cuộc sống của tác giả. Nhưng không phải là thể loại hồi kư b́nh thường như mọi người đă biết, mà là những truyện kể qua thể loại văn chương lôi cuốn rất riêng của ḿnh. 

Ngoài tấm ḷng thuỷ chung đối với trường lớp, thầy cô, bè bạn... Hoàng Quân c̣n thể hiện một tấm ḷng yêu nước, thương quê rất mực qua ngôn ngữ chữ Việt, và những đặc thù văn hoá địa phương. Hoàng Quân đă thành công gợi cho người đọc cùng nhớ về một xă hội nhân bản, một t́nh tự dân tộc đă một thời vang bóng.

15 truyện ngắn, đủ màu sắc, đủ khía cạnh của cuộc sống. Xin được tóm lược nội dung từng truyện, giới thiệu đến độc giả để có chút khái niệm qua một cái nh́n phiến diện của người đọc trước.

 

Truyện ngắn đầu tiên

Nhớ Tiếng À Ơi cũng là tựa đề của tập sách.

Truyện nói về cô Thi, người gốc Việt làm trong một hăng Đức. Cô đi công tác ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Cô vui mừng khi được biết một bạn đồng nghiệp mà cũng là đồng hương từ Pháp qua. Cô mừng rỡ “tha hương ngộ cố tri”, có thể nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt. Nhưng rồi cô vô cùng thất vọng, v́ anh chàng không nói, cũng chẳng hiểu được tiếng nào nên câu chuyện giữa hai người trở nên nhạt thếch! Trong buổi tiệc của hăng, giữa lúc mọi người ăn uống, nhảy nhót, vui đùa cô cảm thấy lạc lơng , bỏ ra ngồi bên ḍng sông ngóng về hướng quê nhà để thương, để nhớ... Cô thèm nói tiếng Việt đến nỗi giữa đêm muốn bốc điện thoại đường dài nói chuyện với chồng con. Lúc nào ḷng cô cũng hướng về quê mẹ, nên khi nghe ông xếp gọi “Thi ơi, Thi à” cô thảng thốt mừng và quên luôn thành kiến đối với ông xếp, nhất là khi biết ông ta đă từng sinh sống một thời gian ở Việt Nam.

 

Khu Vườn Quốc Văn

Truyện kể về những kỷ niệm học tṛ thời ấu thơ; nhắc đến những ấn tượng tốt đẹp, sâu đậm của Thầy Cô đă để lại trong ḷng tác giả qua những bài học Ca Dao, Tục Ngữ, Ḥ, Vè, văn thơ... trong những năm học Việt Văn ở bậc Trung học Đệ I Cấp. Tác giả cũng nói lên ḷng tri ân đối với các Thầy Cô, là những người đă viết vào trang giấy trắng tâm hồn những nét đẹp quê hương trong những ngày mới lớn.

 

Madrid Du Học Kư

Nội dung cốt truyện cho biết tác giả say mê học thêm tiếng Tây Ban Nha ngoài vốn tiếng Việt, tiếng Đức và tiếng Anh... V́ thế, nhân dịp hăng cho phép nhân viên ghi tên học thêm ngoại ngữ, tác giả nắm bắt cơ hội liền, ghi danh tại một trường dạy Spanish, gặp ông Hiệu trưởng khuyên là với một thời gian ngắn, muốn đạt được kết quả tốt nhất th́ nên tới tận nơi, học tại chỗ. Thế là cô đồng ư theo sự sắp xếp của nhà trường đi du học ở Madrid. Ở nơi đất lạ, người lạ, ngôn ngữ mới, tác giả đă gặp nhiều t́nh huống dở khóc, dở cười qua giọng văn rất tếu. Dù vậy, giấc mơ đă thành hiện thực, tác giả đă gặt hái kết quả rất đáng khích lệ chỉ sau 3 tuần thực tập tại chỗ.

 

Hiện Tượng Màn Bạc

Với tác giả, “Hiện Tượng Màn Bạc” đồng nghĩa với việc nổi đ́nh nổi đám của tài tử, minh tinh nào đó được báo chí thổi phồng, quảng cáo. Trong truyện này, cô cũng bỗng nhiên được nhiều người nói tới, đồn đăi rằng vợ chồng cô ly dị... cô tính “ăn thua đủ” t́m tận gốc người phao tin để cuối cùng nghĩ rằng người dựng tin đồn vốn là một bạn học chung Quản Trị Kinh Doanh ngày xưa, là một kẻ vốn có tính háo thắng, luôn thích tự đề cao ḿnh một cách quá đáng. Bạn của cô khuyên chuyện đồn thổi gây bất lợi cho người khác chung quy cũng chỉ là chuyện thế gian thường t́nh, từ những kẻ hay ghen ăn, tức ở thế thôi.

 

Quẻ Bói Đầu Xuân

Tin chồng về thăm Việt Nam có liên hệ mật thiết với một người bạn gái rất thân, từ thời đi học của cô khiến cô chới với. Chợt nghĩ tới bà thầy bói thuở thanh xuân đă giúp cô vượt qua, tránh được t́nh trạng đeo đẳng của một người t́nh cũ rất hiệu nghiệm, chỉ bằng một trái quít lấy trên bàn thờ của bà ấy và làm theo những lời dặn ân cần của bà. Trong hoàn cảnh này, cô bâng khuâng tự hỏi, “không biết bà thầy bói ngày xưa c̣n sống hay không để có thể t́m bà bói cho một quẻ để biết sự thực thế nào, và không biết bà sẽ trao trái quít cho ai để cô có thể c̣n được người bạn thân thiết của ḿnh.” Truyện có chút ly kỳ và thể hiện tấm ḷng nhân bản của tác giả.

 

Chờ Ông Huyền

“Chờ Ông Huyền” có nghĩa là “chờ-ông-chồng-huyền-chồng”. Có tất cả 7 tiểu truyện rất ngắn, toàn nói về những đấng trượng phu người Á đông với tính cách hời hợt và kiểu cách gia trưởng; rất thương vợ nhưng không để tâm tới tiểu tiết, tới những chi tiết đáng lẽ phải biết, làm được những việc cần làm nên đôi khi lâm vào t́nh cảnh “khóc không được, cười không xong.”   nhiên, với cách viết dí dỏm cố hữu sẽ làm cho người đọc, hoặc ông hoặc bà đều vừa tủm tỉm cười, vừa đọc, vừa nghĩ tới hoàn cảnh riêng của ḿnh.

 

Đêm Nghe Tiếng Ḥ

Nói về việc hai người bạn gái rất thân từ xa xăm đến Munich để thăm tác giả và được (bị) tác giả kéo đi tham dự buổi nói chuyện và tŕnh diễn văn hoá, âm nhạc cổ Việt Nam của Giáo sư Trần Văn Khê, đặc biệt là các bộ môn Ḥ, Chèo, Ca Trù, Hát Ả Đào, Cải Lương. Trong lần tham dự này, tác giả đă học hỏi được nhiều điều bổ ích mà trước đó cô hăy c̣n mù mờ.

 

Ngôn Ngữ - Chuyện Đó Đây

Gồm 6 tiểu truyện xoay quanh chuyện “ngôn ngữ”. Chỉ là những chuyện nghe lầm, hiểu lầm v́ cách Việt hoá tiếng Đức, tiếng Mỹ của người Việt chúng ta, kể cả tiếng Việt được phát âm, được sử dụng từ các Vùng, Miền khác nhau trong nước cũng làm người nghe bối rối, lẫn lộn đôi khi. Cũng chỉ là những chuyện “thường ngày ở huyện” ai cũng biết... Nhưng với tài kể chuyện tưng tửng, có duyên của tác giả làm người đọc thấy được những bức tranh màu sắc sống động của từng câu chuyện rất tài t́nh.

 

Đồng Nghiệp Dị Chủng

Vẫn là giọng văn dí dỏm, duyên dáng cô kể những sinh hoạt hàng ngày trong sở làm giữa cô và bạn đồng nghiệp người Đức ngồi ở bàn trước mặt. Cô tài t́nh sử dụng ngôn ngữ trong những bài ca trữ t́nh như “Ta Yêu Em Lầm Lỡ”, “Tiếng Sông Hương”, “Kiếp Nào Có Yêu Nhau”, “Bài Không Tên Cuối Cùng”, “Tóc Mai Sợi Vắn Sợi Dài” của các nhạc sĩ tài danh như Phạm Duy, Phạm Đ́nh Chương, Vũ Thành An làm chất liệu hướng dẫn câu chuyện luân lưu nhẹ nhàng, thú vị và rất lôi cuốn.

 

Mía

Mới đọc tiêu đề người ta sẽ nghĩ nội dung cốt truyện có liên quan đến sản phẩm nổi tiếng của Quảng Ngăi. Nhưng càng đọc càng không thấy nói ǵ về Mía mà chỉ là những sinh hoạt của hăng, của nhân viên được tác giả viết ra từ đầu óc tiếu lâm của ḿnh khiến câu chuyện sống động hấp dẫn. Phải đợi đến đoạn cuối của bài chúng ta mới thấy sự ví von cổ tay của ḿnh tṛn như khúc mía bằng hai câu thơ của Bùi Giáng,

Cổ tay em tṛn như đẵn mía

Anh về thèm ngọt đến trăm năm

 

Từ Những Góc Nh́n

5 tiểu truyện là 5 cách nh́n người của những tầng lớp và hoàn cảnh xă hội khác nhau. Dù tầng lớp nào, hoàn cảnh nào tác giả cũng cho ta thấy một điều, đó là sự nhẫn nại, cam chịu, tuân phục và hết ḷng thương yêu của một người vợ đối với một người chồng cho dù người chồng có lắm khi quá đáng.

Phải là người có cái nh́n tinh tế, sâu sắc, trải nghiệm mới nói lên được những khía cạnh rất thực, rất phổ biến trong sinh hoạt vợ chồng của những gia đ́nh Á đông.

 

Bạn Ḷng Thương Mến

Kể bao nhiêu chuyện buồn vui với cô bạn thân nhất, từ thời vào Trung học Đệ Nhất Cấp ở trường Nữ Trung Học Quảng Ngăi ở đầu thập niên ’70 của thế kỷ trước cho đến bây giờ. Họ đă thất lạc nhau trong một khoảng thời gian khá dài từ khi Cộng Sản Bắc Việt cưỡng chiếm Miền Nam. Bây giờ dù mỗi người sống một phương trời nhưng họ đă t́m gặp lại nhau, đă cùng nhau chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống tha hương.

 

Có Những Ví Dụ

Chính xác có 4 Ví Dụ. Với cách hành văn hơi là lạ của tác giả. Là những ví dụ về T́nh Yêu của mọi thời đại theo đầu óc tưởng tượng phong phú, nhưng có lẽ không thiếu bóng dáng của tác giả trong những trường hợp đó.

Ví Dụ thứ nhất nói về t́nh yêu thời niên thiếu của thế kỷ trước rất nhẹ nhàng, rất rụt rè, rất lăng mạn trong theo phong cách luân lư, đạo đức cũ. Ví Dụ thứ hai là t́nh yêu trong thời đại khoa học, kỹ thuật qua email, chat... ở lứa tuổi bóng xế. Khởi đi chỉ là sự quen biết t́nh cờ trên mạng, nói chuyện qua lại với nhau một cách vô hại, để rồi “mưa lâu thấm đất”. Nhưng cũng may, thời gian và không gian đă làm chậm lại những ước mong thầm kín cùng với Ví Dụ thứ ba là những yêu chiều, những khác biệt để rồi họ nhận chân ra rằng mỗi người đă có một con đường riêng để đi, có một điểm đến khác biệt; những xôn xao của tâm hồn từ từ cũng lắng xuống nhường chỗ cho thực tế của cuộc đời. Dù vậy, đâu đó trong ngăn kư ức tâm hồn mỗi người vẫn c̣n những bâng khuâng, xao xuyến tác động những lúc rất bất ngờ như đoạn kết của Ví Dụ cuối cùng.

 

Phượng Xưa

“Những chiếc giỏ xe đựng đầy hoa phượng, em chở mùa hè của tôi đi đâu...”

Bài ca Phượng Hồng của nhạc sĩ Vũ Hoàng, phổ từ thơ của thi sĩ Đỗ Trung Quân, chẳng những làm xao động tâm tư của tác giả mà cả tôi, cả mọi người đă một thời cắp sách đến trường ở những ngày xa lắc xa lơ trong dĩ văng, ở một quê hương nghèo trong triền miên khói lửa bên kia bờ đại dương xanh biếc! Tôi cũng như tác giả... vừa đọc vừa ca theo, vừa hiển hiện trong đầu chút dư âm dĩ văng!

Tác giả đi công tác nước ngoài t́nh cờ gặp Phượng, dù chỉ là phượng tím nhưng cũng đă khơi dậy cho nàng bao nhiêu kỷ niệm tuyệt vời của thuở học tṛ. Chuyện đổi đời của chính ḿnh, của bạn bè sau ngày định mạng đau đớn của Miền Nam làm tim nàng thổn thức, bâng khuâng... 

 

Yêu Lời Mẹ Ru

Đây là truyện cuối cùng của tập truyện “Nhớ Tiếng À Ơi” của Hoàng Quân.

Một truyện kết thúc tập truyện rất hay, đầy t́nh cảm, đầy tấm ḷng Việt Nam. V́ những lời ru của Mẹ khiến cho đứa con trai duy nhất lớn lên trong môi trường xă hội của Đức mà yêu thích ngôn ngữ của Mẹ. Đứa con trai có thể nói và hiểu được tiếng Việt sâu sắc qua sự dạy dỗ của Mẹ ở nhà. Và cũng v́ những lời ru của Mẹ tác giả khiến cô yêu mến văn chương b́nh dân Việt Nam; khiến cho cô trở thành một người viết văn mẫn cảm, duyên dáng và khôi hài ngầm.

Tôi hoàn toàn chia sẻ những ư niệm nhân bản này v́ tôi cũng tin rằng tôi đă lớn lên, đi vào đời với lời ru của chính Mẹ tôi.

 

15 truyện ngắn với màu sắc, âm lượng khác nhau, dù viết như một dạng hồi kư về những ǵ xảy ra chung quanh cuộc đời ḿnh. Nhưng tác giả đă viết với một t́nh cảm trong sáng, chân thật đầy tính nhân bản. Tôi đọc xong tập truyện với nụ cười c̣n phảng phất trên môi. Xin được hân hạnh giới thiệu tập truyện “Nhớ Tiếng À Ơi  tác giả Hoàng Quân đến tất cả độc giả người Việt trong cũng như ngoài nước; tôi chắc rằng quư vị cũng sẽ như tôi, có nhiều sự đồng cảm và chia sẻ.

 

Viết ở Kingwood, TX, USA

Tháng Giêng 2017

 

Yên Sơn