THẦY THÀNH

TRONG MỘT CHUYẾN ĐI

Lương Ngc Thành

 

 

Quen rồi những chuyến đi công tác dài ngày, tôi chẳng có t́m được điều ǵ mới mẻ cho đến một hôm tôi được triệu tập đi kiểm tra chéo bệnh viện Khánh Hoà tháng 4-2004.

          Khởi hành sớm, 4 giờ, ai nấy uể oải. Tôi để ư có một người lạ mà nhiều người trong đoàn gọi là Thầy Thành. Chiều hôm sau, chúng tôi đến Nha Trang và được đón tiếp tại một khách sạn lớn cạnh băi biển. Không có tên Lương Ngọc Thành trong đ̣an công tác, cái ông thầy ấy đi ké. Có nhóm đi tắm bùn, có nhóm ở lại trong pḥng sau một chuyến đi dài, tôi nhận ra ông Thành một ḿnh bơi trong hồ như thể ông ấy độc lập với sinh hoạt của chúng tôi vậy. Mọi người lên xe để đến một nhà hàng nơi bệnh viện Khánh Hoà khoản đăi chúng tôi. Sau khi ai nấy đă an tọa, tôi nhận ra ông Thành ngồi cạnh bác sĩ Xuân với cái vẻ không hân hoan lắm.

Theo thủ tục cố hữu, bên phía chủ nhà giới thiệu trước. Từ giám đốc B.S Nguyễn Mạnh Tiến, phó giám đốc B.S Dũng và những người khác. Bên phía bệnh viện Kiên Giang, bác sĩ, tiến sĩ Phạm Văn Đỡm tự giới thiệu và lần lượt giới thiệu tên chức danh từng người một theo chiều phải sang trái. Đến lượt ông Thành, tôi nghe rất rơ:

“Đó là thầy Thành, thầy giáo Anh Văn của bệnh viện.”

Hơi bị bất ngờ, nhưng lúc ấy tôi tin vào lời của bác sĩ giám đốc của tôi. Rất nhiều người bên phía B.V Khánh Hoà đổ dồn mắt để nh́n ông thầy giáo ấy. B.S Tiến mời mọi người nhập tiệc trước khi đến phần văn nghệ giao lưu. Mọi người cụng ly, ăn uống, tṛ chuyện như trong bất cứ buổi tiệc nào khác. Sau một đỗi, B.S Dũng lên tiếng giới thiệu Phong- M.C của chương tŕnh ca nhạc, một người rất lưu loát, duyên dáng. Bên chủ, B.V Khánh Hoà hát trước và người hát đầu tiên là Thúy Hằng- giọng ca hạng nh́ của tỉnh. Cô ấy hát liền 2 bài như khoe với chúng tôi một cá biệt của phía chủ nhà. Người kế tiếp làm chúng tôi thán phục là y sĩ Hùng, giọng ca không chuyên có sức thu hút. Ai cũng bị bất ngờ khi B.S Tiến đi thẳng đến phía Hùng vừa hát xong. Trong bộ đồ đẹp rất trẻ trung, tươi cười rạng rỡ và như một ca sĩ chuyên nghiệp, B.S Tiến tự giới thiệu bài ông sắp hát. Ai nấy đều thầm phục con người tài hoa phong độ đó. Bài hát “Chị Tôi” của Trần Tiến đă được giọng bắc của B.S Tiến làm cho nó tăng thêm ư nghĩa. Không c̣n chờ được nữa, B.S Đỡm đến ngay chổ B.S Sơn- trưởng pḥng tổ chức- nói to nhỏ ǵ đó mà tôi đoán đại loại rằng:

“Chuẩn bị ai đó hát đáp lại đi chứ.” hoặc có thể là:

“Bên chủ nhà hát 4 bài rồi đó nghen.”

Khi B.S Tiến sắp kết thúc bài hát và khi mà chúng tôi chú ư xem B.S Sơn sẽ phải làm sao th́ là lúc thầy Thành tiến nhanh tới B.S Tiến, thân mật bắt tay và đón cái micro từ tay ông ấy, trong tiếng nhạc kết thúc mà không kịp để M.C Phong phản ứng ǵ cả. Ông Thành tười cười nói rất tự nhiên,

“Thưa quư vị! Tôi bắt chước bác sĩ Tiến. Tôi phải hát ngay bài hát này v́ tôi chỉ biết có một bài này mà thôi. Thưa quư vị, tôi sẽ hát tặng mọi người bài của nhạc sĩ Ngô Thuỵ Miên: “Áo lụa Hà Đông.”

Nghe đúng tên cái bài ruột, tôi bất chợt vỗ tay và mọi người trầm trồ, đồng thanh tạo ra một tràng pháo tay. Ăn mặc giản dị, áo hoa ngắn tay, quần ticket xanh hơi bạc màu, mang giày mọi cũ kĩ, dáng dấp vừa thể thao vừa văn nghệ với cái mái tóc dài hơn mọi ông thầy khác, thầy Thành hát giọng bắc khá điêu luyện. Đến khúc nhạc giữa bài, B.S Tiến bước đến bắt tay ông và một cô y sĩ theo sau trao một bó hoa cho thầy Thành. B.S Tùng, B.S Tường và B.S Xuân phía chúng tôi chụp ảnh thầy Thành. Bên phía chủ nhà, các vị làm ngành y thích nhiếp ảnh cũng bắt đầu nháy máy. Họ như thể các phóng viên săn ảnh một ngôi sao. Những ánh đèn flash, những nụ cười, nét mặt tươi tắn của mọi người làm cho không khí bỗng nóng ấm, tưng bừng hẳn lên. Nhạc công cũng đă khéo léo tăng lên một tông.

          Ngồi cạnh tôi, B.S Phiêu, D.S Ánh Nga trố mắt, chầm chầm theo dơi từng chút những diễn biến lúc ấy. Âm nhạc đúng là có thể chinh phục được ḷng người. Tôi bị cuốn vào cuộc lúc nào không hay. Ông thầy của ai đấy trong bệnh viện bỗng trở nên rất gần với tôi. Tôi đă buộc miệng hát theo rất đúng cách,

“Em chợt đến, chợt đi anh vẫn biết. Trời chợt mưa chợt nắng chẳng v́ đâu.”

Khi tiếng hát của thầy Thành vừa dứt, tiếng vỗ tay vang lên lâu dài gịn giă. Tôi tự thấy ḷng thật hả hê. Có lẽ nhiều người trong đoàn chúng tôi vừa trút đi một nỗi lo- ai là người phải hát trước? Bên phía chủ nhà cũng tỏ ra đắc ư,

“Ối chà, có cái ông thầy nào đáo để thế nhỉ.”

Tiếng của M.C Phong làm mọi người bớt ồn hơn,

“Em thật không ngờ có một ông thầy giáo Anh Văn hát một bài t́nh ca tiếng Việt ngọt ngào đến thế. Thầy Thành có thể bật mí ngay ra đây là thầy hát bài này để riêng tặng cho ai không, thưa thầy!”

Ông Thành, trông như một người Hàn Quốc ấy, cười híp mắt, trả lời ngay,

“Tôi học 3 năm tại trường Nông Lâm Súc - Bảo Lộc, nơi mà các nữ sinh mặc áo dài nâu và tóc dài thước tha tuyệt đẹp. Tôi hát bài này riêng tặng cho B.V- người hồi xưa có mái tóc dài, nhưng tóc nay đă ngắn lại.”

M.C Phong pha tṛ rất có duyên,

“Chứ không phải tặng cho một cô nào tóc ngắn trong bệnh viện Khánh Hoà này phải không thầy?”

B.S Sơn vội đến bắt tay, cụng ly với thầy Thành và buộc miệng:

“Thầy Thành ra tay thật kịp lúc. Cám ơn thầy đă giải cứu chúng tôi.”

Mọi người bật cười vui vẻ. Buổi tiệc chuyển vào một giai đoạn mới- giai đoạn thân mật, cởi mở. Mọi chuyện trở nên dễ dàng sau khi có một khởi đầu suông sẻ. Bên này hát bài này, bên kia hát một bài khác.  Cuộc kiểm tra, xếp hạng theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế vào sáng ngày mai có thể sẽ diễn ra êm ả hơn.

          Tôi ngồi chung xe với thầy Thành để trở về khách sạn. Tiễn chúng tôi có B.S Chiến, giám đốc Sở y tế Khánh Ḥa người thân thiện bắt tay chào chúng tôi. Đến lượt B.S Đỡm, B.S Chiến siết chặt tay và tuyên bố một cách chân t́nh,

“Hôm nay chúng tôi học được từ B.V Kiên Giang một điều: ‘Một bệnh viện phải có một ông thầy giáo dạy tiếng Anh.”

Tôi tự hỏi,

“Có phải v́ lẽ đó mà nhiều người kể cả B.S giám đốc mến quư thầy Thành người dạy Anh Văn, nhưng nghe nói đă theo học ban Thủy Lâm trường  Nông Lâm Súc tận trên Bảo Lộc- Đà Lạt ǵ đó?”

                                                                   

Thành X́  (theo lời kể của một học tṛ)