ALASKA

Song Thao

 

 

                       

Răng và mắt thay phiên nhau làm khó, níu chân cẳng tôi gần một năm trời. Fix xong hai chàng có cái tên văn vẻ nhăn nha, chân tôi tớn lên. Đi! Đi cho ra đi. Dân xứ tuyết nhất định đi tới quê hương của tuyết coi cái ổ của nàng tiên trắng nó ra sao. Cái chân hay đi nhất định leo lên tới đỉnh địa cầu coi có chóng mặt không. Vậy là Alaska thẳng tiến.

Nói cho oai vậy thôi chứ chân cẳng đâu mà leo chót vót. Phải nhờ tới con tàu đại dương. Ban ngày mênh mông nước, ban đêm tràn lan đe dọa. Tôi không vượt biển nhưng nh́n ra biển cả trong đêm tối, nghĩ tới những đồng bào liều ḿnh trên những chiếc ghe nhỏ đi t́m tự do, tôi bỗng rùng ḿnh. Thân phận bèo bọt giữa sóng cả sao mà mong manh. Mấy ông bà bạn từng nhắm mắt lao ḿnh ra biển cả trong cuộc hải hành hăi hùng lắc đầu lia lịa khi được rủ đi cruise. Biển cả vẫn là nỗi ám ảnh không dễ buông ra được.

Đi biển ngày nay chẳng mồ côi một ḿnh mà đông tới mấy ngàn người. Cứ như đang ở một thành phố trên đất liền. Dân ta hầu như đều đă đi biển kiểu an toàn như vậy. Người thích, người không thích. Không thích v́ ăn đồ tây suốt tuần ngán đến cổ. Có những bạn bè của tôi đă mang ḿ gói theo để ăn mặc dù ăn trên tàu chẳng tốn một cắc. Tôi được cái dễ nuôi nên chẳng cần cụ bị ḿ gói. Ăn nhà hàng hay ăn buffet trên tàu tôi đều khoái. Bởi v́ tính ưa phiêu lưu, thích của lạ. Thực phẩm trên tàu có rất nhiều thứ lạ mà chúng ta không có dịp nếm qua trong cuộc sống thường nhật. Nhất là kỳ này đi tàu của Âu Châu nên buffet cũng khác các chuyến đi cruise trước. Buffet thay đổi hàng ngày, mỗi ngày có một…chủ đề. Ngày nhấn mạnh vào thức ăn Á Châu, ngày Mễ, ngày Bắc Mỹ. Lại có ngày dọn thức ăn Bắc Âu có nhiều món lạ hoắc mà cái lưỡi của tôi chưa bao giờ biết tới mùi vị. Có thứ ăn thấy ngon, có thứ không thấy ngon, nhưng đằng nào cũng là một khám phá lạ. Của lạ thường hấp dẫn. Ăn tại các nhà hàng chuyên biệt thực phẩm của từng nước c̣n lạ ác. Nhà hàng Ba Tây có những nhân viên vác từng xâu thịt đi mời từng bàn. Đủ thứ thịt: ḅ, gà, bê, cá, tôm, mực. Thứ nào cũng được nướng trên than thơm phức. Nhưng thịt nào cũng chẳng bằng thơm để nguyên trái nướng vàng óng ăn vào chua chua ngọt ngọt đă cái họng. Nhà hàng Nhật Bản xếp thực khách tám người ngồi thành ṿng h́nh bán nguyệt, được một anh đầu bếp phục vụ hết sức ồn ào. Trong bộ đồ Nhật, anh múa dao, tung  lên như làm xiếc, gơ ầm ỹ xuống vuông bếp kim loại, miệng nói lia chia trong khi nấu.

Ăn đă vậy, chơi cũng đă. Muốn sát phạt có ṣng bài, muốn rửa mắt có các show tŕnh diễn mỗi tối trong rạp hát chứa cả ngàn người. Tiếng nhạc vang lên trong các bar và nhà hàng. Mỗi nơi một loại nhạc. Loại nào cũng có khách ngồi thương thức. Tôi chỉ khoái loại nhạc thời các thập niên 60 và 70 mà các khách trẻ chê là nhạc…già. Nhưng nghe lại âm điệu của những ban The Platters, The Carpenters hoặc Abba chẳng khoái sao? H́nh như phần lớn du khách thích loại nhạc này. Một anh bạn giải thích: “Dân đi cruise vào thời điểm chưa tới hè này đa số là các ông bà già nên loại nhạc…già này đông khách là đúng chỉ số!”. Có lẽ ông bạn tôi phán đúng v́ ba anh Phi Luật Tân hát loại nhạc này được xếp cho hát mỗi tối tại đại sảnh. Người nghe đứng ngồi chật cứng. Một buổi tối, một ông da trắng lớn tuổi vác ly rượu qua hỏi ngồi chung với bàn chúng tôi. Chúng tôi gồm hai cặp: vợ chồng tôi và vợ chồng chú em tôi ở Houston, người chăm sóc phần kỹ thuật cho những cuốn sách của tôi, tất cả đă hưu hiếc từ lâu. Ông hỏi chúng tôi có phải là người Việt Nam không. Tôi hỏi lại: “Sao ông biết?”. Ông cười: : “Biết chứ, tôi đă phục vụ hai lần tại Việt Nam trong thời chiến. Nh́n người Việt Nam là biết liền!”. Ông vỗ đầu rồi bật ra cái tên: “Bin Hoa!”. Phát âm lơ lớ của ông làm tôi phải ngẩn người ra một lúc mới…dịch ra được địa danh Biên Ḥa! Chúng tôi nâng ly chúc mừng nhau, cứ như tha hương ngộ cố tri. Ông nói về Sài G̣n những ngày chinh chiến. Tôi hỏi ông: “Ông đă tốn bao nhiêu tiền cho Saigon Tea?”. Ông phá ra cười: “Nhiều lắm!”. Chuyện một hồi, ông trở về bàn, nói chi với bà vợ. Bà ngoắc tay chào chúng tôi. Cả tiếng đồng hồ sau, ông lại lom khom qua bàn chúng tôi. Chỉ để nói tới một địa danh mà có lẽ ông vận dụng hết đầu óc mới bật ra được: “Di An”. Dĩ nhiên tôi cũng phải vận dụng đầu óc để cố dịch ra địa danh: Dĩ An! Từ đó chúng tôi là…đồng hương, gặp nhau  đâu cũng tay bắt mặt mừng.

Ông cựu lính Mỹ GI tên Tom này là một bợm nhậu. Trên tàu cái chi cũng free ngoại trừ chất cồn. Thiệt oái oăm! Ngồi nghe nhạc mà không có tí cay mất thú. Tuy không được coi là một thứ bợm như ông bạn vui tính Tom, tôi cũng thường “lỳ một lam” mỗi tối khi nghe những bản nhạc gợi nhớ cả một dĩ văng chưa muốn quên. Nỗi nhớ thật nhức nhối v́ giá chất cồn trên tàu đắng ngắt. Rượu đă mắc lại thêm tiền tip tính thẳng băng trong bill 18%. Chưa hết khổ. Phía dưới lại c̣n hàng chữ ác ôn để cho tửu khách điền vào: additional tip. Tip thêm! Cô hầu rượu có kèm cây viết vào hóa đơn. Chẳng lẽ làm lơ? Cũng phải điền vào cho phải phép. Tay làm sao nỡ vẽ con số không tṛn vành vạnh. Mất mặt bầu cua chết! Đành phải ghi vào một con số. Vậy là tip chồng trên tip. Mấy cô cậu bán rượu lảo rảo ṿng quanh mời mọc hoài. Người mời chúng tôi uống rượu mỗi tối là một cô bé Á châu tươi tắn dễ gây cảm t́nh. Cô tên Huiling. Người Hoa. Biết như vậy v́ trên bảng tên có ghi quốc tịch và h́nh quốc kỳ của nước đó. Tất cả có 67 quốc tịch phục vụ trên tàu. Phần lớn là người Á châu, một phần nhỏ là dân Đông Âu. Dân Phi Luật Tân chiếm đa số. Nói chuyện tầm phào, Huiling cho biết cô mới từ Thượng Hải qua làm việc được hai tháng. Mẹ cô vẫn c̣n ở Thượng Hải. “Có nhớ nhà không?”. Tưởng câu hỏi làm xót xa cô nhỏ mới xa xứ, ai ngờ cô bé cười toe trả lời: “Không, không nhớ chút nào cả. Nơi nào có thực phẩm đầy đủ là…nhà!”. Kể ra cuộc sống trên tàu của cô quá đầy đủ. Ăn ở không tốn một cắc, lương tháng hai ngàn đô gửi thẳng về cho mẹ. Bộ không tiêu pha ǵ mỗi khi được xuống bến sao? Th́ tiêu bằng tiền tip cũng thừa mứa. Máu nhà báo làm tôi muốn đi sâu vào cuộc sống của những…tù nhân trên tàu. Họ làm việc 8 tháng liên tục rồi nghỉ hai tháng về chơi với gia đ́nh. Một anh người Phi có vợ, hai con, nói với tôi: “Vậy là đủ rồi!”. Anh công nhận là đi làm kiếm tiền vui hơn. Hỏi một anh người Indonesia trẻ tuổi: “Yêu đương ra sao?”. Anh cười cười không nói. Trên tàu có trai có gái, chắc cũng có những mối t́nh nở vội. Lại chai mặt hỏi tiếp một anh tre trẻ khác người Thái Lan: “Lỡ hai người yêu nhau muốn cưới nhau cho ấm áp th́ sao?”. Anh nói ngay: “Cưới được chứ!”. Cưới xong có được một pḥng riêng không? Anh lắc đầu: “Không. Vẫn ai ngủ khu đó. Nam với nam, nữ với nữ!” Ṭ ṃ tra hỏi tiếp: “Vậy th́ đâu có ra vợ chồng?”. Anh phá ra cười lớn: “Quy định là như vậy nhưng vẫn có cách chứ!”. Chẳng lẽ hỏi tới nữa, tôi đành hiểu ngầm. Dzậy đó!

Lắc con tàu đi! Câu hát của một bài hát mà tôi quên tên không đúng với con tàu chúng tôi đi. Tàu êm rơ. Nếu không nh́n ra biển chắc tưởng ḿnh đang ở trong một khách sạn nào đó trên đất liền. Chỉ thấy ḿnh đang ở trên tàu khi thỉnh thoảng từ loa phóng thanh báo có cá voi để du khách giương máy h́nh bấm lia lịa. Nghe tưởng thấy cá voi nguyên con chơi đùa trên biển nhưng thực ra chỉ thấy tăm của cá voi. Có khi thấy một ṿi nước phun lên, có khi thấy cái đuôi đen x́ quẫy một cái rồi mất tăm mất tích. Chú cá được chờ đón chiêm ngưỡng y như một thiếu nữ e lệ trốn tránh cặp mắt của tha nhân. So sánh như vậy e khập khiễng. Làm chi có thiếu nữ e lệ mang thân h́nh cá voi!

Càng tới gần đỉnh địa cầu, tiếng báo có băng hà trên biển làm mọi người hồi hộp. Tôi cũng mở máy h́nh sửa soạn chộp được những bức ảnh hiếm quư. Trong đầu tôi nghĩ là tảng băng hà to như những ṭa nhà cao tầng lừng lững trôi trên biển nhưng khi thấy mọi người xôn xao chỉ chỏ, mắt tôi chỉ thấy vài tảng băng to bằng chiếc bàn lẹt đẹt trôi. Thất vọng năo nề. Cái thứ băng hà bằng cái lỗ mũi này thua xa những đám tuyết tại Montreal. Đi Alaska vào cuối tháng 5, tháng giá cruise mắc nhất, cốt là để coi băng hà khổng lồ khi chưa bị mặt trời thiêu chảy. Vậy mà băng hà như một đứa trẻ c̣i cọt. Cũng chả trách được băng hà. Hiệu ứng nhà kính do con người tạo ra làm trái đất nóng hơn đă thay đổi thiên nhiên. Bắc cực đang được…giải phóng khỏi băng tuyết đọng lại từ bao nhiêu thiên niên kỷ. Tôi tưởng tới kịp để coi được băng giá Bắc cực, ai dè ḿnh cũng chậm chân. Con người trên mặt đất cũng đang chậm chân. Rồi đây khi băng tan, mực nước biển dâng lên, nhiều phần đất sẽ ch́m dưới mặt nước, thời tiết sẽ thay đổi, con người h́nh như chưa sẵn sàng thích ứng với đổi thay của đất trời.

Tàu đi th́ phải tới. Chuyến tàu này sẽ đưa du khách tới ba địa điểm: Ketchikan, Juneau và Skagway. Bước dừng đầu tiên Ketchikan chỉ là nơi để du khách mua những sản phẩm đặc biệt của Alaska. Cá hồi xông khói là thứ du khách ưa chuộng nhất. Ai cũng thủ vài hộp về làm quà. Thành phố toàn là những cửa tiệm bán cho du khách. Dân số tám ngàn người nơi đây sống nhờ du khách. Chạy từ cửa tiệm này qua cửa tiệm khác đụng đầu toàn du khách. Ba con tàu tới một lượt đổ xuống trên mười ngàn du khách, áp đảo con số cư dân của thành phố. Vậy th́ cư dân núp ở đâu? Họ đang bận thu tiền tại các cửa tiệm! Du khách tạm thời làm chủ thành phố với từng đoàn người   lượt đi lên đi xuống. Tay người nào cũng khệ nệ những giỏ đồ chứa những chiến lợi phẩm vừa thu nhặt được sau khi đă hào phóng rút ví tiền ra lia lịa.

Bước dừng…tàu thứ hai là Juneau. Cái tên nghe lạ hoắc. Vậy mà đây lại là thủ đô của Alaska! Trong trí tôi vẫn đinh ninh thủ đô của Alaska là Anchorage. Juneau có diện tích tới gần tám ngàn rưởi cây số vuông. Lớn xác nhưng dân chẳng có bao nhiêu. Theo thống kê vào năm 2010 th́ dân số Juneau, kể cả vùng ngoại ô, là 31.276 người. Tha hồ duỗi chân duỗi cẳng! Dân số này được gia tăng khoảng sáu ngàn người mỗi ngày nhờ đoàn du khách từ trên các chuyến cruise đổ xuống từ tháng năm tới tháng chín mỗi năm.

Cái tên Juneau tưởng là lạ hoắc nhưng lại có gốc rễ từ xứ Quebec chúng tôi. Đó là tên của ông Joe Juneau, một dân đi t́m vàng tại Alaska. Trước đó nơi này có tên là Rockwell, rồi đổi thành Harrisburg. Cái tên Harrisburg cũng là đặt theo tên của một…đồng chí t́m vàng của ông Juneau là ông Richard Harris. Ông này có phải cũng là dân Quebec không th́ tôi không rơ nên không dám nhận .

Xuống bến Juneau có không biết cơ man nào là tua du lịch. Dân làm ăn mang xe và cả trực thăng ra giăng đầy bến xuống tàu để câu du khách. Tùy theo sở thích, du khách có thể mua tua đi coi cá voi, đi câu cá hồi, coi xưởng chế biến cá hồi, đi xe do chó kéo hoặc đi coi băng hà. Thấy cả chục chiếc trực thăng chờ đón để chở du khách đi coi băng hà, tôi tưởng tua cưỡi trực thăng là đắt nhất. Nhưng tôi bé cái lầm. Tua trực thăng chỉ có 355 đô. Tua mắc nhất là tua đi xe do chó kéo, giá tới 955 đô lận! Chó có giá hơn trực thăng, kể cũng ngược đời. Tôi không thích trực thăng, cũng chẳng thích chó, nên bắt cái tua đi coi vườn hoa và băng hà, giá chỉ một trăm đô. Vườn hoa có chi mà coi, hoa nào chẳng giống nhau. Nói vậy là biết một mà chưa biết hai. Vườn hoa này độc đáo ở chỗ trồng ngược. Hoa trồng ngược làm sao ngóc đầu lên được, ai cũng nghĩ vậy. Họa có điên mới làm chuyện ngược đời như vậy. Nếu không điên th́ cũng phải là dân tu hành! Chuyện này do chú em họ tôi đi tu ḍng Lasan ở Sài G̣n ngày xưa kể lại. Ngày vào nhà tập, các frère dẫn mấy anh lính mới ra làm vườn. Chú em tôi trồng hoa. Đào lỗ xong, chú đặt rễ cây hoa xuống, một frère ra mắng: “Ai bảo trồng vậy? Trồng đầu có hoa xuống đất, rễ lên trời!”. Chú em tôi ngạc nhiên nhưng, sau một vài giây đắn đo, đă làm theo ư bề trên. Một anh khác căi lại khi được lệnh trồng ngược ngạo như vậy. Kết quả chú em tôi được ở lại tu, anh kia bị cho về nhà trồng hoa theo kiểu…cổ điển. Đó là bài học thử đức tính vâng lời của một tu sĩ!

Vườn hoa ở Juneau không tu tiếc chi nên hoa được trồng đúng theo kiểu cổ điển nhưng khác là hoa được trồng trên rễ cây cổ thụ. Cứ ấm a ấm ớ nói như vậy, ai hiểu nổi. Nói có đầu có đuôi đàng hoàng th́ như thế này. Vườn hoa tọa lạc trong một vùng vốn ngập nước khi xưa. Có nhiều cây cổ thụ bị ngả nghiêng chổng rễ lên trời, hoa mọc bám theo những rễ cây này. Các nhà thiết kế thấy ngộ nghĩnh nên đă tạo nên một vườn hoa theo kiểu chổng rễ lên trời. Họ lấy các cây cổ thụ bị ngă, cưa gốc cây dài khoảng vài thước, để nguyên rễ cây rồi trồng ngược lại. Rễ cây nằm phía trên. Họ trồng hoa trên đám rễ này. Cả một vườn hoa như vậy khiến khung cảnh rất lạ mắt làm du khách ào ạt tới chiêm ngưỡng. Vườn hoa độc đáo này đă chiếm được nhiều giải thưởng.

Vùng băng hà Mendenhall Glacier là nơi chúng tôi tới sau vườn hoa trong Tongass National Forest. Đây là nơi ngắm băng hà nổi tiếng nhất của Alaska. Những ngọn núi san sát nhau đội khăn tuyết trắng trên đầu là một khung cảnh hùng . Nhưng cái mà tôi t́m kiếm là những tảng băng hà trôi trên nước th́ vẫn chán phèo. Cũng chỉ có những tảng băng lớn chỉ bằng cái bàn trôi nổi trên nước biển! Người ta cho biết là vùng băng tuyết này đang hẹp dần cả chiều ngang lẫn chiều cao.

Chặng dừng…tàu cuối cùng khiến mọi người hồi hộp. Skagway! Đây là một điểm đổ bộ nhỏ xíu nhưng tại sao hành khách hồi hộp, chuyện đó nói sau. Chừ nói chuyện thành phố mini này trước. Mini về diện tích, chỉ có 1200 cây số vuông trong đó 1170 cây số vuông là đất liền, c̣n 31 cây số vuông là nước. Mini về dân số: theo thống kê chính thức vào năm 2010, dân số là 920 người! Dân số này được tăng gấp ba bốn lần khi có tàu đổ du khách xuống. Ông tài xế xe chúng tôi đi cho biết thêm một vài chi tiết. Mới tuần trước khi chúng tôi tới, có 11 học sinh tốt nghiệp trung học. Chưa tới ngàn cư dân nên thành phố không có bệnh viện, chỉ có một bệnh xá nhỏ do y tá coi. Cả thành phố không có bác sĩ. Nếu bị bệnh ngoài tầm tay y tá, bệnh nhân được chuyển qua thủ đô Juneau. Bệnh nặng hơn phải chuyển tới Seattle. Thực phẩm và đồ gia dụng được chuyển từ Seatlle tới hai ngày một lần.

Tí hon như vậy nhưng xe cộ chở du khách dập d́u mỗi ngày trong mùa du lịch từ tháng 5 tới tháng 9 mỗi năm. Các tài xế xe thường có nhà ở các thành phố lớn trên đất Mỹ. Họ chỉ tới Skagway trong mùa làm ăn. Xe chở chúng tôi bữa đó gồm tới 20 trự Việt Nam, chỉ có hai trự da trắng. Khi bốn người chúng tôi bước lên xe th́ xe đă gần đầy, toàn đầu đen. Nh́n nhau một lúc, ̣ e một hai câu mới biết toàn con rồng cháu tiên trên xe. Nhóm 16 người kia là dân Cali đi chơi theo đoàn. Hai trự da trắng được đón sau cùng lên xe trong sự ngỡ ngàng của cả hai phía. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính trên xe. Xe chở chúng tôi đi dọc theo xa lộ lên tới biên giới Mỹ-Canada. Lượt về sẽ cưỡi xe lửa mang tên White Pass&Yukon Road len theo núi về lại Skagway. Đi xe lửa cổ lỗ sĩ với đường rầy hẹp là thứ kéo du khách tới Skagway. Có nhiều hăng du lịch khai thác con đường xe lửa này. Nếu lười biếng, khách có thể mua vé trên tàu với giá gấp đôi giá mua trước trên internet. Chúng tôi dĩ nhiên chẳng thừa tiền nuôi chủ tàu nên đă mua vé trước với giá chỉ 135 đô Mỹ. Vé giá nào cũng đi chung một chuyến tàu. Đoàn tàu này vốn là đoàn tầu chuyển quặng vàng khai thác được nên có từ năm 1898, thời dân chúng đổ xô đi đào vàng. Sau một thời gian nằm ụ khi chuyện đào vàng chấm dứt, tàu được chuyển qua chở khách du lịch vào năm 1981. Nhưng hồi đó du khách ít nên nhà khai thác lỗ vốn phải đóng cửa vào năm 1982. Măi tới năm 1988 mới hoạt động lại cho tới ngày nay. Đoàn tàu vẫn dùng các toa xe cổ từ khi thành lập. Năm 2007 có đóng thêm bốn toa mới. Mới nhưng vẫn theo kiểu cổ ngày xưa. Xe hơi chở chúng tôi vượt biên giới qua Yukon của Canada. Chẳng anh lính biên cương nào hỏi giấy tờ chi cả. Anh lính bữa chúng tôi tới c̣n trẻ, rất đẹp trai, chẳng hiểu sao lại bị đầy lên miền heo hút này, nhưng rất vui vẻ, tươi cười chào hỏi du khách bằng câu: “Welcome to Canada!”. Tới lượt tôi, tôi xưng là dân Canada, khỏi chào đón. Anh lính bắt tay tôi, cười x̣a: “Welcome Home!”. Tôi giễu ngay: “Tôi trở về nhưng về lộn chỗ!”. Anh lính trẻ giễu theo: “Vậy ông quay lại Mỹ và nhớ về cho đúng chỗ nhé!”.

Đường quay về Mỹ, tôi ngự trên chiếc xe lửa cổ lỗ sĩ nhưng sơn phết hai màu xanh lá cây và vàng như mới. Xe len lỏi theo triền núi, có lúc vượt qua những chiếc cầu gỗ cheo leo mà hành khách không dám nh́n xuống vực sâu phía dưới, có lúc chui vào những đường hầm trong núi tối om, lại có lúc len lỏi giữa một bên núi cao, một bên vực sâu. Đẹp th́ quá đẹp nhưng teo th́ quả có teo. Lỡ xe chơi tṛ trật đường rầy th́ bỏ mẹ! Có khi nào xe trật đường rầy không? Nhắm mắt cầu mong là không nhưng sử sách c̣n đó. Đă có bốn tai nạn xảy ra vào các năm 1951, 1994, 2006 và 2007 nhưng toàn là các vụ xe lửa đụng với các phương tiện khai thác đá và sửa chữa đường. Vụ mới nhất xảy ra vào ngày 23 tháng 7 năm 2014 có liên quan tới đoàn tàu chở du khách. Hai đầu máy và bốn toa xe chở du khách bị trật đường rầy khiến bốn nhân viên và 19 du khách bị thương. May là chỉ bị nhẹ nên được chữa chạy ngay tại Skagway.

Cả chuyến du ngoạn Alaska chỉ có chuyến xe lửa cổ xưa đi len theo núi là đáng đồng tiền bát gạo nhất. Nếu hỏi có đi lại nữa không, tôi sẽ lắc đầu ngay. Có lên gân tới đâu th́ cũng phải có lúc teo. Vả lại, tôi chỉ muốn tận mắt chứng kiến những tảng băng hà nguy nga trôi trên biển nên mới lặn lội leo lên tuốt đỉnh địa cầu, nhưng băng hà nay đâu c̣n trụ lại để hội ngộ với tôi.

Đáng lẽ tôi đă hội ngộ với băng hà từ nửa thế kỷ trước. Ngày đó, tháng chạp năm 1967, trên chuyến bay từ Mỹ về Việt Nam, máy bay có ghé phi trường Anchorage để đổ xăng. Vài tiếng đồng hồ trên đất Alaska vừa đủ cho tôi lang thang trong phi trường và chụp h́nh với chú gấu khổng lồ chỉ có bộ da là thật. Ngày đó nếu máu phiêu lưu của tôi đậm đặc hơn, chắc tôi sẽ ở lại ít ngày để chạm mặt băng hà. Giờ th́ quá muộn. Thế giới quả đă thay đổi!

Song Thao

06/2017                                                  

Website: www.songthao.com

 

 

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/3/3c/Skagway-Hoonah-Angoon_Census_Area%2C_In_to_the_Tunnel.jpg/220px-Skagway-Hoonah-Angoon_Census_Area%2C_In_to_the_Tunnel.jpg

Xe lửa tại Skagway sắp chui vào đường hầm trong núi.

 

 

 Photo

Xe lửa men theo triền núi

 

K:\Documents\My Pictures\2017-Alaska-Vancouver-Son\IMG_1896.JPG

Biên giới Canada ở Yukon.

 

K:\Documents\My Pictures\2017-Alaska-Vancouver-Son\IMG_1890.JPG

Biên giới phía Mỹ.

 

K:\Documents\My Pictures\2017-Alaska-Vancouver-Son\IMG_1906.JPG

Bắc cực!

 

K:\Documents\My Pictures\2017-Alaska-Quang\drive-download-20170621T154821Z-001\IMG_2302.JPG

Hoa trồng trên cây lộn ngược.

 

K:\Documents\My Pictures\2017-Alaska-Quang\drive-download-20170621T154821Z-001\IMG_2339.JPG

Núi đội tuyết trắng.