Đọc  NHỚ TIẾNG À ƠI

của Hoàng Quân

Trn Tho

 

C:\Users\Thuy Hoang\Documents\HP\TruyenHQ\HQ2NhoTiengAOi\NTAO2.JPG

 

Giáng Sinh năm 2016 tôi nhận được món quà rất dễ thương. Món quà đến từ cô em gái nhà văn hiện đang sống ở miền Tây Đức xa xôi, một cuốn sách mới ra lò còn thơm mùi giấy. Cuốn NHỚ TIẾNG À ƠI của Hoàng Quân.

Cầm cuốn sách nho nhỏ với hình thức trang nhã, tôi chưa đọc trang nào nhưng trong lòng mơ hồ có một ước mơ. Tôi ước mơ, trong cuốn sách thứ hai của tác giả Hoàng Quân sẽ có những sáng tạo, rất mới, để lôi cuốn người đọc. Tôi nói như thế cũng có lý do.

Trong cuốn BÔNG HOA TRÊN PHÍM , tôi muốn dùng một câu thơ của nữ sĩ Ngân Giang, sửa chữ NGHÌN thành chữ NGÀY ,"Nghe sóng ngày xưa vỗ bến lòng", để cảm nhận được nỗi lòng của tác giả Hoàng Quân khi cô dàn trải tâm tư của mình khi viết về những kỷ niệm một đời. Với văn phong trong sáng, đặc biệt là cách dùng chữ dí dỏm, có duyên, HQ đã dẫn dắt người đọc đi đến những tầng thú vị khác nhau. Theo tôi, BHTP là một tác phẩm đầu tay rất thành công của HQ.

Nhưng, cái gì cũng vậy, dù là vật chất hay tinh thần, cái MỚI luôn là điều cần thiết để lôi cuốn người thưởng ngoạn. Trong nền văn học của chế độ cộng sản Việt Nam, những tác giả viết theo cây gậy chỉ huy của đảng. Dĩ nhiên những sản phẩm của họ toàn là cúc vạn thọ, có được phép in ra cũng chỉ làm tốn giấy mực vô ích. Độc giả không muốn bỏ tiền ra rước những cuốn sách mà nội dung của chúng toàn là tung hô những đường lối, những nghị quyết của đảng. Thế nhưng những nhà văn của nền văn học tự do, được tùy ý viết theo đề tài, cảm hứng mà mình thích, cũng phải để tâm tìm tòi, sáng tạo, tránh đi vào những sáo mòn nếu không muốn độc giả ngủ vùi trên trang sách của mình.

Tôi đã đọc NHỚ TIẾNG À ƠI của Hoàng Quân trong nỗi chờ đợi như thế. Và tôi đã hoàn toàn cảm thấy vui, khi đọc đến trang cuối của cuốn sách. Hoàng Quân trong NTAƠ, vẫn với văn phong dí dỏm, duyên dáng đó, nhưng đã khác rất nhiều, so với BHTP. Nếu nội dung tổng thể của BHTP cho bạn hình ảnh trẻ trung của một cô gái vừa bước xuống cuộc đời. Ánh mắt của cô gái ấy, dù đã trải qua vị đắng của sóng đời trôi giạt, vẫn sáng long lanh niềm tin vào cuộc sống trước mắt. Trong NTAƠ, ánh mắt cô gái đó vẫn sáng đấy thôi. Nhưng độc giả cảm thấy như trong đó hiện lên những dấu hỏi (?) về cuộc đời.

Trong truyện Hiện Tượng Màn Bạc, HQ viết về một hiện tượng khá phổ biến trong cộng đồng Việt ở hải ngoại: Hoàn cảnh sống ở hải ngoại đã khiến cho con người Việt Nam quá quen thuộc với chuyện vợ chồng bỏ nhau. Khá lâu không thấy hai "anh chị" đi với nhau, cũng đủ để người ta kết luận tỉnh bơ là "chắc chúng đường ai nấy đi rồi."

Với truyện Quẻ Bói Đầu Năm, tôi thật sự thú vị khi nghe bà mẹ chồng của nhân vật nữ tên Ngọc thốt lên: "Đàn bà mà học cho lắm, thì đối xử tệ với chồng chớ hay ho gì ..." Đây là vấn đề tâm lý hay xảy ra cho những gia đì̀nh mà bà mẹ chồng thuộc thế hệ cũ, cứ lo sợ con dâu mà học nhiều sẽ lấn lướt con trai của mình.

Tôi đặc biệt cảm động khi đọc truyện ngắn được chọn làm chủ đề của cuốn sách. Truyện Nhớ Tiếng À Ơi cho người đọc cảm giác nhân vật Thi, hay là tác giả hư cấu chính mình, dù là sống nơi xứ người, hàng ngày dùng những ngôn ngữ khác với ngôn ngữ gốc của mình để giao tiếp, nhưng trong sâu thẳm của Thi, tiếng Việt vẫn đem lại cho cô sự thân gần, ấm áp. Giữa những người ngoại quốc, trong một chuyến công tác, Thi đã thực sự vui mừng khi được người giới thiệu với Pierre, một người mà qua lời giới thiệu cô đã nghĩ là một đồng hương. Thi đã hụt hẫng biết bao khi biết rằng Pierre, người có vóc dáng đồng hương, nhưng lại chả biết nói một chữ tiếng Việt. Hãy nghe Thi bày tỏ: "Tôi muốn được trầm trồ trong tiếng Việt thân thương của mình. Bỗng dưng tôi thèm nói, thèm nghe tiếng Việt kinh khủng." Trong English, hình như có một câu: “You will not understand my situation until you put your feet into my shoes.” Tôi nghĩ điều này thật chính xác. Năm 1993, tôi có dịp qua London để làm việc. Nơi làm việc, có người Việt làm chung rất vui. Nhưng khi ̀ lại chung ̉ làm sắp xếp cho tôi trú, tôi lạc vào một cộng đồng nhiều sắc dân, mà chỉ duy nhất có tôi là Việt Nam. Ban đầu tôi cũng ráng giao tiếp với họ cho vui bằng Anh ngữ. Sau đó, tôi chán quá, chỉ khi nào bất đắc dĩ tôi mới nói chuyện. Tâm trạng của tôi nào có khác gì với nhân vật Thi, thèm được tán dóc với người đồng hương, đến nỗi khi gặp anh chàng Jacques, biết được vài chữ tiếng Việt đặc trưng như chữ ƠI mà Thi cũng thấy phấn chấn, có cảm tình. Kết thúc của truyện là câu Thi nói với con trai: "Mấy hôm nay mẹ nhớ tiếngơi, nhớ quá trời." Thật là cảm động.

Riêng truyện ngắn Đồng Nghiệp Dị Chủng, tôi nhớ, trước khi cuốn NTAƠ ra đời, tôi đã được đọc rồi. Nhưng bây giờ đọc lại (lần thứ mấy nhỉ?) tôi vẫn ́ thấy vui và nghĩ rằng, chắc tác giả khi viết truyện này ắt hẳn vừa viết, vừa cười. Mời bạn đọc một câu ngộ nghĩnh nhé: "Ừ, hồi giờ tụi tui thích ăn đồ biển lắm, mà không có tiền mua. Cho nên tui sắm con cá ̃. Mỗi bữa dọn lên bàn, ngày nào cũng có cảm tưởng thưởng thức hải vị. Bây giờ lên lương, ăn món sang hơn, ăn tôm ̃ đó." Chuyện nhà nghèo ăn cá ̃ thì hầu như người Việt nào cũng biết. Nhưng biến chiêu ̀ ăn cá ̃, giờ được tăng lương, ăn món sang hơn là tôm ̃, thì quả tác giả Hoàng Quân có đầu óc khôi hài thú vị.

Với "chuyện" Bạn Ḷng Thương Mến, quả tình tôi không nén được nụ cười. Lý do là những gì Hoàng Quân ̉ lại, hình như có cá nhân tôi xuất hiện trong đó, dù rằng cái tên cúng cơm và mặt mũi của tôi chả thấy đâu cả! Tôi xuất hiện trong câu văn:
"Tiệm cà phê Uyên là nơi gặp ̃ gần phân nửa nam sinh Trần Quốc Tuấn". Tôi phải cảm ơn thằng bạn ngày xưa, cù rủ tôi đi cà phê Uyên một lần duy nhất. Nếu không, làm gì tôi có hội vào "văn học ̉" với tập truyện Nhớ TiếngƠi của HQ? Tôi thấy vui vui trong lòng, nhớ lại khoảng thời gian các ̃ sinh Nữ Trung Học chuyển ̀ học chung với nam sinh Trần Quốc Tuấn. Và tôi có câu trả lời cho câu hỏi mà tôi từng thắc mắc ̀ "Con Thúy". Nhưng rồi quên béng đi theo giòng thời gian. Vào thuở ấy, thỉnh thoảng gặp em gái, gương mặt thanh thoát đó, có nét tươi vui, ưa "quậy" mới phải. Nhưng thay vào đó là ánh mắt chỉ sáng lên một chút, rồi rơi vào khoảng trầm lắng. Bây giờ HQ nhắc lại chuyện đời, tôi mới hiểu tâm ̣ em gái ngày đó. Thực ra tâm ̣ của HQ chỉ quá nhạy cảm thôi. Chứ cuộc đổi đời thê thảm đó có chừa ai đâu. Ngoại trừ những kẻ mang ̀ đỏ nịnh ̣ chủ mới và những nhân thân cách mạng, tất cả đều xính vính khi mọi thứ ̣ do đều bị bó chặt.

Tôi không ̉ hết những truyện của Hoàng Quân trong tập Nhớ TiếngƠi, với những thú vị của nó. Hãy để chính bạn ̣ tìm hiểu nhé. Trong cái nhìn của tôi, Nhớ TiếngƠi là một bước tiến khá dài của Hoàng Quân trong cách nhìn cuộc sống. Trong văn phong, dẫu vẫn giữ nguyên nét duyên dáng dí dỏm của "người nước Huế". Nhưng đã biểu hiện những trưởng thành cần thiết cho một ̣ nghiệp cầm bút. Chúc mừng Hoàng Quân. Chúc mừng
Con Thúy.

TRẦN THẢO

01.2017