V Quê Ăn Tết

Nguyn Quư Đi

 

 

 

Munich từ đầu năm dương lịch tuyết đă rơi nhiều ngập cả lối đi, nhiệt độ ban đêm xuống -20 độ C, các hồ nước đóng băng. Trước 2 tuần đến Tết Việt Nam, tôi chặt vài cành đào ở góc vườn và loại hoa vàng giống như hoa mai ( hoa Forsythia fruit/ Liên kiều) có 4 cánh nở đầy cành vào mùa xuân cắm vào b́nh thay nước nóng mỗi ngày cho kịp nở vào ngày tết . Có những năm chúng tôi gói bánh chưng, bánh tét, bánh tổ, nấu bằng than đá ở ngoài sân, dù chung quanh là tuyết trắng, nhưng nồi nước vẫn sôi, thỉnh thoảng thêm than cho cháy đều và thêm nước vào nồi cho ngập bánh dễ chín. Ngoài chợ có bán nhưng nấu để nhớ đến xuân xưa sống với gia đ́nh Cha Mẹ và tặng những người thân cùng tưởng nhớ Tết Việt Nam.

Thế hệ chúng ta đă có nhiều kỷ niệm buồn vui trong những ngày Tết, ra đi mang theo hành trang là những kỷ niệm trong kư ức và t́nh yêu quê hương…

Năm nay giao thừa vào chiều thứ Sáu, ở Đức các con đi làm về có thể đón TẾT theo giờ Việt Nam đồng cảm với bà con bên quê nhà, Thứ bảy là Mùng Một Tết con cháu tập trung về mừng Xuân theo phong tục Việt Nam. Dù xa quê nhưng người Việt luôn ǵn giữ bản sắc văn hóa của ḿnh, mỗi độ xuân về nơi nào có người Việt định cư đều tổ chức Tết rất trân trọng, đốt nhang trước bàn thờ tổ quốc, cầu cho dân tộc Việt Nam thật sự có Tự Do, Dân Chủ, Tôn Giáo và Nhân quyền được tôn trọng.

Ở Hoa Kỳ đông người Việt hơn, nên không khí xuân rất rầm rộ, Hội chợ Tết tại Little Saigon, Quận Cam, khu Phước Lộc Thọ đông người, đường phố Westminster, Garden Grove có diễn hành xe hoa, San Jose có Grand Century Mall, Houston... Trong những ngày xuân rất vui nhộn, đầy đủ về mọi mặt như bánh, trái cây, hoa mai, hoa, đào, cúc, lan… thức ăn đa dạng không sợ ngộ độc giá cả rơ ràng không bị chặt chém. Chiều cuối năm nghe tiếng pháo nổ ở các khu chợ Việt Nam, đêm Giao Thừa các Chùa đông người tham dự hái lộc đầu năm, chào đón năm mới, những dây pháo dài ít nhất cũng 10 m nổ liên tục, xác pháo tung bay trong khói mịt mờ. Sáng đi lễ nhà Thờ đông người không c̣n chỗ ngồi, 10 năm trước chúng tôi đón xuân trên đất Mỹ thật là vui, nhiều kỷ niệm khó quên. 

Mỗi lần Tết VN gợi cho chúng ta nhớ lại những ngày cuối năm ở quê nhà, trên bàn thờ Tổ tiên bộ lư đồng vừa được đánh bóng màu vàng sáng chói với những cành mài vàng đầy nụ hay ngồi bên nồi nấu bánh Tét, bánh Chưng… lửa cháy than hồng bốc mùi thơm. Tuổi thơ vui mừng với những bộ quần áo mới chờ đợi ngày đầu năm theo ba mẹ về bên Ngoại mừng tuổi, du xuân trong các hội ở các đ́nh làng như: bài cḥi, tôm-cua-bầu-cá, xem hát Bội…

Năm qua trong chuyến đi Úc và các nước Á Châu, từ Bangkok đến  Siem Riep   mỗi người phải trả 30$ tiền Visa tại cửa biên giới Campuchia (hướng dẫn viên người Thái đ̣i 40 USD). Đến thăm đền Angkor Wat, Angkor Thom  hai địa danh nầy được tôn vinh là kỳ quan của thế giới. Từ Siem Riep đi thủ Phnom Penh khoảng 314 km. Đi xe bus hơn 6 tiếng, đường quốc lộ thật là xấu, phần lớn là đường đất. Thành phố Phnom Penh có nhiều xe tuk tuk có thể thuê họ chở đi thăm các địa danh: chùa Vàng, chùa Bạc, cung điện hoàng gia (Royal Palace)… chúng tôi rất vui xin Visa vào Việt Nam v́ 36 năm chưa về  quê thăm Tết. Từ Phnon Penh đi đường thủy qua biên giới Hồng Ngự Tân Châu Châu Đốc đến ngă ba sông Hậu theo sông Hậu đi về hướng Long Xuyên, Sa Đéc, Vĩnh Long, Cần Thơ chừng 230km.(Tiền Giang đi Mỹ Tho Sài G̣n). Tàu chạy hơn 8 tiếng, trên chuyến tàu có 2 cặp người Đức trẻ, nói chuyện vui vui, họ có sách hướng dẫn du lịch rơ ràng, biết từng địa danh các món ăn và phải trả giá…không khí trên sông gió mát hai bên bờ ruộng lúa ph́ nhiêu c̣ bay thẳng cánh, những hàng cây thốt nốt xanh tươi ven sông là những bè nuôi cá mè, cá basa… anh tài công cho biết cái bè giá 200 ngàn USD dài 20m x 10m sâu 8m nuôi cá khoảng 10 tháng sẽ có trọng lượng từ 1 kilô đến 1,5 kilo, một bè nuôi bán 95 tấn, thu được 250 ngàn USD. Nhưng cũng có lúc trắng tay v́ nước sông ô nhiễm cá chết, tệ hại nhất là trên thượng nguồn sông Mekong bị bọn Tàu xây đập làm lưu lượng nước bị giảm 50% lượng phù sa mịn đến đồng bằng sông Cửu Long. Mùa nước lũ, không c̣n như xưa làm thiệt hại kinh tế Việt Nam nặng nề làm người dân miền Nam sống dọc theo sông Mekong càng ngày càng thêm nghèo khó.

Tàu chạy qua Long Xuyên với quang cảnh nơi bến đ̣, gợi cho tôi cảm giác không thể quên 36 năm trước, từ Sài G̣n xuống nơi nầy để đi vượt biển, chạy trốn như con chuột cũng trên ḍng sông Hậu qua Cần Thơ ra cửa biển B́nh Đại… Hoàng hôn về hai bên bờ đèn sáng rực , gió ngược chiều tàu lướt sóng chậm hơn nên về đến Cần Thơ trời đă tối, trên cầu mới lung linh ánh đèn đủ màu, trang trí cho ngày Tết. Bến Ninh Kiều c̣n khá đông người, ghe tàu cập bến đưa đón khách, đường phố giăng đèn hoa rất đẹp của hội chợ Tết, nhiều cửa hàng bán bánh kẹo, mức qùa tặng thật hấp dẫn. Chúng tôi ăn tối không có tiền VN nhưng may mắn vào nhà hàng của ông Tàu, ông đồng ư nhận USD. Sau 42 năm trở lại Cần Thơ bến Ninh Kiều ngày nay phát triển, nhiều Hotel, nhà nghĩ, những hàng bán nhiều cây kiểng được cắt xén rất đẹp, lạ hơn có thêm bức tượng trắng, đêm đầu tiên sống tại quê hương của ḿnh thật vui. Sáng hôm sau đổi tiền mua thẻ điện thoại gọi về Sài G̣n bà chị rất ngạc nhiên. Chúng tôi đi chợ nổi Cái răng, sông nước miền Nam ghe tàu xuôi ngược, mỗi ghe bán các loại trái cây dưa, ổi, cam, quít, thơm… các chiếc xuồng nhỏ chèo theo bán cafe, cháo, buổi sáng sinh hoạt trên sông náo nhiệt, đi thăm vườn trái cây không có ǵ mới lạ, trong vườn có các quán ăn bánh xèo, cá  lóc nướng trui… thăm ḷ làm hủ tiếu theo kiểu tiểu công nghệ tuy sạch sẻ, nhưng họ đốt trấu và giẻ vụn từ các tiệm may áo quần, có lẽ họ không biết khói của các loại giẻ đó rất độc hại dễ gây ung thư phổi và ảnh hưởng đến phẩm chất những chiếc bánh tráng làm hủ tiếu. Các kênh rạch vào làng đầy rác, bao nylon nổi lềnh bềnh trên mặt nước, các cầu từ vườn ra có người tắm, gội, giặt áo quần… Từ 13 giờ có xe tới Hotel đón về Sài G̣n, đến Vĩnh Long phải ngồi chờ cho đủ khách, chúng tôi có th́ giờ đi dạo chợ mua trái cây, nem, xem những chậu hoa mai bày bán hai bên đường nhưng vắng khách. Về tới Sài G̣n hơn 21 giờ mất hơn 8 tiếng đồng hồ v́ kẹt xe! Từ Mỹ Thuận đi ngă ba Trung Lương 70km qua các điạ danh quận Sầm Giang, Cai Lậy, Ấp Bắc, chúng ta không quên cái cảm giác lạnh người, trước 1975 các đoạn đường Nhị B́nh,  Điềm Hy, Thuộc Nhiêu… rất nguy hiểm ban đêm bị du kích đắp mô, đào đường đặt ḿn, buổi trưa th́ bắn sẻ… Ngày xưa hai bên đường là cánh đồng trống có xe M113 của thiết giáp giữ an ninh, nay hai bên đường đều là nhà dân, cửa hàng bán đặc sản miền Nam, quán ăn, cây xăng, cafe vơng…

Hai mươi bảy Tết Sài G̣n bớt dân số, v́ những người từ các tỉnh xa xôi nghĩ việc về quê ăn Tết, đường phố Sài G̣n cũng đèn bông, cờ đỏ với những cậu khẩu hiệu nội dung xưa như trái đất. Đường Nguyễn Huệ từ toà Đô Chánh xưa tới bờ sông Bạch Đằng khang trang rộng răi hơn được lót gạch, trong những ngày Tết chưng bày hoa lá, phong cảnh thu gọn như ruộng lúa, bờ tre làng.., phải công nhận bàn tay nghệ thuật của người Việt tuyệt vời, tạo h́nh rất phong phú thu hút du khách.

Phần đông du khách, Việt kiều đến chụp h́nh quay phim. Hội chợ ở vườn Tao Đàn th́ bán hàng trăm loại hoa như: lan, mai vàng, cát tiên, hải đường, ớt, hoa giấy, hướng dương, thiên nga, hải đường, đỗ quyên các loại hoa cúc nhiều màu sắc…  khu chợ cũ gần đường Hàm Nghi th́ bán rượu, bánh ngoại quốc đắt như tôm tươi, giá đắt gấp 3,4 lần. Người trong nước chuộng hàng ngoại, Chúng ta từ nước ngoài về không thể mang về nhiều hành lư có giới hạn, phải mở hồ bao đi mua các món hàng nơi nầy mà đau bụng! Tôi không t́m được không khí mùa xuân của ngày xưa, có những lúc lang thang trên đường phố, theo ḍng người xuôi ngược hối hả, tấp nập. Các trung tâm buôn bán đẹp có máy điều hoà mát rợi, văn minh như ở nước ngoài, nhiều món hàng, mỹ phẩm c̣n đắt giá hơn ở Đức, nhưng cũng lắm người mua. Vào các nơi nầy th́ thấy Sài G̣n giàu sang phú quư, nhưng ra khỏi nơi đây th́ cuộc sống hoàn toàn khác, nhiều người bán vé số, bán hàng rong kiếm từng đồng tiền nhỏ để sống. Buổi chiều Sài G̣n trời mưa kéo dài, tôi núp mưa trước pḥng Bác sĩ Thú y, nhiều người mang chó tới khám bệnh. Bà bán vé số nói với tôi “những con chó nầy, sướng hơn con bà lúc bệnh không có tiền đi khám bệnh như chó...“ Cuối năm bà không có tiền để về quê ăn Tết, tôi muốn „ĺ x́“ bà một chút ít tiền để vui ba ngày Tết xa nhà, nhưng bà từ chối, bà chỉ muốn bán vé số chứ không xin tiền. Con người nghèo như vậy mà họ c̣n có ḷng tự trọng, trong khi những người giàu tiền tỷ mà c̣n muốn lấy tiền của người khác.   

Những ngày ở Sài G̣n đôi lúc tôi cảm thấy ḿnh xa lạ lạc lơng, cô đơn trên chính quê hương của ḿnh. Thi sĩ Nguyên Sa làm thơ ngày nào thật lăng mạn:

Nắng Sài G̣n anh đi và chợt mát

Bởi v́ em mặc áo lụa Hà Đông…

Ngày nay khó t́m được những tà áo dài duyên dáng thướt tha. Người ta đi xe gắn máy đội mũ an toàn, đeo kính, bịt miệng v́ khói bụi ô nhiễm, mặc áo chống nắng, Cảnh người đẹp ngày xưa biến mất, trời mưa th́ đường ngập nước... Mỗi người có một cuộc sống và suy nghỉ khác nhau, phải chăng bôí cảnh lịch sử và xă hội đă làm thay đôỉ quan niệm sống con người ngày nay ?

Có tiền đi du lịch nước ngoài và nhậu, giàu, nghèo đều nhậu, vui, buồn, đám cưới, đám tang đều nhậu, không biết làm ǵ cũng phải nhậu. Buổi tối các quán nhậu, cả xe bán đồ nhậu ngoài lề đường đều đông người. Dân Việt Nam kể ra chịu chơi đứng hàng thứ nhất hay nh́ tại các nước Á Châu. Rượu bia, thuốc lá nhập cảng vào Việt Nam rất đắt đỏ nhưng người ta cứ uống. Tương lai đất nước đi về đâu nếu thế hệ hiện tại và kế tiếp sống và nhậu như vậy?

Đêm giao thừa nh́n cảnh bắn pháo bông ở Sài G̣n, B́nh Dương rực sáng cả một khung trời và dưới các chân cầu cũng có những ánh đèn leo lắc của người vô gia cư đón mừng năm mới. Ở các nước Tây phương phát triển giàu có, nhưng người ta chỉ vui Tết 1 ngày đầu năm. Nếu người nào muốn cuộc vui kéo dài th́ lấy ngày nghĩ trong năm. Ở Việt Nam th́ những ngày Tết rất hào phóng các cơ quan, doanh nghiệp, cho tiền thưởng qùa biếu xén lên hàng tỷ, trước Tết có liên hoan ăn nhậu, sau Tết th́ nhậu ăn mừng năm mới…  vui th́ được nhưng đừng quên nợ công qúa ngưỡng cửa an toàn, hàng năm Việt Nam phải trả nợ 10 tỷ USD. Bài phát biểu của ông Nguyễn Xuân Phúc nêu quyết tâm đổi mới: "Tinh thần của Chính phủ là phải đổi mới, dù đổi mới không phải là dễ nhưng không đổi mới là chết". (1) Muốn đổi mới phải chọn người tài, đạo đức ra giúp nước và học bài học đổi mới của các nước Đông Âu.

Nếu ai chưa về Tết th́ về cho biết, về rồi sẽ thất vọng tùy theo cái nh́n của mỗi người! V́ Tết ngày nay không c̣n như kỷ niệm ngày xưa của chúng ta! Ḷng người cũng đổi thay theo thời gian, thực phẩm, bánh mức không an ṭan ăn món nào cũng sợ gia vị hóa chất độc hại từ Tàu, bánh chưng, bánh tét sợ người ta bỏ pin vào nấu! đi taxi rất đắt, phần không nhỏ thói quen „dễ ghét“ nếu không nói là tṛ „lừa bịp“ của những chàng xe Taxi là chạy ḷng ṿng và không có tiền lẻ 10 ngàn, hay 20 ngàn lẻ thối lại. Ở Sài G̣n có thể sử dụng Über, Graf để gọi xe rẻ hơn v́ có hiện giá tiền nơi đến, hệ thống xe bus tiện lợi một lần đi trong phố khoảng 5000 đến 6000 ĐVN, người lớn tuổi lên xe được các người trẻ lịch sự nhường ghế.

 Mua một chai nước suối nhỏ 6 ngàn đưa tờ 10 ngàn cũng không có tiền thối, đó là những chuyện vụn vặt, làm cho nhiều người không vui. Văn hoá ngày nay ở Sài G̣n thay đổi v́ dân nhập cư là dân thập phương,. Có một số người thiếu chân thật…Môi trường bị ô nhiễm trầm trọng, đời sống khá phức tạp thiếu t́nh người, những vụ va chạm xe trên đường phố có thể xảy ra bạo lực án mạng đâm chém, hằng ngày xảy ra tệ nạn trộm, cướp giết người…„Quê hương là chùm khế ngọt“, rất tiếc không phải đúng cho mỗi người, mỗi lúc và trong mỗi hoàn cảnh, có nhiều người gặp phải những đắng cay từ nơi chôn nhau cắt rốn, trong chính gia đ́nh của ḿnh!

Theo các tài liệu thống kê, thu nhập b́nh quân tính theo đầu người tại VN là 1.990 USD/ một năm, Cuba dù bị cấm vận vẫn có thu nhập b́nh quân theo đầu người  5.880 USD/ một năm. Tham nhũng là kẻ thù của phát triển nhưng vẫn đang hiện hửu từng ngày trong đời sống kinh tế, xă hội, gây thất thoát hàng chục tỷ USD mỗi năm.

Du khách Tây phương đến Việt Nam th́ đông, nhưng số người trở lại chỉ 6% , dù Việt Nam không sợ khủng bố như các quốc gia khác, nhưng tổ chức du lịch c̣n rất kém, chưa đáp ứng đúng nhu cầu, du khách ra đường thiếu an ninh bị giật xách, móc túi, bị lừa…Theo công luận, Việt Nam là một trong những nước có mức độ tàn phá môi trường hàng đầu Á Châu, thậm chí hàng đầu thế giới. Ngày nay thêm nạn người Tàu lục địa đến quá đông, lối sống của họ thiếu văn hóa, ồn ào làm cho du khách các nước Tây phương ngao ngán bỏ đi. Hơn 3 thập niên trước nghe nhạc phẩm „Mưa Sài G̣n C̣n Buồn Không Em (Nắng Quê Hương) “ của Nguyệt Ánh thật trữ t́nh

nắng nơi đây cũng là nắng ấm,

nhưng ấm sao bằng nắng ấm quê hương

Làm rung động ḷng người viễn xứ, nếu chúng ta có dịp trở về th́ không khỏi ngậm ngùi tất cả đă trôi vào dĩ văng, Tết Việt Nam chỉ đẹp trong kỷ niệm xa xưa, hiện tại là những bóng mờ trong sương.

Xin mượn lời chúc Tết của Trần tế Xương

Bắt chước ai ta chúc mấy lời

Chúc cho khắp hết ở trong đời

Vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước

Sao được cho ra cái giống người.

 

Nguyễn Quư Đại

(Hoa Munich)

 

(1) http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-38636492

https://www.youtube.com/watch?v=cg5vcCCBGnI

Ăn Tết Sài G̣n

https://www.youtube.com/watch?v=FCchwBOV4QI

https://www.youtube.com/watch?v=-knJJ0dISeQ