MARITIME

Song Thao

 

 

                      

 

Nói về cách ăn ở trong đời sống, các cụ khuyên: bán họ hàng xa, mua láng giềng gần. Tôi chúa ngại chuyện buôn bán nhưng không thể làm lơ lời khuyên bán buôn của các cụ. Cái chi gần gũi thường bị rẻ rúng. Ông hàng xóm thường không được chúng ta mặn mà v́ quá quen thuộc. Chuyện đi chơi cũng vậy. Bước chân chúng ta thường nhảy xa hơn là ḷ c̣ gần. Tôi là người có thể bị các cụ đét đít v́ không nghe lời các cụ. Bao nhiêu năm đi đó đây, bước ra khỏi cửa nhà là tớn lên đi cho xa. Chuyện ghé chơi anh hàng xóm gần xịt lại ít khi nghĩ tới. Lần này nhất định phải làm cháu ngoan của các cụ, ghé chơi anh hàng xóm. Hàng xóm của tỉnh bang Quebec chúng tôi là vùng biển maritime. Nh́n quanh anh em bạn bè, có lẽ tôi là người có lỗi với các cụ nhất. Hầu như người nào cũng đă đi thăm hàng xóm láng giềng cả rồi. Họ nói tới tôm hùm trước tiên, rồi cầu Conferedation, con đường nam châm magnetic, Titanic. Chỉ hài ra như vậy thôi, chẳng có ông bà nào kể cho rơ ràng. Nghe không có chi nhiều. Nhân ngày hè nắng gọi, tôi dấn bước thử coi nó ra sao.Vậy là lên đường.

Vùng maritime gồm ba tỉnh bang: New Brunswick, Nova Scotia và Prince Edward Island. Bây giờ nếu phải đi thi lại quốc tịch tôi rớt là cái chắc nếu bị hỏi tên thủ đô của ba tỉnh bang này. Có đi th́ kiến thức mới nở ra. Thủ đô của New Brunswick là Fredericton, của Nova Scotia là Halifax, của Prince Edward Island là Charlottetown. Trong ba tỉnh bang được bó chung vào một vùng này th́ hai tỉnh bang nằm trong đất liền, chỉ có Prince Edward Island là cách xa một rẻo đại dương. Muốn đi từ đất liền ra chúng ta phải dùng cầu.Cầu qua biển, dù chỉ là một rẻo biển, đều rất dài. Mấy ông bạn tôi đi về rất hănh diện đă vượt qua chiếc cầu Confederation nổi tiếng, có thời được coi là cây cầu dài nhất thế giới. Chiều dài của cầu là 12,9cây số và chiều rộng là 11 thước. Đây là cây cầu mới được khánh thành vào ngày 31 tháng 5 năm 1997, sau bốn năm xây cất với phí tổn là 1 triệu 300 ngàn đô.

Quả thực tôi có thích thú khi nh́n thấy cây cầu lịch sử này. Gớm, nghe nói tới mi đă lâu mà nay mới được diện kiến. Nếu nh́n theocon mắt mỹ thuật th́ cây cầu xấu ̣m. Đó chỉ là một dải xi măng thấp lẹt đẹt vắt qua biển. Không có những kiến trúc vươn lên cho ra một cây cầu. Thành cầu thấp tới mức tưởng chiếc xe có thể bị gió thổi bay xuống biển một cách dễ dàng. Thỉnh thoảng có những cột đèn xanh đỏ rải rác. Lúc mới nh́n thấy những ngọn đèn như đèn giao thông tại các ngă tư đường phố này bên thành cầu, tôi ngạc nhiên. Có ngă ba ngă tư chi đâu mà đèn đóm. Suy nghĩ một hồi mới đoán đây là những ngọn đèn chỉ tầm nh́n xa của tài xế để xe tùy theo đó mà chạy nhanh hay chậm. Khi xe chúng tôi vượt qua cầu, đèn ánh lên màu xanh lá. Tốt! Trời quang mây tạnh.Thứ ảnh hưởng tới tầm nh́n này là sương mù. Sao mà sương mù khủng khiếp. Có những sáng hoặc chiều tối, sương mù như quấn lấy chân cẳng khi đứng trên những mỏm đất cao trong thành phố. Trên đất liền đă vậy, trên cầu c̣n mù sương hơn nữa. Thứ khác ảnh hưởng tới tốc độ của xe là gió. Sao mà gió khốn gió khổ. Có lẽ v́ vậy mà thành cầu chỉ là những dải xi măng lẹt đẹt thấp chủn chứ không hoa ḥe hoa sói vươn cao chi. Chỉ tổ làm mồi cho gió giỡn chơi!

Nh́n từ cầu qua, Prince Edward Island trông như một lưỡi liềm được thả nằm trên nước. Tôi quay nh́n chưa hết tầm mắt đă thấy được cả hai phía của đảo. Diện tích của ḥn đảo chính chỉ được 5.620 cây số vuông. Cộng thêm cả 231 ḥn đảo nhỏ khác, diện tích cũng chỉ nhỉnh thêm có 66 cây số vuông nữa. Dân số chỉ có 143 ngàn người mà gần phân nửa sống ở thủ đô Charlottetown.

Charlottetown tuy là một thủ đô nhỏ bé nhưng là thứ bé hạt tiêu. Đó là cái nôi lập quốc của Canada. Ngày 1 tháng 9 năm 1864, ba Thủ Hiến của Nova Scotia, New Brunswick và Prince Edward Island gặp  hai Thủ Hiến của Thượng Canada và Hạ Canada tại Charlottetown để bàn về việc kết hợp nhau lại thành một quốc gia. Cuộc họp sơ khởi này đă đưa tới việc thành lập nước Canada vào ngày 1 tháng 7 năm 1867. Năm nay Canada ăn mừng 150 năm thành lập rất trọng thể. Hầu như mọi nơi trên khắp đất nước đều giăng cờ kết hoa chào đón ngày chẵn cḥi 150 năm này. Ṭa nhà lập quốc tại Charlottetown, khi tôi tới, đáng lẽ phải được trang hoàng đẹp đẽ nhất lại chỉ có bốn cây cột phía trước được quấn giải vải trắng có những đường vẽ đỏ điểm xuyết. Lư do là v́ nó đang được sửa chữa. Điều trớ trêu là tuy Charlottetown là địa điểm tổ chức cuộc họp khai sanh ra quốc gia Canada độc lập, tách khỏi thuộc địa Anh, Prince Edward Island lại bỏ dở cuộc họp, không chịu đi với các tỉnh bang này. Vùng đảo này vẫn khoái là một thuộc địa của Anh hơn! Sáu năm sau, năm 1873, Prince Edward Island mới chịu nhập vào Canada, sau cả Manitoba vào năm 1870 và British Columbia vào năm 1871.

Là một ḥn đảo, Prince Edward Island chậm tiến hơn các tỉnh bang nằm trong đất liền. Nguồn lợi chính nuôi sống dân đảo là canh nông. Khoai tây là nông phẩm chính. Tỉnh bang này sản xuất tới 25% số khoai tây của toàn Canada. Khi đi mua khoai tây, nếu để ư, chúng ta sẽ thấy phần lớn mang tên nơi sản xuất là PEI, chữ viết tắt của tên đảo.

PEI có một thứ lôi kéo du khách tới thăm, thơ mộng hơn khoai tây, đó là căn nhà của nàng Anne of Green Gables. Nàng này là ai mà nổi tiếng đến thế? Năm 1985, khi tôi tới định cư tại Canada th́ bộ phim “Anne of Green Gables” được tŕnh chiếu nhiều kỳ trên đài truyền h́nh CBC. Năm sau, đài PBS ở Mỹ phát h́nh lại. Khán giả say mê bộ phim này. Gia đ́nh tôi không phải ngoại lệ. Sau đó bộ phim làm mưa làm gió tại Iran, Do Thái, Âu Châu và Nhật Bản.

Em bé mồ côi 13 tuổi Anne Shirley ở đợ cho gia đ́nh khét tiếng tàn ác Hammond ở Nova Scotia. Sau khi ông Hammond chết, cô bé được gửi vào một viện mồ côi. Gia đ́nh Cuthberg ở PEI xin mang Anne về nuôi. Họ ra đón cô bé ở nhà ga và thất vọng tràn trề. Họ muốn xin một bé trai để phụ giúp công việc đồng áng nhưng không biết v́ sao cô nhi viện lại gửi cho họ một bé gái. Hai anh em Matthew và Marilla Cuthbert không thể để Anne lạc lơng tại ga nên họ đành phải mang về trang trại. Tại trang trại Green Gables, cô gái tóc đỏ trưởng thành sớm và đầy mơ mộng được mọi người quư mến. Được đi học, bé học rất giỏi. Trong trường có một nam sinh tên Gilbert Blythe cũng học giỏi không kém. Hai đứa tranh nhau hạng nhất. Cuộc tranh đua bỗng quẹo qua một khúc ngoặt khi Anne và Gilbert yêu nhau. Cô Marilla ngăn cản cuộc t́nh duyên v́ cho rằng Anne c̣n quá trẻ để sa vào cuộc t́nh. Khi ông anh Matthew mất, Marilla buộc phải nghĩ tới chuyện bán trang trại Green Gables. Nhưng nhờ Gilbert kiếm cho Anna một chân dạy học để nàng có thể tiếp tục ở lại giúp đỡ cô Marilla tại trang trại Green Gables.

Chuyện phim không có ǵ mới lạ nhưng phim đă được tới 9 giải thưởng của Gemini Awards vào năm 1986. Trong số giải thưởng này có một giải về trang phục. Ngày nay trang phục của cô nàng Anne vẫn hấp dẫn mọi người. Tại trang trại Green Gables, nay là một địa điểm du lịch ăn khách của PEI, vẫn c̣n giữ những bộ trang phục này tại các pḥng trong căn nhà lưu niệm. Khách thăm viếng có thể bận các bộ đồ của các nhân vật trong phim để chụp h́nh. Tôi thấy các thiếu nữ thi nhau ướm và mặc thử các bộ đồ kiểu cổ này để cho các chàng trai chụp h́nh. Trong tiệm bán đồ lưu niệm, cơ man nào là những bộ áo quần may theo kiểu của Anne được bày bán. Bán chạy nhất là những chiếc mũ cói đặc trưng của cô nàng Anne trong phim. Du khách túa tới…thánh tích này tấp nập. Nhiều nhất là các du khách Nhật. Các cặp vợ chồng mới cưới kéo nhau tới đây hưởng tuần trăng mật. Như là một cách lấy hên từ mối t́nh trong sáng và hạnh phúc của cặp Anne và Gilbert.

Khi đi vào coi từng pḥng trong căn nhà mái xanh, tôi như lạc vào quá khứ. Quần áo, giường chiếu và các đồ gia dụng vẫn nằm yên tại chốn cũ, từ những năm xa lắc xa lơ xưa. Căn nhà một tầng lầu lúc nào cũng đông nghẹt người xếp hàng vào coi. Mấy cô nhạc sĩ, mặc trang phục của Anne ngồi kéo đàn giữa sân, mấy cô diễn viên tre trẻ trải bạt trên băi cỏ diễn lại những cảnh trong phim. PEI coi bộ trúng lớn với dịch vụ Anne of Green Gables. Không những ở địa điểm kỷ niệm này mà tại khắp các quầy hàng lưu niệm ở bất cứ nơi đâu trong tỉnh bang tôi cũng thấy có Anne of Green Gables chenchân vào ngồi đón chờ du khách tới thỉnh về.

Xe chạy khoảng chục phút trên cây cầu Confederation, từ Prince Edward Island qua thủ đô Halifax của Nova Scotia, chúng ta phải tới coi…đá! Đá có chi mà coi, tôi nghĩ vậy trước khi tới địa điểm có cột hải đăng cho tàu đi biển nổi tiếng Peggy Cove Lighthouse. Cột đèn Peggy Cove, tuy là biểu tượng được du khách khoái chụp h́nh nhất tại vùng biển maritime, và được công nhận là một trong những hải đăng nổi tiếng nhất thế giới, nhưng tôi chẳng thấy hấp dẫn chút nào. Băi đá nằm trải dài trên một vùng rộng lớn, nơi hải đăng được dựng lên, mới là thứ được du khách già trẻ lớn bé thích thú. Những tảng  đá bị nước biển va đập trong bao nhiêu triệu năm trở thành một quần thể đá rộng lớn và đa dạng. Du khách bước men theo những khối đá to lớn hoặc nhảy từ khối đá này qua khối đá khác để leo lên chụp h́nh. Tôi không c̣n ở tuổi nhảy nhót chi nên cứ rạp người xuống luồn lách trên những khối đá chênh vênh.Kể cũng có cảm giác khi đối đầu với hiểm nguy té ngă. Những khối đá nằm sát dưới nước, rong rêu và đen đủi, được cảnh giác là không nên bước lên, nhưng những thanh niên thiếu nữ trẻ người non dạ vẫn dọ dẫm qua từng khối đá. Tuổi trẻ có thú vui mà những người không c̣n trẻ thấy…điên. Bất chấp hiểm nguy. Vui chơi là chính. Lỡ xảy chân là tiêu đời cũng chẳng sao! Đă có nhiều người bị sóng đánh. Cũng đă có người bị hất xuống biển chết đuối, nhưng chưa thấy quan tài chưa đổ lệ, những người trẻ tuổi vẫn vui cười trêu ngươi thần chết trước những cái lắc đầu của những người…như tôi.

Một bà bạn thấy tôi đi vùng biển maritime dă dặn ḍ ăn giùm bà một con tôm hùm. Đây là quê hương của lobster. Tôm hùm là một món ăn khoái khẩu nhưng mau ngán. Sau khi đă nhâm nhi hết thịt, thường chúng ta xử tới đám gạch và trứng ở đầu tôm và…ngán thấy bà. Ăn một con đă ngất ngư con tàu đi, ăn hai con có mà…chết. Nhưng, chiều ư bà, tôi cũng đă ăn tới hai con. Một con ở Charlottetown bên Prince Edward Island và một con ở Halifax bên Nova Scotia. Lobster tươi rói, ngọt lừ, quả có ngon hơn lobster c̣n ngọ nguậy bán tại Montreal. Nhưng cái giá phải trả đắng ngắt. Ai cũng tưởng nơi tôm hùm nhiều như tôm…he, theo đúng luật cung cầu, giá phải rẻ hơn. Nhưng chẳng nên bé cái lầm. Một chú tôm nặng khoảng một pound, nằm trơ trụi trên đĩa, kèm theo một chén khoai tây nhỏ xíu, một chén rau cũng nhỏ không kém, giá tới 44 đô. Chắc cái giá trên có bao gồm những đợt sóng biển đánh ào ạt bên cạnh nhà hàng!

Nơi quê hương của tôm hùm phải cho tôm hùm lên ngôi là đúng chỉ số. Du khách vẫn hớn hở móc túi chi đẹp. Có hề chi, chơi cho ra chơi. Con tôm hùm tại Shediac, thuộc tỉnh bang New Brunswick, nơi được mệnh danh là “Thủ Đô Tôm Hùm của Thế Giới”, lớn hơn nhiều. Dài tới 11 thước, cao 5 thước và cân nặng tới 90 tấn. Không ai có thể xử được, dù chỉ một cái càng, của chú tôm hùm lớn nhất thế giới này. Du khách chỉ có thể đứng ngắm v́ đây là tượng. Phải công nhận bức tượng chú tôm nằm trên bệ đá rất sống động và có đôi chút nghệ thuật. Mỗi năm có khoảng 500 ngàn du khách tới nuốt nước miếng nh́n chú tôm không bao giờ sứt sẹo một cái móng chân này. Chân tôm hùm có móng không, quả thật tôi không để ư tuy đă cắn biết bao nhiêu cái chân tôm trong đời!

Cá th́ chắc chắn không có móng, ngay cả chân cũng không có. Tội nghiệp cho những nàng mỹ nhân ngư, muốn tới nơi hẹn ḥ với t́nh nhân chỉ biết lết! Quê hương của tôm hùm có tượng tôm hùm lớm nhất thế giới th́ quê hương của cá salmon cũng có tượng cá lớn nhất thế giới. Đó là vùng Campbellton, cũng thuộc tỉnh bang New Brunswick. Tượng chú cá hồi nhảy lên khỏi mặt nước có chiều cao tới 8 thước rưỡi cũng sinh động không kém tượng chú lobster. Khi tôi tới, nhằm buổi trưa, trời nắng trong, những vẩy cá ngậm ánh mặt trời óng ánh. Khung cảnh yên tĩnh lạ thường. Bên kia chiếc hồ có chú cá nhảy lên là một ḍng sông xanh trong vắt mang tên Restigouche. Đó là con sông…Gianh! Con sông đẹp hết biết này chia đôi sơn hà giữa tỉnh bang New Brunswick và tỉnh bang Quebec chúng tôi. Chiếc cầu bắc  ngang có dáng y hệt như chiếc cầu Jacques Cartier ở thành phố Montreal. Chắc đây là tác phẩm của một ông hay bà kiến trúc sư lười biếng. Băng qua cầu là vùng Pointe-à-la-Croix, cửa ngơ về tỉnh bang nhà của tôi. Nhưng đang đà đi chơi, về chi vội!

Ở New Brunswick có khác chi ở Quebec. Dân cũng nói hai thứ tiếng Anh và Pháp. Cộng đồng nói tiếng Pháp gồm khoảng 35% dân số. Khi tới vùng maritime, nếu chú ư, người ta thấy phấp phới khắp vùng lá cờ tam tài của Pháp nhưng có một ngôi sao vàng nho nhỏ phía bên trên lá cờ. Đó là cờ Acadia. Acadia là tên cộng đồng nói tiếng Pháp của vùng maritime. Buổi tối, tôi vào một tiệm bán thức ăn sắp đóng cửa. Bà chủ nói tiếng Pháp với khách hàng. Bà hănh diện nhận là dân Acadia. Tại Canada, họ gồm khoảng 96 ngàn người sống ở vùng maritime và một số nhỏ sống ở tỉnh bang Quebec. Họ là hậu duệ của những người Pháp ở vùng Acadia vào thế kỷ 17 và 18. Một số nhỏ hơn, khoảng 30 ngàn người, sống trong tiểu bang Maine bên Mỹ. Khoảng năm 1755 tới 1764, có cuộc chiến giữa quân thực dân Pháp và dân da đỏ địa phương, nhân đó người Anh đă trục xuất hơn 11 ngàn dân Acadia về Anh, vùng Caribbean và Pháp. Khoảng trên 30% đă mạng vong trên đường trục xuất. Một số được người Tây Ban Nha cho di cư tới vùng ngày nay là Lousiana, lập nên một cộng đồng nói tiếng Pháp Cajun. Vậy nên ngày nay, nếu có dịp qua Lousiana dự lễ hội Mardi Gras, coi các em vạch ngực giữa phố phường, chúng ta có thể nghe thứ tiếng Pháp cổ Cajun, loại khác với tiếng Acadia!

Dù với tiếng Pháp Acadia hay tiếng Pháp Cajun, dân Mít ta ở các vùng maritime, Quebec và Lousiana cũng khổ lỗ nhĩ khi tiếp xúc với dân bản xứ. Chúng ta, từ nhỏ tới lớn, được học thứ tiếng Pháp Parisien đàng hoàng. Thứ tiếng Tây của Mít ta sáng choang ánh đèn kinh đô ánh sáng! Có đâu cục mịch quê mùa như thứ tiếng Tây Acadia hay Cajun!

 

 

 

K:\Documents\My Pictures\2017-Maritimes\IMG_1994.JPG

Ṭa nhà lập quốc của Canada ngày kỷ niệm 150 năm.

 

K:\Documents\My Pictures\2017-Maritimes\IMG_2019.JPG

Căn nhà lưu niệm của Anne of Green Gables.

 

K:\Documents\My Pictures\2017-Maritimes\IMG_2042.JPG

Diễn kịch Anne of Green Gables trên sân cỏ.

 

K:\Documents\My Pictures\2017-Maritimes\IMG_2064.JPG

Cầu Confederation phía tỉnh bang Prince Edward Island.

 

K:\Documents\My Pictures\2017-Maritimes\IMG_2072.JPG

Hải đăng Peggy Cove trên băi đá.

 

K:\Documents\My Pictures\2017-Maritimes\IMG_2133.JPG

Tượng tôm hùm và cờ Acadia.

 

K:\Documents\My Pictures\2017-Maritimes\IMG_2148.JPG

Tượng cá salmon lớn nhất thế giới.

 

 

Trong phần trên, tôi viết cầu Confederation là cây cầu dài nhất thế giới, điều này không đúng. Cầu dài nhất thế giới là cầu Danyang-Kunshan Grand Bridge ở Trung Quốc. Sách kỷ lục Guinness ghi nhận vào năm 2011, đây là cầu dài nhất thế giới với chiều dài 164 cây số 8. Có điều chiếc cầu dài nhất này chỉ là cầu cho xe lửa chứ không phải xa lộ cho xe cộ qua lại. Cầu Confederation, với chiều dài chỉ có 12 cây số 9, là thứ tép riu, đứng tới hạng 45 lận, sau cả cầu Trung Lương của Việt Nam, dài 16 cây số. Nhưng tôi không hoàn toàn sai, chỉ viết thiếu. Cầu Confederation là cây cầu dài nhất thế giới băng qua mặt nước đóng băng!

Có một cây cầu khác ở tỉnh bang New Brunswick cũng nhất thế giới. Cái nhất này được viết rơ trên cầu. Đó là cầu Hartland Cover Bridge. Cây cầu được lợp mái, đóng tường ván kín mít. Cũng trên cầu ghi rơ chiều dài của cầu là 1282 feet. Tính ra là gần 400 thước.Dài có vậy mà cũng nhất thế giới! Cầu bắc ngang sông Saint John ở Hartland, tỉnh bang New Brunswick. Người vượt qua cầu đầu tiên là Bác sĩ Estey khi cầu chưa hoàn tất để đáp ứng một ca bệnh khẩn cấp. Đó là ngày 13 tháng 5 năm 1901. Thợ thuyền làm cầu phải bắc tạm những tấm ván cho ông qua. Gần hai tháng sau, ngày 4 tháng 7 năm 1901, cầu mới chính thức được khánh thành. Qua cầu phải trả tiền. Lúc đầu cầu chưa được bao kín. Năm 1920, cầu bị sập hai nhịp phải đóng để sửa chữa. Hai năm sau mới hoàn tất. Cầu được bao kín dù dân địa phương phản đối kịch liệt.

Tôi chẳng hiểu sao họ lại bao kín cầu như vậy. Trong cầu có một đường dành cho người đi bộ. Tôi chui vào thử, tưởng là ngột ngạt lắm, nhưng nhờ có những lỗ trống vuông vức như cửa sổ ở một bên cầu nên cũng không đến nỗi nào. Cầu hẹp, chỉ có một lằn đường cho xe hơi. Mỗi bên đầu cầu có gắn đèn lưu thông. Một bên đi th́ bên kia phải đứng trước đèn đỏ. Chờ khi nào bên kia cầu có đèn đỏ, bên này đèn xanh mới được chạy. Cầu bằng cái lỗ mũi nên xe vận tải bị cấm lưu thông trên cầu. Năm 1980, cầu được xếp vào loại di tích lịch sử của Canada.

Một trong những địa điểm du lịch ở tỉnh bang New Brunwick được du khách trầm trồ nhắc nhở tới nhất là ngọn đồi nam châm ở Moncton. Các ông bà bạn tôi đă đi tới đây kể lại kinh nghiệm ngồi xe ở ngọn đồi này như một huyền thoại. Dĩ nhiên tôi phải tới bằng được để thăm…đồi cho biết sự t́nh. Ngọn đồi này nằm sát ngay nơi đô hội của thành phố Moncton. Moncton là thành phố lớn nhất của tỉnh bang New Brunwick và là thành phố lớn thứ hai của vùng maritime. Nghe oai vậy chứ dân số nơi đây chưa được 72 ngàn người.

Xe chúng tôi vừa rời nơi phố thị không đầy năm phút đă thấy tấm bảng chỉ đường vào vùng Magnetic Hill. Ngọn đồi nam châm nằm trong một vùng hẻo lánh, chung quanh là những băi cỏ hoang. Quả thật tôi có hồi hộp khi xe tiến vào con đường nam châm. Đây là một khúc đường trải nhựa chật hẹp và trơ trọi giữa nơi đồng không mông quạnh. Không hồi hộp sao được khi sắp bị nam châm cuốn hút! Xe tới đầu quăng đường, tài xế gạt càng số sang neutral.Xe không c̣n phụ thuộc vào động cơ. Vậy mà chiếc xe cứ thoăn thoắt leo lên đồi. Như có một ma lực điều khiển chiếc xe leo lên dốc. Lạ thật! Đây là chốn ma thiêng ngự trị chăng? Tôi thắc mắc.Không tin cũng không được. Các ông bạn tôi từng có kinh nghiệm này đă chẳng úp mở kể lại với tôi trước khi biết tôi sẽ tới vùng này sao? Tôi ôm cục thắc mắc này vào cửa hàng bán đồ lưu niệm. Tôi thấy đám đông bu quanh một tấm bảng gắn trên tường phía ngoài cửa hàng. Chen chân vào coi, tôi thấy tất cả sự thực về huyền thoại nam châm được tiết lộ. Tấm bảng giải thích rất rơ huyền thoại gọi là nam châm này. Bảng giải thích chia thành hai phần. Phần trên là một bức h́nh vẽ ngọn đồi nam châm với độ dốc như mắt thường chúng ta thấy. Bên cạnh là lời giải thích: độ dốc tự nhiên của phong cảnh đă che dấu đường chân trời đích thực của đoạn đường này. Phần dưới là bức h́nh vẽ những ǵ chúng ta không nh́n thấy. Bảng giải thích ghi: nếu bạn thấy được đường chân trời đích thực th́ sẽ biết là độ dốc ngược lại. Nói cho rơ ràng th́ v́ phong cảnh chungquanh mà mắt chúng ta nên chúng ta nh́n con đường mà tưởng là xe đang lên dốc. Nhưng thực ra đó là con đường xuống dốc. Khi chúng ta thấy xe tự động leo lên, đó là lúc xe đang đổ dốc xuống. Vậy là chẳng có nam châm chi ráo. Xe tự động chạy bon bon xuống dốc là chuyện dĩ nhiên.

Có điều tôi thắc mắc là tại sao biết đây chỉ là kết quả của phong cảnh đánh lừa tầm mắt của chúng ta mà người ta vẫn để nguyên t́nh trạng hiểu lầm này. Họ vẫn dùng tên “Magnetic Hill”. Cứ như nơi đây có nam châm thiệt! Trong cửa hàng bán đồ lưu niệm toàn những thứ có dính nam châm. Nam châm đă bị oan ức. Làm chi có thứ nam châm đẩy được những chiếc xe lớn nhỏ. Nếu có th́ tôi tưởng tượng sẽ phiền phức lắm. Nam châm hút được cả một chiếc xe khách du lịch có tới năm chục chỗ th́ những thứ có kim loại trên người du khách như đồ trang sức của các bà, búc nịt lưng của các ông chẳng hạn sẽ ra sao? Chắc chúng dựng đứng lên tất cả!

Không hiểu tấm bảng lột trần sự thực về huyền thoại nam châm này có từ bao giờ mà mấy ông bạn đi chơi vùng maritime trước tôi vẫn úp úp mở mở không nói rơ sự thực. Có lẽ họ có ư tốt khi không muốn tôi mất hứng thú với một nơi được coi là hấp dẫn nhất trong các địa điểm du lịch vùng này. Cứ nghĩ tốt như vậy cho vui cuộc đời. Nhưng thành phố Moncton sao vẫn giữ cái tên Magnetic Hill cho vùng này. Chẳng lẽ họ muốn kiếm tí tiền lẻ của du khách v́ tôi vẫn phải mua vé vào cửa khu này. Nhưng nay cuộc đánh lừa xuyên qua nhiều năm tháng này coi bộ đă tới lúc hạ màn. Tiệm bán đồ lưu niệm đang bán hạ giá để đóng cửa!

Halifax, thủ đô của Nova Scotia, là thành phố lớn nhất của vùng Đại Tây Dương. Gọi là lớn nhất nhưng dân số, theo cuộc kiểm kê vào năm 2011, chỉ có 390.096 người. Bé nhưng Halifax là thứ bé hạt tiêu. V́ có vị trí nằm đối diện với châu Âu, phía bên kia đại Tây Dương, nên hải cảng Halifax là nơi đón nhận phần lớn dân Âu châu qua định cư vào những thế kỷ trước, khi ngành hàng không c̣n phôi thai. Là một trong những hải cảng tự nhiên lớn nhất thế giới, Halifax có một vị trí chiến lược quan trọng. Hàng hóa nhập cảng vào Canada qua cửa biển Halifax rất lớn. Số du thuyền ghé bến Halifax khoảng trên 200 chiếc mỗi năm.

Bến tàu Halifax ngày nay là một địa điểm vui chơi của dân chúng với những hàng quán và cửa hàng la liệt chen chân cùng những khu vui chơi giải trí. Lang thang hàng giờ trên bến cảng này, tôi thấy vẫn chưa đi tới đâu. Có quá nhiều nơi phải ghé tới. Biết thế nào là đủ cho một cuộc rong chơi? Có điều làm tôi ngạc nhiên là tuy đă cố gắng chú ư nghe mà tôi không nghe thấy tiếng Việt nơi những người chung quanh. Câu giải đáp có lẽ là v́ số người Việt định cư ở đây không đông, chỉ khoảng một ngàn người.

Mắt tôi bỗng chú ư tới một cái cổng đơn sơ dựng lên sát với bờ biển. Cổng được dựng trên một bục gỗ, nối bằng một hành langcũng bằng ván gỗ, hai bên lan can có gắn hai chiếc phao đi biển. Trên cổng có hàng chữ: “The Last Steps”. Những bước chân cuối cùng. Tại sao lại bước chân cuối cùng? Tôi nghĩ, như một du khách, có lẽ đây là một tṛ vui. Sát bờ biển mà c̣n dấn thêm một bước nữa th́ chỉ có đi thăm Hà bá! Vài du khách bước lên bục chụp h́nh.Tính ṭ ṃ dẫn tôi tới sát cái cổng chơ  dưới ánh nắng gay gắt của mùa hè. Tôi thấy một tấm bảng bên cạnh. Ghé mắt vào đọc mới thấy ḿnh bé cái lầm. Không có chuyện vui chơi. Nơi đây là một điểm mốc lịch sử. Đúng chỗ này, ngày 20 tháng 5 năm 1915,  những binh sĩ Canada xuống tàu qua Âu châu tham chiến trong cuộc Thế Chiến Thứ Nhất. “Với hàng trăm binh sĩ, đây là miếng đất cuối cùng của Canada mà họ đặt chân lên. Chúng ta có thể tưởng tượng ư nghĩ của họ khi họ bước chân xuống tàu và nh́n lại hải cảng Halifax mất dần trong tầm mắt họ. Đă có 350 ngàn binh sĩ Canada rời khỏi nơi đây để đi vào một tương lai vô định. Trong số đó, 67 ngàn người đă nằm xuống tại Bỉ và Pháp. Riêng tỉnh bang Nova Scotia đă có 30 ngàn binh sĩ t́nh nguyện ra đi và 3400 người đă không trở về đất mẹ”. Tôi bâng khuâng sau khi đọc tấm bảng ghi dấu này. Đây là một địa điểm lịch sử, nhưng tại sao cái cổng ghi dấu tích này lại đơn  đến vậy? Tôi không tự t́m được câu trả lời.

Halifax không phải chỉ là chứng nhân của nhiều thời kỳ trong lịch sử Canada mà c̣n là một thành phố…trí thức. Nơi đây có nhiều trường Đại học nổi danh của Canada như Mount Saint Vincent University, Universite1 Sainte-Anne, Dalhousie University. Tỉnh bang Nova Scotia có mật độ trường Đại học cao nhất so với dân số: 10 trường cho một triệu dân. Dân chúng nơi đây rất trí thức: cứ 4 người dân th́ có một người tốt nghiệp đại học. Riêng Đại học Dalhousie hiện có 17 ngàn sinh viên theo học, trong số đó có khoảng 10,5% là sinh viên ngoại quốc từ khoảng 100 quốc gia đến du học.

Halifax c̣n nổi tiếng v́ vụ Titanic. Chuyện Titanic, chiếc tàu du lịch lớn nhất thời đầu thế kỷ 20, bị ch́m xuồng là chuyện không ai không biết. Nhưng Halifax th́ ăn nhậu chi tới Titanic? Cứ từ từ cho tôi nói rơ ngọn nguồn. Titanic đụng vào một tảng băng hà lớn khiến tàu bị bể và ch́m vào ngày 14 tháng 4 năm 1912. Ba ngày sau, tàu Mackay-Bennett của Canada rời bến cảng Halifax để giúp t́m kiếm thi thể các nạn nhân. Họ vớt được 328 xác nạn nhân, trong đó có 119 thi thể bị hư hại nặng không thể nhận diện được.Số thi thể…xấu số này được thủy táng ngay giữa biển. Có 121 thi thể được chuyển về chôn cất tại nghĩa trang Fairview Lawn Cemetery ở Halifax khiến nghĩa trang này có số thi thể nạn nhân của tàu Titanic được chôn cất nhiều nhất thế giới. Một số mộ có biaghi tên người chết đàng hoàng. Trong số đó có một ngôi mộ mang tên J. Dawson.

Năm 1997, khi cuốn phim Titanic nổi tiếng của đạo diễn James Cameron được tŕnh chiếu, hầu như giới mộ điệu điện ảnh khắp thế giới biết tới nam tài tử chính Leonardo DiCaprio. Anh chàng tài tử trẻ tuổi, đẹp trai này đóng một vai mang tên Jack Dawson. Ai cũng tưởng Jack Dawson trong phim là người nằm dưới ngôi mộ có tấm bia đề J. Dawson trong nghĩa địa Fairview ở Halifax. Ngôi mộ này bỗng dập d́u người tới viếng thăm. Những ṿng hoa phúng viếng đầy tràn ngôi mộ mỗi ngày một nhiều. Ông đạo diễn Cameron la hoảng lên là tên nhân vật trong phim là do ông khơi khơi đặt ra, không có liên quan ǵ với người nằm dưới mộ. Những cuộc điều tra sau này mới t́m ra ông J. Dawson dưới mộ là một công nhân đốt than trên tàu tên Joseph Dawson. Ông công nhân đốt than không thể là chàng hành khách đào hoa Jack Dawson do DiCaprio đóng được. Ngoài nghĩa trang Fairview c̣n có hai nghĩa trang khác có chôn cất thi hài các nạn nhân của tàu Titanic với số lượng không đáng kể. Bởi vậy Halifax mới…ăn theo, trở thành một địa danh nổi tiếng trong các thành phố Âu châu thời đó.

Có lẽ không muốn mang tiếng ăn theo nên 5 năm sau, tại chính Halifax, đă xảy ra một vụ nổ tàu rất rùng rợn được sử sách ghi lại dưới cái tên “Halifax Explosion”. So với vụ Titanic th́ con số nạn nhân trong vụ này nhiều hơn. Vụ Titanic chỉ có gần 1.500 người mạng vong trong khi vụ này có tới hơn 2 ngàn nạn nhân. Ngoài ra có khoảng 9 ngàn người ở cảng Halifax bị thương tích và hàng chục ngàn người mất nhà cửa. Vụ nổ xảy ra vào ngày 6 tháng chạp năm 1917. Chiếc tàu chở chất nổ của Pháp tên Mont-Blanc, trên đường đi từ Nữu Ước tới Bordeaux của Pháp, đă ghé 1ại cảng Halifax. Tại đây tàu đă va chạm với tàu Imo của Na Uy. Số chất nổ trên tàu Pháp tương đương với 2,9 tấn chất nổ TNT, đă phát nổ làm tan tành mọi thứ trong ṿng bán kính 800 thước. Vụ nổ này không được “nổi tiếng” bằng vụ Titanic có lẽ v́ Titanic là một du thuyền mà nạn nhân là các vương tôn công tử và các mệnh phụ quyền quư thời đó.

Sẵn đà nói tới các tai nạn của tàu thủy thời đầu thế kỷ 20, tôi lan man thêm ra một vụ nổ khác. Đó là vụ tàu Empress of Ireland đụng tàu Storstad của Na Uy trên sông Saint Lawrence vào ngày 29 tháng 5 năm 1914, chỉ hai năm sau vụ Titanic. Có tất cả 1477 người trên hai con tàu, 1012 người đă thiệt mạng. Đây là con số tử vong cao nhất tại Canada trong thời b́nh. Thủ phạm của vụ đắm tàu này là sương mù đă che khuất tầm nh́n của thủy thủ đoàn.Năm 2005, cuốn phim The Last Voyage of the Empress đă được tŕnh chiếu ghi lại đầy đủ thảm kịch này.

Tôi đă được coi  cuốn phim này tại nơi tưởng niệm vụ đắm tàu. Hàng người  đông đảo xếp hàng vào rạp trước mỗi xuất chiếu. Rạp nhỏ, khán giả ngồi trên những hàng ghế dài. Phim chỉ dài khoảng 45 phút nên người ngồi coi vẫn thoải mái, chưa kịp cảm thấy cái cấn cái của những hàng ghế thiếu tiện nghi. Bù vào những khiếm khuyết về tiện nghi, rạp lại được trang bị để chiếu phim bốn chiều 4D. Màn ảnh không chỉ nằm ở phía trước mà c̣n chạy nối tiếp qua hai bên tường rạp tạo thành một màn ảnh ṿng cung khiến khán giả có cảm tưởng đang thực sự tham dự vào khung cảnh của phim. Ngoài âm thanh nổi diễn tả trung thực những tiếng động được chạy ṿng quanh rạp, khán giả c̣n cảm thấy rơ chiều thứ tư của phim bằng những làn gió biển thực thụ thổi tung tóc, cảm thấy cái hừng hục của lửa nóng khi con tầu bốc cháy. Kỹ thuật phim bốn chiều 4D làm khán giả được mắt nh́n, tai nghe và thực thụ cảm thấy hơi nóng, gió thổi theo các diễn tiến trong phim. Tôi phải thú  thực đây là lần đầu tiên được coi một phim bốn chiều 4D nên rất khoái. Không biết như vậy ḿnh có quê không? Tuy phim 4D đầu tiên được tŕnh chiếu vào năm 1984, nhưng có rất ít rạp được trang bị để chiếu phim 4D. Vậy nên có lẽ tôi cũng không quê lắm. Ít nhất đă biết mùi vị 4D chỉ chậm có 23 năm!

Rời khỏi rạp, khán giả bước vào pḥng triển lăm với các hiện vật thực thụ của hai con tàu mà người ta vớt được trong các cuộc t́m kiếm. Chưa bao giờ tôi được đắm ḿnh vào những ǵ xảy ra từ hơn trăm năm trước. Nhất là khi rạp chiếu phim và khu triển lăm hiện vật nằm trong một ṭa nhà được xây nghiêng như h́nh con tàu bị đắm.

Địa điểm di tích này nằm trong vùng Pointe-au-Père ở Rimouski.Mà Rimouski lại thuộc tỉnh bang Quebec. Ủa! Chúng ta rời maritime hồi nào ta?

 

Song Thao

Website: www.songthao.com

08/2017

 

 

K:\Documents\My Pictures\2017-Maritimes\IMG_1962.JPG

Cầu lợp kín ở Hartland, New Brunswick.

 

K:\Documents\My Pictures\2017-Maritimes\IMG_1970.JPG

Đứng trước hành lang dành cho người đi bộ trên cầu Hartland.

 

K:\Documents\My Pictures\2017-Maritimes\IMG_2122.JPG

Cổng lưu niệm “The Last Steps”.

 

K:\Documents\My Pictures\2017-Maritimes\IMG_2131.JPG

Bản giải mă huyền thoại nam châm ở Moncton.

 

K:\Documents\My Pictures\2017-Maritimes\IMG_2159.JPG

Khu trưng bày hiện vật vớt được từ con tàu đắm “Empress of Ireland”.

 

K:\Documents\My Pictures\2017-Maritimes\IMG_2164.JPG

Pḥng chiếu phim và triển lăm hiện vật của tàu “Empress of Ireland”

được xây nghiêng như con tàu đang ch́m.