Trn Thin Hip

nhng câu lc bát cu ri

Trn Áng Sơn

 

tth

 

     Trong số những nhà văn nhận giải thưởng Nobel, tôi ngưỡng mộ Ernest Miller Hemingway, không chỉ riêng về số tác phẩm đồ sộ, mà cuộc đời - đi, sống và viết - là phần cả đời tôi, nói là thiếu sót e rằng quá đơn giản, cái phần ngay cả trong giấc mơ - cũng chẳng thể nào tôi với tới được.

     Hơn 40 năm trước tôi đă đọc The Sun Also Rises của Hemingway. Trong vô thức, tôi nhập tâm một câu, càng về sau này càng chiêm nghiệm, đă có bao nhiêu nhà văn, thi sĩ... bao nhiêu cuộc đời rơi vào câu văn mang tính khẳng định: một nhà văn khi rời bỏ cội nguồn sẽ chẳng bao giờ viết nổi một tác phẩm ra hồn. Không phải Hemingway viết nguyên văn như thế nhưng đó là cốt lơi câu văn Hemingway muốn nói.

     Gần 30 năm qua, tôi nhớ lại nào Mai Thảo, Doăn Quốc Sĩ, Thanh Tâm Tuyền, Nguyên Sa, Viên Linh... tài năng vốn đă được công nhận họ giấu đâu cả rồi? Hay những trái tim xa xứ đă vượt qua đỉnh dốc định mệnh 1975? Thực tế là một câu trả lời khắc nghiệt. Hemingway đă đúng!

     Với Trần Thiện Hiệp, anh là ai? tôi chưa biết, dù anh đă xuất bản năm tập thơ, bốn ở nước ngoài, một tại Việt nam. Tôi gặp Trần Thiện Hiệp một cách t́nh cờ, ở Phố Hoài của Huy Tưởng. Trong mắt tôi, Trần Thiện Hiệp cũng như những người khác, ngoại trừ nhóm tóc anh cột sau ót, cái ống vố anh ngậm tỏa mùi thuốc thơm và cái mũ phớt - nét quí tộc cuối cùng - anh đội trên đầu. Những cái ngoại trừ ấy cho phép tôi phân biệt anh với người khác. Nó cũng giới thiệu anh thuộc thành phần nào nhưng, vẫn chưa đủ để người ta biết đến anh như là một thi sĩ. Cảm nhận đầu tiên của tôi về Trần Thiện Hiệp chính xác là thế. Qua một vài lần tiếp xúc, ngay cả khi anh tặng tôi tập thơ in ở Việt Nam, năm 2001, tôi vẫn chưa thay đổi cái nh́n của ḿnh đối với Trần Thiện Hiệp. (Có ǵ đâu, một Việt kiều thích làm thơ, một anh nhà giàu lắm tiền xuất bản vài tập thơ là một thời thượng của một số người bất kể ở trong và ngoài nước. tôi có thể kể tên vài chục thi sĩ loại này). Và... số phận tập Thơ Trần Thiện Hiệp bị bỏ quên trong rừng thơ gởi tặng, tôi xếp trên kệ sách. Tôi không nghĩ đến lúc nào đó tôi sẽ xét lại thái độ thờ ơ có phần bất công đối với thơ (v́ sao thế, hẳn những người yêu thơ cũng đă biết).

     Sẽ chẳng có ǵ để nói nữa nếu Trần Thiện Hiệp không tâm sự với tôi: Ḿnh muốn làm điều ǵ đó cho quê hương. Qua câu nói này tôi cảm thấy Trần Thiện Hiệp đă chạm một chân vào nguồn cội: Người ta có thể lang bạt khắp thế giới nhưng quê hương chỉ có một để ta hồi hướng. Tôi lại chợt nhớ cách đây khá lâu tôi đă đọc và chia xẻ số phận với Côn Tê trong tác phẩm Cội Rễ của một nhà văn Mỹ gốc Châu Phi. Và cả những bài thơ thuộc loại Black Power như chảy ra từ xương tủy của những người da đen. Quê hương, t́nh cảm thiêng liêng ấy, cổng thiên đường để ta trở về và... Tôi quyết định đọc lại thơ Trần Thiện Hiệp:

 

Xếp bằng ngồi thế thiền sư

Bóng nghiêng vách lạnh. Thấy dư nợ trần

Tâm bất định. Ḷng phân vân

Lẫn trong tạp niệm vạn lần hoài nghi

Thôi th́ hư thực sá chi

                                       .......

                          (C̣n Bước Phù Du)

 

     Chuyện ǵ mà đă ngồi thế thiền sư tâm c̣n bất định, ḷng phân vân? Hơn hai mươi năm ngồi xếp cờ tàn nơi đất khách, đời như diễn kịch NÔ, lẫn trong tạp niệm vạn lần hoài nghi là chuyện tất nhiên. Thôi th́ hư thực sá chi chỉ là cách lảng tránh sự bất lực, chẳng phải đắc đạo cao siêu ǵ. Sau năm 1975, tôi chứng kiến nhiều trí thức quay sang nghiên cứu tôn giáo như một cứu cánh. Có vị ngồi thiền theo kiểu đi tắt trở nên khùng khùng mát mát, lắm kẻ lạc đường tin cả bói toán. Đă có một thời kỳ tôi gọi những vị trí thức nói ở trên là những kẻ kư khế ước với hư vô. Trong thi ca, hiện tượng đạo hóa thơ, cũng chỉ là một thời thượng, một loại thuốc an thần đưa ta thoát khỏi thực trạng bế tắc. Trần Thiện Hiệp c̣n đi xa hơn khi anh viết:

 

Cơi sinh diệt đời đời thơ lồng lộng

Nhật nguyệt tṛn-ṿng-nối khúc thiên ca

Kẻ thiền sư t́m chân nguyên đường ngộ

Ta t́m nguồn thiện mỹ giữa muôn hoa

(Thơ Ở Buổi Sáng Trên Đồi)

 

     Cũng may, chất đạo trong thơ Trần Thiện Hiệp cũng vô vi như sự bảng lảng của nó. Nói cho cùng làm đẹp cho thơ vẫn là việc nên làm, làm được đến đâu c̣n tùy vào căn cơ của người làm thơ. Ở Trần Thiện Hiệp, có lẽ đạo và thơ đă giúp anh ngộ ra những điều chỉ có thời gian mới hé mở được những bí nhiệm của không gian đa chiều:

 

Gió lay đào rụng vườn sau

Ngỡ trăm cánh bướm lạc vào mênh mông

Nhện buồn giăng mối tơ ḷng

Ta ngồi nối sợi sắc không vào hồn

(Bài Thơ Không Tên)

 

     Trong năm tập thơ đă xuất bản của Trần Thiện Hiệp, rất tiếc bốn tập in ở nước ngoài tôi chưa được đọc. Trong một lần ngồi nhâm nhi cà phê bên nhau, Trần Thiện Hiệp gợi ư tôi chú ư đến những bài thơ phá thể của anh, tôi hiểu anh muốn nói đến những bài thơ bố cục lại thể thơ tám chữ  nhưng chưa phải là thơ tự do. Tất nhiên là tôi đă đọc, cũng rải rác nơi này nơi kia có vài đoạn đọc được, như bài Màu Môi, ngôn ngữ b́nh dị nhưng cảm xúc rất cao, âm hưởng câu thơ dội vào cảm xúc người đọc, như những điệp khúc thời gian:

 

trên đồi Sunset

một ḿnh

buổi chiều ráng đỏ dần tan

hàng cây quạnh quẽ

gió về nh nhẹ

nhớ màu môi

(Màu Môi)

 

     Nếu chỉ căn cứ vào tập Thơ Trần Thiện Hiệp, tôi không thể có một nhận xét đầy đủ về thơ của anh, như anh nói nhũng tập in trước mới là tiêu biểu của trần Thiện Hiệp, v́ thế, trong bài này, tôi chỉ nêu một vài ư kiến đơn lẻ về những cái được, chưa được trong thơ Trần Thiện Hiệp. Và, theo tôi, tiêu biểu cho Trần Thiện Hiệp chính là những bài lục bát. Điều gây ngạc nhiên cho tôi - sau hơn 20 năm định cư ở nước ngoài - Trần Thiện Hiệp không chạy theo những trường phái đang rần rộ, ảnh hưởng dội về tận quê nhà: Thơ Tân H́nh Thức; Hiện Đại; Hậu Hiện Đại. Trần Thiện Hiệp làm thơ bảy chữ, năm chữ, ba chữ, tám chữ và đặc biệt anh khá bén với những bài lục bát, với những đề tài hướng nội, đậm nhạt theo từng nhịp điệu rung cảm. Cái ta ḥa vào ngoại cảnh, khi sừng sững, lúc khiêm nhu:

 

ta về

với núi non xanh

mây lăng mạn vướng cành phiêu du

 

ta về

hồ, vịnh sương mù

đồi cây lá ửng, tím thu cuối ngày

 

ta về

nhóm lửa soi tay

thế gian c̣n một chốn này mấy ai

 

ta về

với rượu lưng chai

thơ từng giọt h́nh hài vỡ trôi

 

ta về

sầu cơi lên ngôi

nghe như thân thế luân hồi cơn mê

 

ta về

khua gió sơn khê

lửa hồng soi bóng ta về với ta

(Trở Về Một Nơi Tạm Dung)

 

     Đây chưa phải là bài lục bát tiêu biểu của Trần Thiện Hiệp, nhưng trong đó ta đọc được cái chất làm nên Trần Thiện Hiệp bất cứ người làm thơ nào cũng cần phải có, nếu không lục bát sẽ trở thành những câu ghép chữ, ghép vần. Điều này đă xảy ra với rất nhiều người ngộ nhận thơ lục bát là thể thơ dễ làm, ai cũng làm được và hậu quả là chúng ta có cả một rừng lục bát nhàm chán. Về điểm này Trần Thiện Hiệp tự thưởng cho ḿnh một cốc săm banh v́ lục bát của anh đă có những câu đáng đọc, đáng nhớ:

 

Tôi ngồi cười cái thằng tôi

Đă rơi chẳng vỡ, đă trôi chẳng ch́m...

(Dă Tràng)

 

Lá rồi lấp dấu chân đi                                 

Ta c̣n em với thầm th́ lược gương...

(Hiên Trưa)

 

Nhện buồn giăng mối tơ ḷng

Ta ngồi nối sợi sắc không vào hồn...                                   

(Bài Thơ Không Tên)

 

Ta về ở ẩn lưng đồi

Rạng đông bắt gặp mây trôi ngang nhà

Tự tay đun nước pha trà

Ngắm đào nở rộ tháng ba quanh vườn                                    

(Tịnh)

 

cảm ơn cỏ

cảm ơn cây

cảm ơn trời rộng đất dầy dung tôi...

(Bao La Ơn Ở Kiếp Người)

 

     Thơ lục bát Trần Thiện Hiệp toát ra sự cô đơn, nhưng là sự cô đơn cần thiết có cả một chút ngậm ngùi, xót xa, luyến tiếc rất thơ mà cũng rất người. Tuy nhiên điều Trần Thiện Hiệp muốn nhấn mạnh với tôi về nỗi nhớ quê hương, trong Thơ Trần Thiện Hiệp anh không thể hiện nhiều. Hoặc là đối với Trần Thiện Hiệp, tất cả những ǵ chung quanh anh đều mang bóng dáng quê hương? như anh viết:

 

Đă đi ṃn gót đường thiên hạ

Về nhánh sông gầy soi bóng ta

 

     Từ khi c̣n là một thiếu niên tôi đă rời xa quê cha đất tổ, hơn năm mươi năm xa nhà, càng về thăm lại càng nhớ, nhớ từng vạt cỏ, bờ sông đă chẳng c̣n như xưa, tất cả đi vào hoài niệm. V́ thế  tôi rất đồng cảm với t́nh quê hương của Trần Thiện Hiệp. Đàn chim di trú quay về đất tổ, băng qua băo tuyết, bằng t́nh yêu bản năng mănh liệt chúng về đến quê nhà với bầy đàn xác xơ. Hơn hai mươi năm ở xứ người, Trần Thiện Hiệp nhận biết sự mất mát khi anh viết:nửa trong khói lửa quê nhà - nửa trong thanh b́nh trôi dạt - nửa nào cũng là mất mát. Chúng ta dù muốn hay không vẫn phải chấp nhận sự tồn tại không trọn vẹn, chính điều đó làm cho con người nhận thức về đồng loại, về giá trị vĩnh cửu chưa ai trong chúng ta vươn tới.

     Trở về thơ Trần Thiện Hiệp, chúng ta khó t́m thấy trong tập thơ này những giá trị Trần Thiện Hiệp c̣n phải miệt mài t́m kiếm. Mong một ngày nào đó tôi có cơ may ghé thăm tư dinh của anh ở Thủ Đức, chỉ để cạn một ly rượu mừng. Mà h́nh như chúng ta may hay rủi, vui hay buồn, đều có thể nâng ly. Gom tất cả cái lư do để cụng ly, cụng ly không hẳn riêng v́ cái chất đựng trong ly. V́ muốn nh́n thấy nhau mà thôi. Cuộc đời cứ dăm ngày ba tháng lại mất một người bạn, không cụng ly liệu măi sống c̣n?

 

Trần Áng Sơn

Saigon 07-2004

(Trích: Những Trang Sách Khép Mở, tập IV)