https://3.bp.blogspot.com/-DXf29kjcwMM/WXd-DFFJmgI/AAAAAAAAAow/ggy0M4N6ORo7oEmV_Ofd2rvpiYBK33bDACEwYBhgL/s1600/Slide2.PNG

 

Gần 20 năm qua, trong sinh hoạt văn học nghệ thuật của người Việt ở hải ngoại, Trần Hoài Thư là cái tên được nhiều người nhắc đến, là nhà văn/nhà thơ được nhiều người yêu mến v́ công lao của ông trong việc sưu tầm và xuất bản các tác phẩm văn học miền nam 1954-1975. Bằng số tiền lương hưu ít ỏi, với sự hỗ trợ của những người có ḷng với văn học miền nam, từ năm 2000, Trần Hoài Thư cùng người bạn đời Nguyễn Ngọc Yến mua máy in, thành lập nhà xuất bản Thư Ấn Quán và tạp chí Thư Quán Bản Thảo. Cho đến nay, phần lớn các tạp chí văn học dạng báo giấy của người Việt ở Mỹ đă đóng cửa do sự xuất hiện của các tạp chí trên mạng internet nhưng Thư Quán Bản Thảo vẫn tồn tại và đă phát hành đến số 75. Tủ sách DI SẢN VĂN CHƯƠNG MIỀN NAM của nhà xuất bản Thư Ấn Quán đă sưu tầm và in lại hàng trăm tác phẩm giá trị, đáng kể nhất là bộ THƠ MIỀN NAM gồm 5 tập với tổng cộng khoảng 3500 trang và bộ VĂN MIỀN NAM 4 tập với tổng cộng khoảng 2400 trang. Công việc của hai vợ chồng ngày càng có kết quả th́ chuyện không may đă xảy ra cho chị Yến: tháng 1 năm 2013 một cơn tai biến (stroke) đă làm chị ngă gục, từ đó đến nay chị chỉ nằm một chỗ, không ngồi dậy được, mọi sinh hoạt cá nhân phải nhờ vào nhân viên trong nursing home và Trần Hoài Thư. Bất chấp những khó khăn, những bất hạnh đang phải chịu đựng, hiện nay Trần Hoài Thư vẫn thực hiện việc in ấn tạp chí Thư Quán Bản Thảo và tủ sách Di Sản Văn Chương Miền Nam. 


Bài phỏng vấn này nhằm cung cấp cho bạn đọc những thông tin căn bản và chính xác về một nhà văn/nhà thơ rất đặc biệt:

Trần Hoài Thư.


Phm Cao Hoàng

 

https://1.bp.blogspot.com/-X0gRrqSMRV4/WXeX7M6ZayI/AAAAAAAAAqQ/UlEg85NX3sgYs3_l0cvDrKdODqqJ6mxKQCLcBGAs/s1600/Tran%2BHoai%2BThu%2B2017.JPG

Trần Hoài Thư bây giờ

Photo by Phạm Cao Hoàng – New Jersey, 7 tháng 5.2017

 

 

1.  Anh Trần Hoài Thư, theo tôi biết, anh có một tuổi thơ bất hạnh. Xin anh nói một chút về tuổi thơ của anh.

 

THT.  Tôi sinh năm 1942 tại Đà Lạt. Tuổi thơ thất lạc cha, theo mẹ sống khổ cực ở Rộc Rau Muống, Nha Trang. Có một thời gian tôi sống trong cô nhi viện Bethlehem ở Ḥn Chồng. Năm 1954, cha tôi t́m được tôi và đưa tôi về Huế.

 

2.  Và chuyện học hành của anh?

 

THT. Ra Huế, từ năm Đệ Lục đến Đệ Tứ tôi học trường Việt Hương, Bán Công. V́ đậu trung học khá cao, tôi được phần thường danh dự trung học toàn quốc của TT Ngô Đ́nh Diệm, và được nhận vào Quốc Học. Tôi học ban B. Đậu Tú Tài II vào năm 18 tuổi, lấy một vài chứng chỉ khoa học tại Huế và Sài G̣n.

 

3.  H́nh như có thời gian anh dạy học ở Tam Kỳ? Sau đó th́ anh vào quân đội?

 

THT.  Vâng, tôi dạy tại trường Trần Cao Vân, Tam Kỳ, hai năm. Giáo sư đệ nhị cấp, dạy Toán là môn chánh.

 

4. Thời anh ở B́nh Định, anh là lính thám kích. Nhiệm vụ của anh là ǵ? 

 

THT. Năm 1967, tôi nhập ngũ, khóa 24 Thủ Đức. V́ măi lo viết báo Bộ Binh, làm thơ nên khi ra trường đậu gần chót bảng. V́ vậy, khi lên chọn đơn vị, chỉ có đại đội 405 thám kích sư đoàn 22 bộ binh là thiên hạ chừa lại.  

 

https://4.bp.blogspot.com/-Ht1JY0YkShE/WXeKetaQZtI/AAAAAAAAApA/SU0ep071vogHW-f_aVw4SUV7AetnJg3GACLcBGAs/s1600/Slide1.PNG

Trần Hoài Thư khi mới tốt nghiệp Trường Bộ Binh Thủ Đức (1967)

 

Tôi làm trung đội trưởng và xử lư  đại đội phó của đơn vị này khoảng 4 năm. Về nhiệm vụ và vai tṛ của thám kích, tôi xin trich lại một đọan trong bài viết “Định Mệnh” của Nguyễn văn Dưỡng, nguyên trưởng pḥng Nh́ SĐ 22 bộ binh – pḥng điều động đơn vị tôi:

 

"Bao nhiêu trách nhiệm nguy hiểm trong vùng địch kiểm soát, đột kích, thám kích, tiền thám hay viễn thám kể cả tăng viện và là mũi tấn công chính trong một trận đánh dữ dội, đều giao cho Đại đội Thám Kích 405. V́ vậy sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ của đơn vị nầy phải là quân nhân t́nh nguyện hoặc được chọn lựa trong thành phần có kinh nghiệm trận mạc, gan ĺ và nhất là sự bền bỉ chịu đựng gian khổ ở các đơn vị tác chiến khác của Sư Đoàn. Mặc dù Đại Đội Thám Kích không có trong Bảng Cấp Số của Sư Đoàn, nhưng do tính chất của nhiệm vụ khi thành lập – v́ nhu cầu chiến trường- nên tính mệnh của mọi cấp trong ĐĐ/TK như “chỉ mành treo chuông” mỗi một khi được sử dụng. Ai vào thám kích mà ra khỏi được, không chết, ít nhất cũng mang theo vài chiếc thẹo trên ḿnh. Trần Hoài Thư rời miền Trung vào miền Nam không biết được mấy Chiến thương Bội tinh…”

 

Tôi có 3 chiến thương ngôi sao đỏ do bị thương ba lần. 

 

Nếu viết về chiến công, thành tich của đại đội, th́ quá lớn. Đây là một đơn vị cấp số đại đội nhưng đă sản sinh một người được thăng cấp nhanh nhất của QLVNCH. Đó là thiếu úy Hồ văn Ḥa. Chỉ trong ṿng một tháng được thăng cấp hai lần, từ thiếu úy lên trung úy nhiệm chức rồi trung úy thực thụ do chính tướng Đỗ Cao Trí gắn ngay tại mặt trận.

 

Nhưng đối với tôi, cây viết của tôi chỉ dành cho những người lính khổ đă giúp vị sĩ quan kia được lên lon nhanh chóng. Lính khổ. Ai cũng biết. Nhưng ít ai viết về cái khổ của họ. Lính hy sinh. Ai cũng biết. Nhưng ít ai viết về sự hy sinh to lớn của họ. Lính là anh hùng vô danh. Không phải đâu. Họ có tên có tuổi. Họ có căn cước quân nhân, có thẻ bài. Thật là buồn cười, vô danh chỉ dành cho lính c̣n hữu danh th́ dành cho tướng cho quan…

 

5.  Sau đó anh trở thành phóng viên chiến trường. Anh làm nhiệm vụ này ở đâu và bao lâu? Anh có thể mô tả công việc của anh trong giai đoạn này không?

 

THT. Tôi về miền Tây làm phóng viên chiến trường từ năm 1971 cho đến tháng 4/1975. Vẫn là những chuyến đi vào trận mạc, với máy ảnh và cây viết. Tôi đă viết nhiều truyện lấy từ chất liệu sống này.

 

Từ bên kia đất Miên đến vùng đầm lầy Đồng Tháp, từ những cánh diều trên đồng cỏ đến những cánh diều bị vấy máu ở sân trường tiểu học Cai Lậy…

 

6.  Tác phẩm đầu tiên của anh được đăng báo là năm nào và ở tạp chí nào?

 

THT. Truyện ngắn Nước mắt tuổi thơ trên Bách Khoa có lẽ vào năm 1965 hay 1966 ǵ đó. Viết trên giấy học tṛ, và gởi đến Bách Khoa v́ ở thư viện Xavie chỉ có Bách Khoa. Gởi là gởi. Nhưng không hy vọng chút nào. Vậy mà truyện lại được chọn, có ít nhất 3 trang bị bôi đen. Tôi lấy chất liệu từ cô nhi viện Bethlehem ở Ḥn Chồng Nha Trang, nơi tôi có mặt gần hai năm.

 

7.  Anh có bài đăng trên hầu hết các tạp chí văn học uy tín ở Sài G̣n trước 1975. Anh có thể nêu một số nhận xét của anh về các tạp chí đó không?

 

THT. Tạp chí Bách Khoa với ông Lê Ngộ Châu chăm sóc, là tạp chí tôi rất trân trọng. Bách Khoa cư xử với những tác giả cộng tác rất công bằng. Bài tôi viết tay, ông Lê Ngộ Châu phải dùng kính lúp để đọc, và đă bỏ vào một hồ sơ riêng chờ dịp trả lại tác giả.

 

Riêng Văn th́ vào thời Trần Phong Giao làm thư kư ṭa sọan. anh ấy rất ưu tư về sự an ṭan của những người mang áo trận như chúng tôi. Anh t́m cách giúp đỡ để khỏi đi tác chiến. Mỗi lần bị thương, anh ấy cho đăng trong mục Sinh Hoạt Văn Học Nghệ Thuật rất trang trọng như thay mặt anh em mà kêu cứu dùm.

 

Riêng tờ Khởi Hành, dưới cái bóng của Hội Văn Nghệ Sĩ Quân Đội nên nó là nơi chúng tôi t́m đến  để gởi những bài mà chúng tôi nghĩ là khó có thể đăng được ở các tờ báo khác.

 

8. Trước 1975, anh đă có bao nhiêu cuốn sách được xuất bản?

 

THT. 

- Tập truyện Nỗi Bơ Vơ Của Bầy Ngựa Hoang do Ư Thức xuất bản năm 1968, in bằng h́nh thức ronéo.

- Tâp truyện Những V́ Sao Vĩnh Biệt do Ư Thức xuất bản.

- Truyện vừa Ngọn Cỏ Ngậm Ngùi do Tiếng Việt xuất bản.

- Truyện vừa Một Nơi Nào Để Nhớ do Con Đuông xuất bản (1974) 

  

9. Sau năm 1975 anh phải vào trại cải tạo. Ở đâu vậy, và bao nhiêu năm?

 

THT. Tại trại Kiên Lương và rừng tràm Trà Tiên (gần bốn năm)

 

10. Trở về, anh kiếm sống bằng cách đi bán cà rem. Anh có thể kể lại chuyện anh đi bán cà rem không?

 

THT. Tôi bán cà rem trong ṿng 8 tháng. Nói là bán cà rem, nhưng mỗi lần về nhà, tôi không quên dấu dưới đáy thùng vài kư gạo hay thịt heo bán lại kiếm lời.

 

Ta bán cà rem hề, ta bán cà rem!

Lắc chiếc chuông đồng, khua vang làng xă

Ôi những hồi chuông lâu rồi đă ngủ

Bỗng hôm nay, choàng dậy, ngỡ ngàng

 

Trên đầu ta, mây trắng thênh thang

Dưới chân ta, ṿng xe nhật nguyệt

Chuông đồng leng keng, thay người đào huyệt

Gọi những ma hồn trong buổi đảo điên

 

Ta đạp qua cầu, qua bến, qua sông

Qua những xóm làng, công trường mồ mả

Chiếc áo trận xanh, sạm mùi khói lửa

Chiếc mũ rơm đan, vương miện tội tù

 

Ta qua những miền thiên cổ âm u

Ta đập vào thùng, nghêu ngao ca hát

Ta bán cà rem hề, kem đường kem chảy

Thêm kem oan cừu chất ngất miền Nam

 

Những con đường Nam Bắc Tây Đông

Những trạm mọc lên chó vàng chó sói

Hỡi sợi dây sên, mi là bạn khó

Kết cùng ta những nỗi lênh đênh

 

Ta bán cà rem hề, th́ bán cà rem

Bà con ơi, đừng nh́n ta mà khóc

Ta đang đứng trong chuồng thú vật

Ít ra ta vẫn là một con người

 

Em bé quê ơi, nghèo lắm, phải không

Lại đây anh tặng em một cây kem chuối

Có phải em là con một người lính ngụy

Nên cuộc đời toàn là những cơn mơ?

 

Ôi những tiếng reo gịn, ông già cà rem

Chưa đầy bốn mươi, ta già thế đó

Ta không buồn đâu, tóc ta bạc trắng

Như một ông già chuyện cổ phương Tây

 

Ông già Noel vào mùa Giáng Sinh

Lắc chiếc chuông đồng phát quà phát bánh

Ta cũng như ông đầu làng cuối xóm

Lắc chiếc chuông đồng, phát cả trái tim

  

11. Anh vượt biên năm nào và đến Mỹ như thế nào? V́ sao vợ và con anh không cùng tham gia chuyến đi này?

 

THT. Tôi vượt biên năm 1979. V́ không có đủ tiền nên vợ tôi chấp nhận để tôi đi một ḿnh. Ba tháng sau, vợ con tôi được một chủ tàu tốt bụng cho đi mà không phải trả tiền. Và chúng tôi đoàn tụ vào cuối năm 1979 tại Maryland.

 

12. Xin anh kể lại những ngày đầu ở Mỹ, việc kiếm sống, việc học hành.

 

THT. Những năm tháng đầu của bất cứ người tị nạn nào dĩ nhiên là vất vả. Chúng tôi ở tại một khu đầy tội ác, với giá thuê nhà rất rẻ. Đó là Logan thuộc thành phố Philadelphia, tiểu bang Pennsylvania. Mấy cửa sổ pḥng thuê (lầu 2) đều đóng kín, có cả đinh mười phân làm chông. Ban ngày tôi đi học, vợ tôi đi làm. Thằng con tôi đi đến trường và về nhà một ḿnh. Tôi phải để hai cục gạch để nó có thể đứng lên mà mở cửa. Lúc này tôi là sinh viên toàn phần của đại học Spring Garden College. Ban  đêm tôi là người quét dọn pḥng ốc để có tiền trang trải cho cuộc sống. Có khi ở trường gọi điện thọai về thăm chừng con, thấy không ai lên tiếng, tức tốc tôi phải bỏ học về nhà, th́ ra nó ngủ quên không nghe chuông reng…

 

Tôi tốt nghiệp đại học với thứ hạng cao, gần top. Hăng AT & T đến tận trường mời những sinh viện vừa tốt nghiệp với thứ hạng cao và tôi chộp lấy cơ hội để làm việc cho hăng này tại chi nhánh của họ ở New Jersey. Đây cũng chính là lư do tại sao tôi sống ở New Jersey – một tiểu bang có ít người Việt – từ đó đến giờ.

 

https://1.bp.blogspot.com/-nsZIKkaNt_g/WXeOsSf9MuI/AAAAAAAAApU/4uYfz-k7fZE-hGuS4zjjSuDhVQkiKYZMACLcBGAs/s1600/Slide1.PNG

Nhà của Trần Hoài Thư ở New Jersey

Photo by Phạm Cao Hoàng – 7 tháng 5.2017

 

Trong khi làm việc cho AT&T, tôi ghi danh học Master về Toán Ứng Dụng tại đại học Stevens Institute of Technology. Miệt mài sau hai năm, tôi tốt nghiệp. Chính nhờ những buổi học đêm này mà tôi viết được truyện Đêm Mơ mà tôi rất tâm đắc.

Với cái bằng Master, AT&T cho tôi tăng một mức lương đáng kể. Tôi có thể đứng vững và vươn lên ở xứ người v́ tôi đă vịn vào cha tôi:

 

Lan can ba, ba thẳng lưng

Ba dạy con, chân đạp bùn mà đi

Con nhón chân, con đưa tay

Con  vịn  ba với cái đầu

ngẩng lên !...

(Trích tập thơ VỊN VÀO LỤC BÁT, mới xuất bản, tháng 7.2017) 

 

https://2.bp.blogspot.com/-0HC54M7cHOU/WXpgeUu5t4I/AAAAAAAAAvI/dtGBDQUuXbAuuxcdO9-6WdQs1XzP2DawACLcBGAs/s1600/vin%2Bcha.jpg

VỊN CHA - Tranh Trần Quí Thoại

 

13. Công ty sau cùng mà anh làm việc là công ty điện toán IBM. Từ công ty này anh đă về hưu sớm. V́ sao vậy?

  

THT. Bộ phận của AT&T sau chuyển qua IBM. Tôi làm thêm khoảng 10 năm nữa ở chức vụ Dự Án Trưởng (Project Leader). Nhiệm vụ của tôi là thảo những chương tŕnh liên quan đến security, bảo vệ công ty chống lại những hacker… Rồi bộ phận được chuyển qua Ấn Độ. Tôi không thể sang Ấn Độ làm nên quyết định về hưu non.

 

14. Sau khi nghỉ hưu, anh bắt tay vào việc thực hiện tủ sách DI SẢN VĂN CHƯƠNG MIỀN NAM và tạp chí THƯ QUÁN BẢN. Bằng cách nào anh có được những tư liệu văn học cho 2 công tŕnh này?

 

THT. Qua thư viện Mỹ như Yale, Cornell… Yale cách nhà 2 giờ lái xe, c̣n Cornell cách nhà 5 tiếng. Thường thường vợ tôi giúp lái xe v́ tôi dễ ngủ gục khi lái. Đường rất nguy hiểm, v́ là đường núi, nhiều khi tuyết băng đông đặc. Hai lần suưt chết v́ tai nạn khi đi Cornell.

 

Tại Cornell sách báo Tiếng Việt rất dồi dào. Làm sao tưởng tượng họ có cả tờ truyền đơn chiêu hồi được lưu trữ?

 

Có lẽ do bản chất của gịng máu thám kích nên đâm liều lĩnh. Có người cho là khùng, điên, nhưng mỗi lần nh́n những bộ sách thuộc DI SẢN VĂN CHƯƠNG MIỀN NAM, ḷng dâng lên niềm vui bát ngát….

 

15. Về việc in ấn, anh làm thế nào để có được máy móc và giấy mực?

 

THT. Về máy móc th́ lên Craiglist t́m. Có khi họ cho không, có khi họ bán rất rẻ. Sau khi thỏa thuận, họ cho biết địa chỉ, ḿnh đến, với cái screw driver trong túi. Họ hỏi máy nặng cả tấn sao ông lại khiêng nổi? Tôi cười, tao biết cách. Rồi tháo máy ra, đến mức không thể tháo. Fuser, ngăn giấy, mực, assembly parts, khung… Mấy anh chàng Mỹ trố mắt nh́n, ngạc nhiên. Chỉ có mực là mới có vấn đề. Lên Ebay mua, nhưng làm sao biết ông mực tốt hay xấu?

 

16. Chị Yến – người bạn đời của anh – đă giúp anh như thế nào trong việc thực hiện các công tŕnh này?

 

THT. Y. giúp tôi lái xe khi đi xa, đóng bằng chỉ những cuốn sách dày cả ngàn trang, hay phụ với tôi khiêng những thùng giấy tôi mua với giá rẻ. Y. giúp tôi viết địa chỉ, bỏ sách báo vào phong b́, dán tem, hay nhắc tôi về những sơ xuất. Khi một người hỏi order một cuốn sách, Y. luôn luôn nói là tặng, đừng lấy tiền. Tâm Y. là tâm Phật… Mất Y. là mất cả cánh tay phải. Tôi hết chỗ vịn.

 

VỊN EM 


Ḷng em là cả trăng rằm

Ḷng tôi trăng tối như nhằm ba mươi

May nhờ  tôi được dựa hơi

Nên ḷng cũng nhẹ, ít nhiều hồi tâm

Bề ngoài tôi đóng vai chồng

Nhưng bên trong là con thằn lằn nghe kinh

Lời Phật em tụng hằng đêm,

Nghe chừng như thể em cầu cho tôi

Cho tôi, bớt điếc bớt mù

Bớt sân si, bớt dâm tà tham lam...

Bây giờ em bỏ Quan Âm

Tôi lên, đứng truớc bàn thờ, đốt nhang

Ḱa, sao bàn tay tôi run

Tôi cần em, tôi cần em thật mà

 

Vậy mà em bỏ đi xa

Bỏ ngôi nhà, bỏ buồng thờ, đèn nhang

Em đi để nhận đoạn trường

Xe lăn định mệnh, chiếc giường nghiệp oan

 

Hay là em chuộc dùm chồng

Như xưa Chúa đă chuộc dùm thế gian?

(Trích tập thơ VỊN VÀO LỤC BÁT, mới xuất bản, tháng 7.2017) 

 

https://2.bp.blogspot.com/-UZ5J_olfTk4/WXeSIN6lwuI/AAAAAAAAAps/e8chb79S0sMecVQTMoUB-tVeHwLWcSJGACLcBGAs/s1600/Nguye%2BNgoc%2BYen.jpg

Nguyễn Ngọc Yến – người bạn đời của Trần Hoài Thư

(Ảnh chụp 2 tháng trước khi chị Yến bị stroke)

Photo by Phạm Cao Hoàng – Virginia, 22.10.2012

 

17. Xin anh nêu một số kết quả mà anh hài ḷng đối với các công tŕnh này?

 

THT. Trả lại sự thật và sự công bằng cho một số tác giả chưa được đánh giá, ghi nhận một cách đúng mức như Nguyễn Thị Thanh Sâm, Phùng Thăng, Hoàng Ngọc Hiển… cũng như hàng trăm tác giả mà thời ấy được gọi là những cây bút trẻ - những người đă có những đóng góp quan trọng cho Văn Học Miền Nam 1954-1975 qua những sáng tác được đăng trên các tạp chí văn học ở Sài G̣n như Văn, Văn Học, Bách Khoa, Văn Chương, Nghệ Thuật, Khởi Hành, Thời Tập, Ư Thức, Tŕnh Bày, Văn Mới, Văn Hóa Nguyệt San, Tư Tưởng… Cho đến nay, Thư Quán Bản Thảo đă phát hành đến số 75. Tủ sách DI SẢN VĂN CHƯƠNG MIỀN NAM của nhà xuất bản Thư Ấn Quán đă sưu tầm và in lại hàng trăm tác phẩm giá trị, đáng kể nhất là bộ THƠ MIỀN NAM gồm 5 tập với tổng cộng khoảng 3500 trang và bộ VĂN MIỀN NAM 4 tập với tổng cộng khoảng 2400 trang.



https://4.bp.blogspot.com/-I0lyWTQLAH4/WXpcu8Dx9GI/AAAAAAAAAuw/2M6m9OiS4bwfEVQ_sU7NPtVJBBod7DoQACEwYBhgL/s1600/IMG_9454.JPG

https://4.bp.blogspot.com/-RxpfIkFQ5Dc/WXpc0h7EZBI/AAAAAAAAAu0/u2w0YH9XBUgGZI4JmO1VIBDaaZzUXYpdwCEwYBhgL/s1600/IMG_9455.JPG

https://3.bp.blogspot.com/-mczcSibAFRk/WXpc5R8mjoI/AAAAAAAAAu4/YqVi-wWhopcS1anhKmIX6SM8Dsbt8g_yACEwYBhgL/s1600/IMG_9457.JPG

Trên kệ là Tạp Chí Thư Quán Bản Thảo và những cuốn sách do Trần Hoài Thư và Nguyễn Ngọc Yến sưu tầm và in ấn trong hơn 10 năm qua.


Đây chỉ là một phần trong Tủ Sách Di Sản Văn Chương Miền Nam 1954-1975.


Sách không bán, chỉ dành tặng cho độc giả theo yêu cầu,

chỉ có những cuốn dày cả ngàn trang độc giá mới góp tiền giấy mực.

Photo by Phạm Cao Hoàng – 7 tháng 5.2017

 

18. Hiện nay anh có gặp khó khăn ǵ trong việc thực hiện các công tŕnh của anh hay không?

 

THT. Rất, rất, rất khó khăn. Tôi phải lo nấu ăn để mang vào nursing home cho Y., mỗi ngày 2 lần, mỗi lần ở lại với Y. khoảng 90 phút. Khi ra về tôi vịn lan can mà lên. Cả chân tôi bị gout hành rồi thấp khớp hành, tối ngủ không được. Thêm mắt bây giờ yếu lắm.

 

19. Anh có dự án ǵ định thực hiện trong thời gian tới không?

 

THT. Không có. Chỉ tiếc là cuốn Cung Oán Ngâm Khúc đăng trên Văn Hóa Nguyệt San từ năm 1963-1970,  tôi đă scan được trên 100 trang. Sách b́nh giải bởi Trần Cửu Chấn (Tác gỉả b́nh giải Kiều, Chinh Phụ Ngâm nhưng không có Cung Oán Ngâm Khúc) rất chi tiết, ít có tác giả nào lại làm việc một cách nghiêm túc như vậy. Nhưng tiếc là microfilm nên chụp lại rất xấu, lại tốn nhiều tiền v́ máy chụp chỉ thư viện địa phương mới có.

 

Đó mới là di sản văn chương miền Nam. Nhưng thử hỏi, ai bỏ công, bỏ sức. bỏ tiền ra mà cứu nó?

 

PCH. Xin chân thành cám ơn anh Trần Hoài Thư. Mong rằng bài phỏng vấn này giúp bạn đọc biết một chút về chuyện văn chương và cuộc đời của anh và chị Yến. Anh chị đă sống một cuộc đời rất đẹp. 

 

Phạm Cao Hoàng thực hiện

Virginia, 25.7.2017

 

https://2.bp.blogspot.com/-lbs6SDvLm0c/WXeVt4g8tSI/AAAAAAAAAqA/zskiTH_3uHcdgZc5s_2idXBeIBnDQqqjQCLcBGAs/s1600/TRAN%2BHOAI%2BTHU.jpg

Chân dung Trần Hoài Thư – Đinh Cường vẽ (2014)

 

https://3.bp.blogspot.com/-KGrNVrWpMS8/WXeWKRC4VUI/AAAAAAAAAqE/KScb1il6CMUEmPAlOtNhXDi6svpfS9VuQCLcBGAs/s1600/TRAN%2BHOAI%2BTHU%2Bby%2BChon.jpg

Chân dung Trần Hoài Thư – Nguyễn Quang Chơn vẽ (2017)

 

https://3.bp.blogspot.com/-z1n4LwbESBo/WXeWfDB0zBI/AAAAAAAAAqI/XHP5Tktdp2Ys9Hw2HcV5VvRySOl-4pjkgCLcBGAs/s1600/tht%2B2.jpg

Chân dung Trần Hoài Thư – Hoàng Ngọc Biên vẽ (2017)



Độc giả quan tâm đến các tác phẩm

Trần Hoài Thư đă và đang thực hiện

thể liên lạc với ông ở địa chỉ:

TRAN HOAI THU

719   Coolidge  St

Plainfield,  NJ 07062

Email. tranhoaithu16@gmail.com