Nỗi Buồn Tháng Tư

Thiên Lư

 

 

          Năm nào cũng thế, cứ đến tháng Tư là ḷng tôi lại cảm thấy buồn buồn, một nỗi buồn rất khó tả. Đôi khi cái buồn gây ra sự chán nản, lười biếng, lại có lúc nó làm cho tâm hồn tôi bải hoải, trí năo u sầu, người đâm ra đờ đẫn. Trong cuộc sống, không phải thời gian lúc nào cũng là liều thuốc mạnh để tôi quên đi những kỷ niệm, những chuyện buồn ngày cũ một cách dễ dàng. Nhất là khi đang sống ở một nơi xa quê hương, xa cộng đồng người Việt và tôi lại làm việc trong môi trường trẻ thơ. Một môi trường mà tôi đă gắn bó nhiều năm ở quê nhà trước khi tôi ra đi. Tôi nhớ trường, nhớ lớp, nhớ bạn bè, nhớ những lần đi chơi sở thú với trẻ, nhớ mỗi buổi sáng cô tṛ cùng tập thể dục trên sân, nhớ những giờ tập hát ... Tôi nhớ nhiều, nhiều lắm… Nỗi nhớ như c̣n đan chồng lên kư ức tôi trong mỗi cử động va chạm vào từng đồ vật ở lớp. Từ sắp xếp những chiếc ghế nhỏ chung quanh cái bàn thấp, đến lấy hộp bút màu, sửa cái giá vẽ, quay sang những đồ chơi đầy màu sắc vô tri…Mọi thứ, đều gợi lại cho tôi khung trời học đường nhỏ bé một thời ở Việt Nam.  

        Tháng Tư nơi thành phố tôi ở đang khoác lên chiếc áo màu xanh non của ngày đầu xuân. Lá trên cây đă đua nhau mọc tươi mơn mởn. Cây lê, cây đào và cây mơ sau vườn nhà tôi đang nở đầy hoa trên những nhánh gầy mỏng manh, nhẹ rung theo gió. Mùa xuân tháng Tư đem lại niềm vui ấm áp cho mọi người sau những ngày đông tuyết phủ lạnh giá. Nhưng với tôi, niềm vui ấm áp vẫn không xoa dịu được nỗi buồn đang đặc cứng trong ḷng.

Tháng Tư, tháng Tư. Ôi, buồn, đau, hận, chán. Những cảm xúc ấy đă lấy hết sinh khí của tôi rồi! Tôi vật vờ trong nỗi hồi tưởng cay đắng về một ngày "mùa xuân đại thắng" trên quê hương bốn mươi năm trước. Một ngày đă bắt đầu thảm họa đói nghèo, rách nát với nhiều bi kịch xảy ra trong mỗi gia đ́nh, mỗi cuộc đời, kéo theo nỗi lo âu sợ hăi cho cả những người đă phải xa rời quê hương miền Bắc v́ sự tàn bạo của CS từ ngày chia đôi đất nước. Bà tôi đă là một trong hàng triệu người tản cư thời đó, và là nạn nhân của nỗi lo sợ, kinh hoàng trong ngày "chiến thắng" năm 75. Tôi c̣n nhớ rất rơ ánh mắt già nua, lèm nhèm nước mắt của bà, ẩn chứa một sự buồn bă sâu xa lẫn thất vọng chán chường, kéo dài suốt mấy năm sau ngày ḥa b́nh, cho đến khi bà tôi nằm xuống, nỗi buồn đau ấy vẫn không khép lại được.

        Dù mấy chục tháng Tư đă trôi qua, sự khổ cực của thời kỳ nghèo đói vẫn là nỗi ám ảnh theo tôi dai dẳng như một bóng ma quái ác. Nếu sự nghèo đói năm xưa đă giết chết bao sinh mạng và niềm hy vọng, th́ ngày nay nó c̣n đánh gục cả nhân phẩm, lương tâm, đạo đức con người trên bước đường sinh nhai. Đó là số phận của bao cô gái trẻ Việt Nam, đă phải hạ nhân phẩm của ḿnh xuống chỗ thấp hèn, vào hàng chờ đợi để được tuyển chọn cho một tấm chồng nước ngoài. Là những tổ chức "cái bang" bất lương, lợi dụng người già, em bé tàn tật đi xin ăn về nuôi họ, là nhiều chuyện chém giết nhau hằng ngày v́ tranh chấp tiền bạc, làm ăn. Là cả một khối người cầm quyền làm giàu trên xương máu của dân nghèo, rồi trở thành vua một cơi ở mỗi triều đại làng mạc. Họ mặc trên người chiếc áo sang trọng, tỏ vẻ quyền uy, bề thế, mà phong cách lănh đạo lại quá nghèo hèn, phẩm hạnh tả tơi, coi thường chữ t́nh đối với dân. Công b́nh xă hội bị họ chà đạp, bán mua…

        Tôi đă từng ấp ủ ước mơ trở về quê hương Việt Nam một ngày nào đó để được tiếp tục công việc dạy học cho trẻ em nghèo. Để sống giản dị bên cạnh cuộc đời của những dân nghèo thành thị, để cùng hít thở không khí b́nh an, thanh bạch ở cuối đời... Nhưng rồi, mỗi ngày đọc tin tức từ trong nước về bao nhiêu chuyện đàn áp dân, chuyện cưỡng chế thu hồi đất, chuyện bắt bớ, giam cầm những người trẻ tuổi yêu nước. Những theo dơi, sách nhiễu của nhiều tay “an ninh” tàn ác đối với người dân nào dám chống lại công quyền …Tôi lại càng thêm đau ḷng, ước mơ trở về đă dần dà lịm tắt. Thương cho dân lao động nghèo mất đất, mất tiếng nói, mất quyền làm người. Ôi, nói làm sao hết được thảm cảnh của quê hương Việt Nam ngày nay… Đất nước đă thanh b́nh suốt ba mươi mấy năm dài, sao không khí an lành vẫn chưa hiện diện trong đời sống cho toàn dân? Cảm giác bất an luôn ŕnh rập những thanh niên yêu nước, không khí gông xiềng, tù tội lan rộng khắp nơi, bất chấp mọi sự lên án và can thiệp của các tổ chức nhân quyền thế giới.Thanh b́nh lâu rồi, sao trẻ thơ nghèo thất học ngày càng nhiều theo hệ số nhân ở các tỉnh thành ngoại ô? H́nh ảnh "Khi đất nước tôi không c̣n giết nhau, trẻ con đi hát đồng dao ngoài đường..." (1) sẽ măi là điều hoang tưởng trên một đất nước không c̣n t́nh người, không có sự quan tâm đến trẻ thơ và đang dần tiến đến con đường nô lệ ngoại bang dưới một chính quyền tàn bạo, độc tài.

        Tháng Tư, nỗi buồn lịch sử, nỗi đau chung của triệu người Việt lưu vong, trong đó có tôi đang ngồi đây gơ trên phím những ḍng cảm xúc buồn về tháng Tư. Những tưởng, ḿnh sẽ nhớ hết nhiều chuyện đă cố quên mà không thể, sẽ nói được trọn vẹn bao điều tôi muốn nói. Dù đă cố, tôi vẫn không tiếp tục nổi trong sự nghẹn ngào quá đỗi khi tôi thấy lung linh mờ ảo trên màn h́nh, lần lượt hiện ra khuôn mặt buồn rầu của cha tôi, ánh mắt tuyệt vọng của bà ngoại, và thân thể gầy c̣m của mẹ với hơi thở nặng nhọc vào giờ hấp hối.

        Bi kịch trong gia đ́nh tôi đă xảy ra cũng bắt đầu từ một ngày tháng Tư "đổi đời" năm xưa ấy...

        Những năm tháng vắng cha

        Cuối tháng 4 năm 1975, bùng nổ một sự kiện lịch sử đầy sợ hăi và lo lắng cho người dân miền Nam: Việt Cộng chiếm miền Nam!!! Ngay cả tôi, một con bé vừa tṛn mười lăm tuổi, đâu đă hiểu biết ǵ nhiều về cuộc chiến tranh hôm qua, cũng đă cảm thấy một thất vọng năo nề, một bầu trời u ám, một tương lai tối đen cho gia đ́nh tôi nói riêng, và cho cả miền Nam nói chung. Cái bóng đen kinh hoàng ấy đă bao trùm xuống gia đ́nh tôi từ lúc cha tôi bị đi cải tạo. Mẹ tôi đă phải chống chọi với mọi khó khăn trong thời điểm mở đầu rất khắc nghiệt của chế độ Cộng Sản, lao vào cuộc sống mới giành giật từng miếng cơm manh áo cho tất cả mười đứa chúng tôi và một bà ngoại già yếu. Thế nhưng, với hai bàn tay trắng, không chút kinh nghiệm ǵ với sự bương chải ngoài đời, và cũng không có một sự giúp đỡ nào từ phía họ hàng, người thân hay bè bạn. Mẹ tôi dù đă cố gắng hết sức ḿnh vẫn không kéo được chúng tôi qua khỏi con vực nghèo đói của cuộc đời. Cái nghèo đói tấn công vào gia đ́nh tôi rất nhanh, mỗi ngày tôi đi học với cái bụng rỗng cồn cào đến run rẩy, để chán ngán ngồi nghe những bài giảng về tập thơ “Nhật Kư Trong Tù”của Hồ Chí Minh, để mệt mỏi với những bài ngợi ca về cuộc chiến thắng vĩ đại thống nhất đất nước. Đầu óc tôi bấy giờ chỉ nghĩ đến khi nào th́ cha tôi sẽ được nhà nước Cộng Sản thả về? Và khi nào th́ gia đ́nh tôi sẽ được trở lại một đời sống b́nh thường đủ ăn, đủ mặc. Tinh thần tôi suy sụp theo cơn đói và nhất là mỗi khi đi học về tôi lại nghe tiếng gào khóc của em bé tôi trong cơn khát sữa. Tôi chán học, chỉ muốn đi làm kiếm tiền để giúp mẹ. Sau mấy ngày trốn học đi lang thang t́m việc làm, tôi đă chẳng t́m được việc ǵ ngoài việc làm cho mẹ tôi buồn và khóc. Mẹ đă năn nỉ tôi đi học lại, và mẹ bảo tôi, thử nghĩ xem cha tôi sẽ đau khổ biết chừng nào khi cha trở về trong cảnh gia đ́nh tan nát, các con hư hỏng, bỏ học hành. Nghe mẹ nhắc đến cha, tôi thấy ḷng ḿnh ấm lại, mẹ tôi nói đúng, tôi phải đi hết con đường học vấn dù có nhiều chông gai trở ngại, dù phải ngồi hàng giờ, hàng tháng nghe những bài giảng chính trị khô khan, phải cần mẫn với những công tác lao động trong trường, tôi vẫn phải, và luôn phải cố gắng để không phụ ḷng cha mẹ tôi.

       Vào những năm đầu ấy, nhà nước “phát động phong trào bài trừ văn hóa đồi trụy” Nhà nào có sách cũng phải đem ra nộp cho văn hóa phường, sách của cha tôi rất nhiều. Trước khi dọn nhà lên Đà Lạt làm việc, cha tôi đă gửi toàn bộ những tủ sách của cha ở nhà cô, chú tôi, đa số là sách khoa học, một số là sách tâm lư giáo dục và sách lịch sử. Nhưng những người cán bộ phường ấy đă không phân biệt được các loại sách hay và giá trị của từng cuốn sách. Sách nào cũng bị xếp vào loại “ văn hóa đồi trụy” hoặc là mang tư tưởng “tiểu tư sản, phản động”, họ buộc phải đem nộp để hủy bỏ. Tôi nh́n những cuốn sách mang đầy kỷ niệm của cha tôi rơi vào tay họ mà buồn đến chảy nước mắt. Sau lần kiểm kê sách đó; tôi cảm thấy chán ghét chế độ đă ngăn cách cha con tôi lại c̣n cướp đi những giá trị tinh thần quí báu của cha tôi để lại. Tôi càng cảm thấy thất vọng hơn khi nh́n ra con đường tương lai u tối trước mặt mà tôi sẽ phải sống, phải học, rồi trưởng thành dưới tư tưởng của họ.

     Tháng 6/1977, sau khi tôi đă thi đậu xong bằng tốt nghiệp lớp 12, tôi cứ tưởng là đă trút được gánh nặng sách vở để bắt đầu đi t́m việc làm. Vậy mà không, mẹ tôi lại muốn tôi thi vào đại học sư phạm. Thật t́nh, tôi đă chẳng c̣n muốn đi học lên làm ǵ nữa, tôi cố tŕnh bày với mẹ những điều tôi được biết về chuyện thi cử rằng: Vào đại học sư phạm không phải là chuyện dễ, học sinh phải có lư lịch trong sạch đến 3 đời.  Đó là chưa kể đến diện ưu tiên cho những thí sinh thuộc thành phần đi bộ đội, những gia đ́nh có công với cách mạng, gia đ́nh bần nông hay công nhân… Hơn nữa tôi cũng không muốn trở thành một giáo viên dạy văn dưới chế độ Cộng Sản khi chính trị đă xen lẫn vào văn học. Tôi c̣n đưa ra gương điển h́nh của anh trai tôi đă thi rớt đại học năm trước dù rằng anh học rất khá và rất chăm chỉ. Song, những lư lẽ của tôi vẫn không thuyết phục được mẹ, và mẹ tôi với một thái độ vừa cương quyết, vừa nhẹ nhàng, vừa động viên, vừa năn nỉ đă làm tôi không thể trái ư mẹ. Tôi không muốn mẹ tôi lại khóc lần nữa v́ chuyện học hành của tôi.  Thế là tôi ngoan ngoăn lên đường ứng thí cho mẹ vui ḷng sau khi biết chắc rằng tôi sẽ không bao giờ thi đậu. Những tháng hè chờ đợi kết quả là những tháng ngày hồi hộp và lo lắng nhất, khi trong phường tôi ở rầm rộ lên phong trào “nghĩa vụ lao động” và “thanh niên xung phong.” Thanh niên nam nữ, ai ai cũng phải tham gia một trong hai công tác đó nếu không có công ăn việc làm. Anh lớn của tôi đă phải đi thanh niên xung phong từ năm ngoái v́ anh đă thi rớt đại học và cũng không thể t́m được việc ǵ để làm. Trong thư viết về nhà anh có nói: “Môi trường thanh niên xung phong rất cực khổ và tạp nhạp, không thích hợp cho con gái đâu”, bởi thế mẹ và tôi rất lo sợ nếu tôi không có ngay một việc làm ổn định, tôi phải có nghĩa vụ đi lao động để xây dựng đất nước, đi đào kênh, đi thủy lợi, đi thanh niên xung phong, cái nào cũng ghê!! Tôi không muốn xa mẹ, xa em, tôi chạy vạy mọi nơi t́m việc, trong khi mẹ con tôi đang bối rối th́ tôi nhận được giấy báo đi tập trung lao động thủy lợi vào tuần tới. Mẹ và tôi cùng quưnh quáng, mẹ dắt tôi lên phường năn nỉ họ xin gia hạn cho tôi thêm thời gian đi lao động v́ tôi đang chờ kết quả thi đại học. Mẹ tôi cũng hỏi có cách nào cho tôi được miễn không, người cán bộ phường nói:

  “Nếu không đi th́ phải đóng tiền, nhưng việc đóng tiền chỉ dành cho những người sức khoẻ kém, hoặc ở tuổi trung niên, con chị là thanh niên th́ phải thi hành nghĩa vụ.”

Mẹ con tôi ra về trong nỗi buồn lo đến méo xẹo mặt mũi. Ngày hôm sau, mẹ dắt tôi vào hợp tác xă may mặc chỗ mẹ đang làm cố xin ông tổ trưởng xếp cho tôi một công việc ǵ cũng được để tôi có thể tŕ hoăn việc đi lao động.Thương t́nh mẹ con tôi ông xếp tôi vào tổ làm khuy áo, tổ này đang thiếu người. Tuy nhiên, ông chỉ nhận tôi vào làm công nhật chứ không nhận như một tổ viên hợp tác xă chính thức, v́ thế công việc này cũng không thể bảo đảm cho tôi “thoát” được “nghĩa vụ lao động.” Thôi đành chịu vậy, tôi cũng phải làm một cái ǵ đó để đỡ đần cho mẹ hơn là không làm ǵ hết, c̣n chuyện đi lao động, cứ mặc kệ tới đâu hay tới đó.

       Tôi lủi thủi về nhà với bao nhiêu rối rắm trong ḷng… Rồi một sự may mắn t́nh cờ đă đến, tôi nhận được thư báo của trường đai học sư phạm ngay khi tôi vừa bước chân vào nhà. Trong thư, nhà trường cho tôi biết là tôi đă không đủ điểm đậu vào đại học sư phạm (tôi đă biết chắc điều này rồi) nên họ chuyển tôi xuống trường trung học sư phạm Mẫu Giáo, và có lẽ v́ thành phần lư lịch của tôi không được rơ ràng, nên tôi chỉ được nhận vào học khoá cấp tốc 3 tháng, thay v́ học khoá chính quy 1 năm. Tôi hết sức mừng rỡ, càng tốt, chỉ cần học thêm có 3 tháng nữa thôi là tôi đă có một công việc hẳn hoi để giúp mẹ, và cái may trước mắt là tôi đă không phải đi lao động thủy lợi, v́ theo thông báo trong thư tôi phải có mặt ở trường thứ hai tuần tới. Tôi bỗng tưởng tượng đến sự vui mừng hiện trên khuôn mặt của mẹ, tôi phải rất cám ơn mẹ tôi về chuyện này, nếu tôi không chịu đi thi đại học như lời mẹ khuyên bảo, th́ làm sao tôi có thể t́m đuợc việc làm với mảnh bằng tốt nghiệp lớp 12, lại chưa biết một nghề chuyên môn nào cả. Tôi cũng không nhanh nhẹn như các em tôi để theo những người buôn thuốc tây ngoài chợ trời sau giờ học. Mẹ tôi đă nh́n thấy tôi là một đứa con chậm chạp, không có khả năng lăn lộn với cuộc sống bán buôn và càng vụng về hơn trong những công việc tỉ mỉ chân tay. Bấy giờ tôi mới hiểu v́ sao mẹ tôi quan niệm cuộc đời là một bài toán, một bài toán thật hóc búa! Vào thời điểm đó không ai đă có thể t́m ra một đáp số chính xác cho bài toán của cuộc đời ḿnh.

       Ngôi trường trung học sư phạm Mẫu Giáo nằm trên con đường đă được đổi tên sau tháng 4/1975 là đường Tôn Đức Thắng (tôi thật sự không nhớ tên đường trưóc 75). Hệ thống giáo dục của trường trong năm học 1977-1978 chia làm 3 hệ đào tạo:  Khối A là hệ chính qui học một năm, c̣n gọi là hệ 12+1, khối B là hệ đào tạo ba năm cho những học sinh vừa tốt nghiệp xong lớp 9, c̣n gọi là hệ 9+3, và hệ sau cùng là khối C, hay c̣n gọi là hệ cấp tốc. Thành phần nhân viên trong trường từ các giáo sư, đến khối văn pḥng, học sinh toàn là phụ nữ, và tất cả học sinh trong trường đều được gọi là giáo sinh. Trong khi đó cạnh sát bên trường là xưởng đóng tàu “Ba Son” lại toàn là công nhân Nam.  Khi vào học khối C, tôi mới biết rằng đại đa số giáo sinh trong khối C là những chị sinh viên đang học dở dang đại học Văn Khoa trước năm 1975, lư do là nhà nước “giải thể” trường đại học Văn Khoa, buộc các sinh viên phải chuyển sang đại học hay trung học sư phạm. Các chị sinh viên ấy đa phần thuộc gia đ́nh “Ngụy Quân, Ngụy Quyền”. Tôi gặp N.A là con gái của một vị giáo sư cùng dạy ở trường Vơ Bị Đà Lạt với cha tôi. Chúng tôi được coi như là số ít trong số những học sinh trung học lọt vào khối C của trường này.  Mỗi giáo sinh đều có tiêu chuẩn lănh nhu yếu phẩm hàng tháng như vài kư gạo, một kư đường, hai hộp sữa, và một ít tiền học bổng. Điều này làm tôi thấy yên tâm là tôi có thế tự lo tiền sách vở để bớt đi chút gánh nặng cho mẹ. Tôi lại tiếp tục cắp sách đi bộ đến trường mỗi ngày, lần này con đường đến trường dài hơn con đường hồi c̣n ở trung học. Sáng nào tôi cũng khởi hành từ nhà lúc năm giờ bốn mươi lăm, và đặt chân đến cổng trường th́ vừa đúng lúc c̣i của xưởng Ba Son hụ bảy giờ, rồi tiếng chuông reo vào học của trường tôi vang theo. Ngày ngày, cơn đói vẫn hành hạ tôi trên đường đi học, tôi cứ phải đếm từng bước chân ḿnh để cố quên cái đói, để nuôi sự kiên nhẫn, và tự nhủ: phải ráng cố gắng, chỉ ba tháng thôi, thời gian sẽ qua nhanh, không bao lâu nữa ḿnh sẽ kiếm được tiền.

      Chương tŕnh học th́ không có ǵ là căng thẳng lắm, chỉ có điều kỷ luật của trường quá khắt khe khiến cho tôi chán nản.Thí dụ như khi chuông reo vào học bảy giờ là nhà trường sẽ đóng cửa, học sinh nào đến sau bảy giờ th́ coi như vắng mặt.  Học sinh không đeo phù hiệu th́ bị đuổi về… c̣n rất nhiều những luật lệ khó khăn khác mà tôi không nhớ hết. V́ là khoá cấp tốc nên thời gian học cũng gấp rút, chúng tôi học từ bảy giờ sáng cho đến bốn giờ chiều, nghỉ một tiếng rưỡi giữa trưa…

      Thấm thoát thời gian ba tháng trôi qua, tôi háo hức chờ đợi nhà trường ra thông báo ngày đi thực tập và ngày tốt nghiệp. Bỗng nhiên, một sự kiện lớn đă làm tan biến bao niềm háo hức trong tôi. Nhà nước đưa ra kế hoạch “đánh tư sản” từ cấp phường đến cấp quận, họ dùng các phương tiện báo chí, truyền thanh đế tuyên truyền, lên án, đả kích thành phần tư sản rất ghê gớm.Theo sắc lệnh của nhà nước, tất cả các học sinh trung học chuyên nghiệp, sinh viên đại học khắp nơi đều phải tham gia công tác “kiểm kê chống tư sản”. Và thế là cả khối C của chúng tôi đều bị huy động đi công tác này thay cho việc đi thực tập. Nếu giáo sinh nào mà không tham gia th́ sẽ không được ra trường, công tác này cũng tính điểm như điểm đi thực tập vậy. Hôm đó tôi về nhà báo cho mẹ biết chuyện tôi bị bắt buộc đi công tác “đánh tư sản” với sự bực tức hậm hực, mẹ tôi ôn tồn bảo: “ Thôi ráng đi con, gió chiều nào th́ phải theo chiều ấy, chống cự làm sao được.” Tôi vẫn không hiểu đánh tư sản là ǵ? Và tại sao phải đi đánh tư sản? Buổi chiều, tôi được lệnh tập họp ở trường vào khoảng 5 giờ cùng với các chị bạn, chúng tôi bàn tán đủ điều. Ai cũng lo lắng không biết ḿnh sẽ làm ǵ? Đi đâu? Và điều kiện ăn ở thế nào? Khoảng một tiếng đồng hồ sau có mấy chiếc xe cam nhông đến, người tài xế thúc giục chúng tôi lên xe một cách bí mật. Những chiếc xe cam nhông ấy đă thả từng nhóm học sinh chúng tôi xuống những địa điểm khác nhau, tôi bị thả xuống sau cùng với một nhóm người lạ hoắc ở một khu phố chẳng biết là đâu. Có hai người đàn ông trung niên đón nhóm người lạ và tôi ngay ở đầu xe; họ điểm danh, đếm số rồi dắt chúng tôi vào một ngôi nhà rộng. Tôi thật lo sợ khi nh́n thấy rất nhiều người đàn ông, đàn bà đủ mọi lứa tuổi ngồi chật cả căn pḥng, tôi thầm hỏi: “Người ở đâu mà nhiều vậy ḱa?” Tiếng nói chuyện ồn ào và hơi người nồng nặc khiến tôi phải bước ra ngoài hiên. Tôi nghe tiếng gào rất to của một trong hai người đàn ông trung niên lúc năy cố át tiếng ồn thông báo rằng: “Chúng ta có lệnh phải chờ đến sáng sớm mai mới có phân công cụ thể”. Chờ nữa, sao tôi chán ghét chữ chờ quá, tôi cứ đi quanh quẩn trước hiên nhà, rồi th́ trời tối dần, muỗi bắt đầu vo ve, tôi đành phải vào nhà, nh́n chung quanh thấy đă có mấy người trải báo ra nằm, đàn ông, đàn bà, con trai, con gái người nằm, kẻ ngồi san sát bên nhau, trông hỗn tạp làm sao, dễ sợ làm sao! Tôi cố t́m cho ḿnh một chỗ nghỉ qua đêm. Nh́n măi tôi mới chọn được một góc nhà chật hẹp khuất sau cái cột gỗ, phía trước cái cột có một người đàn bà đang ngồi ngủ gục. Đêm ấy tôi không dám nằm xuống cứ ngồi bó gối nh́n mọi người, lúc nào mệt th́ gục đầu trên hai cánh tay. Mới xa nhà có mấy tiếng đồng hồ mà tôi đă thấy nhớ nhà, tôi nhớ mẹ, tôi nhớ bà ngoại, tôi nhớ đến em bé út của tôi, không biết tối nay em sẽ ṿi ai quạt cho em ngủ. Tội nghiệp cho em tôi đă hai tuổi rưỡi rồi mà em vẫn chưa biết nói, chỉ ngọng nghịu từng từ một. Rồi mơ màng trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê, tôi thấy cha tôi trở về nhà với một bao gạo to trên vai, chị em tôi chạy ra mừng rỡ, thi nhau reo ḥ: “A, bố về, bố về, bố đem gạo cho tụi ḿnh ḱa!””. Cha tôi xoa đầu từng đứa và bế em bé út tôi trên tay, rồi cha bảo: “Bố chỉ được về có một tí thôi phải đi bây giờ?” Tôi hỏi cha: “Bố đi đâu?”  Cha buồn rầu nói: “Đi vào trại cải tạo”, ngay lúc ấy có hai người bộ đội tới kéo cha tôi đi. Chúng tôi gào khóc: “Không, không, bố không đi đâu, thả bố tôi ra…” trong sự giằng co, xô xát, bao gạo đă đổ ra tung toé trên sân nhà, cha tôi không dám quay lại nh́n đàn con…   Tôi đau xót trong cơn mê, cảm thấy đầu ḿnh nặng trên cánh tay và hai đầu gối ướt sũng…Tôi nhớ cha tôi tha thiết…

       Sáng hôm sau tôi được phân công về vùng Hậu Giang, Chợ Lớn. Nơi đây tôi phải dự môt cuộc họp với ban lănh đạo công tác để biết ḿnh phải làm những ǵ trước khi “ra trận.” Trong buổi họp tôi gặp lại nhiều chị bạn quen học chung khối, tôi rất vui mừng và thấy ḿnh bớt lẻ loi, cô độc giữa đám đông xa lạ. Ban lănh đạo công tác gồm hai người đàn ông, một người là cụm trưởng khoảng 40 tuổi, nói giọng Nghệ Tĩnh, c̣n người cụm phó th́ trẻ hơn độ khoảng trên dưới 30 nói giọng nam. Anh ta có đôi mắt sắc bén với cái nh́n như muốn ăn tươi nuốt sống người đối diện. Cả hai đều là đảng viên của trường đảng Nguyễn Ái Quốc được bổ sung về điều hành công tác “đánh tư sản” này. Một cụm th́ khoảng từ 10 đến 15 nhà, mỗi nhà  hai ông “đảng viên” xếp ba người vào “đóng chốt”, cứ một học sinh th́ đi kèm với hai người dân địa phương. Tôi “bị” đưa vào một nhà tư sản đă từng là đại lư bán trà. Cũng như số phận của bao nhiêu giáo sinh khác, tôi phải giữ chức tổ trưởng để thực hiện công việc kiểm kê trên giấy tờ, và báo cáo hằng ngày cho hai ông trrưởng, phó. Hai người địa phương cùng đi chung với tôi cũng c̣n trẻ, một cô gái và một anh chàng thanh niên chắc chỉ hơn tôi vài tuổi.  Chúng tôi được lệnh phải “canh gác”, “theo dơi” mọi thành viên trong nhà.  Khi người trong nhà đi ra ngoài phải cho chúng tôi biết là đi đâu, và nếu họ có xách theo giỏ th́ phải khám xét pḥng khi họ dấu diếm tài sản để tẩu tán đi nơi khác.Tôi cảm thấy hổ thẹn cho công việc ḿnh đang làm, và tưởng như ḿnh là kẻ đồng loă với một tổ chức ăn cướp rất lớn của chính phủ.

        Gia đ́nh tư sản mà tôi đă được đặt chân vào hơi giống như một tiệm bán thuốc bắc. Vừa bước qua cái cửa sắt là tôi đă thấy ngay môt cái quầy gỗ cong cong h́nh chữ C, đằng sau quầy là một cái tủ lớn có những ngăn kéo nhỏ.  Hai bên phải và trái của cái tủ lớn là những kệ chất đầy thùng sắt tây rỗng sơn đen.  Nh́n quanh nhà, tôi không thấy có cái vẻ ǵ là “tư sản”. Bà chủ nhà là một bà già người Tiều, luôn mặc bộ đồ sẩm màu xanh dương, bà có mái tóc ngắn đă bạc nhiều. Khi tôi đặt chồng giấy tờ trên quầy và ngượng nghịu hỏi bà những câu hỏi về sự thu nhập buôn bán, cùng tài sản của gia đ́nh để tôi ghi vào giấy. Tôi đă đọc được sự đau khổ trên khuôn mặt bà, và nhận ra sự thành khẩn trong lời nói:

“Chời ơi! ngộ nói thiệt cho nị nghe,  ngộ nghỉ páng lâu dzồi. Lúc trước puông páng cũng nhỏ thôi, đủ hai bữa cơm qua ngày, đâu có tiền pạc ǵ nhiều đâu mà khai páo”, rồi bà quay sang phía sau cái quầy vói tay lấy một thùng sắt tây xuống và mở ra cho tôi xem bên trong cái thùng rỗng: “Đây, đây nị coi nè thùng không mà, đâu có trà nữa đâu mà páng”

 Tôi ái ngại nh́n bà, thấy tội nghiệp bà quá, tôi gật đầu và hỏi:

  “Con tin bà rồi, nhưng nếu bà không buôn bán nữa, sao họ t́m ra thuế môn bài có tên bà?”

 Bà chủ nhà chặc lưỡi:

 “Ậy, cái thuế môn bài đó là cũ lắm dzồi.  Mấy ông cách mạng đó không có chịu nh́n cái năm, cái tháng cho dzơ một chút.”

Tôi thở dài nói:

 “Thiệt t́nh con cũng không muốn làm khó bà đâu, người ta bắt con làm thôi, hay bà cứ nói đại con số nào cũng được để con ghi vào đây?”

 Bà chủ nhà lắc đầu:

“Ngộ giờ già dzồi, đâu có nhớ páng lời lỗ pao nhiêu mà nói, pỏ páng lâu dzồi”

Tôi bối rối nh́n tập giấy, những hàng, những cột sao mà rắc rối quá, không biết ḿnh phải ghi làm sao đây để báo cáo mỗi ngày cho hai lăo đảng viên dễ ghét kia. Bất chợt tôi nh́n vào cột tài sản, rồi nh́n những thùng sắt tây đen rỗng trên kệ, nhà bà có c̣n cái ǵ đâu ngoài những thùng sắt tây này. Một ư nghĩ loé lên trong đầu tôi:

“Thôi vậy đi, bây giờ con với bà sẽ đếm hết những thùng sắt tây này, bà c̣n nhiều thùng như vậy không, con sẽ ghi vào cột tài sản số thùng rỗng mà hiện giờ bà đang có”

H́nh như tôi nói hơi nhanh nên bà chủ nhà ngơ ngác hỏi lại: “Là làm sao, cột tài sản ǵ?”

 Tôi ghé vào tai bà chậm răi nói: “Tài sản của bà là những thùng sắt tây rỗng này, ḿnh sẽ đếm nó và ghi vào giấy.”

 Bà mừng rỡ gật đầu: 

 “Ồ dzậy th́ phải, cám ơn nị nghe, ngộ c̣n nhiều thùng ở chên gác ḱa!”

      Một buổi chiều có cuộc họp lớn giữa các cụm với nhau, tôi nghe tin một chị nào đó đă t́m ra mấy cây vàng của chủ nhà giấu trong những nắm than đá. Công trạng ấy đă được xem như một chiến tích lớn lao trong công tác “đánh tư sản”, và càng được thổi phồng khắp nơi trong các cụm, cũng nghe đồn chị đă được kết nạp vào đảng ngay tại hiện trường. Một thành tích dữ dội khác là những thành viên địa phương ở nhà nào đó đă khám phá ra nhiều vải vóc, và những tài sản quí giá được chủ nhà dấu đằng sau bức tường trong nhà.  Sau lần nghe những thành tích “nổi cộm” ấy, ông cụm trưởng của tôi không ngớt thúc hối chúng tôi phải kỹ lưỡng hơn trong việc theo dơi chủ nhà, phải cố t́m ṭi cho ra những tài sản mà chủ nhà giấu diếm. Ông ta c̣n ra lệnh mỗi ngày chúng tôi phải báo cáo thêm về diễn tiến của sự t́m ṭi, khai thác. Tôi bắt đầu thấy sợ những buổi họp báo cáo, v́ nhà tư sản mà tôi đang “đóng chốt” chẳng có ǵ để khai thác. Chiều nào đi họp báo cáo, tôi cũng lắc đầu cho qua chuyện.  Ông đảng viên cụm trưởng rất bực ḿnh tôi, ông xem lại mớ giấy tờ kiểm kê của nhà tư sản bán trà lẻ, dựa trên giấy tờ tôi làm ông không tin bà chủ nhà đă khai báo thành thực; và tôi đă bị ông khiển trách về sự lơ là trong công việc Ngày hôm sau ông cầm xấp giấy đến nhà bà gặng hỏi: “Sao bà chủ, c̣n bao nhiêu trà nữa khai ra hết đi, giấu diếm làm ǵ?” Vẫn khuôn mặt đau khổ và giọng nói thành khẩn, bà cố thanh minh cho cái nghề buôn bán trà lẻ rằng đă chấm dứt, nhưng cái lăo đảng viên vẫn tiếp tục tra hỏi. Tôi đă muốn bịt lỗ tai lại để không c̣n nghe thấy những câu “khảo của” hèn hạ của lăo đảng viên ấy.

       Mấy ngày sau, tôi bị đơn phuơng chuyển đến một nhà tư sản khác để tiếp tục làm công tác kiểm kê. Lần này nhà tư sản là một tiệm tạp hoá, thật khôi hài vô cùng! Nh́n thấy bà chủ tiệm với vẻ hiền hậu, chân chất, tự nhiên tôi thấy thương cho số phận của những người tiểu thương buôn bán lặt vặt đă bị liệt vào thành phần “ tư sản mại bản” “ bóc lột” nhân dân. Không biết họ đă bóc lột nhân dân nào?  Tôi vốn không thích những con số từ hồi c̣n đi học, mà bấy giờ tôi phải ngồi đếm từng mặt hàng trong cửa tiệm để ghi, để cộng, chán chường quá! Sau hai ngày quay cuồng với giấy tờ kểm kê, tôi đề nghị với bà chủ tiệm là tôi sẽ chỉ kiểm những món hàng lớn nào mà bà muốn tôi ghi vào giấy thôi, c̣n cả bao nhiêu món hàng linh tinh khác tôi phải chịu thua v́ quá nhiều., bà chủ tiệm cũng đồng ư với tôi như thế.

       Khi công tác “đánh tư sản” hoàn thành, tôi vui mừng đươc trở lại trường để tiếp tục cho xong cái sự nghiệp “trồng người” cấp tốc. Thế mà có xong được đâu, một công tác khác được bí mật thông báo trong nội bộ: công tác “đổi tiền”. Tôi may mắn hơn các chị bạn khác là đă bị lọt sổ ra ngoài chuyến đi đó. Không tham gia công tác th́ ngày nào tôi cũng phải đến trường làm những công việc lao động lặt vặt để có điểm thực tập cho ḿnh.Tôi không biết, càng không hiểu nổi là tôi đang được đào tạo trong một hệ thống giáo dục mầm non kiểu ǵ đây? Đáng lẽ ra tôi đă phải học xong từ ba tháng trước, nhưng khoá học kéo dài đền gần hết một niên khoá rồi, học sinh chúng tôi cứ c̣n bị cột chặt vào những công tác này, công tác nọ đến bao giờ nữa?...Trong thời gian đó, rất nhiều người đi vượt biên, nhà nước cũng đă tịch thu được rất nhiều nhà vắng chủ. Họ chưa biết sử dụng những căn nhà đó để làm ǵ, th́ vừa khi công tác đổi tiền kết thúc, toàn bộ học sinh khối C chúng tôi lại bị “lùa” đi công tác “giữ nhà” cho nhà nước, họ gọi công tác này bằng cái tên rất hoa mỹ là “thanh lư nhà cửa”. Lần đó, chúng tôi đi chung với những công nhân “Cục Đường Biển”.  Trở lại khu Chợ Lớn quen thuộc, chúng tôi được chia ra nhiều nhóm nhỏ rồi th́ cứ ba người lại vào một nhà, nhiệm vụ của chúng tôi là phải kiểm kê những tài sản chủ  nhà  bỏ  lại, thí dụ như: T..V, tủ lạnh, nồi cơm điện, quạt…và c̣n phải trông coi căn nhà đó cho đến khi nhà nước có lệnh dùng căn nhà ấy vào việc ǵ th́ chúng tôi được ra về. Công tác này có vẻ nhàn hạ đến nhàm chán và lại kéo dài hơn công tác “đánh tư sản”. Theo qui định của công tác “thanh lư”chúng tôi không đuợc phép mang ra khỏi nhà bất cứ thứ ǵ. Trong căn nhà tôi đă bị vào “thanh lư”, tôi t́m thấy rất nhiều sách chữ Tàu.; tôi nghĩ bụng nếu tôi gửi được cho cha tôi những sách này chắc là cha phải thích lắm. Cha tôi đang tự học thêm chữ Tàu trong tù để giết thời giờ, và lần nào có dịp thăm nuôi, cha cũng bảo mẹ tôi mua báo Tàu cho cha đọc. Nhắc đến đây, tôi chợt nhớ một anh Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Vơ Bị, người đă từng ở tù chung với cha kể rằng; anh đă học được ở cha tôi chữ “quân tử” từ hai câu: “Bần tiện bất năng duy” nghĩa là dù nghèo mà không tham lam, và “uy vũ bất năng khuất”, gặp cường quyền cũng không khuất phục. Theo anh, điều đă làm anh rất mến phục cha tôi là chỗ, dù sống trong cảnh khổ nào cha vẫn không đánh mất tư cách, và phẩm chất của người quân tử.

       Công tác “thanh lư” đă chiếm gần hết cả mùa hè, sau khi chúng tôi trở về trường lại, nhà trường đă gấp rút tổng kết điểm, và hoàn tất thủ tục ra trường để kịp gửi toàn thể giáo sinh khối C về các quận, huyện nhận nhiệm sở trước ngày nhập học. Tôi đă thực sự bước vào nghề dạy trẻ từ năm học 1978-1979 Năm đó, sở giáo dục ra chỉ thị mở rộng ngành nhà trẻ mẫu giáo xuống từng phường xă. Mỗi phường phải có một trường mẫu giáo và một nhà trẻ riêng biệt, và để bảo đảm cung cấp đầy đủ số lượng giáo viên mẫu giáo cho từng phường xă, chúng tôi được thông báo là giáo sinh ở phường nào th́ về phường đó dạy. Tôi nhận nhiệm sở về phường 4, quận 3 nơi tôi cư ngụ.  Ngày tôi t́m đến trường để tŕnh diện, một cảm giác lo âu lẫn thất vọng dậy lên trong ḷng tôi khi gặp bà hiệu trưởng (một người phụ nữ sinh hoạt phường khóm chưa hề qua một lớp sư phạm nào), bà đón tôi với cái nh́n từ đầu đến chân không mấy thiện cảm cho lắm. Có lẽ bà “kỳ thị” tôi v́ cái vóc dáng nhỏ bé gầy g̣ với bộ quần áo nghèo nàn. Sau này tôi mới biết rằng bà không thích nhận giáo sinh khốc C, v́ bà nghi ngờ khả năng chuyên môn của hệ đào tào cấp tốc. Bà đâu có biết trong khối C là khối tập trung những nhân tài, những tinh hoa tri thức của trường Đại Học Văn Khoa ngày trước. C̣n về trường lớp, đó không hẳn là một ngôi trường mà chỉ là một căn pḥng dài được mượn từ cơ quan phường đội ở trên lầu. Căn pḥng ấy được ngăn làm hai lớp, tôi là một trong hai giáo viên sẽ dạy lớp bên trong, và một người bạn khác học chung khối C với tôi sẽ phụ trách lớp bên ngoài.     

         Những ngày đầu đi làm của tôi cũng thật là chua chát, đắng cay. Tôi luôn chịu sự đối xử bất công của bà hiệu trưởng so với T. bạn dạy chung, mặc dù tôi rất chăm chỉ, đi làm đúng giờ, soạn giáo án đúng ngày. Nhưng h́nh như bà không bao giờ hài ḷng với mọi sự cố gắng của tôi. Có nhiều hôm, v́ cơn đói vật vă, khiến tôi mệt mỏi và không có sức để đi tới đi lui nhiều.  Giờ vui chơi, tôi chỉ ngồi một chỗ bất động nh́n học tṛ chạy nhảy như chong chóng. Bà đă bực dọc la lối tôi như một đứa trẻ: “Em làm cô giáo ǵ mà thụ động quá vậy hả, chẳng biết dạy học tṛ cho ra nề nếp ǵ hết, đâu phải đi vô dạy là cứ ngồi đó hoài để lănh tiền đâu?” Bà không biết mà chắc cũng chẳng cần biết là gia đ́nh tôi đă không có cơm ăn gần cả tuần rồi, chỉ toàn ăn cháo độn rau muống. Hai hôm trước cháo cũng không có mà ăn, phải ăn rau muống luộc không. Tôi đang thấp thỏm chờ tháng lương đầu và chút nhu yếu phẩm đem về cho mẹ đổi lấy gạo nấu cơm. ..

      Một buổi sáng, tôi đến trường trong cái mệt và đói lả người, tôi cố lết vào lớp t́m một cái ghế ngồi phịch xuống.  Hôm đó, T  không đến trường, cũng không thấy bóng dáng bà hiệu trưởng đâu, bà thường viện cớ cho sự vắng mặt của bà là phải đi xuống phường thường xuyên đốc thúc họ cấp nhà cho trường mẫu giáo, chứ trường ốc như hiện giờ ai mà thèm cho con đi học. Tôi nh́n những đứa bé học tṛ trong lớp toàn là con nhà nghèo, đứa nào mặt mũi cũng lem luốc, mũi dăi chảy ḷng tḥng.Có đứa mang chân không đi học, tôi chợt xót xa nghĩ đến h́nh ảnh của các em tôi có khác ǵ những đứa bé nhà nghèo này đâu.Tôi mong cơn đói sẽ qua đi, để tôi đứng dậy phát tập cho học tṛ tô màu. Cái đói đă làm tê liệt cả năo bộ của tôi, cả tứ chi tôi không buồn nhúc nhích. Nếu bà hiệu trưởng có mặt ở đây th́ chắc chắn tôi sẽ bị trách móc về chuyện đi vô dạy mà cứ ngồi hoài…Bất chợt, em trai kế của tôi từ nông trường lao động ghé qua trường thăm tôi. Thấy bóng em, tôi vịn thành ghế đứng lên, chầm chậm bước ra cửa, nh́n em tôi đen đủi và già đi rất nhanh so với tuổi muời tám của em, tôi cười trong nước mắt.  Không đợi tôi hỏi, em tôi nói ngay một hơi:

“Em mượn xe đạp của thằng bạn chạy về đưa nhu yếu phẩm cho bà, không thấy Mai ở nhà, mấy đứa nó nói Mai đi dạy ở đây. Em ghé qua thăm Mai một chút rồi phải đi liền, Mai xanh quá à”

 Tôi cảm động không nói được, nước mắt cứ rơi. Tiếng em tôi hỏi:

“Sao Mai khóc vậy? Bộ dạy ở đây cực lắm hả?”

 Tôi lắc đầu, ngập ngừng nói:

 “Chị… chị .. đói quá, nhà ḿnh mấy hôm nay ...khổ lắm. Mẹ chạy không nổi hai bữa cơm cho cả nhà, mà chị th́ ...chẳng phụ ǵ được cho mẹ…đi làm cứ mong luơng hoài mà chưa có...”  Tôi sụt sịt gạt nước mắt, em tôi ngắt lời:

“Em biết cái khổ của nhà ḿnh, bởi vậy em không dám ở nhà lâu. Không biết chừng nào bố mới về cho tụi ḿnh đỡ khổ…”. Em tôi chợt ngừng nói và móc túi áo lấy ra một gói nhỏ đưa cho tôi:

 “Em cho Mai nửa cục đường tán nè, Mai ăn đi đỡ đói lắm đó. Ở chỗ em mỗi lần đi lao động mệt đứa nào cũng phải thủ cục đường để ngậm cho khoẻ”

 Mắt tôi sáng lên: “Vậy hả? Sao Thái không để dành mà ngậm cho chị làm ǵ?”

“Mai đang đói ngậm liền đi cho khoẻ, em đă ăn nửa cục rồi mới có sức đạp mười lăm cây số về đơn vị bây giờ chứ”

 Tôi cầm nửa cục đường thẻ nh́n em nghẹn ngào… Em tôi nói:

 “Thôi, em phải đi đây, Mai ngậm liền đi cho khoẻ để có sức la hét tụi nhỏ”

 Nói rồi em đạp xe đi nhanh. Tôi ngẩn ngơ nh́n theo em, vừa run rẩy bỏ cục đường vào miệng. Vị ngọt của đường, và vị mặn của nước mắt pha lẫn vào nhau trong cổ họng tôi như tắc nghẽn lại…

       Đúng như lời em trai tôi nói, chỉ vài phút sau tôi bỗng thấy ḿnh khoẻ hơn một chút. Tứ chi tôi đă muốn hoạt động trở lại để tôi có thể chơi đùa với những đứa bé ngây thơ trong lớp. Sau giờ học, bà hiệu trưởng tạt qua trường đem cho tôi một tin thật khủng khiếp: pḥng giáo dục không có tiền trả luơng cho giáo viên trong 3 tháng, chúng ta sẽ được “truy lănh” 3 tháng luơng vào tháng 12. Tai tôi như ù đi, tôi tưởng như con ma đói đang cào bụng tôi đến chảy máu. Trời ơi, ba tháng không lương! Tôi sẽ phải làm sao để giúp gia đ́nh tôi trong cơn túng quẫn này??  Ba tháng không lương, tan nát hết bao nhiêu hy vọng của tôi rồi. Tôi không biết tôi c̣n được bao nhiêu sức lực để vượt qua những cơn đói dài trong những ngày tháng tới? Ba tháng không lương, có ai tin được đó là sự thật dưới chế độ cộng sản? Đảng và nhà nước đă làm được ǵ cho nhân dân sau khi ḥa b́nh, ngoài sự phát triển cái ghèo, đói và bệnh hoạn, ngoài việc hô hào dân chúng là đất nước hăy c̣n khó khăn, mọi người dân chúng ta phải biết khắc phục, c̣n phải khắc phục đến bao giờ? Thật là một nền hoà b́nh trong ai oán và uất hận. Trên đường về nhà tôi cứ lẩm bẩm măi câu: “ba tháng không lương” như một người khùng, rồi tôi bật khóc tức tưởi…

       Bây giờ ngồi đây tôi vẫn c̣n khóc, khóc măi trong suốt cuộc hành tŕnh ngược ḍng thời gian về một quăng đời đen tối của sự nghèo đói sau chiến tranh. C̣n biết bao nhiêu điều tang thương đă xảy ra trong gia đ́nh tôi. Những năm tháng vắng mặt cha, có những khúc quanh trong cuộc đời gợi cho tôi nhiều xúc cảm quá đớn đau, quá xót xa, đến độ tôi không tài nào nhấc bút lên viết hết được, và phải dừng lại nỗi nhớ của ḿnh …

 

Thiên Lư

Trích hồi ký “Ngược dòng Thời Gian

 

(1) Bài hát "Tôi Sẽ Đi Thăm" của Trịnh Công Sơn