BẠN VĂN VÀ TÔI

Vơ Công Liêm

 

 

 

 

          Nhà văn B́nh Nguyên Lộc có nói: ‘về quê là lên nguồn đời ḿnh’ tôi xét lời nói ấy quả không ngoa cho những khách tha phương mỗi khi nhớ quê. Cái ḷng hăm hở đó như lời cảnh báo, v́ lẽ; quê hương là nắm nhau, cuốn rốn tuy có xa mặt cách ḷng nhưng không phải v́ thế mà chối bỏ hay đoạn tuyệt. Nó có cái hồn thiêng trong chúng ta.Từ chỗ đó; nó ray rứt, nó quấn quưt, nó ôm đầm như thân phận kẻ lưu đày.

Một số người trước đây hối hả ra đi cho bằng được như thử bị quê hương ruồng rẫy hay ‘khai trừ’. Nghe ra tợ như có điều ǵ phũ phàng, tàn nhẫn. Thoạt kỳ thủy; mới nhận ra rằng ‘home sweet home’ là nơi về của mái nhà xưa mà cả đôi bờ coi như lời hẹn ước. Dẫu là ngh́n trùng xa cách nhưng ḷng hoài hương vẫn hiện hữu không dứt. Người đi hay người ở đều nh́n nhận t́nh quê chan chứa. Bạn tôi tha phương cầu thực một thời như tôi. Nói rằng: -thương đọt bí, đọt bầu chi lạ! Tưởng bạn tôi lăng mạn hóa cuộc đời. Suy rộng thấy bạn tôi thật ḷng. Không phải giải thích và chẳng phải nói nhiều. Th́ ra; chúng ta cùng cảnh ngộ. Mà khi đă ngộ ra được th́ không c̣n chi để trách cứ mà cho rằng quá đả khuynh?. Tôi hối hả ra đi và lâm vào hoàn cảnh tương tợ như vậy. Nói cho ngay; chuyện ra đi có nhiều nghĩa khác nhau, nhưng riêng tôi đi là ‘tu nghiệp’ để thấy ḿnh thấy ta, trăm trận trăm thắng là ở chỗ đó. Cho nên chi học mấy cũng thấy ḿnh ngu mà không thấy trận nào thắng cả; từ đó chỉ học ở t́nh bạn là cao qúy. Bởi; trong cái t́nh người nó chứa cái t́nh đất nước muôn năm. Xưa hối hả đi th́ nay hối hả về là thế.

Về quê lần này tôi được cái hân hạnh đón tiếp một số văn nhân cũ, mới. Kỳ thực th́ không có ai mới cả mà tuồng như đă biết nhau từ lâu; tuy không bằng xương bằng thịt nhưng đă gặp nhau trong văn thơ và đă nói với nhau nhiều điều như đă thân quen, bởi; dễ hiểu điều này qua cụm từ ‘style c’est l’homme’ cho nên chi không c̣n là người xa lạ hay qua một trung gian nào mà chúng tôi đến với cái t́nh chân. T́nh người cao qúi đọng trong một tâm hồn tha thiết, không vin vào nhau để giới thiệu cái ‘le moi’ qủi quái và đáng ghét đó. Hầu hết bạn văn tôi không có thái độ ấy; dù một mảy may nhỏ nhen đều không có mà dâng một tấm ḷng cao thượng. Qúi mến nhau mới gọi là thân nhau; bất luận ở nơi nào.

 

Yoshiro Soseki:

Thi sĩ đương đại; con chim sẻ mùa xuân

 

Đến Nhật Bản vào đầu tháng hai, tháng xuân hoa anh đào nở, khí trời heo heo như bên nhà. Ở chơi một tuần mà gắn bó vô cùng; cái t́nh Nhật là cái t́nh ‘hiệp sĩ đạo’ trọng danh dự hơn trọng tiền bạc.Tôi thân quen người bạn Nhật trong thoáng chốc mà trở nên cái t́nh dài lâu, bởi; chúng tôi ăn ngay nói thực, chả phải giấu điều ǵ, chẳng phải là biên giới ‘khách nước ngoài’ cho nên mạnh miệng. Chúng tôi bày tỏ bằng ‘nội công’ tâm truyền tâm và giữa chúng tôi b́nh đẳng không ‘face talk’ không ‘money talk’. Yoshiro đưa chúng tôi tham quan nhiều nơi.Chúng tôi không c̣n xa lạ qua sự trọng khách của chủ nhà. Một cái thưa hai cái tŕnh…Gặp nhau t́nh cờ như đă hẹn ở cửa hàng sushi; món ăn truyền thống Nhật, một lối ẩm thực có lồng chất Thiền vào trong cách sống. Chúng tôi ngỡ ngàng trước cảnh quang, bối rối trong kiểu cách ăn sushi và uống sakê, thực khách hầu hết là dân Nhật, phần đông ngồi ở bàn ghế thấp hoặc pḥng riêng có gối ngồi. Chúng tôi ngồi ở quầy để trực tiếp nh́n những tay đầu bếp ‘múa vơ’, cạnh tôi một thiếu nữ khác, tuổi ngoài ba mươi đưa mắt mỉm cười thân thiện, và; từ đó chúng tôi trao đổi nhiều chuyện khác nhau, dần dà mới hay nàng là thi nhân, tuy nàng kín đáo về chuyện làm thơ nhưng cuối cùng nàng cho biết nàng yêu thơ. Hóa ra chúng tôi là những người trong làng văn nghệ mà gặp nhau t́nh cờ.Tôi chẳng nói với nàng tôi làm thơ và nàng cũng chẳng nói nàng là thi sĩ. Nhưng gặp nhau trên cái đất văn vật này cũng đă ngộ ra được cái chất thơ trong con người thơ…Nhớ những khi ngồi ăn ḿ gói, uống sake trong con hẻm nhỏ mà nhớ con hẻm quê nhà. Đất nước ḿnh có nhiều đặc ưu hơn nơi khác nhưng không biết ‘dụng vơ’ cho nên mai một mà chỉ hướng đến cái của người khác làm chuẩn. Nh́n cung cách Yoshiro mà nghĩ đến dáng kiều của ta; cũng có thể do từ phong thổ, tập quán tạo nên?

Hôm nàng tiễn chúng tôi ra phi cảng trao tặng tập thơ mới xuất bản (dĩ nhiên là Nhật ngữ) để giao duyên văn hóa.Tôi không hiểu một chữ hay một nghĩa nào nhưng h́nh thức qua lối dựng thơ tôi cũng nhận biết được hồn thơ của thi sĩ bộc bạch một cái ǵ chân t́nh trong thơ, bởi; nh́n con người của Yoshiro không thể có một nghi ngờ nào hơn. Duyên kỳ ngộ! Yoshiro cho biết thêm: nàng là con cháu nhà văn lừng lẫy Nhật Natsume Soseki (1867-1916) với tác phẩm tiểu thuyết nổi tiếng Kokoro và đă được dịch qua nhiều ngoại ngữ. Gia tộc nàng gốc Đông Kinh. Th́ ra; hạnh phúc đến bất ngờ là hạnh phúc có thực ở đời.

 

 

Kiệt Tấn:

Dân miệt vườn. Uống cạn tào ráo ván

 

Sau tết ở Sàig̣n trời âm u, bởi; có những trận mưa lai rai làm cho đường sá c̣n rịn mùi ẩm thấp. Chúng tôi gặp nhau ở ‘Thềm Xưa’ nơi Thân Trọng Minh thường ‘tọa thiền’ một ḿnh hoặc một vài bạn thân quen xưa cũ. Cái sự đến của Thân Trọng Minh thường thấy trầm ngâm, kín đáo là đặc chất của người lương y. Tôi gặp Kiệt Tấn ở đây. Chúng tôi nh́n nhau như đă quen nhau lâu lắm nay mới hội ngộ. Kiệt Tấn có nụ cười nửa mép như nhân vật trong truyện của anh viết. Tôi biết Kiệt Tấn thuở thập niên sáu mươi (60). Mỗi lần đọc truyện anh, tôi thường phán chữ Đan Mạch (đ.m.) vào văn anh. Hôm nay gặp lại nhau tôi kể cho anh biết về cái sự vụ phải dùng ngôn ngữ Denmark với anh v́ tôi phục cái ngông nghênh văn chương của anh. -Được thôi! Kiệt Tấn nói. Ngày hôm sau tôi uống rượu với nhà văn tả thực này mới thấy ḷng phấn khởi. Phong cách về già của Kiệt Tấn là đà như E. Hemingway mỗi khi uống rượu. Cả hai nhà văn này có cái sâu lắng thâm hậu, nghĩa là ‘rịm rím một vịm troi’ ở cái chỗ đó mới thành văn hay. Nhà văn chân t́nh là nói toạt những ǵ như thật trong sự nghiệp cũng như trong cuộc đời, những ǵ mà đời ít ai thực hiện được. Nếu đem tinh thần Kiệt Tấn ra so sánh với H. Miller th́ không khác nhau mấy. Một đằng hụỵch toẹt và một đằng kín đáo thâm trầm. Huỵch toẹt của Miller là thẳng thừng, huỵch toẹt của Kiệt Tấn là huỵch toẹt hơn cả huỵch toẹt đó là nhà văn có một mớ kinh nghiệm đầy đầu trong cách dụng văn: khôn ngoan và trí tuệ. Bởi cả hai nhà văn này đa t́nh và lăng mạn trong đời và trong văn chương; cả hai đều có chất ‘đế’ trong hồn nên dựng truyện có đế. Điều này không ngạc nhiên chi mấy. Nhưng ngạc nhiên phong thái Kiệt Tấn không thay đổi, dẫu lúc này anh không bỏ hồn vào viết lách một cách dữ dội như xưa. Anh cho tái lại*là vại nước đái.Tư duy của nhà văn là biết dừng đúng lúc để cho sự nghiệp của ḿnh không dừng lại. Đấy là chân chính. Kiệt Tấn chỉ cúi nh́n và cười nụ cười ‘tre trúc’.

Chúng tôi gặp nhau rất t́nh cờ; tôi ở phương này, anh ở phương kia trên cùng một hành tinh này nhưng sự gặp gỡ tợ như đă có hẹn. Cái nh́n trực diện của Kiệt Tấn là nh́n để nhận diện giữa ta và người, giữa chủ thể và tha thể có cùng hợp chất để dung thông. Đó là cảm quan của tôi khi nh́n ‘bộ dáng/ body /corps’ của anh là một con người ‘dày dạn phong sương’. Nhưng không! cảm giác đó hoàn toàn nghịch lư trong tôi, bởi; trong anh đă phản phất một sự thật có thực qua cử chỉ và lời nói. Quả vậy; anh đă hoà tan vào đó một hóa chất kích thích tố để sống dậy một lần trong tôi và anh. Tôi đón nhận sự chân t́nh nơi anh cũng như trong văn chương anh là cả một bung phá tiềm tàng, một tiềm thức trú ngụ trong dạng thức của trí tuệ để phát sinh thành ngữ ngôn trong văn chương cũng như trong đời thường...Rất nhiều văn nhân nhận định, b́nh giải hay phê b́nh con người Kiệt Tấn trong vai tṛ khách thể, dựa qua tác phẩm của anh đă viết ra; lối mổ xẻ đó không có một tác động nào nơi nhà văn mà chỉ là người đứng nh́n sự kiện; gần như rập khuôn, nhai lại, khách sáo trí thức, nó không nói toát cái hóa trị (chemistry) là bản chất cố hữu nơi anh một cách độc đáo để thành h́nh ngữ ngôn trong tác phẩm. Lối b́nh giải cổ điển là tác hại cho tác giả đă gởi gắm toàn diện t́nh người, t́nh nước t́nh non vào trong đó và đại diện cho chính ḿnh. Trên kệ sách của tôi có một số tác phẩm của Kiệt Tấn. Từ tập ‘Nụ Cười Tre Trúc’, ‘Nghe Mưa’ ‘Em Điên Xơa Tóc’; chừng đó đủ để cho tôi thấy được hồn tác giả kư gởi những ǵ là bi thương thống thiết. Anh hơn tôi có đôi ba tuổi nhưng anh lớn hẳn hơn tôi về mọi thể kể cả sự nghiệp văn chương của anh mà tôi đọc như một hoài niệm kư ức. Thế nhưng; giữa chúng tôi phá chấp, không c̣n có tâm phân biệt. Hai chúng tôi sống thực như chưa bao giờ sống. Đấy cũng là cơ duyên hay là ‘hữu xạ tự nhiên hương’ không biết ráp cái câu ngạn ngữ này có phù hợp nhân thế văn nghệ? Nhưng; có thể do từ một tâm thức phản kháng, một thứ phản kháng trí tuệ xâm nhập vào tri giác tôi. Hôm ngồi uống rượu với Kiệt Tấn mới nhận ra đặc chất nơi con người anh: không văn hoa bóng bẩy, không từ ngữ văn chương, không khách sáo đường bệ. Một bản chất tự tại hiếm có ở những nhà văn. Bọn chúng tôi uống đầy. Rượu vơi cạn. Tôi tính chào từ giả anh để ngày mai bay về đất tạm dung nhưng không nói, bởi; nói ra cái từ đó không đẹp ḷng nhau. Tôi xô cửa, gật đầu nói: -Về! về đây là trở về ‘revêrs/back’ cái ǵ thuộc ‘daydream’ có nghĩa gặp như mơ-về giữa ban ngày. Gặp gỡ ở phương này, phương nọ là vũ trụ gặp gỡ của ‘dans les rêveriers cosmiques’ trong tôi và Kiệt Tấn. Cho nên chi; giữa chúng tôi là một hiện hữu, hiện hữu sống thực của: ‘je pense; donc je suis /cogito (Descartes).Tôi nghĩ Kiệt Tấn hiểu ư tôi.

 

* Tái lại: tái bản tác phẩm.

 

 

Đỗ Hồng Ngọc:

Bác sĩ của văn chương hay c̣n gọi là bác sĩ chịu chơi

 

Đỗ Hồng Ngọc đa dạng trên lănh vực văn nghệ như tôi đă biết hơn là trên sự nghiệp chuyên môn. Anh có con mắt cười khi nói chuyện cho nên chi dễ cảm thông với người đọc.Thơ anh làm chân t́nh như hồn anh. Văn anh viết phản vào đó cái bản lai diện mục thực với chức năng y sĩ; thành ra giọng điệu không có chi là tàng ẩn hay ngụ ư, anh vẽ kư họa tài t́nh, anh không buông tha c̣n đứng ra dẫn chương tŕnh cho bè bạn mỗi khi cần đến lời giới thiệu. Anh sốt sắng, không từ nan. Mấy đặc chất đó làm cho tôi nghĩ đến anh. Gặp Đỗ Hồng Ngọc và nhận ra anh qua nụ cười, nụ cười không ‘pha chế’ như đời thường cười. Tôi kư tặng tập truyện cho người bạn hiền lành mà tôi tha thiết được gặp. Tuy sơ ngộ nhưng đă để lại cho nhau cái t́nh văn nghệ thật sự. Chúng tôi trao đổi chuyện xưa, chuyện nay như cái t́nh anh em, như cái t́nh đồng điệu đă có trước đây. Ở tuổi hoàng hôn nhưng với Đỗ Hồng Ngọc không thấy chi hoàng hôn nơi anh. Anh viết khoẻ như hồn thanh niên từ xưa đến giờ. Cái hồn nhiên trong văn chương anh đă đạt tới đỉnh cao và anh đă kư tặng nhiều đầu sách cho độc giả bốn phương. Với một trí tuệ như vậy, thời tất trong đám người cầm ống nghe ít có như anh có. Thơ văn của anh chứa chất một tâm hồn lăng mạn và trữ t́nh…Anh nắm tay tôi giă từ mà ḷng đầy hứa hẹn như t́nh nhân thuở anh c̣n ở đại học y khoa. Nhưng; riêng tôi cái nắm tay của anh như một hụt hẫng vừa bắt chụp th́ lại bay xa. Anh cười vỗ về tôi như một cảm thông dài lâu.Tấm ḷng của anh là tấm ḷng của biển.Tâm hồn Đỗ Hồng Ngọc rộng mở từ nụ cười cho tới cử chỉ không thể nào mà không tin ở con người thật thà như thế. Gặp Đỗ Hồng Ngọc là một hạnh ngộ dài lâu. Bước đi thong thả của anh mang theo một tư duy sống động nơi tôi.

 

 

Elena Pucillo Trương:

Một con người hai cuộc đời

 

Tôi gặp chị trong một buổi cơm thân mật ở toà soạn Quán Văn của anh Nguyên Minh và một số đồng sự. Xuất hiện ở cửa pḥng tôi nhận ra Elena, chị ném đến chúng tôi nụ cười khoan nhă và ưu ái. Trong đôi mắt của chị tôi đă đọc được những ǵ chị muốn nói. Mà thật! Trên dưới mười năm về với Việtnam, dạy ở đại học Việt, giao du thân mật với người Việt; từ chỗ đó không c̣n thấy chi là ‘khách nước ngoài’ mà hóa ra là con dâu xứ Nẫu. Ngặc thay! màu da, màu tóc không thể Việt hóa 100% cho ra Quảng, nhưng; để hoà nhập giữa hai cuộc đời chị tự lột bỏ cái áo khoát của thành quách La Mă, những hào quang ánh sáng minh tinh điện ảnh lừng danh để về sống chết với đất Chiêm (B́nh Định); âu đó cũng là một gắn bó với định mệnh. Elena hiểu điều này hơn ai hết và rồi đi tới một quyết định dứt khoát là về làm con dân nước Việt. Chỉ trong ṿng 10 năm chị nói tiếng Việt gần như thông thạo kể cả những lời nói thô tục chị hiểu rành rọt. Đó là một chứng minh của vợ chàng Trương; không những trong anh mà ngay cả cộng đồng lớn lao chị đă phủ dụ cái sai biệt đó, không ai nh́n chị là bà đầm Ư Đại Lợi. Dần dà người ta quen phong cách của chị: với nước mắm, hột vịt lộn hay ba cái thứ đồ nhậu chị nhúng đũa b́nh thường. Không phải chị nhắm thử cho biết cuộc đời mà chị ăn như thử chị là người Việt. Hoà nhập của Elena là cả một triết lư nhân sinh: dấn thân để thấy nghĩa lư cuộc đời. Do đó văn chương của chị mang màu sắc Đông phương hơn Tây phương. Chị viết sung măn qua nhiều thể loại. Chị kềm kẹp đức lang quân để chuyển hóa ngữ ngôn gốc trở nên ngữ ngôn Việt tộc. Đọc những tác phẩm chị viết là cả một cảm thông sâu đậm. Nhờ vào yếu tố đó mà chị gần gũi với quần chúng. Tôi ví chị như nữ tiểu thuyết gia Mỹ Pearl S. Buck từng sống ở Trung Hoa, học ăn học nói để trở nên Tàu; nhưng so ra Elena khác với những người ly hương, nghĩa là họ không đánh đổi như Elena đánh đổi với cuộc đời chị. Tôi thầm phục ḷng quả cảm của một người đàn bà xa xứ.Trong sâu thẳm của chị là con người tiên phong giữa mảng trời đầy màu sắc lạ lùng và dị biệt mà là kẻ khám phá mới cho tâm hồn dự cuộc. Chấp nhận mọi hoàn cảnh dù nắng mưa bất thường ở đất phương Nam; nhưng chị đă chinh phục để không c̣n thấy ḿnh đơn độc giữa xứ lạ quê người. Tôi đọc một số tác phẩm chị viết cho tôi một ḷng tự hào vô hạn. Một người bạn mà tôi mong được kết thân. Trong một bài viết ngắn: ‘Chung Một Đam Mê’ tôi thấy chị là một tài tử đa xuân tứ. Chúng tôi ngưỡng mộ qua tài năng và cái t́nh đối xử của chị. Elena Trương đă được một số văn nhân thừa nhận là ‘kẻ đưa đường’ mở lối trên chặn đường văn chương hiện nay. Chị là nhà văn nước ngoài hiếm ở đời này và được ngợi ca như một nhà văn chân thật. Nhận định về chị không một khác biệt nào hơn. Elena Pucillo Trương đă hóa Việt, bởi; chị sống thực giữa cuộc đời đang sống.

 

 

Từ Sâm:

Một tinh thần tự khởi

 

Trên không gian của chuyến bay Air Canada đọc thư email của bạn bè gởi thăm; trong đó có thư của Từ Sâm. Tôi ‘click’ ngay như vồ chụp một cái ǵ vừa tuột khỏi tầm tay. Tôi biết Từ Sâm mấy năm qua nhưng cứ để dành trong trí như ‘kỷ vật’ chờ có cơ hội giao duyên. Nay anh đến trong cái t́nh cờ nhưng hữu duyên vô cùng. Anh gơ xuống: ‘biết anh ở nhà Nguyên Minh mà không được dịp gặp nhau’ ngần ấy thôi cũng thấy được cái chân t́nh của con người văn nghệ. Trong cuộc đời sự gặp gỡ là cái trùng trùng duyên khởi bất ngờ và cũng khó mà định lượng nó đến từ đâu hay nó đến như cái nghiệp dĩ; nói theo ngữ ngôn ngày nay là ‘t́nh văn nghệ không hẹn mà gặp’. Quả là qúy ở đời này! Từ Sâm có gương mặt của tu sĩ hơn là kẻ phàm phu, anh hiền lành và thiện tâm trong đôi mắt nhân ái đó.Tôi chưa một lần ‘xáp lá cà’ vơi Từ Sâm th́ lấy đâu mà có nhận xét như thế? -Tôi đọc nhiều thơ anh làm, những bài nhận định nghệ thuật anh viết, phê b́nh tác phẩm, tác giả anh soạn là chứng cớ để thấy được nhau. Giọng văn thủy chung, không có một gián tiếp nặng nhẹ mà hầu như anh ngợi ca cuộc đời và ngợi ca t́nh yêu; đấy là yếu tố cấy lên tế bào da mặt của anh và trong huyết lệ của anh để từ đó anh có một tinh thần tự khởi, một tinh thần của tư duy chớ không phải tinh thần của sự cố. Đứng trên vai tṛ khách quan nhận định về thi ca đương đại; có thể thấy Từ Sâm thuộc trường phái siêu thực qua bài thơ ‘Trăng Viên Măn’ mà anh cho ra đời đă lâu. Không những một bài tượng trưng mà nhiều bài thơ khác đều một thể như thế. Sắp xếp lại từ A tới Z đều nhận ra đó là gịng thi ca đương đại. Về văn anh phân tích, lư giải, dẫn chứng rất cụ thể từng đường nét như vẽ tranh sơn dầu, nghĩa là thận trọng trong ‘gam’ màu cũng như ‘con chữ’ nó đan kết vào nhau hoà hợp (composition) như một bố cục chặt chẽ; thật không quá lời về điều này. Cho nên chi; hôm nay ‘kỷ vật’ đó được ‘khui’ ra như đập đồng binh nuôi con heo nái mà bản thân tôi ao ước từ lâu. Nói thêm về thơ của Từ Sâm tuồng như anh dốc sức vào đó qua một ngữ ngôn thống thiết trong đó có chứa một ít của bi thương, một cái ǵ tàng ẩn ngoài cái gương mặt tu sĩ của anh; không biết mỗi bài thơ anh nói những ǵ về nó, nhưng; chắc chắn ở đó là một sự kết tinh trong cách biểu đạt tư tưởng bằng ngôn từ. Từ chỗ thơ tự do, tân h́nh thức Từ Sâm biến dạng vào vô thể thơ có duyên lạ. Cơ may hạnh phúc chỉ t́m thấy để đạt tới sự chiếm cứ ‘le bonheur est dans a la quête la conquête’ qua mạch thơ, văn mà anh đă thực hiện xưa nay. Kết thân với người bạn văn nghệ như Từ Sâm là dấu ấn trong tôi.

 

 

Huế:

Quê nhà

 

Và tôi; mỗi lần về quê là phải đi Huế. Bởi; Huế là trầm tích trong tôi, là hoài niệm nơi đă cất giữ những kỷ niệm khó quên của thời mới lớn (ở 9 tuổi) và cái thời vào đời. Huế trở nên chứng nhân cho t́nh yêu và lịch sử. Những nhân tố đó đưa tôi t́m về Huế như một ‘awakening’ để được sống lại giữa thực và hư. Huế phải có đặc chất đó như nắng mưa mà ai cũng ‘kêu trời’. Không có cái thứ đó không ai gọi là Huế. Huế có cái tàng tích cố cựu xâm chiếm vào con người Huế. Do đó tôi hiện hữu; một hiện hữu dấn thân và thấm thấu vào cái hồn Thần Kinh trong máu lệ tôi. Dân Huế hầu như ai cũng ưa lư sự, cứng đầu, chướng ḱ và một tự ái lớn lao hay giận. Những ai chưa biết Huế cho Huế khó tính. Đúng! cái này chịu ảnh hưởng ít nhiều nơi mấy ‘mệ’, bởi mấy mệ có cái tự ti mặc cảm trong con người mấy mệ. Nói nôm na là ‘thủ’; đó là ngón nghề thâm hậu mà ít ai t́m thấy. Tôi chơi thân với mấy mệ trong làng, trong xóm cũng như trong trường; đi sâu vào ḷng đất địch mới thấy mấy mệ thủ vô hậu. Cái thủ khinh mạng. Tợ như những người kỳ thị chủng tộc; ngoài ngó rứa mà trong không phải rứa. Huế đặc thù là đó: ăn, uống, nói, cười đều có cách riêng của nó. Huế không giống ai và không ai giống Huế. Đó là lư do về để t́m thấy cái đă mất giữa thời đại hỗ mang, thuồng luồng. Có chăng là có trong trí tưởng mà thôi. Nó hoang tàn, bảng lảng bóng chiều mây. Dù là thành quách có tu sửa để thu hút khách ngoại chớ khách nội không mấy hồ hởi với cái gọi là ‘đổi mới tư duy’ theo khuynh hướng kinh tế thị trường; lạc hướng đi.

Tôi sinh ra và lớn lên ở Huế. Học và hành ở Huế; có vô số bạn bè, nhưng; t́m cho ra một ‘thằng bạn’ chân t́nh là điều khó. May mắn thay trong số bạn học cũ, chỉ c̣n một hai thằng tại thế, c̣n một số khác tằng tiu tỉ tiện th́ hầu như để gió cuốn đi hoặc để trôi theo với gịng đời. Bởi; không t́m thấy cái chân tâm của nó. V́ vậy; phải nhận thức cái thực, cái giả của Huế. Người ta định nghĩa Huế thâm trầm là phải, v́; trong Huế chứa cái thâm trầm ‘đểu cáng’ khó t́m thấy. Răng rứa? Nó núp sau lưng Thành Nội Huế mà ít ai bắt gặp và nhận ra. Nó lắc léo như câu ḥ mái đẩy hay nam ai, nam bằng; là rứa đó!.

Thành ra; về Huế chỉ có thi sĩ Cung Thiêm Phan Như Chạy là chân t́nh trước sau như một.Thuở học cùng lớp; thi sĩ thường dùng tiếng Đan Mạch dành cho tôi. Nhưng nghĩ lại tiếng đ.m. của nhà thơ nó kết cấu trong một từ ngữ thân tương và chân thật. Lần này vợ chồng thi sĩ mời chúng tôi ăn cơm tối tại nhà riêng (kiểu cách này ít có ở nhà thơ họ Phan).Thừa nhận mụ vợ thi sĩ khéo tay dọn bàn, nhưng họ không quên rượu dành cho tôi. Nhớ đời! Trong lúc hào hứng thi sĩ hứa sẽ đưa chúng tôi đến thăm một người bạn cũng biết nhâm nhi rượu. Tôi sướng quá và chờ đợi để gặp người đối ẩm đồng điệu, đồng sàn. Chúng tôi cởi xe đến chùa Liên Tŕ trên dốc núi Ngự. Tưởng bạn tôi đưa đi bái Phật đầu năm. Không! ngôi biệt thự nằm cạnh chùa. Tôi cho đây là sự sắp xếp kỳ diệu (nhà gần chùa mau thành Phật, nhà gần chợ mau thành kẻ chợ). Thiệt ra; đây là câu nói văn chương b́nh dân nói theo kiểu nhân gian chơi thôi. Nhưng; chủ nhân ngôi biệt thự đó đă thoát tục từ lâu để đi vào chân-không. Dẫu tiếng chuông sáng trưa chiều tối có gióng lên chăng cũng không phải để thức tĩnh; nó không c̣n tác động giữa chốn này đối với một nhà nữ mô phạm. Tiếng chuông là một thúc bách sự dấn thân của kẻ t́m đạo lư nhân tâm để được về sống với đời thường. Một đời thường ở cơi Sát-na (Ksanikam) là cơi thời gian vô tận số, nghĩa là ra khỏi cái hạn hữu bất biến để đi vào hư không. Tôi cho sự chọn lựa cuộc sống như thế là chân t́nh để xa trần tục, xa lớp bụi thế gian chớ không phải xa trần tục để đi vào cơi tịnh; mà là phép tu chứng để đạt chánh quả. Đó là biện minh cho lư giải Phật tính giữa Tu và Tục khác nhau vô bờ bến. Biết đâu cái lẽ thường đó lại là ‘đáo bỉ ngạn’... Mở cửa đón chúng tôi với nụ cười thanh tao ḥa nhă. Tôi ôm lấy chủ nhân theo phép tây, bởi chủ nhân vốn có máu tây. -Bọn ḿnh thân nhau gọi bà, gọi cô thấy không chân t́nh. Chị Thanh Ngọc nói. Không ngờ buổi sơ ngộ mà vui đến thế; chị thiết đăi một bửa ăn đậm chất quê hương pha một chút kiểu cách Tây phương: vịt hầm rượu vang, món ngầu pín dầm chua ngọt, dưa món, tét, chưng c̣n lại hôm tết. Ôi chao! ngon đáo để. Giữa lúc đó tôi khui chai Lamb/Rum đen có vị hương. Chị Thanh Ngọc đón ly rượu tôi mời một cách trân qúy. Bữa nay mới gặp tay đối ẩm thứ thiệt. Rượu thấm vào người nghe thơm (phải đái ra rượu mới hết buồn / dĩ bĩnh đồng tiêu vạn cổ sầu). Đó là phương thức tiêu sầu và quên, một đặc hiệu và phổ biến nhất trên trần gian này. Chị Ngọc và tôi uống hết chai. Trong cơn mơ màng tôi nhớ Tuyết Thu em chị Ngọc, người mà tôi thầm yêu chớ không dám ḍm. Chuyện ăn uống đầu năm ở nhà người bạn văn là một hạnh phúc tôi. Chị Thanh Ngọc lớn tuổi nhưng rất hào phóng khó t́m thấy nơi nhà giáo có một nếp sống nhân sinh như thế. Chị Ngọc là dân Huế thứ gộc cho nên con người chị đă nói hết về Huế. Đón nhận một người bạn văn cao qúy giữa lúc này như một ḥa âm điền dă đối với chúng tôi. Chị đưa chúng tôi ra ngơ về mà ḷng c̣n lưu luyến bên nhau. Chưa bao giờ gặp mà tợ như đă thân quen tự bao giờ. Mượn câu thơ của Nguyễn Du để gởi tâm sự vào đây: ‘Sinh tiền bất tận tôn trung tửu / Tử hậu thùy kiêu mộ thượng bôi’.

 

(Lúc sống không uống cạn rượu trong chén để sau khi chết th́ ai là người đem rượu tưới lên mộ ḿnh).

 

Rượu là tiếng nói của con người đă từng chứng kiến bao nhiêu đổ vỡ ở cơi đời và ở cơi ḷng là nỗi đau trong người tôi cũng như trong người khác.Nhưng giờ đây; bạn văn và tôi là cơ duyên được sống lại trong một hiện hữu tồn lưu nhân thế giữa đời này.Tôi chỉ nói lời biết ơn nồng nhiệt của kẻ tha phương ./.

 

VƠ CÔNG LIÊM

(ca.ab.yyc. Cuối Mar 2017)

 

                                                                                           

 

TĨNH VẬT HOA TRÁI