Quyn Lc Và Tham Nhung

Mc Văn Trang





Nói chung chỉ người có quyền lực mới có thể tham nhũng. Quyền to có thể tham nhũng lớn, quyền bé th́ tham nhũng lặt vặt. Không tham nhũng th́ với chế độ tiền lương hiện hành, làm sao quan chức các cấp lại có nhà lầu, xe hơi, trang trại, tiền gửi ngân hàng, cho con du học, tiêu xài xa hoa…Đến nay việc kê khai tài sản vẫn không dám công khai…

Tham nhũng gắn liền với quyền lực. Từ anh dân pḥng, bảo vệ, trưởng thôn cho đến cán bộ xă, huyện/quân, tỉnh/thành, bộ, ban, ngành, ở các địa phương đến trung ương, ai có tí quyền nào, đều tận dụng để “ăn”, t́m mọi cách để “ăn”. Ăn những ǵ?

- Trước hết là “ăn” từ công việc phục vụ dân, được biến thành “bắt chẹt” để “ăn”. Có lần một cán bộ xă bị nhà báo truy vấn về chuyện tại sao gây khó khăn cho dân về các thủ tục giấy tờ một cách quá quắt, anh này bực ḿnh buột miêng: Không gây khó, lấy chó ǵ mà ăn! Dân ta đă tổng kết: thủ tục hành chính, tức là “hành là chính”! Thực ra từ hồi bao cấp cũng đă lan truyền câu: Làm nghề ǵ “ăn” nghề ấy. Ngày nay cái “ăn” này quá nhức nhối, đến nỗi CAND, Ṭa án ND cũng “ăn” dân, thầy thuốc “ăn” cả bệnh nhân; thầy giáo “ăn” cả học tṛ…Bà Doan, Cựu Phó Chủ tịch nước đă kêu lên: Nó ăn của dân không chừa một cái ǵ!

- Lợi dụng chức quyền để ăn chia tài sản toàn dân. Lợi dung Hiến pháp quy định: Đất đai thuộc sở hưu toàn dân, do nhà nước quản lư, nên các cấp quản lư dễ dàng cưỡng chế, thu hồi đất của dân, đem cho thuê rừng 50 năm, thuê đất đến 70 năm; bán đất cho các dự án, bán khoáng sản cho khai thác, bán rừng cho lâm tặc… để ăn chia với nhau, làm thất thoát tài sản quốc gia nghiêm trọng, phá hoại môi trường vô tội vạ…

- Lợi dung các tập đoàn, đơn vị kinh tế nhà nước, được ưu tiên, ưu đâĩ để cài cắm phe nhóm vào, vay tiền nước ngoài đổ vào để ḅn rút; phần lớn làm ăn lỗ thật, lăi giả. lỗ hàng mấy ngàn tỉ là thường! Mỗi khi giải thể, tách – nhập, cổ phần hóa… lại là dịp nhập nhèm “ăn chia” …

- Lợi dụng chức quyền, “chạy các dự án” xây dựng cầu đường, trụ sở, tượng đài… để ḅn rút công quỹ, làm th́ ẩu, giá thành th́ cao, chất lượng kém…

- “Môt người làm quan cả họ được nhờ”. Do có quyền là có “ăn”, nên một người có quyền đều t́m cách đưa anh em, vợ con, họ hàng vào các vị trí bở béo. Báo chí đă nêu lên nhiều trường hợp “thái tử đảng” ở trung ương được “quy hoạch” vào các vị trí quan trọng. Từ đó bên dưới tỉnh, huyện, xă cũng “học tập, làm theo” rất triệt để. Gần đây báo chí nêu trường hợp bí thư tỉnh Hà Giang, quy hoạc 8 người thân vào các chức vụ của tỉnh. Ông ta nói “đều đúng quy tŕnh cả”(?). Thực ra không chỉ Hà Giang, mà cùng thể chế như nhau, tỉnh/thành nào cũng na ná như nhau cả thôi. Tất nhiên có người khéo léo hơn, th́ đổi – chác, gửi gắm anh em, con cháu cho chiến hữu ở phân tán nhiều nơi… Nhưng dù kiểu ǵ cũng không che mắt được nhân dân, cho báo chí điều tra công khai sẽ rơ hết. Đến nỗi ông Sang, Cựu Chủ tịch nước, khi c̣n đương chức đă kêu lên cái nạn “4 ệ”: Thứ nhất hậu duệ, thứ nh́ tiền tệ, thứ ba quan hệ, thứ tư mới đến trí tuệ! Các mối quan hệ “thân hữu” này sẽ tạo nên “ma trận lợi ích nhóm” nhằng nhịt, thông đồng với nhau ăn chia, che chắn cho nhau chạy tội… Tất nhiên việc ăn chia cũng xảy ra mâu thuẫn, xung đột giữa các cá nhân, phe nhóm nên mới có những vụ xử lư nhau, thậm chí bằng cả súng đạn như vụ Yên Bái tháng 8/2016.

- Nguy nhất là cái “thứ nh́ tiền tệ”. V́ việc “mua quan, bán chức” hay “buôn vua”, “buôn quan” tạo ra một tầng lớp quan chức bất tài, vô liêm sỉ. Chỉ có kẻ bất tài, hám quyền, tham tiền, không biết xấu hổ mới bỏ tiền, thậm chí rất nhiều tiền để mua chức tước. Người có tài và có ḷng tự trọng, sẽ không muối mặt mà đi chạy chọt, mua chức quyền. Họ đủ năng lực t́m ra công việc phù hợp để sống đàng hoàng… Kẻ vô liêm sỉ đă bỏ vốn ra mua chức quyền, th́ vừa nắm quyền, nó chỉ chăm chăm kiếm tiền. Nhiệm kỳ lại chỉ có 3 năm hoặc 5 năm, khẩn trương lắm, làm sao chớp nhoáng kiếm cho ḥa vốn, rồi có lăi càng nhiều càng tốt. Nếu c̣n tuổi, đến nhiệm kỳ sau, “tân quan, tân chính sách”, lại phải “chạy” sao cho luân chuyển vào đúng “quy hoạch”, sao cho các bước “đúng quy tŕnh’ để tiếp tục giữ chức hoặc lên chức to hơn, chỗ “ngon” hơn… Nếu hết nhiệm kỳ này mà phải nghỉ, th́ lo tính tận dụng hết “công suất| làm “chuyến tầu vét” sao cho thật “bẫm”. V́ thế mới có chuyện, ông Bộ trưởng trước khi nghỉ hưu, bổ nhiệm mấy chục chuyên viên lên chức; ông trưởng pḥng giáo dục nhận hàng trăm giáo viên; ông hiệu trưởng nhận hàng chục giáo viên vào trường … rồi về hưu, mặc kệ anh sau giải quyết hậu quả!

- Người có chức quyền do những mối quan hệ xă hội ràng buộc nên khoản QUÀ BIẾU cũng “ăn” lớn; thực chất cũng là hối lộ, nhưng lại khó xác định tội tham nhũng. “Quà” ngày càng giá trị lớn, người dân thường khó tưởng tượng. Có quan c̣n “ăn” một cách bi, hài: “ăn” cưới con, “ăn” bố, mẹ chết, “ăn” tân gia, “ăn” mừng lên chức… Cho nên ta thấy có sếp khi bố, mẹ chết, đă gửi thông báo đóng dấu đỏ cho các cơ quan, đoàn thể địa phương; có sếp c̣n tổ chức “giỗ bố” 1 năm đến 3 lần (!). Đặc sắc Việt Nam, là những người có quyền chức cao, về hưu rồi vẫn “ăn mày dĩ văng”, vẫn có thể tác động đến đàn em hay con cháu đương chức. Nhiều người như “Bố già’ trong một băng đảng…

Chức tước tạo ra những đặc quyền, đặc lợi như vậy, nên THAM NHŨNG QUYỀN LỰC là “ăn” lớn nhất và cũng nguy hiểm nhất. Nó lại khó kết tội v́ người có quyền đặt ra quy tŕnh rồi lại đạo diễn mọi việc theo đúng quy tŕnh… Đă có tội phạm kinh tế, tội “lợi dụng chức quyền gây thiệt hại”… Nhưng chưa thấy xử tội “Tham nhũng quyền lực”?

Thời nào cũng vậy, khi hệ thống quan chức có “bộ phận không nhỏ” (tức là to) mà bất tài, vô liêm sỉ, chỉ toan tính lợi dụng chức quyền để kiếm lời, là biểu hiện suy vong của chính thể; dù có hô hào chính phủ liêm chính, chính phủ kiến tạo, chính phủ phục vụ dân… liệu có bao nhiêu phần trăm dân chúng tin tưởng?

 

Mạc Văn Trang

(Hà Nội)