Tiếng Cưi Trong Truyn Kiu

Huyn Viêm

 

http://newvietart.com/images/kieudanchokimtrong.jpg

Kiều đàn cho Kim Trọng nghe



 

Truyện Kiều tức Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du là một chuyện t́nh buồn. Nào Thúy Kiều và Kim Trọng yêu nhau thắm thiết mà phải rẽ thúy chia uyên, nào Kiều v́ hiếu phải bán ḿnh chuộc cha để rồi“thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”, nào Kiều bị Hoạn Thư đày đọa khổ sở trăm bề, nào gặp Từ Hải là bậc hùng anh th́ chàng lại sa cơ giữa trận tiền khiến Kiều phải nhảy xuống sông Tiền Đường để kết liễu cuộc đời bạc mệnh. V́ thế ta không lấy làm lạ khi thấy trong tác phẩm thiếu vắng tiếng cười vui vẻ.

 

TIẾNG CƯỜI CỦA CÁC NHÂN VẬT

 

Trong suốt 3254 câu thơ, ta không hề thấy hai nhân vật chính – Thúy Kiều và Kim Trọng – cười cợt bao giờ. Chẳng những hai người không cười riêng một ḿnh mà cũng không hề “cười với nhau” như những đôi t́nh nhân khác. Thậm chí khi đă “tái hồi Kim Trọng”, đă thành thân với nhau, đă “động pḥng d́u dặt chén mồi, bâng khuâng duyên mới ngậm ngùi t́nh xưa”, đă cùng nhau “khi chén rượu khi cuộc cờ, khi xem hoa nở khi chờ trăng lên”, đă đánh đàn cho Kim Trọng nghe, thế mà hai người cũng chẳng hề cười với nhau một lần nào cả.

 

Kim Trọng tuyệt nhiên không có tiếng cười.

Điều ấy đă rơ. C̣n Thúy Kiều? Có chứ! Có một lần và chỉ một lần thôi trong suốt tác phẩm. Nhưng tiếng cười của nàng nó hiếm hoi, nó tiềm ẩn, nó kín đáo làm sao, không bộc lộ rơ ràng như các nhân vật khác. Nàng cười mà như không cười, cười qua tiếng cười của người khác, cười mà như nhờ người khác cười thay. Ở đây, sự hiện diện của nàng cũng mờ nhạt huống chi tiếng cười:

Cùng nhau trông mặt cả cười,

Dang tay về chốn trướng mai tự t́nh.

Đó là lúc Từ Hải thắng trận, rước nàng Kiều về sum họp để cùng chung hưởng giàu sang cho bơ những ngày xa cách. “Cùng nhau trông mặt cả cười” tức là hai người nh́n nhau mà cười lớn, vậy trong đó tất phải có tiếng cười của nàng Kiều.

Trong tác phẩm, ngoài tiếng cười trên đây, c̣n có hai tiếng cười thoải mái của cùng một người: Từ Hải. Khi mới gặp nhau lần đầu, Kiều đă đoán ngay rằng Từ là bậc anh hùng cái thế, tất sẽ có ngày làm nên nghiệp lớn. Con mắt tinh đời của nàng khiến cho Từ Hải:

Nghe lời vừa ư gật đầu,

Cười rằng : “Tri kỷ trước sau mấy người.

Khen cho con mắt tinh đời,

Anh hùng đoán giữa trần ai mới già”.

Rồi đến khi Từ đă “nghênh ngang một cơi biên thùy” , sai quân đón Kiều về sum họp, Từ cười nhắc lại lời nàng ngày trước”:

Cười rằng: “Cá nước duyên ưa,

Nhớ lời nói những bao giờ hay không?”

Trên đây là ba tiếng cười vui vẻ, thoải mái của Từ Hải, c̣n lại là tiếng cười chê bai Sở Khanh khi hắn lừa nàng Kiều rồi quất ngựa truy phong:

Lời ngay đông mặt trong ngoài,

Kẻ chê bất nghĩa, người cười vô lương.

Tưởng cũng nên nhắc đến tiếng cười vô tư và bao dung của viên quan phủ khi Thúc ông đâm đơn kiện nàng Kiều về tội đă “dụ dỗ” Thúc Sinh, con trai ông. Thoạt đầu viên quan cũng nổi trận lôi đ́nh, sai nọc Kiều ra đánh, nhưng sau biết Kiều là con nhà nền nếp, lại được theo đ̣i nghiên bút th́ ông đổi giận làm vui, bảo Kiều làm thơ và ra đề “Cái gông” (mộc già):

Cười rằng :“Đă thế th́ nên,

Mộc già hăy thử một thiên tŕnh nghề.

 

http://newvietart.com/images/tuhaivakieu.jpg

Từ Hải và Kiều

 

TIẾNG CƯỜI CỦA HOẠN THƯ

 

Nhắc đến Hoạn Thư – một nhân vật điển h́nh trong Truyện Kiều – người ta liền nghĩ ngay đến người đàn bà có máu ghen khủng khiếp : ghen như Hoạn Thư !

V́ ghen khủng khiếp và vốn nham hiểm nên tiếng cười của Hoạn Thư cũng nham hiểm không kém. Khi đă biết Thúc Sinh có vợ lẽ và nhiều người tới mách lẻo để tâng công, Hoạn Thư chẳng những giả vờ không tin mà lại c̣n sai gia nhân vả miệng bẻ răng bọn ấy để răn đe những kẻ lắm lời, ưa xía vào việc riêng của người khác, rồi th́ :

Buồng đào khuya sớm thảnh thơi,

Ra vào một mực nói cười như không.

Ngoài mặt th́ “nói cười như không” đấy, nhưng trong thâm tâm đă nung nấu âm mưu rẽ duyên hai người và bắt Kiều về đày đọa cho bơ ghét. Quả là con người thâm độc. Chẳng những thế, Hoạn Thư c̣n t́m cách chặn họng Thúc Sinh, không cho chàng có cơ hội thú nhận chuyện có vợ lẽ như lời Kiều đă dặn khi lâm biệt. Và trước mặt Thúc Sinh, nàng giả vờ hoàn toàn tin chồng chứ không tin vào dư luận :

Khen cho những miệng dông dài,

Bướm ong lại đặt những lời nọ kia.

Thiếp dù vụng, chẳng hay suy,

Đă dơ bụng nghĩ, lại bia miệng cười.

Đến nông nỗi này th́ thử hỏi Thúc Sinh làm sao c̣n dám thú nhận ḿnh đă có “pḥng nh́”, nên đành phải làm thinh hoặc ầm ừ cho qua chuyện :

Thuận lời, chàng cũng nói xuôi đỡ đ̣n.

Sau đó, Hoạn Thư giục Thúc Sinh mau trở về Lâm Tri lo việc thần hôn để nàng rảnh tay bàn mưu với mẹ bắt Kiều về hành hạ. Lần này th́ không phải một nụ cười mà là một tṛ cười do nàng xếp đặt:

Trước cho bơ ghét những người,

Sau cho để một tṛ cười về sau.

Quả nhiên Hoạn Thư đă đạt được mục đích, bắt Kiều về giao cho mẹ đánh một trận tơi bời rồi cho vào khuôn phép: bắt làm gái “thanh y” (áo xanh: con hầu, đầy tớ). Khi Hoạn Thư cho gọi Kiều ra lạy chào Thúc Sinh vừa mới về đến nhà th́ hai người đă ở vào hai vị thế cách biệt nhau một trời một vực: chủ nhà và đầy tớ:

Rơ ràng thật lứa đôi ta,

Làm ra con ở, chúa nhà đôi nơi.

Măi đến lúc bấy giờ Kiều mới hiểu rơ ḷng dạ hiểm độc của người vợ cả, tiểu thư con quan Lại bộ:

Bề ngoài thơn thớt nói cười

Mà trong nham hiểm giết người không dao.

Chẳng những Hoạn Thư bắt Kiều hầu hạ Thúc Sinh như đầy tớ hầu ông chủ mà c̣n bày hết tṛ này đến tṛ khác để hành hạ hai người, trong khi đó, nàng cứ cười cười nói nói làm như nửa tỉnh nửa say, nhưng thực ra nàng rất tỉnh :

Tiểu thư cười nói tỉnh say,

Chưa xong cuộc rượu lại bày tṛ chơi.

Rằng: “Hoa Nô đủ mọi tài,

Bản đàn thử dạo một bài chàng nghe”.

Kiều bị buộc phải đàn cho Thúc Sinh nghe.Tiếng đàn của nàng buồn quá (bốn dây như khóc như than)khiến Thúc Sinh khôn cầm giọt lệ, riêng Hoạn Thư th́ vẫn không tắt nụ cười :

Cùng trong một tiếng tơ đồng

Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm.

Người trong (cuộc) là Thúc Sinh, người ngoài (cuộc) là Hoạn Thư. Trong khi Thúc Sinh khóc thầm th́ Hoạn Thư cười nụ, ôi ! nụ cười của nàng lúc này sao mà nhẫn tâm thế, sao mà độc ác thế ! Nàng cười trên sự khổ đau của người khác chỉ v́ muốn thỏa măn một chút hờn ghen.

Rồi Hoạn Thư bằng ḷng cho Kiều ra tu ở Quan Âm các theo lời xin của Kiều và lời đề nghị của Thúc Sinh, nhưng sai canh giữ cẩn mật để hai người không thể gặp gỡ t́nh tự được. Một hôm, để thử lại bài tính, Hoạn Thư nói với Thúc Sinh là về vấn an cha mẹ, nhưng thật ra chỉ là mẹo lừa. Quả nhiên Thúc Sinh trúng kế, vội lẻn đến Quan Âm các để t́nh tự với Kiều. Hoạn Thư quay lại, lén nghe hết chuyện hai người than khóc với nhau. Nghe chán, nàng mới bước lên lầu với một nụ cười bí hiểm :

Cười cười nói nói ngọt ngào,

Hỏi : “Chàng mới ở chốn nào lại chơi?”

Tiếng cười ấy của Hoạn Thư khiến cho Thúc Sinh và Kiều hoảng sợ. Không phải tiếng cười b́nh thường mà là tiếng cười ngọt ngào che giấu một âm mưu hiểm độc :

Giận dầu ra dạ thế thường,

Cười này mới thật khôn lường hiểm sâu.

Cuộc chạm trán ấy và tiếng cười ấy đă giục Kiều phải bằng mọi cách trốn khỏi Quan Âm các, trốn khỏi gia đ́nh Hoạn Thư v́ đó là nơi chứa đầy “miệng hùm nọc rắn”.

Đối với một con người nham hiểm, thâm độc như thế, nàng Kiều không phải là đối thủ nên chỉ c̣n cách:

Cất ḿnh qua ngọn tường hoa,

Lần đường theo bóng trăng tà về tây.

 

http://newvietart.com/images/kimtrongcatminh.jpg

Cất ḿnh qua ngọn tường hoa

 

PHẦN KẾT

 

Tóm lại, trong Truyện Kiều, tiếng cười vui vẻ, thoải mái của các nhân vật thật hiếm hoi, riêng Hoạn Thư có nhiều tiếng cười với những ẩn ư khác nhau: ngoài mặt th́ cười mà trong ḷng cay đắng (lúc biết tin Thúc Sinh có vợ lẽ), cười người đưa tin nhưng thật ra là tin lời họ, có tiếng cười thơn thớt bề ngoài mà chứa đựng âm mưu hiểm độc bên trong, cười như say mà thật ra vẫn tỉnh, cười nụ khi người khác khóc thầm, có tiếng cười ngọt ngào nhưng đáng sợ khi biết Thúc Sinh lén lút t́nh tự với Kiều ở Quan Âm các.

Mỗi nụ cười mang một vẻ riêng làm nổi bật tính cách của các nhân vật./.

 

Huyền Viêm

(Sài G̣n)