Tch

Song Thao

 

 

 

Ông nhà thơ Hoàng Lộc được biết như một nhà thơ t́nh. Thơ của ông rặt thơ t́nh. Ông cũng thuộc loại ṇi t́nh. T́nh từ đầu tới chân. Vậy mà trên Facebook, bỗng nhiên ông post một bài thơ đi xa chủ đề thường ngày. Không phải là thơ t́nh mà là thơ…tịch!

 

rồi ta nằm với gió

đầu kê lên đồi tây

xám chiều, run bóng phố

thân đắp mùa lá bay

 

rừng phôi rừng trơ xương

trắng mờ cây thập tự

hăy c̣n kia thiên đường

cho chiếc hồn lạc xứ?

 

Thế hệ chúng tôi, thất thập cổ lai hi tất cả rồi, ông bạn Hoàng Lộc lâu lâu có lơ đi chuyện t́nh, đá qua chuyện tịch, âu cũng là thường t́nh.

 

Chuyện tịch không phải chuyện nói là xong. Nó lằng nhằng lắm. Chó chết hết chuyện nhưng người tịch th́ chuyện c̣n dài dài. Chỉ một sát na, con người chu du một đoạn đường dài mà chẳng biết đi về mô. Người đi, ừ, người buông tay bỏ lại hết. Người ở lại phải hốt tất cả. Nặng nề chứ không phải chơi. Chẳng vậy mà “tang gia bối rối”. Có những người lo xa, thu vén mọi chuyện từ trước để tang gia yên tâm khóc lóc. Như ông Tiến Sĩ Tâm Lư Học Nguyễn Hữu Chi ở Ottawa chẳng hạn. Ông gọi nhà đ̣n tới, tính toán xong xuôi cho nhẹ gánh người ở lại.Để biết rơ chi tiết của vấn đề, tôi bèn mời một đại diện Nhà Đ̣n quen biết ở Ottawa tới bàn chuyện ma chay cho tôi. Ông “tiếp thị” (salesman), quần áo chỉnh tề, mặt trang nghiêm và đầy kính cẩn, ăn nói nhẹ nhàng và từ tốn trong khi tŕnh bày giá cả cho tôi nghe. Tập tài liệu về giá biểu in rất đẹp như tờ thực đơn của một tiệm ăn sang trọng ở Paris (năm sao). Điều quan trọng mà mọi người nên biết là “người mua” không được kỳ kèo về giá cả, v́ Nhà Đ̣n làm ăn đàng hoàng “trước sau như một”. Tôi đọc kỹ tờ giá biểu, rồi tham khảo với các bạn bè, tôi thấy rơ phí tổn nặng nề mà “người ở lại” phải chi cho Nhà Đ̣n ở Canada (có lẽ cũng tương tự như ở bên Mỹ)”.

 

Chi phí nhà đ̣n Tubman cho rất chi tiết. Tổng cộng một đám tang phải chi ra khoảng 13 ngàn đô! Cái thân xác đă bất động đâu có đắt đến thế, ông Chi hỏi anh chàng tiếp thị: “Mai táng kiểu nào rẻ tiền nhất?”. Dân buôn bán, ngay cả buôn bán xác chết, phải tính sao cho càng nhiều lợi nhuận càng tốt. Ông Nguyễn Hữu Chi hỏi một câu “rẻ tiền” như vậy, nét mặt anh con buôn có thay đổi cũng chẳng có chi lạ. Anh buông thơng: “Ông thích chơi tṛ rẻ tiền th́ ông nên chọn con đường hỏa táng, v́ ông sẽ không mất tiền chi phí chôn cất và mua đất ở nghĩa địa”. Bớt được một món tiền vô ích. Đă vô tri vô giác th́ oằn ḿnh với lửa hay làm thực phẩm nuôi giun dế cũng vậy thôi. Cho chắc ăn, ông hỏi c̣n chi phí nào khác không? Chàng tiếp thị…tiếp thị: “Có chứ! Thân xác của ông sẽ được tắm rửa, thoa son đánh phấn, và được đặt trong một cỗ quan tài thiệt đẹp. Chúng tôi sẽ tổ chức linh đ́nh cho ông. Ai trông thấy ông nằm đó cũng thèm địa vị của ông!”. Ông Chi đă định trong đầu là đám tang ông sẽ giản dị hết mức, không thuê đất chôn, không vẽ mặt vẽ mày, không trưng bày ở nhà quàn. Cứ sạch sẽ đi vào ḷ thiêu là xong. Kết quả, đám tang của ông (không thể gọi là đám tang mà chỉ có hỏa thiêu) rút lại chỉ c̣n có 2,709.24$. Ông chi li cho biết chi tiết số tiền trên gồm: tiền giấy tờ (khám nghiệm xác chết, giấy khai tử), tiền đưa xác từ nhà xác tới nhà đ̣n, tiền ḥm bằng giấy cứng (50$) đựng xác chết để mang đi hỏa táng, tiền đưa xác tới nơi hỏa táng, tiền đốt xác, tiền hũ đựng tro loại bèo nhất (20$), tiền thuế trả thành phố, tỉnh bang và liên bang. Vậy là xong một cuộc đời. Tránh được cảnh mà ông đă thơ:

 

Khi một thằng nằm xuống

Lại có thằng luống cuống đứng lên

Vái lậy thằng nằm xuống

Hy vọng khi ḿnh nằm xuống

Lại có thằng khác luống cuống đứng lên.

 

Sẽ không có “thằng khác luống cuống đứng lên” để vái ông. Từ 13 ngàn đô, ông chỉ phải chi có trên 2700 đô, chết mà sinh lợi được 10 ngàn đô, kể cũng đáng chết! Ông kư chi phiếu cái rụp mà trong ḷng hân hoan vô tả. Chờ vợ về, ông khoe liền về món lợi 10 ngàn đô. Đang chờ một lời khen, ông chỉ nghe tiếng khóc và lời trách móc: “Trong cả cuộc đời của anh, anh chỉ thích chơi sang. Tại sao đến cuối cuộc đời, anh lại định chết một cách rẻ tiền như vậy?”.

 

Tôi nghĩ chuyện tang ma không chỉ là chuyện của người chết mà c̣n là chuyện của người sống. Mà có lẽ chuyện của người sống  nhiều hơn chuyện của người chết. Người chết nằm đó, im thin thít, biết mô tê chi nữa đâu, nhưng người sống c̣n muốn nở mày nở mặt với mọi người. Đám tang kiểu ông Nguyễn Hữu Chi th́ nở được với ai. Thời buổi sống không cho ḿnh mà cho  cái tôi trong mắt người khác, ông Chi là người lỗi thời. Cho ông sống vào thời kỳ xưa, khi chúng ta c̣n quy tụ trong làng xóm, chắc hợp hơn.

Tôi nhớ ngày đó, làng tôi chết rất b́nh đẳng. Làng có dăm lá cờ tang, một cái kiệu màu đen và một ban kèn đám ma mà lũ trẻ chúng tôi gọi là đội kèn “bu dích” (đọc trại chữ musique). Giầu nghèo lớn bé, ai cũng được đưa ra nghĩa địa làng giống nhau. Quan tài nằm trên kiệu, trước quan tài là nhóc cầm cờ, theo sau là đội kèn toàn những ông già, gọi là già nhưng ngày đó người ta già sớm, chỉ chừng 45 tuổi đă ra dáng cụ rồi. Ông bác tôi, cỡ tuổi đó, mỗi khi có đám ma là phùng môi trợn mắt lên thổi kèn, thổi xong ghé vào nhà tôi uống bát nước chè tươi, ăn miếng trầu, nói vài ba câu chuyện rồi về. Ban nhạc đám ma không lương lậu chi. Thổi kèn như một nhiệm vụ với bà con làng nước. Ngày đó, cái chết hết sức b́nh đẳng và quy củ. Đám nào cũng chỉ có thế, không có chọn lựa nào khác.

Ngày nay chết cũng được chọn lựa. Ít ra là có hai món ăn chơi: chôn hay thiêu. Có nhiều người chọn lựa mà nghĩ như người sống. Người th́ không muốn chôn v́ sợ nằm trong huyệt ngột ngạt lại giao du với giun dế chẳng vui chút nào. Người th́ sợ thiêu nóng nẩy đau đớn thân xác. Để chiều ḷng người chết, ngày nay chúng ta vừa có một chọn lựa thứ ba: thiêu bằng chất lỏng. Tiếng Anh là alkaline hydrolosis hay liquid cremation.

 

Môi trường là thứ mà người ta chú ư nhất hiện nay. Làm chuyện chi cũng phải nghĩ tới môi trường. Như vậy mới hợp thời. Thiêu bằng chất lỏng hay thủy phân là thứ thích hợp với môi trường nhất so với hai cách cổ điển là mai táng và hỏa thiêu.

Ngay từ thập niên 1990, một số trường Đại học và cơ quan nghiên cứu của Mỹ đă áp dụng thủy phân để tiêu hủy xác động vật và, đôi khi, cả những bộ phận của cơ thể con người. Ngày nay, họ muốn áp dụng phương pháp này với thi thể con người. Lư do họ đưa ra là phương pháp này, so với hỏa thiêu, có lợi cho môi trường hơn. Giảm được 35% hiệu ứng nhà kính so với hỏa thiêu mà kết quả cuối cùng cũng biến xác chết thành tro bột như hỏa thiêu. Về phương diện tâm lư, đưa xác người vào một ḷ thiêu coi bộ ngại ngùng hơn đưa vào chiếc máy thủy phân. Thường khi hỏa thiêu xác chết, nhà quàn để cho gia đ́nh người chết tự tay bấm nút cho lửa phụt lên. Đây là công việc đứt ruột không ai muốn làm. Người nọ đùn cho người kia. Cuối cùng th́ thường là người thân cận nhất với người chết phải ấn nút với ư nghĩ người chết sẽ không “giận” v́ t́nh thương rơ ràng của người này.

 

Với phương pháp thủy phân, thi thể người thân của chúng ta sẽ tan ră một cách êm ả. Chiếc máy bằng thép không gỉ có thể phân hủy một xác chết trong ṿng ba tiếng đồng hồ. Xác được nhấn ch́m vào dung dịch potassium hydroxide đă được điều áp rồi làm nóng tới 150 độ C trong ṿng từ hai tiếng rưỡi đến ba tiếng. Tất cả những phần mềm trong người như da thịt, lục phủ ngũ tạng, được phân hủy thành một thứ nước màu nâu như nước cà phê có chứa amino acids, peptides, đường và muối. Dung dịch màu nâu này sẽ được sàng lọc và cho chảy vào hệ thống cống rănh của thành phố. Thành phố Ottawa đă khảo sát và thấy thứ nước này không có hại chi cho môi trường và các nguồn nước gia dụng. Xương cốt c̣n lại đă gịn tan, dễ tán thành bột, được trả lại cho gia đ́nh để chôn cất, hoặc đựng vào hũ, hay trải trên biển. Theo một bài báo của BBC, phương thức trên c̣n được gọi là Resomation, từ tiếng Hy Lạp resoma, có nghĩa là “tái sinh thể xác”.

 

Người sáng lập ra Resomation là Sandy Sullivan nói rơ: “Không có sự ra đi nào là nhẹ nhàng. Bạn sẽ phải đi từ thứ giống như h́nh hài con người tới tro và xương, bất kể bằng lửa hay phân hủy. Nếu dùng ḷ hỏa thiêu, với lửa và sức nóng, xem chừng rất bạo lực. Tuy nhiên, dùng chiếc máy làm bằng thép không gỉ và vô trùng xem ra rất nhẹ nhàng và nhanh chóng biến một thi thể thành một nhúm tro. Chúng tôi tiến hành công việc theo đúng đặc tính hóa học mà vi khuẩn tiến hành khi xác được chôn cất dưới đất, song thay v́ vài tháng hoặc vài năm th́ chiếc máy hoàn thành chu kỳ chỉ trong ba giờ đồng hồ!”.

 

Phương pháp thủy phân sẽ là phương pháp của thời đại. Bà Roslyn Cassidy, Giám Đốc một công ty mai táng của Anh ở  Green Endings  nói: “Con người ta luôn suy nghĩ làm sao để có cuộc sống tốt đẹp nhất. Giờ đây người ta c̣n suy nghĩ làm sao để có thể có một cái chết hoàn mỹ nhất”. Hăng này rất quan tâm đến yếu tố sinh thái trong việc chôn cất người quá cố.

Tṛ thủy phân văn minh cùng ḿnh này đă được ông Dale Hilton mang vào Canada hồi tháng 5 năm 2015. Nhà quàn đầu tiên được giấy phép hành nghề thiêu không nóng này là nhà quàn Dale Hilton’s Aquagreen Dispositions ở Smiths Falls, tỉnh bang Ontario. Phương pháp này cũng đă được chấp thuận ở các tỉnh bang Ontario, Saskatchewan, Quebec và 13 tiểu bang Mỹ gồm: Colorado, Florida, Georgia, Idaho, Illinois, Kansas, Maine, Maryland, Minnesota, Missouri, Oregon, Vermont và Wyoming. Ông nhà văn Nam Dao, coi mọi chuyện trên đời như pha, sống rất ngầu nhưng coi bộ cũng sợ nóng, khoái tṛ chơi mới này. Ông ngụ cư ở tỉnh Quebec và cho biết là tại Quebec đă có hai nhà quàn thiêu xác bằng phương pháp thủy phân.

 

Nh́n cái máy cồng kềnh kín mít, người ta hầu như không có ư niệm về hoạt động của máy. Người ta chỉ biết là đặt một thi thể vào máy, sau ba tiếng, máy nhả ra một nhúm xương trắng xóa, gịn tan. Tôi mới được đọc trong báo The Gazette ở Montreal, bài giải thích cặn kẽ với h́nh ảnh đàng hoàng, quá tŕnh hoạt động từng bước của máy.

 

Xác được đặt trong một quan tài bằng lưới thép không gỉ. Chuyên viên sẽ cân sức nặng của xác chết và tính toán khối lượng potash và muối cần thiết cho vào máy. Sau đó, thêm hỗn hợp kiềm vào máy, đút quan tài lưới vào máy. Để máy nghiêng 45 độ. Tại sao lại nghiêng như vậy? V́ có nhiều người, dù sau khi chết, họ vẫn sợ bị “chết đuối”! Nhập vào máy điện toán trọng lượng xác chết, máy sẽ tính toán số lượng nước cần thiết đổ vào máy. Thường khoảng từ 265 đến 185 lít. Dung dịch này được nén ép và làm nóng lên tới 150 độ C để tránh bị sôi. Khoảng từ 1 đến 2 giờ sau, thịt và nội tạng sẽ tan ră làm nước có màu nâu. V́ máy nằm nghiêng nên phần dưới cơ thể tan ră trước, phần trên sẽ tuột xuống và tan ră tiếp. Quá tŕnh này chỉ sử dụng có một phần tám năng lượng so với hỏa táng! Xương sẽ tụ tập dưới đáy của máy. Người ta lấy xương ra, cho vào máy sấy khô. Khoảng từ 10 đến 15 phút, toàn bộ xương cốt sẽ khô. Xương khô được đưa vào máy xay tán thành tro bột. Số xương thu được thường nhiều hơn số xương được hỏa táng tới 20%.

Nghe thấy máy móc chắc nhiều người trong chúng ta tưởng chi phí thủy phân xác chết sẽ dắt lắm. Quư vị cứ yên chí lớn. Chúng ta chỉ phải chi có 520 đô Canada! So với các phương pháp tiêu xác cổ truyền từ 600 đô đến 1000 đô th́ phương pháp thủy phân này rẻ hơn. Vừa êm ái, vừa gọn gàng, vừa rẻ, dại chi mà không mại dzô!

 

Giới thiệu được phương pháp thủy phân xác chết có nhiều lợi điểm, tôi thấy chuyện tịch coi như đă được giải quyết. Nhưng thật là một thiếu sót nếu không bàn tới một phương pháp khác cũng rất thân thiện với môi trường nhưng ít được phổ biến. Đó là phương pháp sinh thái học do nhà sinh học Thụy Điển Susanne Wiigh-Masak phát minh ra. Bà đă mất 20 năm nghiên cứu và phát triển quy tŕnh mai táng này. Bà giải thích: “Mai táng sinh thái học sẽ giảm bớt tác động đến môi trường, đặc biệt là các tài nguyên như nước, không khí và đất. Phương pháp dựa trên việc lưu giữ cơ thể con người theo dạng sinh học sau khi chết mà không sử dụng các chất ướp tẩm. Sau đó, xác có thể được đưa trở lại chu kỳ sinh thái trên trái đất”. Để thực hiện, thi hài sẽ được làm đóng băng ở nhiệt độ -18 độ C. Nhiệt độ được điều chỉnh giảm đi khi xác được đưa vào một quan tài bằng khí nitrogen (ni-tơ) lỏng. Do tác động của ni-tơ, xác sẽ gịn và dễ vỡ. Người ta bỏ quan tài bằng ni-tơ này vào một máy rung để làm tan ră thành bột hữu cơ. Bột này sẽ được đưa vào một buồng chân không để làm bay hơi nước. Thủy ngân và các kim loại khác được phân loại và loại bỏ bằng từ trường. Bột thi hài c̣n lại khoảng từ 25 kí đến 30 kí sẽ được đưa vào một quan tài nhỏ bằng tinh bột ngô. Bột không bị phân hủy khi vẫn giữ khô ráo. Công việc mai táng được thực hiện ngay trên lớp đất mặt. Các loại vi sinh sẽ chuyển đổi quan tài và bột hữu cơ thành compost trong ṿng từ 6 đến 12 tháng. Bà Wiigh-Masak cho biết là bột hữu cơ này không gây tác động nào đến môi trường. V́ vậy việc mai táng có thể diễn ra tại các khu mộ gia đ́nh và chỉ cần một diện tích đất rất nhỏ.

 

Tịch như vậy, sướng chết. Chẳng giao du với giun dế, cũng chẳng uốn ḿnh trên lửa hồng. Không biết có ai nôn nóng muốn chết không?

 

Lỡ đọc bài thơ…tịch của ông bạn Hoàng Lộc, tôi bị ảnh hưởng nên rủ rê thiên hạ tới chỗ tịch. Chẳng nên! Dù thế nào, sống vẫn vui hơn. Ông bạn Hoàng Lộc có lỡ dại làm thơ tịch nhưng tôi vẫn khoái thơ t́nh của ông.

 

những thứ tóc xanh phải ḷng đầu bạc

th́ mắc chi thiên hạ phải lo phiền?

mớ tuổi đời này

rứt ra – mà bán được

th́ chắc buổi chiều anh xuống phố cùng em…

 

 

Song Thao                                                                                       

08/2016                                                                     

Website: www.songthao.com

 

 




http://i.cbc.ca/1.3641026.1466785561!/fileImage/httpImage/image.jpg_gen/derivatives/16x9_1180/dale-hilton-aquagreen-dispositions.jpg

Ông Sandy Sullivan, người sáng lập Resomation.

 

 

 

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/09/21/15/20110921152323_21machine1.jpg

Máy thủy phân xác người

 

 

 

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/09/21/15/20110921152323_21machine3.jpg

Bên trong máy

 

 

 

http://vietvancouver.ca/images/hdkienthuc/Liquidcremation.JPG

Chu tŕnh thủy phân thi thể.

 

 

[​IMG]
Nhà sinh học Thụy Điển Susanne Wiigh-Mäsak.