Đon Cui Ca Nhng Mi T́nh

Lương Ngc Thành

 

 

 

 

    Thật đáng kể ra đoạn cuối của những mối t́nh cái sẽ đóng góp vào những chuyện đời thường, vào làng văn chương của nhân loại.

    Sau khi dang dỡ, người ta thường trách cứ, thắc mắc, oán hận và thậm chí c̣n trả thù nhau. Có kẻ th́ tạ ơn người t́nh cũ v́ chính họ học được, hiểu ra nhiều điều. Họ mạnh mẻ hơn, sáng suốt hơn và nhất là họ sống với nhiều hạnh phúc hơn như hoặc ngược lại. Có biết bao nhiêu là phim ảnh, sách báo, thơ ca, nghiên cứu, vụ án, kiện tụng và thậm chí là chuyện tếu, giai thoại về những đoạn cuối này.

     T.V đă tạo ra một đoạn cuối như nhiều người phụ nữ đă làm, âm thầm lập gia đ́nh. Sau 5 năm, cố t́nh t́m gặp Phúc Lùn- một bạn NLS Bảo Lộc- để t́m ra địa chỉ của tôi, nàng viết thư thăm tôi. Trong những bức thư ấy, có một đoạn rất đáng kể,

“Em mong có dịp anh về Cần Thơ. Anh nhớ ghé thăm em và con.”

“Em và con!” tôi thản thốt kêu lên.

Chỉ với vài chữ thêm vào nữa, tôi có thể mất mạng như chơi. Một bức thư khác đă khiến tôi lo lắng mất ăn mất ngủ v́ nàng viết như thế này,

“Chồng em đi bộ đội, hiện đóng quân bên Phú Quốc. Em muốn anh đưa em đi thăm anh ấy.”

May thay chuyện nàng đi thăm chồng đă không diển ra. Thật ra không ai đọc được cụm từ: “thăm em và con” cho nên tôi b́nh an vô sự. Nhưng tôi, 3 năm sau, đă ghé thăm nàng …với bà xă tôi sau khi chúng tôi về từ Đà lạt ngày cuối trong 2 tuần trăng mật. Buồn cười thay, trong ánh đèn dầu, nàng chụm đầu vào tôi xem h́nh đám cưới, hỏi chuyện về gia đ́nh tôi như một người em. Một lúc sau, bà vợ tôi v́ thẹn thùn phải t́m cách tránh mặt.

    Năm 1983, chia tay với N.N xong, tôi trở thành anh nuôi của nàng. Cùng với, chị, hoặc cháu, nàng đă xuống Rạch Giá 4 lần để đi thăm người anh hai trong tù. Nhà tôi là địa chỉ duy nhất mà nàng có thể ghé lại. Vài lần lên SG, tôi ghé thăm má nuôi của tôi và dĩ nhiên là có gặp nàng. Theo cái cách Tây phương, bà má tôi bảo chúng tôi đi ra ngoài chơi. Trong lúc uống cà phê, “cô em nuôi”, mỉm cười, hỏi tôi một câu rất tự nhiên,

“Hey, Sao you có vợ sớm quá vậy?”

Tôi phải giải bày tâm sự cái mà lẻ ra nàng cũng đă tự hiểu được.

Trong một dịp thật riêng được đối ẩm với người cha nuôi, tôi đă hỏi ông một câu cũng rất đáng được kể ra đây,

“Thưa ba! Việc con có vợ ở Rạch Giá có làm ba buồn không, ba?”

Có ai ngờ rằng ba nuôi của tôi, sau khi cạn một chun rượu thuốc, đă trả lời tôi rằng,

“Ba thấy con có phước mới không phải lấy nó đó.”

Ba năm sau, thay mặt mẹ, nàng đă viết thư mời tôi lên dự một tiệc chia tay và sáng hôm sau chia tay nàng với ba má đi định cư bên New Zealand. Trong thư, có một câu ngắn ngọn: “đừng cho vợ anh biết.”nhưng nàng vô t́nh- hay cố ư- đă gây ra trong ḷng bà xă một ấn tượng rất xấu.

   Ngược lại với nhiều dự đoán, B.V đă gọi điện để cảm ơn cái truyện tôi đă viết bằng tiếng anh có tựa đề: B.V. Đó là lần đầu tiên chúng tôi tṛ chuyện với nhau sau 27 năm sau ngày ra trường. Sau đó, tại SG, sau khi được con cô gái dịch rơ nghĩa hơn, hai mẹ con nàng gọi tôi lần thứ nh́. Có một câu nói- dù với ai đó là khá b́nh thường- đáng để tôi lưu lại suốt đời,

“Thế hồi đó sao anh không nói?”

Từ đáy ḷng, tôi cũng đă trả lời một câu đáng được người đời ghi lại,

“Chỉ v́ anh muốn giữ những h́nh ảnh của B.V. đẹp măi như một bức tranh.”

Có cơ hội hỏi chuyện “người dịch truyện”, tôi hỏi cô con gái của B.V,

“Trong truyện B.V, đoạn nào cháu thích nhất”?

“Cái đoạn bác đang nằm nghỉ trưa trên bải cỏ khi mẹ cháu từ Hoàng Hoa Lộ rẻ vào. Nh́n thấy mẹ cháu đi đến, bác muốn biến mất để hai người không phải thẹn đỏ mặt.”

     Ôi thật đẹp biết bao những kỷ niệm thời đi học! Ôi thật đáng yêu quư những h́nh ảnh đẹp trong lúc cắp sách đến trường. Ôi thật đáng nhớ những ánh mắt, những cái gật đầu chào nhau thật nhẹ, những tà áo dài nâu. Ôi thật đặc biệt các con đường, các buổi sáng mù sương, các buổi chiều mưa phùn. Ôi thật dể đi vào ḷng người những t́nh khúc mà trong đó các nhạc sĩ viết rất nhiều về cái đoạn cuối ấy nhiều đến nổi không có một thư viện nào chứa hết được.

“Này em hởi! con đường em đi đó, con đường em theo đó, đúng đấy em ơi!”

“Tội nghiệp quá xây những lâu đài cát mơ…”

“Em đi qua đời anh, không nhớ ǵ…sao em?”

Họ cũng đặt nhiều tựa đề: “Niệm phút cuối”, “Lời cuối cho một cuộc t́nh”. Có vô vàn những bài hát tiếng Anh với: “The end of a love affair” ai cũng có thể t́m thấy trên Google.

   Như những đoạn cuối thật bất ngờ trong đời, mối t́nh của tôi với Y.T cũng thế. Sau khi xa cách nhau, tôi viết thư qua đảo thăm nàng. Có tin đồn rằng tin nàng về nước vài lần, nhưng tôi chưa nghe nàng gọi. Bổng một hôm, tôi có cuộc gọi của một cô bạn học cũ,

“Có người muốn nói chuyện với anh nè. Anh biết là ai không?”

Tôi đoán trúng ngay người muốn gọi tôi. Sau 25 năm, tôi mới có dịp tṛ chuyện với nàng. Nàng sau đó gởi tôi một bưu thiếp trong chuyến holiday nước ngoài với ông chồng ngoại. Quư thay cái t́nh cũ nghĩa xưa! Quư thay cái nghĩa bằng hữu!

Về đến nhà xong, nàng mail ngay cho và hàng ngày chúng tôi trao đổi mail như kiểu một thẩm phán tra hỏi nột nghi phạm. Tất cả thắc mắc, dày ṿ, đau khỗ, trách hờn của nàng được tôi giải tŕnh như một bị cáo tự bào chữa. Xong chuyện xưa cũ rồi, nàng kể tôi nghe những ǵ xảy đến trong cuộc đời nàng. Tôi thật ḷng khâm phục người chồng hiền hậu, rộng lượng, ch́u vợ đó. Trong về chuyến sau đó, đi gần đến đây, nàng có gọi tôi. Đâu ai ngờ rằng nàng khéo léo bảo bác tài xế chạy chậm ngang nhà tôi để… “biết đâu t́nh cờ nh́n thấy tôi”- theo lời của nàng. Tại hotel, nàng nhờ người gọi tôi ra đó để uống nước trong chốc lát để gặp tạn mặt tôi. Thật đáng để tôi quư mến. Sau khi dạy xong, tôi đến nơi hẹn th́ mới hay nàng và ông chồng tây lên pḥng rồi. Tôi gởi quà lại cho receptionist. Về Mỹ lần này, nàng mail như hai người bạn học cũ, thân thiết. Vặn hỏi tôi chuyện tương lai, sau nghe tôi kể về cái mong muốn đi học Thạc sĩ giảng dạy trên SG, nàng tán thành và để góp sức nàng đă tự nguyện gửi tặng tôi một số tiền mà tôi cất giấu như một báu vật. Biết nàng sống khá buồn tẻ, ít có việc để làm, tôi đă gửi truyện để nàng dịch hoặc hiệu đính giùm tôi. Sau bao hơn 30 năm cách trở, chúng tôi trở thành bạn của nhau.  

   Trên Sài G̣n, tôi vật lộn kiếm chỗ dạy, kiếm tiền để chờ ngày nộp đơn đi học. Thoạt đầu, nàng không có vẻ mặn ṃi với những ǵ tôi đang phải trải qua và tôi không có chút nào mong mỏi từ nàng cả. Cứ vài ngày, tôi có mail của nàng. Nào là những clip tếu, nào là những địa chỉ tự học Anh văn, nào là những h́nh ảnh nàng đi chuyến dài ngày với chồng, nào là những tấm h́nh “cháu nội của nàng” gốc Đức-Mỹ và trong tất cả những mail đó và dự tính mở một trang web về trường cũ. Không có ai đo được bao nhiêu t́nh bạn nàng đă đặt vào trong đó. Đến khi nhận được tin tôi dạy một lớp tại trung tâm ngoại ngữ của ĐH Ngân Hàng trên Thủ Đức ngay sau trường cũ, nàng vô cùng thán phục tôi. Biết tôi sau khi dạy 12 tiết một ngày, tối về phải dịch bài gấp cho một công ty với thằng con trai đến nửa đêm, nàng thật lo cho sức khỏe của tôi. Vừa được mail tôi, nàng lập tức trả lời. Tôi chớm vui mỗi khi có clip nào nàng forward cho tôi. V́ tôi chưa hề viết câu nào than với mẹ tôi trong suốt ba năm trên Bảo Lộc cho nên tôi cũng chưa than vản với nàng bất cứ điều ǵ. Vài ngày liền nàng cứ vặn hỏi thẳng xem tôi cần ǵ để nàng có thể giúp đở. Lo ngại cái laptop cũ của tôi bị hư bất ngờ, tôi đắn đo trả lời,

“I just need a second-hand laptop”

“Anh chỉ cần một cái laptop cũ.”

  Lần đầu tiên bằng tiếng Anh, chữ in hẳn hoi, nàng mail trả lời gọn ghẽ như thế này, “NO, I CAN’T HELP YOU.”

 

Lương Ngọc Thành                                                                                      

(Rạch Giá)